CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới I_icon_minitimeSat Jan 09, 2010 9:17 am

mariogiza
có chút ít hiểu biết về sử học

Thành viên cấp 3

mariogiza

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thái Bình
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149
Đến từ Đến từ : phú yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : có chút ít hiểu biết về sử học
Điểm thành tích Điểm thành tích : 457
Được cám ơn Được cám ơn : 184

Bài gửiTiêu đề: Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới

 
Chắc chắn vốn sử thi khổng lồ này không chỉ là một giá trị văn hóa sáng giá đóng góp cho văn hóa nhân loại mà nó còn là một phát hiện lịch sử có thể so sánh với việc phát hiện ra châu Mỹ- Tô Ngọc Thanh.Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới Images1496220_3
giáo sư Tô Ngọc Thanh
GS đã từng phát biểu, hội nhập không chỉ là đem văn hóa của thế giới về, mà ta còn phải đem tinh hoa văn hóa dân tộc ta hòa vào dòng chảy của thế giới, làm dòng chảy đó mạnh hơn, tốt hơn, đẹp hơn, đại diện cho tính nhân văn nhiều hơn. Vậy theo GS, đâu là những giá trị tinh hoa của văn hóa Việt, tâm hồn Việt?

- Đúng vậy, cùng với việc học hỏi tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới, việc đóng góp những đặc trưng văn hóa Việt Nam cho văn hóa nhân loại là một nhiệm vụ có ý nghĩa bản chất của hội nhập.

Xin đưa ra một ví dụ: Trong những tư liệu ghi lại cuộc trao đổi tù binh ở cầu Thạch Hãn sau hiệp định Paris 1973, có ảnh một anh lính giải phóng khoác vai một người lính của chế độ Sài gòn cũ. Hình ảnh rất đẹp này thể hiện rất rõ, rằng dân tộc ta sinh ra không phải để chiến đấu, mà chiến tranh đối với chúng ta là điều bất đắc dĩ.

Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình và luôn mong nuốn được sống trong hòa bình. Chúng ta buộc phải tiến hành chiến tranh vệ quốc cũng chính là để giành lấy cuộc sống hòa bình. Vì thế, chúng ta phân biệt rõ kẻ gây chiến tranh và nhân dân các nước đó. Cũng chính vì thế, hiện nay những cựu chiến binh Mỹ đến Việt Nam đều chỉ gặp nụ cười, từ thành thị đến nông thôn, từ cụ già đến em nhỏ. Lòng bao dung của chúng ta đã cảm hóa cả những người đã từng gây tội ác.

Ta không chỉ khép lại quá khứ đối với kẻ thù xâm lược, mà hơn ở đâu hết, ngay trong nội bộ người Việt Nam với nhau - giữa người của hai phía trong chiến tranh, giữa người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài. Bởi tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”

Độ lượng, khoan dung là phẩm chất cao cả của người Việt. Điều đó chứng minh tại sao Việt Nam không hề có chiến tranh sắc tộc trong suốt chiều dài lịch sử, dù nước ta là một quốc gia nhiều thành phần tộc người? Đó là chiều sâu của nhân cách văn hóa dân tộc Việt Nam, một nét nhân cách văn hóa không phải nước nào cũng có. Bởi vì, trên thế giới ngày nay còn tồn tại biết bao nỗi hận thù dai dẳng giữa các tộc người, dù cho cách đây một số năm, UNESCO đã có năm "khoan dung" (tolerance). Vậy phải chăng “khoan dung” là môt trong những giá trị nhân văn của văn hóa Việt Nam xứng đáng đem hội nhập để làm giàu cho văn hóa nhân loại?


Còn những giá trị sáng tạo của văn hóa thì sao, thưa GS? Ta có hai kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại đã được công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế vàKhông gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể. Vừa rồi ta đã sưu tập được khoảng 800 tác phẩm sử thi Tây Nguyên, nhưng hình như không mấy người Việt biết để tự hào về bộ sưu tập này?

- Sử thi là thể loại chỉ có ở thời cổ đại của sự phát triển xã hội loài người. Bây giờ người ta vẫn thường nhắc đến sử thi Hy Lạp Illiad và Odyssey. Cả dân tộc Phần Lan có Calevala, chỉ là sử thi cổ điển (chưa phải cổ đại), và cũng chỉ dài vài ngàn câu mà phải khiến cả thế giới chú ý. Chỉ riêng các dân tộc Tây Nguyên, chúng ta đã sưu tầm được 801 tác phẩm sử thi, mới chỉ in 1/3 mà đã chiếm hơn 60.000 trang sách khổ lớn.

Thật khó có ai có thể tưởng tượng được tầm vóc khổng lồ của gia tài văn hóa này. Chắc chắn vốn sử thi khổng lồ này không chỉ là một giá trị văn hóa sáng giá đóng góp cho văn hóa nhân loại mà nó còn là một phát hiện lịch sử có thể so sánh với việc phát hiện ra châu Mỹ.

Sử thi Tây Nguyên và sử thi Mường.
Sử thi của ta lại không phải loại xuất hiện vào giai đoạn muộn nên đó là sử thi cổ sơ. Đây là kho tàng trí tuệ và là kết quả sáng tạo của các tộc người, chưa tìm thấy ở đâu nhiều và phong phú đến thế. Thực ra, chúng ta mới tiến hành điều tra, sưu tầm có hệ thống sử thi ở các dân tộc vùng Tây Nguyên. Ở những dân tộc sống trên suốt một dải Trường Sơn và ở Tây Bắc,Việt Bắc như các dân tộc K’Ho, KaTu, Chro.., Thái, Mường cũng có sử thi. Nếu chúng ta tiếp tục phát hiện, sưu tầm thì số lượng còn hơn thế nhiều.

- Còn những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ làng xã, giải quyết mối quan hệ mà con người luôn phải ứng xử: với thiên nhiên, với đồng loại... thì có gì để đóng góp cho văn hóa thế giới, thưa GS?

-Thái độ ứng xử với môi trường thiên nhiên là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của người Việt Nam. Xưa kia người các dân tộc rất tôn trọng môi trường, không bao giờ chặt rừng già. Họ coi rừng già là nơi trú ngụ của thần rừng và tinh linh các giống vật. Đó là cách nhân cách hóa và thần thánh hóa các lực lượng siêu nhiên để có thể kéo chúng làm bạn với con người và đối thoại với chúng. Người Việt Nam còn tự cho mình là người trên trời, là con cháu những nhân tố gây mưa như thần Sấm, thần Chớp...

Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta con ông Sấm cháu bà Thiên Lôi
Xưa kia ta ở trên trời
Đứt dây rơi xuống là người trần gian".

Trong mối quan hệ giữa con người với con người thì tinh thần cộng đồng làng xã và sau đó là làng nước, là hạt nhân bền vững.Rất nhiều ứng xử trong đời sống thể hiện rõ nét tinh thần này. Chúng ta coi việc "lá lành đùm lá rách" và ngày nay là "là rách ít đùm lá rách nhiều" là đạo lý.Đức hy sinh lại là một nét đạo lý cao cả khác mà những biểu hiện của nó thường tập trung vào nhân cách của người phụ nữ Việt Nam. Trong đời sống gia đình thường ngày thì họ hy sinh cho chồng, cho con. Đến khi Tổ quốc lâm nguy thì hết lòng vì đất nước. Thật khó có thể tìm được ở đâu trên thế giới này những bà mẹ anh hùng đã dâng hiến cả chồng và các con cho công cuộc giải phóng dân tộc như ở nước ta.

”Uống nước nhớ nguồn” là một nét đạo lý khác góp phần hoàn thiện nhân cách văn hóa Việt Nam. Xưa kia những người có công với nước, với làng thì được dân tôn thờ làm thần hoàng làng, hàng năm làng đều mở hội xuân để trình báo. Đối với tổ tiên dòng họ thì mỗi gia đình đều có bàn thờ, ngày rằm, mồng một huơng khói thờ phụng. Ngày nay chúng ta có đài liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Việc chúng ta tôn vinh và thờ cúng tổ tiên và những người có công đã khuất cho thấy chúng ta đã hội nhập Quá khứ vào trong Hiện tại, trong Hiện tại có cả sức mạnh của Qúa khứ, cùng xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bốn nghìn năm cùng ta đánh Mỹ”

- Dường như, những giá trị tốt đẹp mà GS vừa nêu đang phần nào bị lãng quên, hoặc bị hình thức hóa? Phải chăng, trước khi hội nhập, ta phải hiểu và yêu những giá trị của riêng ta? Ta có 54 nền văn hóa riêng biệt của 54 tộc người, nhưng lại có cảm giác văn hóa Việt đang rất "nghèo"?

- Đúng vậy. Để hội nhập, ta phải hiểu ta là ai, ta có gì, ta có coi đó là của cải quý giá không? Trước hết, chính ta phải tôn trọng những giá trị văn hóa riêng của mình, tôn vinh nó, làm cho nó đẹp thêm, trước khi nói đến chuyện đóng góp với quốc tế. Chính sự tự tin, tự bảo vệ, phát triển đặc trưng tốt của mình sẽ là cầu nối với thế giới. Cái quan trọng không phải là khoe với thế giới mà chính mình phải hiểu và phát huy, để người nước ngoài tự nhìn thấy. Như sự khoan dung dẫn đến nụ cười. Hãy tự làm ta đẹp lên bằng những đức tính mà cổ nhân để lại.

- Gần đây, đã có sự quan tâm nhiều hơn đến các di sản văn hóa. Nhưng còn nhiều băn khoăn về sự quan tâm ấy. Nhiều người có tâm với văn hóa Việt đã phải khẩn khoản đề nghị hãy trả lại di sản cho người dân, vốn là những người chủ đích thực của di sản?

- Đó là tâm niệm của Hội Văn nghệ dân gian chúng tôi. Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hóa bằng cách dùng các phương tiện nghe nhìn hiện đại sưu tầm và bảo vệ trong những “Ngân hàng dữ liệu” (Data bank). Đó là một việc làm cần thiết. Nhưng còn có cách khác nữa, theo đó, chúng ta bảo tồn di sản trong thể sống động của nó. Muốn thế, chúng ta hãy khôi phục và trả lại cho dân những giá trị văn hóa mà xưa kia họ đã sáng tạo, họ đã là tác giả, để chính người dân lựa chọn đưa chúng trở thành một thành tố của cuộc sống hôm nay.

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã làm như thế với Hát Rô (Liệp Tuyết - Hà Tây), hát Chèo Tàu (Đan Phượng - Hà Tây), hò Cửa đình và múa hát Bài bông ( tương truyền được sáng tác từ thế kỷ 13 - Phú Nhiêu - Hà Tây), lễ hội mục đồng ở Phong Lệ (Quảng Nam), Rò băm và Dù kê của người Khơme Nam Bộ, sân khấu Giá Hai của người Nùng, và các loại hội làng, trong đó có văn hóa - văn học nghệ thuật, như Then, Lồng tồng.

Chúng tôi giúp dân khôi phục toàn bộ vốn nghệ thuật dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số và sau đó sản xuất thành hàng hóa. Ngoài ra còn giúp dân khôi phục và bảo tồn chữ viết của một số dân tộc như chữ Thái cổ, Nôm Dao, Nôm Tày vv… Bây giở ở những nơi đó di sản văn hóa được truyền dạy, thực hành và tiếp nói bởi 3, 4 thế hệ lứa tuổi (15 – 25, 25 - 35, 35 – 45, 45 - ...).

Người dân và lãnh đạo Đảng, Chính quyền những nơi ấy đã biết đó là của cải quý giá của họ và tự hiểu trách nhiệm là phải bảo vệ và phát huy nó. Nghệ nhân, những người đầu đàn, những người thầy về các di sản đó được cộng đồng quý trọng và tôn vinh. Vì thế, dân đã đóng góp kinh phí để lưu giữ và truyền dạy vốn quý của chính họ. Có lẽ đây là một trong những cách xã hội hóa tốt nhất để người dân tự bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Để hội nhập thì ngoài những nét văn hóa riêng rất cần sự tôn vinh, còn có những bộ môn nghệ thuật chung của thế giới, như âm nhạc đương đại, điện ảnh, sân khấu... Hình như với những cái chung này thì ta vừa yếu, vừa thiếu?

- Đây đang là vấn đề thời sự nóng của 2007. Được biết là sắp tới, Bộ Chính trị sẽ có Nghị quyết về tình hình văn học nghệ thuật trong thời kỳ Đổi mới. Theo tôi nghĩ, có thể có mấy chủ điểm cần xem xét:

1, Nhìn lại trên hai mươi năm Đổi mới, văn học nghệ thuật đóng vai trò gì, vị trí gì ? Liệu nó có là một trong những động lực cúa sự phát triển không? Có là nguồn năng lượng để động viên con người không? Và điều rất quan trọng là văn học nghệ thuật có nhập cuộc, có dấn thân, có chia sẻ ngọt bùi đắng cay với cuộc sống không?

2, Quan niệm về chức năng của văn học nghệ thuật trong xã hội? Liệu VH - NT có còn có trách nhiệm phản ánh những vấn đề sống còn của xã hội không? Hay chỉ tập trung vào những góc sâu kín trong đời sống riêng tư của từng người? Làm thế nào để vừa phẩn ánh những vấn đề của xã hội nhưng vẫn không quên những nét rất riêng trong cuộc sống đời thường? Liệu ngày nay có cần nhắc lại mối quan hệ muôn thuở giữa tự do sáng tạo với trách nhiêm công dân của người nghệ sỹ không?

3, Đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật ngày nay là những ai? Bây giờ có còn nhân vật trung tâm của cuộc cách mạng không? Liệu có phải ngày nay mọi tầng lớp đều góp phần xây dựng xã hội với những thân phận khác nhau không?. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong của cách mạng Việt Nam bây giờ họ thế nào?. Có phải đó là thân phận của những con người đang chúi đầu lao đọng với đồng lương chưa đủ sống và chịu nhiều hành xử thô bạo của lớp chủ trong các công trường, xí nghiệp có vốn nước ngoài hoặc vốn liên doanh? Đã có ai viết về họ chưa? Có ai viết về những người nông dân nghèo không? Ai đã viết về nhân dân miền Trung trong cơn bão Chanchu ? vv và vv…

4, Đang diễn ra một khuynh hướng tiếp thu các phong cách, trào lưu, thủ pháp nghệ thuật của các dòng, các trường phái văn học - nghệ thuật ở nước ngoài. Đó là điều tốt, giúp chúng ta gần gũi hơn với những hoạt động văn học nghệ thuật thế giới.Tuy nhiên, duờng như có lúc, có nơi chúng ta quên mất một điều rằng có những cái không thể hoặc không thể chấp nhận được với truyền thống văn hóa của ta..

Tóm lại,những vấn đề nhà báo đặt ra có một tầm vóc quá lớn so với dung lượng cho phép của cuộc phỏng vấn, cũng như so với khả năng trí tuệ của một người. Xin làm ơn xem đây chỉ là những suy nghĩ còn nông cạn của một người.
Chữ ký của mariogiza





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Sử thi VN là "phát hiện ra châu Mỹ" của thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất