CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T I_icon_minitimeTue Dec 15, 2009 10:26 pm

beyh_510

Thành viên mới gia nhập

beyh_510

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/12/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích Điểm thành tích : 9
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

 
" Trình bày những đặc điểm cơ bản về chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam nhằm chuẩn bị cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp Vô sản ở Việt Nam."
câu này được 6 điểm trên thang điểm 20
thanks mn naz....^^
Chữ ký của beyh_510





làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T I_icon_minitimeFri Dec 18, 2009 3:10 pm

AntonBinh
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".

ĐIỀU HÀNH VIÊN

AntonBinh

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 110
Đến từ Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích Điểm thành tích : 186
Được cám ơn Được cám ơn : 57

Bài gửiTiêu đề: Re: làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

 
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm luợc nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp, chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau, vừa xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, vừa duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chổ dựa. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, với âm mưu thâm độc thực hiện chính sách chia để trị, chính sách ngu dân, chính sách độc quyền về kinh tế, ra sức vơ vét tài nguyêm bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cừng nhiều hình thức thuế khoá năng nề, vô lý.
- Trước những áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Nhưng tất cả những cuộc đấu tranh đó đều không giành được thắng lơi. Giai cấp địa chủ phong kiên mà tiêu biểu là triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và hèn nhát nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp và trở thành phản động, phản bội lại lợi ích của dân tộc.
Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến: phong trào Cần Vương đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng chấm dứt năm 1896; phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản (l868), cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam, làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng rãi theo khuynh hướng tu sản nhưng đều thất bại. Tiêu biểu là phong trào của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, phong trào Duy Tân của vua Duy Tân. Điều này chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam, rằng giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Tình hình khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân tộc, yêu cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường, mới có khả năng đưa phong trào cứu nước đi đến thắng lợi.
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu một bước phát triến mới và mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Quốc tế cộng sản, bộ tham mưu của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới, được thành lấp năm 1919. ỏ Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời năm 1921. Ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp được thành lập năm 1920, sự kiện hch sử này không chỉ là thắng lơi của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng Pháp mà còn là thắng lợi của các dân tộc thuộc địa Pháp.
Trong khoảng những năm 1923-1927, phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản với động lực là trí thức tiểu tư sản phát triền mạnh, nhiều tố chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm Tâm Xã (l923-1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu (1926), Thanh niên cao vọng Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929), Tân Việt Cách mạng Đảng (1926-1930), Việt Nam Quốc dân Đảng (1925-l930)... Nhìn chung, các tố chức, đảng phái yêu nước nói trên có tinh thần chống đế quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước... Song, hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản... Mặt khác, họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân (trước hết là nông dân) trong cách mạng. Vì những hạn chế trên, các tổ chức, đảng phái yêu nước này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn.
Cùng với những chuyển biên trên, cách mạng Việt Nam lúc này cũng bắt đầu có nhiều chuyển biến mới gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
Năm 1911, Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Khác với những nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Ái Quốc sang châu Âu. Mục đích của Người là đi để xem sự phát triến của châu Âu, của Pháp như thế nào, thực chất của tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là gì, từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta giúp đồng bào thoát khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ. Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, được tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê nin về vấn đê dân tộc và vấn đề thuộc địa, tháng 12-1920. Nội dung của Luận cương đã giải đáp cho Người con đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc. Tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản 3 và là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ một người yêu nước, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin”..
Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đây Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam.
Về chính trị, Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị (sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị của Đảng)
1. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng trên thế giới.
2. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng chính quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc.
3. Trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm động lực cách mạng. đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo các giai tầng khác tham gia.
4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin .
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của một vài người. "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của công nông". Cách mạng "là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người". Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.
Những quan điểm đó được truyền bá qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá trong nước (qua phong trào vô sản hoá : từ 1928-1929 ) làm cho phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ.
Chữ ký của AntonBinh





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T I_icon_minitimeFri Dec 18, 2009 3:23 pm

beyh_510

Thành viên mới gia nhập

beyh_510

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/12/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích Điểm thành tích : 9
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

 
thanks AntonBinh ^^
nếu theo như đáp án này thì ryn làm thiếu rồi và sai nữa
ryn chỉ nêu tóm lược lại quá trình hoạt động của NAQ đến trước năm 1930
nêu hoạt động của Hội VNCMTN và nêu nội dung cương lĩnh chính trị

haizz
vậy là mất hết điểm câu này á????
OMG~
no~
Chữ ký của beyh_510





làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

 
Chữ ký của Sponsored content




 

làm ơn giải hộ Ryn câu này với...T.T

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Tổng hợp các đề thi Lịch Sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất