CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam I_icon_minitimeSun Dec 13, 2009 8:29 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam 36 So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam 40 So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam 43 So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam 102
So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam

 
--------------------------------------------------------------------------------

So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam




Dù Tổng thống Barack Obama làm tất cả để có một chiến lược rút khỏi Afghanistan, báo chí phương Tây vẫn tiếp tục so sánh cuộc chiến tại đây với chiến tranh tại Nam Việt Nam cuối thập niên 1960.
Nói với dư luận Mỹ và thế giới, Bấm Tổng thống Obama nhấn mạnh đây không phải là một Việt Nam nữa:
"Khác với Việt Nam, chúng ta có liên quân rộng lớn của 43 quốc gia, cùng công nhận tính chính danh của chiến dịch."
"Khác với Việt Nam, chúng ta không phải chống lại một cuộc nổi dậy được dân chúng ủng hộ rộng khắp, và quan trọng hơn cả, khác với Việt Nam, người dân Hoa Kỳ đã bị tấn công một cách tàn độc từ bên ngoài, và vẫn là mục tiêu của những kẻ cực đoan đó…"
Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, giờ Mỹ tại Học viện Quân sự West Point, Tổng thống Mỹ nói mọi sự so sánh giữa hai cuộc chiến chỉ dựa trên cơ sở "đọc sai lịch sử".
Giống mà khác
Dù vậy, các báo quốc tế vẫn nói về viễn cảnh của một cuộc chiến Việt Nam lần nữa, kéo dài tám năm, đang ám ảnh Hoa Kỳ tại Afghanistan.
Những điểm giống nhau, theo các báo Phương Tây gồm có:
Khác với Việt Nam, chúng ta có liên quân rộng lớn của 43 quốc gia, cùng công nhận tính chính danh của chiến dịch

Tổng thống Barack Obama


-Sự tụt giảm, thậm chí thiếu vắng ủng hộ của dư luận với cuộc chiến, tựa như phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Phương Tây hồi thập niên 1960.
-Uy tín giảm sút của chính quyền Karzai với dân chúng của họ và dư luận quốc tế được so với chính quyền của các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tại Nam Việt Nam dù có cuộc đầu phiếu.
-Sự thiếu vắng, ít ra là theo các nhà chỉ trích, một chiến lược rõ rệt để quân đội chính quy, hiện đại của Hoa Kỳ có thể thắng trong một cuộc chiến kiểu du kích, ở một địa hình phức tạp, trong một xứ sở có nền văn hóa khác lạ.
Để trấn an dư luận, ông Obama không chỉ tăng thêm quân trong sáu tháng nữa, sẽ nâng tổng số quân Mỹ tại Afghanistan lên hơn 100.000.
Tựa như kế hoạch 'Việt Nam hóa chiến tranh' ngày trước, Hoa Kỳ cũng nói sẽ tạo điều kiện chuyển giao sứ mệnh lại cho quân đội chính phủ Afghanistan trong thời gian sớm nhất.
Mục tiêu, như ông Obama hứa, là trong vòng 18 tháng tới, sẽ có các hoạt động thay đổi cục diện cuộc chiến và sau khi trao lại quyền điều hành cho quân Afghanistan thì Hoa Kỳ và liên quân sẽ rút ra.
Báo Anh, tờ The Guardian ra hôm nay 2/11 tại London viết:
"Việc đưa vào kế hoạch một thời điểm bắt đầu rút quân có mục tiêu chiếm niềm tin của dư luận Mỹ vốn ngày càng nghi ngờ về cuộc chiến, lo sợ rằng đất nước họ bị cuốn vào một vũng lầy kiểu như Việt Nam."
Vụ Tết Mậu Thân 1968 làm thay đổi quan điểm của dư luận Mỹ


Tại Việt Nam, cuộc chiến bắt đầu trong những năm 1960 và kết thúc năm 1975, với đa số quân đội Mỹ được triển khai tại chiến trường Nam Việt Nam dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson.
Cuộc chiến giết nhiều quân sĩ Mỹ nhất kể từ Thế Chiến 2, với con số 58 nghìn quân Mỹ.
Tuy thế, báo chí quốc tế cũng nói về con số thương vong thì Afghanistan khác xa Việt Nam.
Cho tới nay, số quân Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan chưa bằng 1/60 số tại Nam Việt Nam.
Vào thời điểm cao nhất, năm 1968, Hoa Kỳ có 549 nghìn quân tại Việt Nam, nhiều hơn tám lần so với con số hiện nay ở Afghanistan.
Nhưng vấn đề tâm lý và di sản chính trị của cuộc chiến Việt Nam với Hoa Kỳ thì luôn được nhắc tới.
Những người chỉ trích nói giống như "sự cay đắng của Việt Nam", cuộc chiến Afghanistan là không thể nào chiến thắng được (unwinnable war).
Một số nhà quan sát cũng cảnh báo cả bài học Liên Xô trước đây đã thất bại tại Afghanistan, rằng quân viễn chinh với vũ khí và hỏa lực chiếm ưu thế có thể thắng mọi cuộc hành quân nhưng 'sáng hôm sau mở mắt dậy thì tình hình vẫn như hôm trước'.
Bối cảnh hai cuộc chiến
Nhưng bối cảnh hai cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan lại khá khác nhau.
Cuộc chiến Việt Nam xảy ra trong Chiến tranh Lạnh, giữa thế giằng co của khối cộng sản và tư bản.
Bắc Việt Nam và lực lượng 'Việt Cộng' miền Nam được phe cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu, và cả Trung Quốc trợ giúp.
Biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Washington DC 5/11/1969


Hiện nay, các nhóm khác nhau của Taliban không có một sự ủng hộ quốc tế như vậy, ngoài các nhóm Hồi giáo quá trình tại Phương Tây.
Trong cuộc chiến Việt Nam, giới trí thức thiên tả Âu Mỹ phần nhiều phản đối Hoa Kỳ và Sài Gòn.
Nay, kể cả những báo chí thiên tả cũng cho rằng vai trò của Hoa Kỳ, và Anh Quốc trong việc ngăn chặn trào lưu chiến tranh mang tính tôn giáo là cần thiết.
Thậm chí Michael Tomasky trên báo The Guardian còn so sánh tình hình với năm 1945:
"Đây là giờ thử thách lớn của ông Obama, tựa như Churchill trước kia."
Trong Thế Chiến 2, Thủ tướng Winston Churchill của Anh kêu gọi chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ nền dân chủ châu Âu trước hiểm họa phát xít.
Cũng có những bình luận, như trên International Herald Tribune, lo ngại rằng ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ bằng quá nhiều 'ván cờ lớn' mà chưa thấy cách kết thúc thắng lợi ra sao.
Sáu hồ sơ lớn, đầy tham vọng của ông gồm: Trung Đông, Bắc Hàn, Afghanistan, cải tổ y tế Mỹ, kế hoạch khắc phục suy thoái kinh tế và cả biến đổi khí hậu.
Mỗi hồ sơ này đều liên qua đến việc cộng tác với nhiều đối tác, kiềm chế những đối thủ lớn nhỏ, đòi hỏi không chỉ thời gian mà cả khả năng toàn diện của Hoa Kỳ.
Cũng có bình luận khác, như của Andrew Sullivan trên The Times thì tin rằng ông Obama đặt lại vị thế chiến lược để giải quyết 'chậm mà chắc' trong cả hai nhiệm kỳ tám năm, nên không nên mong đợi kết quả ngay.
Dù vậy, chiến lược Afghanistan sẽ vẫn đóng ngay vị trí tại trọng tâm với nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Tổng thống Lyndon Johnson bàn về cuộc chiến Việt Nam


nguồn:bbc
Chữ ký của fudo85




 

So sánh xung đột Afghanistan với Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Thế giới ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất