Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)
Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích : 157
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
Bà Rịa - Vũng Tàu: Lịch sử hình thành và phát triển Cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Đông, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và đường ống, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế.
Khoảng đầu thế kỷ XVI bán đảo Vũng Tàu có tên ghi trong nhật ký hàng hải của người bồ Đào Nha là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là “ Năm vết thương của Chúa Cứu Thế”). Gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Khi cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques. Từ thời Việt Nam thuộc Pháp, Vũng Tàu còn được gọi là Ô Cấp hoặc Cấp - phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu “Aller au cap”(đi ra đất mũi)...
Thành phố Vũng Tàu hôm nay từng có tên gọi là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba ngôi làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Tam Thắng là biến âm của hai chữ Tam Thoàn - tức Tam Thuyền là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ dân và con đường thủy vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Năm 1882, Vua Minh Mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai thác, lập nên ba làng Thắng như trên để làm ăn, sinh sống. Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá khoảng đầu thế kỷ 17, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808, Vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hòa. Về hành chính, vùng đất Vũng Tàu ngày nay đã trải qua nhiều thay đổi. Thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Biên Hoà, từ năm 1890 thuộc tỉnh Bà Rịa (sau đổi thành Phước Tuy). Từ năm 1895 tách ra thành một tỉnh riêng. Sau năm 1954 lại sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa như cũ. Ngày 30-5-1979 thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Tỉnh Bà Rịa - VũngTàu trải qua các thời kỳ lịch sử với nhiều địa danh nổi tiếng và tên gọi khác nhau từ Tam Thắng, VũngTàu đến Bà Rịa, Phước Tuy, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và ngày 12-8-1991 chính thức được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa và các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu rất ôn hòa, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình 1.300mm đến 1.700mm; có từ 2300 - 2800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên Bà Rịa - Vũng Tàu tươi đẹp và kỳ thú, giàu tiềm năng về du lịch, hải sản, dầu khí, phát triển cảng, nông lâm nghiệp, ...
Khi mới thành lập tỉnh năm 1991, dân số của tỉnh là 611.000 người, đến năm 1995, dân số lên đến 714.000 người, tăng 14,71% so với năm 1991. Theo số liệu thống kê năm 2002, dân số Bà Rịa - Vũng Tàu là 862.081 người, tăng 41,0% so với thời kỳ đầu thành lập (năm 1991). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm 2002 so với năm 2001 là 2,4%.
(Nguồn: Bà Rịa - Vũng Tàu Những điều cần biết; Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2002)
Sat Nov 29, 2008 5:14 pm
Thành viên cấp 3
Nam_Thuan
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)
Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích : 157
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
Sat Nov 29, 2008 5:19 pm
Thành viên cấp 3
Nam_Thuan
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)
Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích : 157
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa.Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.Từ tháng 5 năm 1979 lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia
Sat Nov 29, 2008 6:10 pm
Khách viếng thăm
Khách v
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn ( tức Tam Thuyền ). Đây là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy bảo vệ bà con đường thuỷ vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Vào năm 1822 vua Minh mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống. Đội thuyền thứ nhất do ông Phạm Đăng Dinh chỉ huy lập nên làng Thắng Nhất, đội thuyền thứ hai do ông Lê Văn Lộc chỉ huy lập nên làng Thắng Nhì, đội thuyền thứ ba do ông Ngô văn Huyền chỉ huy lập nên làng Thắng Tam.
Để nhớ ơn ông Phạm Văn Dinh là người đã lập ra khu đất này, người ta đã lấy tên ông đặt cho con sông duy nhất ở Vũng Tàu: sông Dinh và tên một dãy núi: núi Dinh ( Ngoài ra còn có một giải thích khác về tên của dãy núi Dinh: núi Dinh là núi Kho, thế kỷ XVIII các tướng lĩnh của chúa Nguyễn ánh xây dựng doanh trại trên núi này và Dinh còn có nghĩa là doanh trại. Dãy núi Dinh gồm các ngọn núi Dinh, ông Trịnh, Thị Vải. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ( thời Tự Đức 1829 - 1883 ) viết: "Vùng đất này xưa thuộc Phước nam Thắng cách Phước Thọ 31 dặm về phía Tây - Nam, là một mũi đất càng nhô ra biển càng lớn.
Phía Bắc mũi đất ôm giếng Ngọc, phía nam nối tiếp tới ghềnh Rái và che chở cho biển Cần Giờ một vịnh lớn được hình thành bởi các dòng sông, chảy ra biển, là chố yên ổn cho tàu thuyền trú ngụ...". Hẳn do địa hình như vậy nên Vũng Tàu còn có một cái tên khác là Thuyền áo ( áo của Thuyền ). Trong bản đồ dinh Trấn Biên của các chúa Nguyễn ( Thế kỷ XVII ) của cuốn Biên Hoà Lược sử toàn biên, Vũng Tàu ngày nay đã được ghi là Thuyền áo. Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là : Cinco Chagas Veirdareiras ( Năm vết thương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như vậy vì nơi đây có năm ngọn núi, người đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Các bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha đều ghi Vũng Tàu là Cinco Chagas Veirdareiras. Nhưng khi cuốn hải trình nổi tiếng "Biển Phương Đông" (La Neptune Oriental) của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì nó lại có tên là Cap Saint Jacques, có người giải thích đó là do cách đọc của các thuỷ thủ Châu Âu nên Cinco Chagas trở thành Silkei Chagas và cuối cùng là Saint Jacques. (Theo nhà văn Nguyễn Tuân, Saint Jacques là tên một loài sò quen thuộc với người Pháp - Coquille Saint Jacques có mặt tại vùng biển này). Trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác là Ô Cấp hoặc Cấp.
Ô Cấp là phiên âm của tiếng Pháp au Cap trong câu Aller au Cap (đi ra mũi đất). Ô Cấp lúc đầu dùng để chỉ cả vùng đất Vũng Tàu. Khi nói đến Vũng Tàu hay Ô Cấp, nếu để ý đến ngữ nghĩa của các từ sẽ thấy Vũng Tàu không giống như Ô Cấp, bởi Vũng Tàu là vùng nước sâu để cho thuyền đậu, còn Ô Cấp là mũi đất chạy nhô ra biển. Nhưng chúng đều được dùng chung để chỉ một vùng đất vùng biển. Ở đây khác nhau chỉ là cách đặt tên thao mũi đất chỗ lồi hướng ra biển, người phương Đông đặt tên theo vũng chỗ lõm (hướng vào đất liền), thể hiện một tâm lý nào đó về cách nhìn ra thế giới bên ngoài. Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá từ thế kỷ XVII, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808 vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: Theo các cuốn "Gia Định thành thống chí", "Đại Nam nhất thống chí" và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vương Bà Lỵ (bị Chân Lạp thôn tính). Năm 1622 theo thoả ước của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm cư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài xứ bà Lỵ. Tên Bà Lỵ được người Việt phát âm chệch thành Bà Rịa. Một cách giải thích khác: Vào khoảng năm 1789 có một người đàn bà tục gọi là Bà Rịa người Bình Định đưa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên được nọi người ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, Bà Rịa đem hết tài sản của mình làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp người nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ... Bà chết năm 1803 được dân lập đền thờ như một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của tỉnh.
Sat Nov 29, 2008 8:56 pm
Thành viên mới gia nhập
chí lang thang
Ngày tham gia : 26/11/2008
Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích : 0
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
Năm 2009: Liệu tốc độ phát triển kinh tế có phục hồi ?
Theo ước tính, năm 2008, Nhà máy đạm Phú Mỹ sẽ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất 740.000 tấn phân đạm. Trong ảnh: Vận chuyển thành phẩm tại Nhà máy đạm Phú Mỹ Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2008 sẽ tụt giảm tới 3,3% so với kế hoạch. Liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 có lấy lại “phong độ” hay tiếp tục bị những yếu tố bất lợi cuốn theo?
GDP SỤT GIẢM
Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự báo một số chỉ tiêu 2009 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra mức sụt giảm GDP đáng buồn: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trừ dầu khí chỉ tăng 16,9% so với cùng kỳ, trong khi kế hoạch năm là 20,2%, nghĩa là GDP năm 2008 dự báo sẽ giảm so với kế hoạch đề ra là 3,3%, trong khi Chính phủ cho phép tốc độ tăng GDP chung được giảm 1% do yếu tố lạm phát tăng cao. Một số chỉ tiêu phát triển trong cơ cấu ngành nhằm đưa Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển thành một tỉnh công nghiệp hiện đại cũng không đạt được. Cụ thể như: tỷ trọng công nghiệp chỉ đạt 64,63% trong tổng GDP, trong khi kế hoạch là 66,07%.
Giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 17,6%, trong khi kế hoạch lên tới 23,73% là một trong những nguyên nhân chính làm GDP giảm thấp. Do chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khựng lại kéo theo sự biến động theo chiều hướng giảm của GDP. Hầu hết các chỉ tiêu còn lại đều đạt và vượt kế hoạch (trừ thủy sản không đạt kế hoạch) cũng không đủ sức để vực dậy tốc độ tăng trưởng.
Chưa năm nào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội lại gặp nhiều khó khăn, bất lợi như năm 2008. Ngay từ đầu năm, liên tiếp những diễn biến không thuận lợi tác động xấu đến nền kinh tế của tỉnh, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp; đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Tình hình lạm phát đẩy giá cả tăng cao khiến cho đầu tư hạ tầng bị ngưng trệ; việc tiết giảm điện năng trong khoảng thời gian dài khiến sản xuất đình trệ, gây xáo trộn lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là làm giảm đáng kể sản lượng sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp; dịch bệnh heo tai xanh bùng phát tại nhiều địa phương trong tỉnh làm cản trở đầu tư sản xuất của ngành nông nghiệp…
LIỆU CÓ LẤY LẠI “PHONG ĐỘ”?
Sau khi phân tích sơ bộ, tốc độ tăng GDP năm 2009 được Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là khoảng 17,05%, thấp hơn kế hoạch năm 2008 nhưng cao hơn dự ước thực hiện năm 2008. Tuy nhiên, ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng cần có sự phân tích sâu hơn trên nhiều góc độ, lấy GDP năm 2008 làm nền tảng, lấy hoạt động của các ngành mũi nhọn như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp làm trọng tâm, thì mới dự báo được chính xác tốc độ GDP năm 2009. Bên cạnh đó phải phân tích cụ thể những yếu tố bất lợi đã tác động đến nền kinh tế năm 2008 có còn ảnh hưởng mạnh hay được khống chế, ở mức độ nào… trong năm 2009.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng năm 2008, một số lĩnh vực của ngành công nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Trong ảnh: Công ty cổ phần Phước Hòa Fico đã tăng năng suất sản xuất từ 300.000m3 đá/năm lên 1 triệu m3 đá/năm. Trong những yếu tố tác động sâu đến nền kinh tế thì lạm phát là một yếu tố đáng quan tâm nhất. Tuy nhiên, với “bài học” năm 2008, Chính phủ đã và đang có những biện pháp khẩn thiết để ngăn chặn đà lạm phát tăng cao. Theo đánh giá của một số chuyên gia, yếu tố này đang dần bị khống chế. Nếu đúng theo dự báo, thì nền kinh tế năm 2009 sẽ ít chịu tác động của yếu tố này hơn năm 2008. Thiếu điện cũng là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là vào năm 2009 và những năm tiếp theo, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có thêm nhiều dự án công nghiệp lớn đưa vào sản xuất, mức tiêu thụ điện được dự báo là cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lẽ dĩ nhiên, thiếu điện vẫn sẽ gây áp lực đến nền kinh tế, nhưng nếu có sự điều phối vĩ mô tốt, tác động của nó sẽ giảm.
Bà Lê Kim Hương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phân tích: Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có những yếu tố thuận lợi riêng đáng quan tâm, là địa phương có mức thu hút đầu tư lớn nhất nước. Tính đến thời điểm cuối tháng 7, toàn tỉnh thu hút được 79 dự án đầu tư trong và ngoài nu?c với tổng vốn đăng ký là 12,3 tỷ USD và 26.566 tỷ đồng. Các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài đang tích cực đẩy nhanh việc chuyển vốn đăng ký thành vốn thực hiện, do vậy trong bối cảnh eo hẹp về nguồn đầu tư từ vốn ngân sách thì khu vực này cũng góp phần “hạ nhiệt” những khó khăn chung.
Nhận diện chính xác những khó khăn và thuận lợi trong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, chính là cách điều hành tốt nhất để tạo bước phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ có những biện pháp tối ưu để vượt qua khó khăn, tiếp tục giữ “phong độ” là một tỉnh hàng đầu về phát triển kinh tế.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu cao trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP chậm lại là do các chi phí trung gian của doanh nghiệp tăng cao (chi phí vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng…). Hiện nay, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm bình ổn thị trường, chống lạm phát và thực tế các giải pháp này đã phát huy hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, mặt bằng giá cả trên thị trường đã bình ổn. Đây là yếu tố thuận lợi để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian tới. (Bà Lê Kim Hương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Sun Nov 30, 2008 2:19 pm
Thành viên cấp 3
Nam_Thuan
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)
Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích : 157
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển
có ai giải thích được các địa danh sau hay ko : An NGãi , An Nhất thuộc Huyện long Diền tỉnh baria vungtau thì tui cám ơn he?
Sponsored content
Tiêu đề: Re: BÀ rịa Vũng Tàu hình thành và phát triển