Nhạc và lời : NGÔ GANH
Đời nhà Trần có ông Chu Văn An là bậc cao hiền.
Người một đời sống nêu gương thanh cao, lợi danh màng chi.
Làm sớ mà dâng vua Dụ Tôn, đòi chém bảy quan nịnh thần đi.
Chu Văn An, Chu Văn An trung trực lạ thường.
Làm quan là nêu gương công minh.
Làm sư rèn đúc bao tâm hồn bền soi gương sáng.
Chu Văn An, Chu Văn An người làng Cung Hoàng nghìn đời danh vang.
P/S:CHU VĂN AN
Chu Văn An người làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, sinh năm nào chưa rõ, sử cũ chỉ cho biết ông đỗ Thái Học Sinh và từng được triều đình Trần Minh Tông (1314-1329) trao chức Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, kiêm việc dạy học cho Thái Tử. Dưới thời Trần Dụ Tông (1341-1369), do thấy chính sự đổ nát bởi lũ quyền thần lộng hành, Chu Văn An liền khảng khái dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần, sử gọi đó là tờ Thất trảm sớ. Nhưng, vì sớ ấy không được trả lời, ông giận, treo mũ trả áo và từ quan rồi về ở ẩn tại núi Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông mất tại đây vào tháng 12 năm 1370. Sinh thời, Chu Văn An là một Nho sĩ uyên thâm, một nhà giáo tài ba và giàu tâm huyết. Rất nhiều bậc đại khoa bảng được triều đình nhà Trần tin cậy phong cho chức tước lớn, vốn là học trò của ông.
Gần 700 năm qua, tên tuổi của Chu Văn An luôn luôn được các thế hệ nhân dân ta tôn kính và ngưỡng mộ. Khí khái, tài ba và đặc biệt là đức độ của Chu Văn An luôn bừng bừng tỏa sáng trong sử sách của dân tộc ta.