CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Chiến dịch Trần Hưng Đạo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeTue Jan 26, 2010 10:48 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Sau hai thất vại trong Chiến dịch Léa (1947) và Chiến dịch Biên Giới (1950), Chính phủ Pháp cử Đại tướng Jean De Lattre de Tassigny, Tư lệnh lục quân khối Tây Âu sang làm Tổng chỉ huy quân đội viến chinh kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương.
Tại đây, tướng De Lattre đã đưa ra một kế hoạch chiến lược gồm 4 điểm, được Chính phủ Pháp và Mỹ chuẩn y, bao gồm các điểm: Gấp rút tập trung quân Âu – Phi thành các lực lượng cơ động chiến lược; phát triển quân lính người Việt với quy mô lớn để bổ sung vào quân đội viến chinh; xây dựng “quân đội quốc gia Việt Nam” cho chính quyền Bảo Đại; xây dựng tuyến công sự phòng ngự quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN).
Trong đó đáng chú ý là việc xây dựng phòng tuyến “boong ke” với hơn 800 lô cốt, chàng chục cụm cứ điểm với hơn 20 tiểu đoàn canh giữ chạy dài từ Hồng Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh-Phúc, Sơn Tây, Hà Đông tới Ninh Bình, tạo thành một hành lang bảo vệ từ đông sang tây.

Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) quyết định tận dụng thời cơ, tiếp tục mở một số chiến dịch với mục tiêu tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch củng cố, bình định của Pháp, phát triển chiến tranh du kích, giữ quyền chủ động trên chiến trường. Mục tiêu trước hết là trung du, vì sau Chiến dịch Biên giới, trung du là tuyến phòng thủ chủ yếu chính diện với Việt Bắc, là nơi đông dân nhiều của cùng với nhiều giá trị chiến lược quan trọng khác.
Sau khi phân tích tình hình, Ban Thường vuh Trung Ương ĐCSĐD phê chuẩn phương án tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN, quyết định mở chiến dịch lớn tiến công phòng tuyến trung du từ Việt Trì tới Bắc Giang mang tên Trần Hưng Đạo.
Ngày 30-11-1950, Đảng uỷ Chiến dịch Trần Hưng Đạo được thành lập, gồm có Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng uỷ kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch, hai Uỷ viên Trung ương là Nguyễn Chí Thanh và Chu Văn Tấn, Phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Trần Hữu Dực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Đào Văn Trường.
Ngày 15-12-1950, Đảng uỷ Chiến dịch họp tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên để kiểm điểm thêm về công tác chuẩn bị, đề ra công việc phải hoàn thành, đồng thời triệu tập hội nghị giao nhiệm vụ cho các đại đoàn ở hướng chủ yếu. Một số Bí thư Tỉnh uỷ và Tỉnh đội trưởng các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên được mời dự họp. Sau khi giao nhiệm vụ, Sở Chỉ huy chuyển về xã Quân Chu, huyện Đại Từ, dưới chân núi Tam Đảo.

Lực lượng tham gia chiến dịch bên phía VNDCCH bao gồm: Đại đoàn 308 (với 3 trung đoàn 102, 88 và 36), Đại đoàn 312 (có 2 trung đoàn 209 và 141), hai trung đoàn độc lập của Bộ Quốc phòng là trung đoàn 98 và trung đoàn 174, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương và 4 đại đội pháo binh 75 ly. Tổng cộng là 27.638 chiến sĩ.
Số dân công thường trực của Chiến dịch là 27.658 người, số dân công huy động từng đợt là 272.259 người. Chuẩn bị sẵn được 4960 tấn lương thực và 416 tấn vũ khí.
Công tác Quân y đặc biệt được chú trọng, từ ngày 16-4-1946, Cục Quân y thành lập do Vũ Văn Cẩn làm Cục trưởng. Mỗi trung đoàn được phối thuộc từ 250 đến 300 dân công làm nhiệm vụ tải thương. Các trường trung cấp, sơ cấp quân y tạm thời nghỉ học: 10 bác sĩ, 91 y sĩ, dược sĩ và 264 y tá được điều ra chiến tuyến.

Về phía quân đội Pháp, lực lượng quân sự đóng ở ba tỉnh trung du Vĩnh-Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang có 14.806 lính, bao gồm 9.326 lính Âu-Phi, 5.480 lính người Việt, thổ phỉ và lính “Quân đội Quốc gia Việt Nam” theo chính quyền Bảo Đại. Binh đoàn cơ động số 3 (GM3) là một binh đoàn mạnh đóng ở Việt Trì, Vĩnh Yên. Các binh đoàn cơ động khác đóng ở Bắc Ninh, Gia Lâm, Bắc Giang, Hải Dương, Đông Triều có thể nhanh chóng can thiệp.

Phán đoán sẽ có cuộc tiến công lớn ở trung du, quân Pháp tăng cường cho máy bay trinh sát và mở các cuộc hành quân càn quét.

Ngày 25-12-1950, binh đoàn cơ động số 3 cùng với tiểu đoàn Mường mở cuộc hành quân ? (Bê-cát-sin) vào vùng tự do Lập Thạch và Tam Dương (Vĩnh Yên, Phú Thọ) của VNDCCH, đúng vào nơi Đại đoàn 312 tập kết. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo xin được nổ súng tấn công và được đồng ý.
Ngày 25-12-1950, tiểu đoàn 10 dù thuộc địa và tiểu đoàn Mường chia làm hai cánh tiến vào Liễn Sơn, Xuân Trạch (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), lập tức bị trung đoàn 141 chặn đánh, phải lui về cố thủ ở Liễn Sơn chờ cứu viện.
Ngày 26-12-1950, tiểu đoàn ? (Xê-nê-ga-nê) lên ứng cứu cũng bị chặn đánh, phải lui về Xuân Trạch.
Khoảng 2 giờ sáng cùng ngày, trung đoàn 174 QĐNDVN tấn công Bình Liêu, cứ điểm lớn với hơn 300 quân. Lúc 1 giờ trưa thì chiếm được đồn. Quân Pháp rút khỏi các vị trí Châu Sơn, Khe Mo, Phong Dụ, Hoành Mô cố thủ ở Tiên Yên.
Ngày 27-12-1950, Đại đoàn 312 tiến công mạnh vào Xuân Trạch-Xuân Hoà (Lập Thạch), xoá sổ tiểu đoàn 24 BMTS, bắt sống tiểu đoàn trưởng Piscard với 300 quân, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn dù 10 BPC.
Từ ngày 26-12 đến ngày 29-12-1950, QĐNDVN lần lượt tiêu diệt vị trí Hữu Bằng, Thằn Lằn, Tứ Tạo, Đồi Cà Phê ... sau đó phải dừng lại vì trời sáng. Trung đoàn 209 tấn công Chợ Vàng không thành công.
Ngày 30-12-1950, Bộ Chỉ huy chiến dịch cho kết thúc Đợt 1.
Cơ quan Tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết đợt 1, chuẩn bị cho đợt 2.
Phương án đợt 2 dự kiến như sau:
- Hướng chính: Vĩnh Phúc;
- Hướng phụ: Bắc Giang, Bắc Ninh;
- Hướng phối hợp: Liên khu 3 và các chiến trường khác.
Ngày 12-1-1951, Sở chỉ huy hành quân lên Tam Đảo.
Đêm 13-1-1951, trung đoàn 141 tấn công Bảo Chúc, vị trí cách Vĩnh Yên 11 km về phía Tây Bắc, trận đánh kết thúc vào trưa ngày 14-1-1951.
Sáng ngày 14-1, GM3 cho quân lên cứu Bảo Chúc. Tiểu đoàn Mường tới Thuỷ An thì bị trung đoàn 209 chặn đánh, lui về Cẩm Trạch. Các tiểu đoàn khác cũng bị chặn đánh,
Vanuxen buộc phải lui về Vĩnh Yên cố thủ.
Đêm ngày 14-1-1951, Cơ quan tham mưu của QĐNDVN bắt được bức điện của Vanuxem gửi Salan: “Vĩnh Yên est pratiquement encerclé” (“Vĩnh Yên thực sự bị bao vây”).
Nửa đêm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện cho chỉ huy Lê Trọng Tấn và Vương Thừa Vũ, hỏi liệu có thể điều ngày 1 trung đoàn đánh vào Vĩnh Yên? Nhưng cả hai trung đoàn đều không nắm được các đơn vị đang vận động nên xin cho đánh vào đêm 15. Cơ hội đã bị bỏ qua.
Tại Hà Nội, Salan lập tức điều binh đoàn cơ động số 1 tiến lên Phúc Yên để thọc vào sườn QĐNDVN, và một tiểu đoàn dù nhảy xuống Đồng Đau cách Vĩnh Yên 5 km.
De Lattre lập tức bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, chỉ thị cho Salan và Redon tới Vĩnh Yên, quyết định tung binh đoàn cơ đọng số 2 từ Lục Nam vào Vĩnh Yên, ra lệnh cho Tham mưu trưởng Allard lấy 5 tiểu đoàn từ Nam Bộ đưa ra Bắc. Sau đó, De Lattre chỉ thi cho Đại tá chỉ huy không quân Maricourt sử dụng bom napalm Mỹ vừa cập cảng Hải Phòng và huy động toàn bộ máy bay dội bom vào các đơn vị QĐNDVN tại Vĩnh Yên.
Lo sợ Vĩnh Yên chỉ là nghi binh để mở cuộc tiến công từ Tam Đảo về Hà Nội, De Lattre ra lệnh tập trung một lực lượng bộ binh quan trọng và xe tăng do Beauffre chỉ huy, án ngữ tại mạn Bắc thành phố về phía cầu sông Đuống.

Sáng ngày 15-1-1951, GM1 tiến lên Vĩnh Yên thì gặp phải trận địa của trung đoàn 102 ở
Ngoại Trạch (Bình Xuyên), Khai Quang, Mậu Thông (Tam Dương), bị đánh bật cánh trái, lui về Hương Canh. QĐNDVN thực hiện chia cắt, bao vây 2 đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 bộ binh Angérye. GM1 lâm vào tình thế chống đỡ, quân Pháp dùng 70 lượt máy bay ném bom napalm vào đội hình QĐNDVN nhưng vẫn không tiến được quá 1 km.
Đến chiều tối, GM1 mới tới được thị xã Vĩnh Yên. 4 giờ 30 chiều, một chiếc máy bay chở De Lattre và Salan tới Vĩnh Yên. Đến tối, vì phải cứu chữa thương binh nên QĐNDVN dãn bớt vòng vây.
Đêm 15, sáng 16-1-1951, GM1 và GM3 chia làm 3 hướng đánh chiếm núi Đanh-dải núi đất chạy dài ở phía bắc và Đông Bắc thị xã Vĩnh Yên 6-7 km.

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy thị xá Vĩnh Yên đã được củng cố, còn những điểm cao ngoài thị xã mới bị chiếm đều chưa có công sự vững chắc nên đã bỏ phương án tiến công Vĩnh Yên, chuyển hướng tâp trung lực lượng tiến công núi Đanh.
13 giờ 30 ngày 16-1, các đơn vị QĐNDVN xuất kích. Trung đoàn 209 chiếm các điểm cao 70, 103. 5 giờ chiều, trung đoàn 36 chiếm điểm cao 157. Sau đó trung đoàn 209 chặn đánh một cánh quân của GM3 từ Vĩnh Yên lên khiến cho cánh quân này phải lùi về thị xã. Ngày 16-1-1951, F308, F312 mở cuộc tiến công lớn, các trận đánh lớn diễn ra ở điểm cao 101 và 210 (Núi Đanh), quân Pháp phải dùng máy bay ném bom hỗ trợ. QĐNDVN dùng tối đa cách đánh giáp lá cà giành được thắng lợi lớn.
Sáng ngày 17-1-1951, QĐNDVN chiếm điểm cao 101, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn Marốc, nhưng lực lượng ta đã bị tiêu hao nhiều. Chiến sự ở điểm cao 210 không đạt kết quả. 2 giờ sáng ngày 17-1-1951, Bộ chỉ huy hạ lệnh kết thúc chiến dịch.

(còn tiếp)
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeWed Jan 27, 2010 8:26 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Để viết được bài này chắc tồn nhiều công sức lắm Sơn nhỉ?Đã từng ít nhất là 3 lần học chiến dịch Trần Hưng Đạo nhưng chưa bao giờ tớ biết đc những cái cậu viết...Cậu biết là tớ lười đọc sách mà ... Rất cảm ơn bài viết của cậu... Cố gắng đóng góp những bài viết hay cho diễn đàn để cùng chia sẻ với mọi người nhé:D
Linh đợi hồi kết của bài này ...
Chữ ký của Khách v





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeWed Jan 27, 2010 9:10 pm

hangxinhdep
Nhảy và hát ,viết văn

Thành viên cấp 2

hangxinhdep

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Vũ Minh Hằng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Thư ký Phó Chủ nhiệm
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 42
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Nhảy và hát ,viết văn
Điểm thành tích Điểm thành tích : 104
Được cám ơn Được cám ơn : 52

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Toàn thấy kể trận đánh không hà.........(+______+).Phair thêm vài chi tiết nữa đi cho đặc sặc,như kiểu cách đánh ,sơ đò trận đánh..............Bài này dài,đọc đau cả mắt(=_________+)! ;choang
Chữ ký của hangxinhdep





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeThu Jan 28, 2010 10:28 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Tuy không thành công trong việc giải phóng Vĩnh Yên, nhưng QĐNDVN đã giành được thắng lợi lớn: đánh quỵ hai binh đoàn cơ động của Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 5.000 quân viễn chinh, trong đó hơn 2.000 bị bắt sống. Trong đó, mặt trận hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên đã diệt và làm bị thương 2.565, bắt 1.577. Nhiều hội tề tan rã. QDNDVN đã tiêu diệt và bức rút 32 vị trí và tháp canh, thu hồi một số lượng lớn vật tư chiến tranh, đặc biệt là 1.478 súng các loại có thể trang bị cho một trung đoàn mạnh.

VNDCCH gây dựng được chính quyền ở 9 xã 3 thôn các tỉnh Vĩnh - Phúc, 2 huyện Bình Liêu, Hoành Mô ở Đông Bắc. Vùng tự do Hải Ninh được mở rộng ra sát Tiên Yên, Móng Cái, tạo cơ sở cho sự bắt đầu của chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Phòng tuyến "Tassigny" với hệ thống "boong ke", "vành đai trắng" bị bóc vỏ một phần ở phía tây. Phong trào du kích ở vùng địch hậu trung du và Liên khu III dần phục hồi.

Song các mục tiêu là mở rộng khu lương thực và phát động chiến tranh du kích còn ở mức thấp, thế trận, kế hoạch củng cố của Pháp trên thực tế còn chưa bị phá vỡ, đảo lộn. QDNDVN bị tổn thất nặng về lực lượng.

Về phía Pháp, tuy bị thiệt hại nặng nhưng việc buộc QĐNDVN phải bỏ cuộc bao vây Vĩnh Yên đã củng cố sĩ khí của quân đội viễn chinh, cho thấy tài năng của De Lattre và khó khăn trước mắt của các vị tướng QĐNDVN khi phải đối phó với vị chỉ huy này.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeSat Jan 30, 2010 6:59 pm

hangxinhdep
Nhảy và hát ,viết văn

Thành viên cấp 2

hangxinhdep

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Vũ Minh Hằng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Thư ký Phó Chủ nhiệm
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 42
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Nhảy và hát ,viết văn
Điểm thành tích Điểm thành tích : 104
Được cám ơn Được cám ơn : 52

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
nói mãi không thấm............
Chữ ký của hangxinhdep





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeTue Jun 01, 2010 4:58 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
hangxinhdep đã viết:
Toàn thấy kể trận đánh không hà.........(+______+).Phair thêm vài chi tiết nữa đi cho đặc sặc,như kiểu cách đánh ,sơ đò trận đánh..............Bài này dài,đọc đau cả mắt(=_________+)! ;choang

Cái này hỏi trời, tìm khắp Việt Nam không có sơ đồ cho mấy trận đánh này đâu nhé! Hồi đó đang viết thử nghiệm. Cái vụ tranh ảnh này khiến tôi làm việc với máy tính và bản đồ suốt, giờ pó tay rồi. Bây giờ đặt hàng cũng không ai vẽ hộ.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeThu Jun 03, 2010 3:45 am

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
bài viết của bạn rất hay nhưng vì mình chưa đọc một tài liệu nào liên quan nên không biết nó có chính xác để mình xem đó là tài liệu học tập hay không? tuy nhiên mình vẩn muốn bạn post tiếp các chiến dich khác trong giai đoạn này được không. thank bạn nhiều
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeSat Jun 05, 2010 10:51 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Bạn hãy đọc bài tôi viết Chính thức ở http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o

Các tài liệu dùng để viết bài:

* Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, NXB Văn hoá Sài Gòn.

* Viện Sử học, Việt Nam-Những sự kiện lịch sử (1945-1975), NXB Giáo dục, trang 88.

* Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.

* Quảng Ninh – Một số trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), xuất bản năm 2001

* http://222.255.28.205:81/Article.aspx?c=ditichcachmang&a=1216

* http://222.255.28.205:81/Article.aspx?c=TDVP&a=1520

* http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30387&cn_id=163996

* Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ.
Đọc online tại http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n4n1n31n343tq83a3q3m3237nvn
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeSun Jun 06, 2010 1:18 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Chiến dịch Trần Hưng Đạo 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo Medal124 Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40Chiến dịch Trần Hưng Đạo 102Chiến dịch Trần Hưng Đạo 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
cũng khá hay, cám ơn em
Chữ ký của ChauTienLoc





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitimeTue Jun 22, 2010 6:36 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Chiến dịch Trần Hưng Đạo Laodong1 Chiến dịch Trần Hưng Đạo DHVgioi Chiến dịch Trần Hưng Đạo 36Chiến dịch Trần Hưng Đạo 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
ChauTienLoc đã viết:
cũng khá hay, cám ơn em

Có gì nhiều đâu ạ! Đâu cần phải cảm ơn em! Chút việc nhỏ mà! Chỉ cần nó có ích cho nhiều người là được. ;chowa

Ngượng quá! ;ngai
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Chiến dịch Trần Hưng Đạo I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiến dịch Trần Hưng Đạo

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Chiến dịch Trần Hưng Đạo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1945 – 1954-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất