CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? I_icon_minitimeWed Mar 24, 2010 9:34 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? 36 Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? 40 Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? 43 Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? 102
Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử? 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử?

 
--------------------------------------------------------------------------------

Năm nay thi tốt nghiệp Môn Lịch sử, những giờ ôn thi tốt nghiệp được lồng vào các buổi học chính khóa ở trường tôi lại diễn ra. Giờ lên lớp, cô- trò lại quay về với những gì đã biết, đã học từ nhiều năm trước đó, và gần hơn là từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, cô thì " Biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng trò thì " Sao em chẳng nhớ gì hết trơn cô ơi, cô có cách nào giúp các em nhớ được kiến thức Lịch sử không hả cô"?
Tất nhiên, có một số cách sau đây, nếu các em chịu khó, tập trung sẽ có kết quả:
- Cách 1: Học theo khẩu quyết: "Khi nào (bao giờ)? Ai?, Ở đâu? Làm gì (như thế nào)?". Với cách học theo khẩu quyết này, học sinh sẽ phải đọc qua toàn bộ đơn vị bài học. Sau đó, tự trả lời cho mình xem 4 câu hỏi trên được giải quyết như thế nào trong bài học này:
+ "Khi nào (bao giờ?": Tức là các mốc thời gian xảy ra sự kiện Lịch sử. các mốc thời gian này tuy chưa phải là Lịch sử nhưng lại là 1 phần quan trọng để kết hợp với các sự kiện làm nên Lịch sử. Và là phần học sinh hay quên nhất, khi học thì khó nhớ nhất.
+ "Ai?": Tức là bên tác động, cũng có khi là bên bị động, cũng có thể là cả bên tác động và bên bị động. Có khi là nhân vật Lịch sử, cũng có khi là cả 1 phe, hoặc nói về 1 quốc gia nào đó..v.v...
+ "Ở đâu"?: Là vị trí, địa điểm xảy ra các sự kiện Lịch sử.
+ "Làm gì (như thế nào)?": Trả lời câu hỏi này tức là học sinh phải nắm được quá trình diễn biến của sự kiện Lịch sử, mục đích hay những hành động nào đó đã diến ra trong Lịch Sử. Người học lúc này không những chỉ nhìn sự kiện bên ngoài mà phải biết được mục đích bên trong của sự kiện Lịch sử đó. Làm được như thế học sinh mới thực sự đạt yêu cầu về hiểu biết Lịch sử.
Như vậy, nếu các em đọc xong bài học, rồi tự vạch dàn ý trả lời những nội dung bài học theo 4 câu hỏi trên, tốt nhất là kẻ thành 4 ô cột dọc, mỗi ô là 1 nội dung trả lời theo 4 câu hỏi trên, các em sẽ có 1 bộ đề cương tự xây dựng theo hình thức ghi chép biên niên, rất ngắn gọn nhưng đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Cách 2: Theo khẩu quyết: "Ngày này năm xưa!". Với cách này, trong suốt quá trình học, học sinh phải dùng phương pháp liên hệ ngày hôm nay (hiện tại) với quá khứ (xưa kia) để ghi nhớ bền vững mốc thời gian và sự kiện Lịch sử. Ví dụ: Ngày này tôi không thể quên được, sinh nhật tôi là 7/5, vậy khi học lịch sử tôi biết có ngày 7/5/1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi ghi nhớ luôn sự kiện lịch sử đó, sau này nếu quên ngày tháng, tôi lần tìm lại bằng cách gắn nó vào ngày tôi đã nhớ rất kỹ đó là ngày sinh nhật của mình.
Khuyến khích các em học sinh: Với phương pháp này các em nên tư duy 1 chút, mở rộng ra sẽ có tác dụng rất tốt để ghi nhớ ngày tháng lịch sử. Vì khi ta đã nhớ 1 ngày gắn với 1 sự kiện, nó sẽ có tác dụng như 1 cái mốc ghi dấu để từ cái mốc đó, ta suy rộng ra. Từ ví dụ ngày 7/5 như trên, các em có thể suy ra, trước đó 7 ngày, tức 1/5, ta mở đầu đợt tấn công thứ 3 ở Điện Biên Phủ, hoặc sau đó 1 ngày, phái đoàn của ta do bác Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến tham dự Hội nghị Giơnevơ trong tư thế đại biểu của 1 dân tộc chiến thắng... Nghĩa là khi nhớ được 1 mốc thời gian và sự kiện lịch sử thì đồng thời chúng ta suy ra các mốc thời gian khác.
Ví dụ khác: Khi nhớ thời gian diễn ra Khởi nghĩa Bắc Sơn là tháng 9/1940, ta sẽ nhớ thêm: 2 tháng sau đó là khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), 2 tháng sau đó là Binh biến Đô Lương (1/1941). Hoặc ở chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947, khi học phần diễn biến chiến dịch, ta nêu: "Ở Việt Bắc ta bao vây, cô lập, đánh tỉa quân nhảy dù, bẽ gãy 2 gọng kìm:
+ Đường thủy, trận Đoan Hùng: 25/10/1947.
+ Đường bộ, trận Đèo Bông Lau: 30/10/1947.
Ta nhớ 2 sự kiện này bằng cách suy luận là: mỗi sự kiện cách nhau chẵn 5 ngày, như vậy nhớ ngày 25/10 thì đồng thời sẽ suy ra ngày 30/10...Cách ghi nhớ này theo tôi sẽ rất lâu bền đấy các bạn ạ. Vì nếu trong suốt quá trình diễn biến ta không thể cùng 1 lúc nhớ hết tất cả các sự kiện diễn ra vào ngày- tháng nào, nhưng nếu nhớ được 1 mốc, chúng ta có thể từ mốc đó suy ra...
Tương tự như vậy, để nhớ các nhân vật Lịch sử thì làm cách nào? Đó là phải biết tìm ra đặc điểm nổi bật của nhân vật đó, ví dụ khi nói về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, phải khắc sâu được chiến công của từng người: Anh Phan Đình Giót "lấy thân mình lấp lỗ châu mai", Anh Bế Văn Đàn "lấy thân mình làm giá súng". Anh Tô Vĩnh Diện "lấy thân mình chèn pháo"...
Và cũng như trên, để nhớ các địa danh Lịch sử, ta phải suy nghĩ, phải tìm hiểu xem có cách nào đó ghi nhớ tốt nhất hay không? Ví dụ: Phần diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, địa danh lịch sử xảy ra các đợt tấn công của ta như sau: Đợt 1: Ta tấn công ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo... (những địa danh cụ thể). Đợt 2: Ta tấn công vào các đồi A1, A2, C1, C2...(những địa danh được đánh dấu bằng các ký hiệu). Đợt 3: Ta tấn công ở Mường Thanh, Hồng Cúm...(địa danh cụ thể). (Sử dụng kiến thức liên môn: "Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam. Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng"- Thơ Tố Hữu- Nhắc học sinh lưu ý: Him Lam- cuối câu thơ nhưng là địa điểm tấn công đầu tiên...).
- Cách 3: Học nhiều cách nhưng sao vẫn cứ quên các con số, làm thế nào? Nếu thế hãy cố nhớ 1 cách ngắn gọn nhất, và viết vào bài thi một cách gần đúng nhất. Chắc chắn phải nhớ năm xảy ra sự kiện, còn nếu không nhớ tháng thì hãy nhớ nó xảy ra vào mùa nào (đối với các chiến dịnh). Con số thương binh, chết trận, thiệt hại... hãy nhớ ở đơn vị lớn nhất. Ví dụ số binh lính Mĩ bị chết trận trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gần 6 vạn... Vì nếu viết gần đúng vẫn đạt điểm tối đa như thường nếu bài thi của các em trình bày tốt.
Trên đây chỉ lànhững cách cơ bản nhất, cần thiết nhất để nhớ lâu, nhớ bền vững Lịch sử, ngoài ra còn nhiều cách khác, tiếc rằng chưa thể nêu hết trong bài viết này, các thầy cô bổ sung thêm giúp các em học sinh học tập môn của chúng ta tốt hơn nhé.

__________________
Chữ ký của fudo85




 

Làm thế nào để nhớ lâu, nhớ bền vững các sự kiện lịch sử?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Giao lưu với người yêu Sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất