Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết về vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, rằng "từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại... trở lên". Đất Sài Gòn khi những nhóm lưu dân người Việt đến khai khẩn hãy còn hoang vu, rừng rậm và đầm lầy trải dài. Rải rác đó đây trên các giồng đất cao, một vài nhóm các dân tộc Khmer, Stiêng, Mạ... cư trú, sinh sống.
Những lưu dân người Việt đầu tiên tìm đến mưu sinh nơi đất Sài Gòn thuở xa xưa là những người từ miền Bắc, miền Trung vào vì nhiều lý do. Phần lớn họ là những nông dân nghèo đói, cơ cực bởi cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, một số khác là những quan lại, binh lính được nhà nước phong kiến phái đi đồn trú phía Nam, một số là những kẻ tội đồ trốn tránh... Họ đã vượt biển trên những chiếc thuyền và ngược sông Sài Gòn từ cửa Cần Giờ đến vùng đất Sài Gòn ngày nay. Những nhóm lưu dân đầu tiên đã chiếm cứ các giồng đất cao nằm dọc sông Sài Gòn để định cư. Ở đây có nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, khí hậu lại thoáng đãng. Dần dần từ các giồng cao, lưu dân mở rộng việc khai phá rừng rậm và bưng sình, đất thấp... thành ruộng vườn và làng xóm.
Một địa điểm mà sử sách thường nhắc đến là Mô Xoài có lẽ là vùng đất Bà Rịa hiện nay, đã được người Việt chọn làm nơi cư trú đầu tiên. Đất đai ở đây tương đối cao, lại gần sông biển thuận lợi cho việc định cư của họ.
Từ đất Mô Xoài, các lưu dân đã nhanh chóng mở rộng phạm vi cư trú, khai khẩn đất đai sang các khu vực, nay thuộc Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên ở những nơi này không khác mấy với đất Mô Xoài, vả lại các sông rạch nơi đây khá thuận tiện cho việc di chuyển của các lưu dân. Vào những thập kỷ giữa các thế kỷ XVII, các cư dân Việt đã hiện diện ở vùng đất Nam Vang (Phnom Penh) hiện nay. Năm 1665, theo giáo sĩ Chevreuil nhận thấy khi đến Phnom Penh đã có hai làng người Việt nằm bên kia sông, ước khoảng hơn 500 người. Điều đó cho thấy công cuộc Nam tiến của người Việt khá sớm, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI. Một vài tư liệu khác của giáo sĩ phương Tây cũng cho thấy cùng với sự hiện diện của người Việt ở Nam Vang, thì ở vương quốc Xiêm La (Thái Lan), ngay vùng ven kinh đô cũng đã xuất hiện các khu vực định cư của khoảng 300 người Việt.
Thuở ban đầu, đứng trước thiên nhiên còn hoang dã của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, một vùng đất vừa hào phóng vừa bí ẩn, đầy bất trắc, người lưu dân Việt không khỏi cảm thấy ngại ngùng. Điều này thể hiện qua câu ca dao:
Tới đây xứ sở lạ lùng.
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Những con người tiên phong ấy, với nghị lực và ý chí đã cố gắng trụ bám nơi mảnh đất Sài Gòn, nhen nhúm và định hình một cuộc sống mới. Cho đến trước khi những viên quan của chúa Nguyễn được cử đi kinh lý miền đất phía Nam, thì những thế hệ đầu tiên của lưu dân đã có cuộc sống ổn định, ruộng vườn đang mở rộng, xanh tươi. Những ghi chép trong các sử sách đương thời, giữa thế kỷ XVII, đất Sài Gòn đã có gần 10.000 người.
Trong số cư dân buổi ban đầu ở Sài Gòn, có không ít người Hoa. Họ là những người Trung Hoa vùng duyên hải phía Nam, đã ra đi tìm đất sống bởi không chịu nổi cuộc sống đói nghèo, loạn lạc ở cố hương.
Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết về vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, rằng "từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại... trở lên". Đất Sài Gòn khi những nhóm lưu dân người Việt đến khai khẩn hãy còn hoang vu, rừng rậm và đầm lầy trải dài. Rải rác đó đây trên các giồng đất cao, một vài nhóm các dân tộc Khmer, Stiêng, Mạ... cư trú, sinh sống.
Những lưu dân người Việt đầu tiên tìm đến mưu sinh nơi đất Sài Gòn thuở xa xưa là những người từ miền Bắc, miền Trung vào vì nhiều lý do. Phần lớn họ là những nông dân nghèo đói, cơ cực bởi cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, một số khác là những quan lại, binh lính được nhà nước phong kiến phái đi đồn trú phía Nam, một số là những kẻ tội đồ trốn tránh... Họ đã vượt biển trên những chiếc thuyền và ngược sông Sài Gòn từ cửa Cần Giờ đến vùng đất Sài Gòn ngày nay. Những nhóm lưu dân đầu tiên đã chiếm cứ các giồng đất cao nằm dọc sông Sài Gòn để định cư. Ở đây có nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, khí hậu lại thoáng đãng. Dần dần từ các giồng cao, lưu dân mở rộng việc khai phá rừng rậm và bưng sình, đất thấp... thành ruộng vườn và làng xóm.
Một địa điểm mà sử sách thường nhắc đến là Mô Xoài có lẽ là vùng đất Bà Rịa hiện nay, đã được người Việt chọn làm nơi cư trú đầu tiên. Đất đai ở đây tương đối cao, lại gần sông biển thuận lợi cho việc định cư của họ.
Từ đất Mô Xoài, các lưu dân đã nhanh chóng mở rộng phạm vi cư trú, khai khẩn đất đai sang các khu vực, nay thuộc Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên ở những nơi này không khác mấy với đất Mô Xoài, vả lại các sông rạch nơi đây khá thuận tiện cho việc di chuyển của các lưu dân. Vào những thập kỷ giữa các thế kỷ XVII, các cư dân Việt đã hiện diện ở vùng đất Nam Vang (Phnom Penh) hiện nay. Năm 1665, theo giáo sĩ Chevreuil nhận thấy khi đến Phnom Penh đã có hai làng người Việt nằm bên kia sông, ước khoảng hơn 500 người. Điều đó cho thấy công cuộc Nam tiến của người Việt khá sớm, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI. Một vài tư liệu khác của giáo sĩ phương Tây cũng cho thấy cùng với sự hiện diện của người Việt ở Nam Vang, thì ở vương quốc Xiêm La (Thái Lan), ngay vùng ven kinh đô cũng đã xuất hiện các khu vực định cư của khoảng 300 người Việt.
Thuở ban đầu, đứng trước thiên nhiên còn hoang dã của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, một vùng đất vừa hào phóng vừa bí ẩn, đầy bất trắc, người lưu dân Việt không khỏi cảm thấy ngại ngùng. Điều này thể hiện qua câu ca dao:
Tới đây xứ sở lạ lùng.
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Những con người tiên phong ấy, với nghị lực và ý chí đã cố gắng trụ bám nơi mảnh đất Sài Gòn, nhen nhúm và định hình một cuộc sống mới. Cho đến trước khi những viên quan của chúa Nguyễn được cử đi kinh lý miền đất phía Nam, thì những thế hệ đầu tiên của lưu dân đã có cuộc sống ổn định, ruộng vườn đang mở rộng, xanh tươi. Những ghi chép trong các sử sách đương thời, giữa thế kỷ XVII, đất Sài Gòn đã có gần 10.000 người.
Trong số cư dân buổi ban đầu ở Sài Gòn, có không ít người Hoa. Họ là những người Trung Hoa vùng duyên hải phía Nam, đã ra đi tìm đất sống bởi không chịu nổi cuộc sống đói nghèo, loạn lạc ở cố hương.
Theo website Tp hcm