CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử I_icon_minitimeWed Jan 20, 2010 5:51 pm

quan 121212

Thành viên cấp 2

quan 121212

Thành viên cấp 2

http://me.zing.vn/nguyenminhquan25/profile
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử 41
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử DHVgioi
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 71
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 85

Bài gửiTiêu đề: “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

 
Bên cạnh những “loại sạn ngôn từ”, là những sai sót về mặt lịch sử. Có những ngày, tháng của sự kiện được “đôn” lên đến hàng trăm năm, thậm chí đây đó các nhà viết sách còn thêm thắt râu ria cho chính sử.




Thêm hàng trăm năm cho chính sử

Cuốn Dẹp loạn Đà giang (khắc họa về Trần Nhật Duật) viết: “Tin tức không hay cứ tới tấp bay về trong một buổi sáng thiết triều năm Canh Thìn (1380) làm các văn võ bá quan nhốn nháo hẳn lên... Vua Trần Nhân Tông càng nghe càng rối bời, cuối cùng Người phán: Việc này duy nhất Hoàng thúc Trần Nhật Duật mới có khả năng đảm đương nổi”... Ấy vậy nhưng theo chính sử, năm 1380, Trần Nhật Duật đã qua đời được 50 năm rồi!

Theo sách Đại việt sử ký toàn thư, mùa đông tháng 10 năm Canh Thìn (1280) , Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản. Trần Nhật Duật được vua phong làm An phủ sức Đà Giang để dẹp loạn. Đến năm 1330 (Canh Ngọ), Trần Nhật Duật (lúc này là Tá thánh Thái sư Chiêu văn Đại vương) mất, thọ 77 tuổi.

Cũng theo Đại việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông sinh ngày 7/12/1258, mất năm 1308. Như vậy, trong cuốn “Dẹp loạn Đà giang” do NXB Kim Đồng liên kết cùng Cty Phan Thị xuất bản đã ghi sai thời gian lên đến 100 năm (từ 1280 thành năm 1380) cho một nhân vật lịch sử nổi tiếng Trần Nhật Duật. Còn vị vua Trần Nhân Tông mà sách viết “vua càng nghe càng rối bời” này cũng đã mất trước đó 72 năm nên không thể sống lại để làm vua và chỉ huy Trần Nhật Duật được. Đồng thời, một chi tiết nữa cũng sai ở đây là năm 1380 cũng là năm Canh Thân chứ không phải năm Canh Thìn như cuốn truyện này viết.

Trong cuốn Câu đối nên duyên, thân thế sự nghiệp của Hồ Quý Ly được phóng tác rất hoành tráng bằng nhiều chi tiết thiếu chính xác so với chính sử: “Căn nhà vách đất, trên chiếc chõng tre, người cha đang gảy bàn tính lách cách tính tiền hàng. Bỏ lại cha già với mái nhà tranh, Quý Ly tung cánh giang hồ, tìm đường tiến thân. Cậu xin thọ giáo một võ sư nổi tiếng rồi lên kinh thành thi thố và giật giải võ cử”. Tuy nhiên, theo gia phả họ Hồ, Quý Ly có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần. Do đó, Quý Ly sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần mà không phải thi thố gì.


Bìa cuốn "Hầu tước mỏ đỏ".

“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử Loangontu-3
Những chuyện hoang đường

Còn tại cuốn Tay lặn siêu phàm có viết: “Yết Kiêu khi bị bắt không nhìn Thoát Hoan lấy một lần, thản nhiên xé thịt nhai nhồm nhoàm, giơ bình rượu tu ừng ực. Ăn uống no nê xong, Yết Kiêu mới nhìn thẳng vào mặt Thoát Hoan trả lời”.

Đọc đến đoạn này, TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học) đã lắc đầu ngao ngán. Thực ra, những người làm sách đã rất khôn ngoan cho rằng những câu chuyện này là những “giai thoại” kì lạ về những vị vua hay danh tướng quen thuộc, nhưng cho dù như thế thì cũng chẳng có ai ghi lại được cái giai thoại này. Và không nên tô vẽ những chi tiết theo cách bịa ra những câu chuyện hoang đường để làm xấu đi các nhân vật lịch sử như vậy.

Có rất nhiều chi tiết hoang đường được đưa vào serie truyện tranh này. Ví dụ như cảnh nàng Bình Khương chết theo chồng là Cống Sinh (cuốn Ngôi thành vĩnh cửu): “Như có phép lạ! Người nàng bị hút chặt vào bức tường... Thân xác nàng bất động hồi lâu rồi từ từ sụm xuống. Kìa! Kỳ lạ chưa! Vách đá lõm sâu, in dấu đầu và hai tay nàng bám vào rõ mồn một...”.

Hoặc như trong cuốn Giọng hát ma lực, các nhà “viết truyện” đã sáng tác ra chuyện Ô Lôi – một cận thần được sủng ái của vua Trần Thuận Tông - ra đời sau 2 đêm người mẹ mơ thấy thần Mala “quấy rối” mình. Hình dạng của Ô Lôi sau khi được sinh ra trông cũng chẳng khác gì thần Mala – pho tượng đồng đen “trợn mắt, nhe răng, thè lưỡi ghê rợn...”!

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc sáng tạo để đưa lịch sử vào tranh truyện nhằm dạy các em thiếu nhi học sử Việt là đáng hoan nghênh. Sự sáng tạo này trên thế giới cũng đã áp dụng nhiều nên cần phải khuyến khích, bởi đó là cách làm trẻ hoá lịch sử. Tuy nhiên, cần phải phê phán một số cái sai và cần sớm được chỉnh sửa. Một số chỗ dùng từ suồng sã quá nên không những không mang tính giáo dục, mà còn làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ nếu các em bắt chước những câu từ này. Vì thế, cần tìm những ngôn từ thích hợp để kể chuyện lịch sử và có chừng mực hơn trong việc “vẽ thêm râu ria cho lịch sử” kiểu như thế này.
Chữ ký của quan 121212





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử I_icon_minitimeWed Jan 20, 2010 5:54 pm

quan 121212

Thành viên cấp 2

quan 121212

Thành viên cấp 2

http://me.zing.vn/nguyenminhquan25/profile
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử 41
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử DHVgioi
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 71
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 85

Bài gửiTiêu đề: Re: “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

 
Khá khen cho những người xuất bản serie truyện tranh này đã rất khéo léo khi có lời mở đầu rằng: “Đúng như tên gọi! Truyện hay sử Việt cùng những câu chuyện hấp dẫn, những giai thoại kỳ lạ về các vị vua, các danh tướng quen thuộc sẽ lần lượt xuất hiện...".
GS sử học Lê Văn Lan đã bức xúc: Tôi đang phải thẩm định một sản phẩm thế này đây! Một cuốn sách lịch sử mà chẳng có tí gì lịch sử cả! Thật vô lối!

Ông đưa cho chúng tôi xem một cuốn sách đang trong giai đoạn “thô”, chưa xuất bản rồi lắc đầu. Giật mình, đảo qua hiệu sách của NXB Kim Đồng, lựa chọn vài quyển trong bộ Truyện hay sử Việt (NXB Kim Đồng cùng Cty Phan Thị liên kết xuất bản), chúng tôi thấy sự bức xúc của vị Giáo sư này là hoàn toàn có lý.

Khá khen cho những người xuất bản serie truyện tranh này đã rất khéo léo khi có lời mở đầu rằng: “Đúng như tên gọi! Truyện hay sử Việt cùng những câu chuyện hấp dẫn, những giai thoại kỳ lạ về các vị vua, các danh tướng quen thuộc sẽ lần lượt xuất hiện...”. Chính sử ở đây đã được chuyển tải dưới dạng... giai thoại, khá hấp dẫn để thu hút sự theo dõi của trẻ nhỏ. Đó sẽ là một cách làm đúng, nếu ngôn ngữ trong đó không bị... loạn!

Hic hic, he he, ặc ặc

Trong hơn chục cuốn sách có trong tay, chúng tôi đọc được cơ man những câu nói của các vị vua, các danh tướng, những tên tuổi lịch sử... với ngôn ngữ cực kỳ hiện đại và tự nhiên chủ nghĩa. Điển hình nhất là sự xuất hiện một cách “liên hồi kỳ trận” những “hic hic; he he, hi hi, ặc ặc...” – những ngôn từ đang làm mưa làm gió trên thế giới mạng, làm đau đầu không ít những người muốn duy trì sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể liệt kê ra đây hàng loạt những câu kiểu như vậy.

Trong cuốn Hầu tước mỏ đỏ: “- Hừm! Ngươi làm tướng mà nhát như đàn bà, mặc xiêm áo đi là vừa!” (Lời vua Trần Duệ Tông); “- Hic! Em ta vắn số! Thôi để ta lập con nó lên thay, khanh tiếp tục phò tá vậy!” (Lời Thượng hoàng Trần Nghệ Tông); “- Haha! Chết vua này thì còn vua khác, chớ mình mà chết thì biết nhờ ai!”; “- Hừm! Thằng cháu bạc tình! Tên vua nhãi ranh... muốn hại ta hả?” (Lời Hồ Quý Ly).



“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử Loanngontu-1

Bìa cuốn "Hoàng đế tu tiên".



Trong cuốn Cao tăng tài giỏi: “-Grừ... Grừ... grừ... Thịt sống đâu? Ta đói quá! Mau đưa thịt vào đây cho ta ngự thiện!” (Lời vua Lý Thần Tông); “- He... he, vị cao tăng này mới ở quê lên đó! Nhìn bộ dạng là biết chẳng làm được trò trống gì rồi!... Cao tăng nên về vườn chăn vịt đi thì hơn! Hí hí!” (lời các vị danh y trong cung nói với Thiền sư Không Lộ).

Rất nhiều câu tương tự mà chúng tôi không thể liệt kê hết. Đó là chưa kể các đại từ nhân xưng mang đậm chất “kiếm hiệp Trung Quốc” (huynh - đệ) hay các kiểu mô tả trần trụi, đậm chất hiện đại cũng đầy rẫy trong những cuốn truyện tranh cực mỏng (32 trang, khổ 14cmx17cm) này!

Hiệu ứng “xuyên tạc ngôn từ”

“Chẳng có chính sử nào viết như vậy cả. Toàn là bịa đặt!” – TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học) đã thốt ra như vậy khi đọc xong vài cuốn trong serie Truyện hay sử Việt.

Theo chị, những “giai thoại” này phần lớn chỉ là do người đương thời nghĩ ra và viết lại theo lối rất tự nhiên chủ nghĩa. Cùng chung quan điểm như TS Phương Chi, TS Phạm Văn Tình (Phòng Ngữ pháp học - Viện Ngôn ngữ) cũng bày tỏ sự lo ngại trước lối viết sử kiểu giai thoại như vậy. Theo ông, tuyệt đối không nên dùng ngôn ngữ hiện đại hóa để viết về lịch sử. Khi nói đến các nhân vật lịch sử, nhất là nhân vật trong chính sử, nghĩa là chúng ta đang nói về quá khứ, về những thời kỳ đã qua.

Không phủ nhận việc các nhà viết truyện cố gắng tìm ngôn ngữ riêng để hấp dẫn các độc giả trẻ tuổi, nhưng cũng phải có chừng mực và không được tùy hứng hiện đại hóa các ngôn ngữ lịch sử. Đặc biệt, cần hết sức thận trọng với những từ ngữ đối thoại trong giao tiếp – nghĩa là những từ ngữ của quá khứ, chứ không phải ngôn ngữ kể chuyện của người đương đại. Trong các cuốn sách trên, đã có hiện tượng dùng ngôn ngữ khẩu truyền đương đại để nói về các danh nhân Việt Nam. Đó chính là một cách làm mất đi tính nghiêm túc, tính chân thực của lịch sử.

“Tôi cho rằng, cách viết này chính là một biểu hiện của hiệu ứng xuyên tạc ngôn từ khi viết về lịch sử” – TS Tình nói. “Điều đó sẽ tạo nên rất nhiều hệ lụy như làm mất đi ý nghĩa lịch sử, mất đi tính thiêng liêng, khiến trẻ em không có sự hiếu kính, sự tôn trọng đối với các nhân vật đã đi vào sử sách”.

Trên thực tế, trẻ em không có nhiều kênh tiếp cận với lịch sử, nên kênh truyện tranh vẫn là một trong những phương án tối ưu, dễ tiếp cận. Nhưng dù thế, vẫn phải giữ nguyên những dấu ấn ngôn ngữ đã “hóa thạch”, chứ không thể tùy tiện phết lên đó những lớp sơn của hiện đại.

Ông Tình cũng cho rằng, việc lạm dụng ngôn ngữ “mạng” vào những cuốn sách kiểu này là một cách làm vô lối, mất đi tính giáo dục. Con em của chúng ta sau khi đọc sách sẽ thấy những vị vua, những danh tướng lừng lẫy, tên tuổi vượt trên cả không gian và thời gian, bỗng chốc trở thành những kẻ pha tạp, cũng văng tục, văng bậy, cũng nói những câu “chẳng khác gì mấy thằng bạn bắng nhắng của mình đang nói”, do đó sự hiếu kính sẽ không còn nữa. Danh nhân trong mắt con trẻ trở nên “cũng thường thôi”!
Chữ ký của quan 121212





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử I_icon_minitimeFri Jan 22, 2010 6:41 pm

hangxinhdep
Nhảy và hát ,viết văn

Thành viên cấp 2

hangxinhdep

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Vũ Minh Hằng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Thư ký Phó Chủ nhiệm
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 42
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Nhảy và hát ,viết văn
Điểm thành tích Điểm thành tích : 104
Được cám ơn Được cám ơn : 52

Bài gửiTiêu đề: Re: “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

 
thuc ra chung ta co lam nghiem trong hoa van de qua ko?Tre em ngay nay chua co dc long yeu thich lich su va cung chua du nhan thuc, trinh do de hieu dc toan bo lich su nhu hs cap 2,cap 3.Nhu vay,can chuyen hoa dang tu lieu nay thanh nhung ji gan gui voi cac em hon.Tat nhien ,bo truyen tranh nay cug hoi co 1 so sai sot ve mat ngon ngu va nhan dinh lich su,can sua chua.Nhung du sao,te em hien nay cug dang can 1 dang tu lieu linh hoat nhu truyen tranh lich su nay.chi can sua ve mat ngon ngu.
Chữ ký của hangxinhdep





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử I_icon_minitimeSat Jan 23, 2010 7:43 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

 
Mình đồng tình với quan điểm của Hằng.Cách biên soạn nội dung sách Sử khô khan, cách truyền đạt cũng không hấp dẫn, chẳng gợi hứng thú cho học sinh tìm hiểu...nên làm nhiều truyện tranh về lịch sử để cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn cũng không có gì là sai...So sánh về truyện tranh Lịch Sử và phim tài liệu của nước mình với Trung Quốc thì mình còn kém họ nhiều..Và khi làm truyện cũng không tránh khỏi sai sót nhưng sau này làm nhiều thì ắt hẳn sẽ tốt hơn..
Chữ ký của Khách v





“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: “Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

 
Chữ ký của Sponsored content




 

“Truyện hay sử Việt”: “Vẽ râu” cho lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất