CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nhà Tần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nhà Tần I_icon_minitimeTue Sep 01, 2009 8:39 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà Tần 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Nhà Tần

 
Trong thời Chiến Quốc, Thương Ưởng, một người thuộc phái Pháp gia, trở thành thừa tướng của tiểu quốc Tần. Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung (Chuanrong) đã huỷ diệt nền văn minh Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TrCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh Chu, và bị các nước khác coi là ở phía dưới, bán khai, bởi vì nó thu hút nhiều người Tây Tạng và người Turkic. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục, và Tần là cầu nối thương mại giữa nền văn minh Chu và các vùng đất du mục ở Trung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần.
Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, và ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ.
Rất nhiều người đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.

Những kẻ chinh phục nhà Tần


Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Và Tần bắt đầu thắng những trận lớn. Năm 314 TCN – 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn, và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Tới lúc đó, các nước khác đã mở rộng: Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu, và Chu phía nam sông Dương Tử. Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11. Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất. Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ, được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ với hầu hết các nước khác, sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn sắt và các loại kim loại khác. Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề. Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng ba mươi nghìn người và ba sáu làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221. Thỉnh thoảng, để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Cái gọi là thời Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của mọi vùng đất vốn thuộc nhà Chu. Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ thế giới. Ông lấy tước hiệu là Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) và mở rộng biên giới tới nơi vốn là thuộc nền văn minh Chu - về phía nam đến Quảng Châu và tới Quảng Tây (Guangxi), tạo nên cái từ đó được coi là Trung Quốc. Ông tấn công vào vùng đất của các bộ lạc Văn Lang, nay là bắc Việt Nam - một vùng mà Trung Quốc chỉ chiếm được tạm thời. Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiên và là vị cha vĩ đại của Trung Quốc.

Tần Thuỷ Hoàng Đế

Nhà Tần 300px-Qin_empire_210_BCE Nhà Tần Magnify-clip
Đế chế Tần năm 210 TCN.
Chữ ký của huyenz0ny





Nhà Tần I_icon_minitimeTue Sep 01, 2009 8:42 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà Tần 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tần

 
Tần Thuỷ Hoàng ĐếNhà Tần 300px-Qin_empire_210_BCE Nhà Tần Magnify-clip
Đế chế Tần năm 210 TCN.



Xem chi tiết: Tần Thủy Hoàng
Về mặt truyền thống chúng ta đặt sự khởi đầu của đế chế Tần vào năm 256 TCN, mặc dù sự thống nhất Trung Quốc chỉ xảy ra vào năm 221 TCN. Vào năm 256 TCN, Tần đã trở thành nước mạnh nhất ở Trung Quốc, và tới năm 246 TCN, vương triều rơi vào tay một cậu bé mười ba tuổi, Doanh Chính (Ch’eng). Vì còn nhỏ, hoàng đế cần ở xung quanh các đại thần Pháp gia thông thái. Cố vấn có nhiều quyền lực và được tin cậy nhất là Lý Tư, một trong những nhà tư tưởng nền tảng của phái Pháp gia. Theo sự cố vấn của họ, năm 232 TCN, Doanh Chính (Ch’eng), ở tuổi hai bảy đã bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ nhằm thống nhấttập trung hoá các quốc gia phía bắc. Các nước xung quanh không phải là đối thủ với sự giàu có và sức mạnh quân sự của Tần, và tới năm 221 TCN, Doanh Chính (Ch’eng) đã chinh phục toàn bộ các nước phía bắc. Ông lấy danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng Đế, hay "Vị hoàng đế thủy tổ". Dưới sự lãnh đạo của ông, và sự cố vấn của Lý Tư, Tần Thuỷ Hoàng Đế đã tạo ra kiểu cách một triều đình được coi là kiểu mẫu cho mọi triều đại tiếp sau của Trung Quốc. Đầu tiên, triều đình được tập trung quanh hoàng đế. Nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung hoá, nhà Tần thay thế toàn bộ hệ thống phong kiến cũ theo đó lãnh thổ được kiểm soát bởi các quý tộc ít hay nhiều độc lập bằng một hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc. Tất cả các thành viên của chế độ quan liêu đó cũng như các bộ trưởng của quốc gia sẽ được chỉ định bởi triều đình trung ương. Nhằm bẻ gẫy quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế, thuế được triều đình thu trực tiếp từ những người nông dân mà không cần qua tay tầng lớp quý tộc.
Nhằm củng cố sự tập trung hoá triều đình, Tần Thuỷ Hoàng Đế bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá tiền tệ và trọng lượng và đo lường. Hoàng đế Tần cũng đưa những học thuyết Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất.
Tuy nhiên, nhà Tần ngoài việc chú trọng đến hành chính của vùng lãnh thổ phía bắc còn lo nhiều việc khác. Họ tiến về phía Nam và lần lượt chinh phục các vùng phía nam Trung Quốc tới tận Sông Hồng ở miền bắc Việt Nam. Kẻ thù lớn nhất của họ, tuy nhiên, là từ phương bắc. Được gọi là Hung Nô, những người Hung Nô du mục đó tường xâm nhập vào vùng lãnh thổ phía bắc trong thời nhà Chu. Những người dân phương bắc Trung Quốc vốn là người thợ săn và đánh cá nhưng từ khi vùng đất đó khô dần và rừng dần biến mất, họ chuyển sang chăn thả. Nhờ đó họ học để trở thành kỵ sỹ và bắt đầu du cư; họ cũng gây chiến tranh lẫn nhau. Những cuộc chiến tranh thường xuyên này biến họ trở thành những chiến binh tài ba trên lưng ngựa, và khi họ bắt đầu tới các vương quốc phía bắc Trung Quốc, họ trở thành những đối thủ đáng gờm cho bộ binh của các nước đó. Để đẩy lùi những sự xâm lấn, các nước phía bắc dưới thời nhà Chu đã xây những bức tường và công sự dọc theo biên giới phía bắc của họ. Nhà Tần đã bắt đầu một chiến dịch lớn để nối các bức tường và công sự đó vào với nhau. Mặc dù nhà Tần không xây “Vạn lý trường thành” như các nhà sử học thường nói (Vạn lý trường thành chủ yếu được xây dưới thời nhà Minh) nhưng các dự án xây dựng thời Tần tự nó đã thực sự có tầm vóc đáng kinh ngạc.
Rất nhiều trong số những kẻ bị chinh phục tuân lệnh Tần Thủy Hoàng vì sợ ông chứ không phải vì coi ông là người cai trị chính đáng của họ hay là người có thiên mệnh, và một số người ở những vùng khác vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự cai trị của ông. Để củng cố hơn nữa sự cai trị của mình, Tần Thủy Hoàng tìm cách thu thập vũ khí từ tất cả mọi nơi không thuộc quân đội của mình. Ông cũng cho tư tưởng của dân chúng là thứ đáng sợ, và năm 213 TCN binh lính của ông bắt đầu tịch thu các sách vở mà ông cho là nguy hiểm: mọi cuốn sách không thuộc chủ đề tư tưởng thực dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuốcbói. Các cuốn sách bị tịch thu đều bị đốt, mỗi cuốn chỉ được giữ một bản tại thư viện quốc gia. Trong số những cuốn sách bị đốt có cả những bản ghi chép cổ hàng vài thế kỷ của Khổng Tử và các cuốn sách của các môn đồ Khổng Tử. Các thế hệ tiếp theo của Khổng Giáo coi Tần Thuỷ Hoàng là ma quỷ, và họ buộc tội ông đã chôn sống 460 học giả - vì một sự hiểu lầm. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản hành quyết họ. Ông không thích nghe những lời phàn nàn của họ.
Khắp Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực khỏi tay quý tộc địa phương - giống như việc đã xảy ra ở Tần trong thế kỷ trước - đặt dấu chấm hết cho phong kiến. Thay vào tầng lớp quý tộc, ông chia Trung Quốc thành ba sáu đơn vị hành chính, mỗi nơi đều có nhân viên được chỉ định và chịu trách nhiệm ở khu của mình, và ông trao cho họ quyền đặc biệt để đánh thuế và đúc tiền. Và từ các tỉnh tới thủ đô, Hàm Dương, di chuyển 12 vạn gia đình quý tộc.
Tần Thủy Hoàng là người làm việc nhiều, đặt ra định mức hàng ngày các công việc hành chính cho mình và không nghỉ ngơi khi chưa hoàn thành, và ông thường hỏi ý kiến các quan bác sĩ (bộ trưởng). Ông tiêu chuẩn hoá chữ viết Trung Quốc, trọng lượngđo lường, và luật pháp. Ông cho cả nước Trung Hoa quyền mua và bán đất đai - điều này làm tăng tiền thu của ông nhờ thuế. Ông xây những căn nhà công cộng to lớn ở thủ đô và những nơi lộng lẫy cho mình. Ông mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, và để kết nối đế chế của mình ông xây dựng một hệ thống đường xá to lớn.
Những quý tộc bị cay đắng và những trí thức chống đối ghét ông. Ông bị ghét vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề. Ông bị ghét bởi pháp luật hà khắc và bị dân thường căm ghét vì bắt họ lao động nặng nhọc để xây dựng những dự án của ông. Sợ bị ám sát, Tần Thuỷ Hoàng có những chuyến đi bí mật khắp bên trong cung điện rộng lớn của mình và ngủ ở những cung điện khác nhau mỗi đêm. Đó không phải là một cuộc sống thanh bình mà Đạo giáo mong muốn, và những người theo Khổng giáo coi ông như một kẻ chiếm đoạt vô đạo đức. Nhưng ông là một người mộ đạo, và ông lo lắng về vấn đề đạo đức tình dục cho dân chúng, tin rằng cách cư xử làm thượng đế nổi giận sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tình trạng sức khoẻ của vương triều của ông.
Chữ ký của huyenz0ny





Nhà Tần I_icon_minitimeTue Sep 01, 2009 8:49 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà Tần 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tần

 
Nhà Tần thời Nhị Thế
Tần Thuỷ Hoàng Đế thích đi vi hành trong thủ đô vào buổi đêm, và ông thích đi quanh vương quốc của mình, tới các thành trì (thành phố), núi non, sông ngòi, hồ và tới bờ biển. Người ta nói rằng khi một cơn gió mạnh cản trở ông vượt sông, ông đã bắt ba nghìn tù nhân bạt một quả núi gần đó, nơi tin rằng là chỗ trú ngụ của nữ thần đã tạo nên cơn gió.
Tần Thuỷ Hoàng Đế chết năm 210 TCN ở tuổi 49. Điều ngạc nhiên về đế chế mà ông đã xây dựng lên là nó sụp đổ chỉ 4 năm sau khi ông chết. Trong khi triều đình Pháp gia của Tần Thuỷ Hoàng có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc kiểm soát quốc gia và hệ thống quan liêu thì chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó. Vị hoàng đế, người đã hy vọng lập nên một vương triều kéo dài hơn mười nghìn năm, đã làm cho nhiều người xa lánh, đặc biệt là những nhà quý tộc đất đai. Các dự án xây dựng của nhà Tần đòi hỏi sức lao động và thuế má nặng; người dân trên toàn đế chế đã gần tới lúc nổi loạn. Cuối cùng, nhà Tần đã tạo ra một triều đình hầu như có thể hoạt động mà không cần đến hoàng đế, người ở tách biệt khỏi sự quản lý triều đình hàng ngày.
Ngay khi Tần Thuỷ Hoàng chết, hai vị quan chức cấp cao nhất là Lý TưTriệu Cao đã che giấu cái chết của ông và chiếm lấy triều đình. Họ mạo chiếu của Thuỷ Hoàng, bắt người con cả Phù Tô phải tự sát và lập ra một vị vua mải chơi là Tần Nhị Thế (Hồ Hợi-en:Fusu ) nhưng đa phần triều đình Trung Quốc nằm trong tay họ. Nghe theo lời Triệu Cao, để củng cố ngôi vị đã đoạt của người anh cả Phù Tô, Nhị Thế khép tội và giết tất cả các anh em trai và chị em gái của mình dù những người này không hề có tội.
Triệu Cao đề xướng và sau đó Lý Tư hùa theo, thực hiện việc dùng pháp luật hà khắc hơn nữa so với thời Thuỷ Hoàng, không chỉ với nhân dân mà ngay cả với những quan lại cấp dưới; mặt khác vì muốn lừa vua Nhị Thế thích chơi bời hưởng thụ không muốn nhắc tới binh đao, hai người ém nhẹm chuyện nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Các quan chức địa phương cũng sợ bị trừng phạt nên giữ bí mật về các vụ nổi loạn và nổi dậy trong lãnh thổ. Cuối cùng, Triệu Cao loại trừ Lý Tư để độc chiếm ngôi vị thừa tướng và các cuộc nổi dậy tại các nước chư hầu cũ lúc đó trở nên quá lớn mạnh tới mức không còn giữ bí mật được nữa. Tới lúc đó, đã là quá muộn, và vương triều với mục tiêu kéo dài mười ngàn năm biến mất chỉ 4 năm sau cái chết của người sáng lập ra nó.
Tần Thuỷ Hoàng đương thời là ông vua bách chiến bách thắng, đánh dẹp tàn sát 6 nước phía đông, gọi là "6 nước Sơn Đông". Người dân Sơn Đông, nhất là con em các chư hầu và quan lại của các nước đó căm hờn cái thù mất nước và chế độ hà khắc của nhà Tần nhưng không dám nổi lên khởi nghĩa khi Thuỷ Hoàng còn sống vì uy vũ của ông quá lớn. Các hành động chống đối đều là hành thích, ám sát (Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Trương Lương). Người Sơn Đông vừa căm vừa sợ Tần Thuỷ Hoàng, tới mức có hòn thiên thạch rơi xuống, có người khắc vào hòn đá mấy chữ: "Thuỷ Hoàng chết thì đất bị chia", đủ biết mối thù họ canh cánh bên lòng và hẹn trả sau khi ông nằm xuống.

Trần Thắng khởi nghĩa



Bài chi tiết: Trần ThắngNgô Quảng

Sau khi Thuỷ Hoàng mất, Hồ Hợi vừa lười biếng vừa tàn bạo và ngay lập tức nhân dân nổi lên chống Tần. Tháng 7 năm 209 TCN (năm đầu đời Tần Nhị Thế), Trần ThắngNgô Quảng cầm đầu 900 lính thú nổi dậy khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc nước Sở cũ. Từ Đại Trạch, quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh rộng ra xung quanh và tiến lên chiếm được huyện Trần, tức là nước Trần cũ thời Xuân Thu, lấy làm kinh đô, gọi là nước Trương Sở (nước Sở mở rộng).
Các cánh quân các nơi tự nổi dậy hưởng ứng rất đông. Trần Thắng tập hợp và chia quân đi đánh các nơi. Hai đạo quân chủ lực là Ngô Quảng đánh Huỳnh Dương và Chu Văn đánh vào Hàm Dương, quân đông vài chục vạn người. Thừa dịp có ngọn lửa do Trần Thắng châm, các quý tộc 6 nước Sơn Đông thi nhau nổi dậy khôi phục địa vị.
Những vùng mới bị Tần Thuỷ Hoàng chinh phục vài chục năm trước coi cái chết của ông là một cơ hội để thoát khỏi sự cai trị của nhà Tần, và một số trí thức đã chống lại sự cai trị của Nhị Thế. Nông dân coi đó là một cơ hội để biểu lộ sự bất bình của họ với chính quyền hoàng đế, dẫn tới kết quả đa phần dân chúng phải chịu đựng lao động trong nhiều dự án xây dựng của Tần Thuỷ Hoàng. Một số dân thường bắt đầu giết quan lại địa phương. Trong số những người dân có những thủ lĩnh địa phương đứng ra lãnh đạo nổi loạn. Và trong một cố gắng nhằm chiếm lại quyền lực cũ, các gia đình quý tộc bắt đầu tổ chức lực lượng quân sự của riêng mình để trở thành quân phiệt cát cứ.
Đầu tiên là hai tướng Trương Nhĩ, Trần Dư dưới quyền Trần Thắng. Hai người cùng bạn Trần Thắng là Vũ Thần đi đánh nước Triệu cũ, nhưng khi chiếm được nửa nước Triệu bèn xui Vũ Thần xưng làm Triệu vương, ly khai khỏi Trương Sở. Vũ Thần sai Hàn Quảng đi đánh nước Yên thì đến lượt Quảng cũng ly khai tự lập làm Yên vương. Một tướng khác của Trần Thắng là Chu Thị đi đánh được đất Nguỵ, thấy Triệu và Yên tự lập cũng rước con cháu nước Nguỵ cũ là Nguỵ Cữu lên làm Nguỵ vương. Một quý tộc nước Tề cũ là Điền Đam khởi nghĩa tự lập làm Tề vương.
Các nước chư hầu này đều lo phát triển cơ đồ riêng, đi đánh các thành trì nhà Tần còn chiếm đóng trên đất mình, không hưởng ứng việc đánh Tần với Trương Sở vương Trần Thắng, do đó ông phải độc lập tác chiến với cánh quân chủ lực của Tần.
Tin quân khởi nghĩa sắp đánh vào kinh thành khiến kinh thành xôn xao, không thể giấu được nữa và cuối cùng Nhị Thế biết tin. Trong lúc nguy cấp, Nhị Thế theo kế của quan Thiếu phủ Chương Hàm, tha tội cho những người làm phu xây Trường Thành và huy động quân của tướng Vương Ly (cháu nội Vương Tiễn) gồm 30 vạn người, giao cho họ vũ khí và đưa ra mặt trận.

Chương Hàm cứu vãn tình thế


Dưới sự chỉ huy của Chương Hàm, quân Tần thắng như chẻ tre. Đầu tiên chặn đứng cuộc tây tiến của cánh quân Chu Văn, đánh bại Chu Văn liền 3 trận, đẩy quân Trương Sở về phía đông. Chu Văn thua mất hết quân mã nên tự sát.
Chương Hàm đánh tới giải vây cho thành Huỳnh Dương đang bị giả vương Ngô Quảng vây hãm lâu ngày không lấy được. Đúng lúc đó thì các tướng cầm cánh quân này cũng nảy sinh mâu thuẫn do không thống nhất chủ trương. Tướng Điền Tang liền giả lệnh Trần Thắng giết Ngô Quảng, nắm lấy quyền chỉ huy và mang quân ra đón Chương Hàm, giao Lý Quy vây Huỳnh Dương.
Chương Hàm đang đà thắng lợi, tiến tới đánh bại giết chết Điền Tang và mang quân tới Huỳnh Dương. Lý Quy không chống nổi cũng tử trận nốt. Chương Hàm đánh như gió cuốn tới kinh thành Trương Sở. Trong khi đó, Trần Thắng dùng người không thoả đáng, sát hại nhiều tướng có công nên nhiều người bỏ ông ra đi. Trên đường đánh tới Trương Sở, Chương Hàm tiêu diệt thêm các cánh quân của Ngũ Từ, Đặng Duyệt. Trần Thắng mang quân chủ lực ra chống Tần. Chương Hàm đánh tới, giết chết tướng Sở là Trương Hạ và quan trụ quốc nước Sở là Sái Tứ. Trần Thắng bỏ chạy khỏi kinh đô Trương Sở tới Hạ Thành Phụ thì bị người đánh xe là Trang Giả phản bội giết chết, mang đầu hàng Tần để lập công. Chương Hàm giao cho Trang Giả cai quản Trương Sở, đặt theo tên cũ là huyện Trần rồi mang quân đánh Nguỵ.
Nguỵ vương Cữu chống Tần không nổi, thừa tướng Chu Thị tử trận. Nguỵ cầu cứu Tề. Tề vương Điền Đam mang quân cứu, bị Chương Hàm đánh bại. Đam tử trận, sau đó quân Tần giết nốt Nguỵ Cữu. Hàm lại mang quân đánh Tề, muốn diệt nốt cánh quân của em Đam là Điền Vinh.
Trong khi đó, một người hầu cận của Trần Thắng là Lã Thần đi mộ quân cần vương trở về, đánh chiếm lại huyện Trần, giết Trang Giả báo thù cho Trần Thắng. Một cánh quân Tần đánh tới, Lã Thần không chống nổi phải bỏ chạy, giữa đường lại gặp cánh quân chống Tần của Anh Bố, bèn hợp lại cùng đánh, lại chiếm lại huyện Trần lần nữa. Cùng lúc đó tướng nước Sở là Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, qua sông Trường Giang đánh Tần. Nghe tin Trần Thắng đã chết, Hạng Lương theo kế của Phạm Tăng, lập dòng dõi nước Sở lên ngôi, tức là Sở Hoài vương. Sau này Lã Thần và Anh Bố mang quân liên hợp với cánh quân của Sở Hoài vương.
Cánh quân của chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ lớn mạnh nhanh chóng, đánh bại một cánh quân Sở ly khai khác của Tần Gia rồi đánh nhau với Chương Hàm, lần lượt đánh thắng quân Tần hai trận, giải vây cho em Điền Đam là Điền Vinh và vây Chương Hàm ở Định Đào. Do chủ quan khinh địch, lơi lỏng phòng bị, Hạng Lương bị Chương Hàm đánh úp giết chết. Cánh quân Sở do Hạng Vũ, Lưu Bang chỉ huy vốn được Hạng Lương phái đi đánh Huỳnh Dương nghe tin tổng chỉ huy chết trận bèn hợp với cánh quân Lã Thần rút về nước Sở hội với vua Hoài vương.
Đánh bại Hạng Lương, Chương Hàm mang quân đánh Triệu.

Chữ ký của huyenz0ny





Nhà Tần I_icon_minitimeTue Sep 01, 2009 8:52 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà Tần 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tần

 
Lưu, Hạng diệt Tần
Quân Sở rút về khôi phục lực lượng để lấy lại nhuệ khí sau khi cánh quân chủ lực của Hạng Lương bị đánh bại. Hoài vương chia quân đánh Tần, ước hẹn với chư hầu rằng: "Ai vào Quan Trung trước được làm vua Quan Trung". Hoài vương sai Lưu Bang đi đường phía Tây đánh thẳng vào Hàm Dương, sai Tống Nghĩa và Hạng Vũ đi đường phía bắc cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây hãm.
Nước Triệu sau khi Vũ Thần xưng vương đã xảy ra tranh chấp nội bộ và sau khi Thần bị giết, dòng dõi nước Triệu cũ là Triệu Yết được lập làm Triệu vương. Chương Hàm mang quân đánh Triệu, vua tôi Triệu bỏ chạy về Cự Lộc. Hàm sai Vương Ly vây bức Cự Lộc, còn mình vận lương thảo tiếp ứng.
Các cánh quân chư hầu như Yên, Tề và tướng Triệu là Trần Dư đóng ngoài thành không dám đánh nhau với Vương Ly để giải vây vì quân Tần quá mạnh. Đang lúc nguy cấp, Hạng Vũ dẫn quân Sở tới cứu, đánh thắng quân Tần liền 9 trận, bắt sống Vương Ly, giết Thiệp Nhàn và Tô Giác. Chương Hàm lui quân, lại bị Hạng Vũ đánh bại thêm một trận nữa ở bến Tam Hộ, sai Tư Mã Hân về thỉnh ý Nhị Thế nhưng Triệu Cao đố kỵ muốn trị tội thua trận. Chương Hàm tức giận bèn đầu hàng Hạng Vũ. Hạng Vũ cho hàng, rồi hợp hai đạo quân Sở, Tần kéo vào Hàm Dương.
Nhưng khi Hạng Vũ đánh xong Chương Hàm thì Lưu Bang, với đường đi thẳng và không gặp những cánh quân Tần mạnh, đã tiến vào Quan Trung trước. Lưu Bang vốn là đình trưởng (một chức quan nhỏ trong coi việc cảnh sát ở địa phương) của nhà Tần, liên kết với lực lượng của quý tộc nước Sở là Hạng LươngHạng Vũ, tổ chức các chiến dịch quân sự chống lại sự cai trị nhà Tần.
Trong khi đó cung đình nước Tần cũng biến loạn. Triệu Cao thấy việc giặc giã ngày càng nguy cấp và lộ rõ, sợ Nhị Thế trị tội bèn chủ động giết Nhị Thế, lập Tử Anh-en:Ziying lên ngôi. Tử Anh không muốn bị Cao khống chế bèn lập mưu giết Cao. Nhưng lúc đó chính quyền Tần đã không còn cứu vãn được nữa. Các cánh quân chư hầu ào ạt tiến về phía tây, quân Tần không còn lực lượng kháng cự.
Tử Anh lên ngôi cuối tháng 8 năm 207 TCN, được 46 ngày là đầu tháng 10, tức là sang đầu năm 206 TCN, cánh quân Sở dưới quyền Lưu Bang đã đánh bại quân Tần, tiến vào kinh đô Hàm Dương. Tử Anh ra hàng. Dù bị quân chủ lực của Tần cầm chân, nhưng đội quân của Hạng Vũ cũng tiến vào Hàm Dương không lâu sau đó (tháng 11 năm 206 TCN). Vua Tần Tử Anh và tất cả các thành viên gia đình hoàng gia nhà Tần bị Hạng Vũ giết hại.
Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm (221 - 206 TCN) với 3 đời vua.

Hậu quả


Xem chi tiết: Hán Sở tranh hùng
Nhà Tần mất, kinh thành Hàm Dương bị đốt cháy tới tận móng, và thư viện quốc gia chứa những bản sách của nhiều cuốn sách cấm đã bị cháy cùng với nó. Những bản sách cổ hàng thế kỷ của Khổng Tử và những người khác chỉ được tái tạo lại nhờ trí nhớ và sự tưởng tượng.
Sau việc nhà Tần bị đánh bại, Lưu Bang và Hạng Vũ lại quay sang đánh lẫn nhau. Đó chính là cuộc Hán Sở tranh hùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc kéo dài 5 năm. Hạng Vũ là một tướng tài và là một lãnh đạo tài năng, nhưng ông dựa quá nhiều vào sự tàn bạo coi như là một phương tiện nhằm có được sự khuất phục. Ông chặt đầu những kẻ bị chinh phục tại các thành trì bị chiếm, ông cướp bóc và chiếm phụ nữ đẹp. Lưu Bang tài năng kém hơn nhưng ông có bản lĩnh chính trị rất cao, biết dùng người đúng lúc, cố gắng thu phục và cải tạo những kẻ bị ông chinh phục. Nhờ tài dùng người, Lưu Bang tụ tập được các tướng lĩnh cùng quân sư giỏi. Kết quả Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ vào năm 202 TCN, sau khi có được sức mạnh ưu thế về quân sự, ông tự phong làm hoàng đế Trung Quốc. Thời đại mới của lịch sử Trung Quốc, nhà Hán bắt đầu từ đó.đầu tiên có cương thổ nhỏ và manh nhất, nhưng các nhà sử học phương Tây thường kính trọng nhà Tần. Cái tên "China" mà người phương Tây dùng gọi Trung Quốc ngày nay xuất phát từ những âm phiên chữ Tần khác nhau như Sin, Qin, Chin mà ra. Nhà Tần thi hành chính sách hà khắc, độc đoán và thường là tàn bạo nhưng Tần Thuỷ Hoàng đồng thời cũng là nhà lý luận chính trị và những nhà cải cách tài ba, những người về mặt lịch sử đã đưa lại mp của người sáng lập ra nó - Tần Thuỷ Hoàng - cũng rất đặc biệt và nhiều bí ẩn.

Tần là triều đại đầu tiên bãi bỏ chế độ phân phong chư hầu trước đây, thiết lập chế độ quận huyện để xác lập quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
Tần là triều đại đầu tiên và cũng là duy nhất không áp dụng việc đặt thuỵ hiệumiếu hiệu cho các vua. Trái lại, nhà Tần dùng kiểu đếm như phương Tây: Từ Thuỷ Hoàng là đầu tiên, tới Nhị Thế, Tam Thế... như kiểu "Đệ nhất", "Đệ Nhị"... Về sau không triều đại Trung Quốc nào áp dụng theo cách này.
Nhà Tần đặt ra cách thay đổi lịch, lấy tháng 10 làm đầu năm. Những người cai trị kế tục áp dụng cách tính này còn dùng tới năm 104 TCN[1]. Nhà Tần đặt ra tiêu chuẩn hoá chữ Hán, trọng lượngđo lườngluật pháp, mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, xây dựng một hệ thống đường xá to lớn, mở rộng đất đai về phía bắc và phía nam. Công lao xây dựng đất nước thống nhất, rộng lớn của nhà Tần thật lớn nhưng chính sách tàn bạo và thủ tiêu văn hoá cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho đời sau.

Nguyên nhân thất bại


Trong Sử ký, Tư Mã Thiên và sau này là Giả Nghị đời Hán viết bổ sung thiên Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ đã phân tích về nguyên nhân thất bại của một triều đại vừa to lớn vừa ngắn ngủi. Đó là bài "Quá Tần luận" nổi tiếng.
Giả Nghị đề cao công thống nhất của Trung Quốc, ca ngợi sức mạnh vô địch tiêu diệt 6 nước chư hầu của nhà Tần và đánh giá "Trần Thắng tài năng dưới bậc trung", danh phận còn kém xa 6 nước chư hầu, bản thân ông chỉ nổi lên được 6 tháng đã bị tiêu diệt nhưng ngọn lửa mà ông đốt lên đã huỷ diệt nhà Tần.
"Ông vua có thể lấy thiên hạ trên lưng ngựa nhưng không thể cai trị thiên hạ trên lưng ngựa". Câu đó rất đúng với nhà Tần. Sau khi thống nhất thiên hạ, thay vì dùng chính sách khoan dung để lấy lòng người, nhà Tần lại tăng cường pháp trị, lấy sự hà khắc để đề phòng sự chống đối của thiên hạ. Do đó, ngoài cái thù mất nước chưa nguôi ngoai, người dân 6 nước còn lại đều căm giận nhà Tần lên gấp bội. 15 năm là vòng xoáy của một triều đại nhưng đối với đời người, ngần ấy thời gian còn chưa qua một thế hệ. Chẳng những thế hệ con em mà ngay thế hệ "mất nước" của 6 nước chư hầu vẫn còn nguyên và mối thù vẫn còn nguyên.
Chương Hàm dù chưa sánh được với Vương Tiễn nhưng cũng là viên tướng giỏi và có lòng tận tuỵ, tuy nhiên dường như ông càng chữa cháy đám cháy càng lớn. Sự căm hờn của nhân dân đối với chính sách tàn bạo của nhà Tần khiến những người chống đối hết lớp này lại có lớp khác đứng lên, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước và một mình Chương Hàm không xoay chuyển được tình thế. Chương Hàm đánh diệt Trương Sở, Trần Thắng ngã có Lã Thần nối tiếp. Chương Hàm diệt Nguỵ, Nguỵ Cữu chết có Nguỵ Báo thay. Chương Hàm đánh Tề, giết được Điền Đam lại có Điền Vinh đứng lên. Chương Hàm đánh Sở giết được Hạng Lương thì có ngay Hạng Vũ bật dậy. Những công tích của Chương Hàm có thể làm một bộ phận chư hầu khiếp đảm và cầm chân được Hạng Vũ một thời gian nhưng một mình ông không có đủ 3 đầu 6 tay để chặn đường tây tiến của Lưu Bang. Và khi chính quyền Tần u mê, hủ bại quay sang đố kỵ tướng sĩ, phá bỏ nốt bức tường chắn cuối cùng khiến Chương Hàm ngả theo chư hầu, chỉ một đạo quân không hẳn là hùng hậu của Lưu Bang cũng đủ kết liễu nhà Tần. Kết cục của cả ba nhân vật chính của nhà Tần thời hậu Thuỷ Hoàng là vua Nhị Thế, Lý Tư lẫn Triệu Cao là bài học đích đáng cho đời sau. 15 năm quá ngắn ngủi, Lý Tư và Triệu Cao vừa là khai quốc công thần nhà Tần, vừa là vong quốc tội thần của nhà Tần. Hạng Lương, Hạng Vũ, Trương Lương, Điền Đam... vừa thần tử vong quốc nhưng cũng không lâu sau lại là những người phục quốc. Có lẽ hoàng đế đầu tiên của đế quốc Trung Hoa không thể ngờ rằng số đếm triều đại mình dừng lại ngay ở con số "Nhị Thế".
Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng có câu sấm: "Vong Tần giả Hồ" (Tần mất tại Hồ). Thuỷ Hoàng ngờ rằng "Hồ" đó là người Hồ, tức người Hung Nô nên đã điều động biết bao nhân công đi xây Vạn Lý Trường Thành để chặn họ kéo xuống phía nam. Nhưng ông không ngờ rằng "Hồ" đó là "Hồ Hợi", đứa con cưng vẫn được lòng ông mới là kẻ làm mất nhà Tần.

Các đời vua nhà Tần


Vào năm thứ 51 thời Tần Chiêu Tương Vương (秦昭襄王), nước Tần tiêu diệt nhà Chu. Do vậy, dù sáu nước Chiến quốc khác vẫn đang tồn tại với tư cách các chế độ độc lập, các nhà chép sử vẫn thường sử dụng năm tiếp sau (năm thứ 52 của Chiêu Tương Vương nhà Tần) làm năm chính thức tiếp nối nhà Chu.
Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên tuyên bố mình làm “Hoàng đế”, sau khi thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN. Vì thế năm đó thường được tính làm năm bắt đầu "nhà Tần".
Chữ ký của huyenz0ny





Nhà Tần I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tần

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Nhà Tần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Tập san lịch sử các nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất