Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Thu Jan 14, 2010 4:48 pm
Thành viên cấp 2
quan 121212
Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi : 71
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 85
Tiêu đề: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Những việc cần được ghi nhận
Chương trình (CT) và bộ sách giáo khoa (SGK) mới rõ ràng là tốt hơn hẳn so với CT và bộ SGK cũ. Đội ngũ giáo viên (GV) luôn luôn tận tâm và có năng lực. Thiết bị dạy học ngày càng hiện đại. Ngày càng có nhiều GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo tinh thần đổi mới. Ở Hà Nội, nhiều học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 10 và lớp 11 rất thích học Sử. Tại trường THCS Trưng Vương - quận Hoàn Kiếm, có năm học, khi được hỏi: Lớn lên em sẽ làm nghề gì?, thì quá nửa học sinh trả lời là thích làm nhà khảo cổ học! Có được điều đó là do cô giáo Nguyễn Thu Hà đã truyền cho các em sự đam mê môn Sử.
Khoa Sử của các trường ĐH đào tạo Cử nhân ngành Sử học chất lượng cao. Nhiều chuyên gia và GV dạy Lịch sử được đào tạo và qua khoá nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài… Tại các Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Mĩ thuật, Ban quản lí Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho công tác dạy học Lịch sử ở Thủ đô.
Việc dạy học Lịch sử địa phương đã được triển khai và thu được một số kinh nghiệm. Ở Hà Nội, nhiều HS cấp THCS và đầu cấp THPT đã say sưa sưu tầm tư liệu về Di tích lịch sử văn hóa. Học sinh lớp 11 nghiên cứu về Văn hóa ẩm thực Hà Nội, trang phục của người Hà Nội xưa và nay. Học sinh lớp 12 tìm hiểu về Công nghệ và Khoa học trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, nền giáo dục của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử. Rất nhiều tiết học Lịch sử địa phương được tiến hành một cách sinh động nhờ HS sưu tầm tư liệu và chuẩn bị chu đáo. Khó khăn và hạn chếĐa số học sinh lớp 9 và lớp 12 không thích học Sử, nhất là phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. GV gặp không ít khó khăn khi dạy Lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là các sách lịch sử của chúng ta viết về thời kì này còn thiếu toàn diện, nặng về chính trị và quân sự. Giai đoạn về kháng chiến chống Pháp 1946-1954 và kháng chiến chống Mĩ 1954-1975 vẫn còn một chiều và đơn điệu. Tư liệu về kinh tế văn hóa Việt Nam thời cận hiện đại còn thiếu. Có lẽ phải một thời gian dài nữa, chúng ta mới có những bộ sử về Việt Nam cận hiện đại được viết một cách toàn diện và khoa học hơn.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thất bại, từ những trận đánh ta bị thua chưa được làm rõ. Phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến nay có quá nhiều nội dung trùng lặp với Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là khó khăn rất lớn cho GV và HS khi dạy và học Lịch sử ở lớp 9 và lớp 12. Việc dạy học theo CT đồng tâm ở cấp THCS và cấp THPT đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là một trong những nguyên nhân gây nhàm chán cho thầy và trò khi học một số bài ở cấp THPT. Với cùng một nội dung bài học, nhiều tiết học ở cấp THCS sâu sắc và hấp dẫn hơn ở cấp THPT. Có hiện tượng đáng buồn trên, một phần còn do trình độ của từng giáo viên khi dạy những vấn đề cụ thể. Nhưng rõ ràng là CT dạy học ở cấp THPT cần sâu hơn, cao hơn cấp THCS.
Trong CT và SGK hiện hành, nhìn chung, phần Lịch sử thế giới có nhiều ưu điểm hơn phần Lịch sử Việt Nam. Tuy vậy, SGK của chúng ta hiện nay còn thiếu những nhận định xác đáng về Chủ nghĩa tư bản hiện đại, thiếu cập nhật về Cách mạng Khoa học và Công nghệ trong những thập kỉ gần đây. Cần tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng những bài viết về văn hóa, khoa học kĩ thuật.
Cần làm gì để nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử ?
Cần tiếp tục tổng kết kinh nghiệm đổi mới dạy - học Lịch sử Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về đổi mới dạy - học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Những kinh nghiệm này cần tiếp tục được tập hợp, phổ biến và nhân rộng như: Tiếp tục sử dụng sơ đồ Đai-ri trong dạy học Lịch sử, đảm bảo đặc trưng bộ môn và gây hứng thú cho HS; Gây xúc cảm và giáo dục tư tưởng cho HS qua từng tiết học Lịch sử; Đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động của GV và HS trong dạy học Lịch sử. Trong đó đặc biệt coi trọng việc thiết kế các hoạt động nhận thức độc lập của HS. Tiếp tục phấn đấu theo hướng giảm phần thuyết trình của GV để HS được hoạt động nhiều hơn; Tiếp tục làm phong phú những kinh nghiệm rèn kĩ năng học tập bộ môn cho học sinh, kinh nghiệm tổ chức những tiết ôn tập. Trong thực tế, còn có nhiều GV tỏ ra lúng túng khi dạy các tiết ôn tập và tổ chức luyện thi tốt nghiệp cho HS lớp 12; Phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm biên soạn và dạy - học Lịch sử địa phương, dạy học ở các Viện bảo tàng…
Cải tiến việc đánh giá, thi cử và nâng cao chất lượng chương trình, sách giáo khoa Về lâu dài, CT cần được làm lại và nên bỏ CT đồng tâm như CT hiện hành. Nên tăng thời lượng cho việc dạy - học Lịch sử thế giới cận-hiện đại. Việc dạy - học Lịch sử cần thiết thực hơn. Dạy Lịch sử không những giúp HS hiểu quá khứ của tổ tiên và nhân loại mà còn giúp thế hệ trẻ có thể hội nhập với thế giới và thích ứng được với cơ chế thị trường.
Có thể vẫn tiếp tục phân ban, nhưng nên phân ban, phân hóa chủ yếu bằng dạy - học tự chọn. HS không thuộc ban Khoa học Xã hội và Nhân văn có thể được kết thúc việc học môn Sử và một số môn khác từ cuối lớp 11. Như vậy, lên lớp 12 các em sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho việc học đại học hoặc học nghề. Đánh giá kết quả học tập có thể không chỉ bằng thi cử như hiện nay. Trong thực tế, có nhiều HS say mê nghiên cứu, đã làm được những bài tập tốt, có giá trị hơn nhiều so với các bài thi tốt nghiệp. Những HS khá, giỏi làm được những bài tập như vậy có thể được xét đặc cách tốt nghiệp môn Sử.
Những năm sắp tới, có thể tổ chức thi tốt nghiệp môn Sử với 100% đề trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, chúng ta còn rất khó khăn và thiếu kinh nghiệm khi soạn những đề trắc nghiệm khách quan ở mức độ hiểu và vận dụng. Đa số những đề trắc nghiệm khách quan hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ nhận biết, tái hiện.
Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT với 6 môn như hiện nay là không phù hợp với thực tế, gây lãng phí nhiều và rất có hại cho sức khỏe của HS. Việc đổi mới đánh giá trong việc dạy - học môn Lịch sử còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo chung của Bộ GD& ĐT.
Về lâu dài, trong việc xây dựng chương trình mới, cần nghiên cứu để tích hợp việc dạy học Lịch sử thế giới với việc dạy học Lịch sử dân tộc. Đặc biệt quan tâm đến phần nâng cao và các chuyên đề tự chọn ở cấp THPT. CT cần linh hoạt hơn để tăng tính chủ động cho các địa phương. Tiếp tục tăng tỉ lệ phần mềm trong CT để các tỉnh, các thành phố bổ sung cho phù hợp với từng địa phương và khắc phục những hạn chế của chương trình cứng dùng chung cho cả nước. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm dạy học Lịch sử của các nước trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cần tiếp tục thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho GV. Các trường cần tiếp tục động viên GV tự học, tự bồi dưỡng. Cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để triển khai rộng rãi việc xây dựng phòng học bộ môn ở các địa phương. Cần tiếp tục tổng kết kinh nghiệm dạy học Lịch sử địa phương. Tiếp tục tăng cường việc đưa HS đi tham quan và học tập tại các Viện bảo tàng… Cần sản xuất thêm nhiều đồ dùng dạy học, xuất bản thêm sách tham khảo cho GV và HS.
Đổi mới dạy học Lịch sử là công việc khó khăn. Có những việc cần làm ngay nhưng nhiều việc cần có thời gian khá dài nữa mới làm được. Chúng ta trông mong vào sự điều hành của BộGD&ĐT, sự đổi mới của khoa Sử ở các trường ĐH, sự năng động của các Sở GD&ĐT và toàn thể đội ngũ GV.
Fri Jan 15, 2010 3:50 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Bài viết này của Quân hay của ai thế ! Bài viết này Lộc thấy hay đó..
Fri Jan 15, 2010 4:51 pm
Thành viên cấp 2
quan 121212
Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi : 71
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 85
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Bài viết này là Quân có được trong một đợt tìm kiếm tài liệu lịch sử ,sau khi thêm bớt chỉnh sửa chút ít thì đưa lên,sắp tới Quân sẽ đưa thêm vài bài viết tay của mình nữa ( Hiện tại còn đang hoàn chỉnh,công việc dạo này nhiều quá ! )
Sat Jan 16, 2010 8:29 pm
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
- Còn Lộc thấy nhiều lần nói là sẽ đưa lên tài liệu ôn thi lịch sử đại học phần Việt Nam, mà sao không thấy gì nhỉ?
Mon Jan 18, 2010 10:02 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Chủ nhật tuần này Lộc send lên !
Tue Jan 19, 2010 8:10 pm
Khách viếng thăm
Khách v
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Cái gì còn lại trong khi cái khác lần lượt mất đi là "Văn Hoá" Cái gì đã xảy ra nhưng được ghi lại thì gọi là lịch sử, không được ghi lại thì trở thành truyền thuyết,....rồi dã sử,...Đời sau truyền thuyết, dã sử được in thành sách, được dạy trong nhà trường thì nó lại trở thành lịch sử. Tại sao học sinh bây giờ không thích học sử? Thứ nhất, theo em không thể trách tụi em được mà phải trách nhà nước không biết truyền thụ lịch sử theo nghĩa đen của nó. Không ai có quyền phê phán lịch sử vì muốn hay không muốn thì nó cũng đã xảy ra rồi mà chỉ có quyền tiếp thu và kế thừa tinh hoa của lịch sử mà thôi....thế hệ chúng ta đối xử với lịch sử chưa công bằng. 4000 năm lịch sử VN nên chia thời lượng học theo chiều dài của từng thời kỳ lịch sử để học, thời kỳ, triều đại dài thì nhiều tiết, thời kỳ, thời đại ngắn thì ít tiết (tỷ lệ thuận),mà hiện nay đa số các trường THCS , THPT dạy theo kiểu tỷ lệ nghịch tức là bài nào cũng dậy như nhau. Điều quan trọng hơn cả Lịch sử phải đúng là sự thật thì mới có thể gọi là lịch sử. Thứ hai,cách biên soạn nội dung cũng khô khan, cách truyền đạt cũng không hấp dẫn, chẳng gợi hứng thú cho học sinh tìm hiểu và có nhiều giáo viên thì dậy theo kiểu"nhồi nhét",khiến cho đa số học sinh cầm quyển sử là thấy chán rồi(em học cấp 2 cũng nhiều lúc thấy vậy)Cầm một quyển sách giáo khoa LS mà xem, chẳng ai muốn đọc cả, nhưng nếu thầy cô kể chuyện bên lề của LS...là học sinh lắng nghe ngay-từ những câu chuyện lịch sử đc các thầy cô kể lại em đã dần thích môn Sử nhưng không hẳn là đam mê bởi còn nhiều lí do. Thứ ba,em nói không đâu xa, bố mẹ em vẫn hỏi:"con học giỏi Sử thì sau này làm nghề gì?chắc tiền lương cũng chẳng khá gì, học sử thì mai sau không làm ra tiền".==> Quan niệm của bố mẹ em là như vậy đó và chắc cũng không chỉ có bố mẹ em là có quan niệm như thế mà sẽ có rất nhiều người.Nhưng em cũng rất may mắn là em đã đc học tập ở ngôi trường THPT Chu Văn An-ngôi trường lịch sử. Và đối với trường Chu Văn An thì thực trạng dậy và học lịch sử không như bài anh viết.Ở trường này thì Lịch Sử cũng là một môn học quan trọng cho nên việc dậy và học rất nghiêm túc và môn Sử năm nào cũng là môn đạt được nhiều thành tích trong các kì thì hsg đem lại danh dự cho nhà trường.Và từ những người tâm huyết như thầy Dũng em hiểu được rằng:"Em sẽ học Sử(trước mắt là thi hsg+ đại học-thực dụng một chút nhưng sau đó có lẽ em sẽ gắn bó luôn với nó)mặc dù biết đồng tiền mai sau em kiếm ra không nhiều nhưng nó đã thấm đẫm bao xương máu của lớp người đi trước,và điểm tựa động lực trong cuộc sống chính là lịch sử dân tộc. Thứ 4, Sách truyện lịch sử còn quá ít. Trong tủ sách của thiếu nhi có biết bao nhiêu truyện ly kỳ, bao nhiêu tranh truyện nhiều tập của nước ngoài nhưng lại rất thiếu những tập truyện về anh hùng dân tộc, về những trận chiến thắng lớn trong lịch sử. Phim về đề tài lịch sử và cách mạng lại càng hiếm (Cái này ta thua xa Trung Quốc)). Những thước phim tư liệu vô cùng quý giá ghi lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975, chỉ được chiếu trong dịp kỷ niệm, ngày lễ xong là đem cất. Tại sao không đưa vào các trường học để minh họa cho các bài giảng?Hay cuốn nhật kí"Đặng Thùy Trâm" đã được đạo diễn Đặng Nhật Minh làm thành bộ phim"Đừng đốt"-phim đó lại cũng chỉ chiếu vào ngày lễ học sinh sinh viên chứ xong kịp là cũng lại đem cất. Nói chung bàn về vấn đề này thì còn nhiều chuyện để nói chứ làm sao có thể nói hết được vấn đề "thực trạng dậy và học lịch sử của nước ta hiện nay". Mong rằng,ngành giáo dục sẽ có những thay đổi và giáo dục truyền thống cho học sinh mà bắt đầu là môn Lịch Sử.Em vẫn luôn tin tưởng và chờ đợi vào một ngày nào đó, nước nhà chúng ta sẽ có những kế sách để giúp mọi người am hiểu lịch sử nhiều hơn.Hi vọng mọi người sẽ yêu thích môn học này và say sưa tìm hiểu nó.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay
Thực trạng dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay