LÊ QUÍ ĐÔN
Nhạc và Lời: Trương Quang Lục
Thời thơ ấu tính tinh nghịch nhưng thông minh học hay tài trí. Dù bị mắng "Rắn đầu biếng học". Nhưng từ nhỏ nổi danh thần đồng.
Một chí lớn sáng muôn đời bao nhiêu năm dày công đèn sách. Triệu tri thức của đất trời như hội tụ về trong một người.
Lê Quí Đôn danh nhân nước Việt. Một nhân tài học rộng uyên thâm. Lê Quí Đôn danh nhân nước Việt. Một cuộc đời ngời sáng ngàn năm. Niềm tự hào của non nước Việt Nam. (Nhạc …)
Niềm tự hào của non nước Việt Nam.
___________________________________
Đôi nét vê Lê Quí Đôn:
Lê Quý Đôn người làng Diên Hà, huyện Diên Hà, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, con của Tiến Sĩ Lê Trọng Thứ. Ngay từ lúc còn nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng tài hoa. Năm 26 tuổi (1752), Lê Quý Đôn đỗ Bảng Nhãn, sau đó được bổ làm quan, trải thăng dần đến chức Đô Ngự Sử, quyền Bồi Tụng, tước Nghĩa Phái Hầu, khi mất được truy tặng chức Công Bộ Thượng Thư, tước Dĩnh Quận Công.
Lê Quý Đôn từng đi sứ sang Trung Quốc, được trao nhiều trọng trách và từng có mặt ở nhiều địa phương khác nhau, nhưng, đời nhớ tới ông trước hết và chủ yếu vẫn là ở tài học rộng, biết nhiều. Ông thực sự là một nhà bác học lớn. Kho tàng tác phẩm mà Lê Quý Đôn để lại cho hậu thế là rất lớn, trong đó, phần tinh túy nhất đã được Nhà Sử Học Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Giáo Dục cho in thành bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (gồm 8 tập với độ dày tổng cộng trên năm ngàn trang khổ lớn).
Năm 1784, sau một thời gian lâm bệnh nặng, Lê Quý Đôn đã qua đời tại quê mẹ, nay là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, hưởng thọ 58 tuổi.
Nguồn: Tuyển tập Sử ca Việt Nam