1. Ca ngợi hào khí Đông A :
Sử gia Ba Tư Fazl Allah Radsid ud Din (1247-1318) ca ngợi hào khí Đông A như sau: Tugan (Thoát Hoan) đem quân vào nước đó (Việt Nam) chiếm lấy các thành thị ven biển và thống trị ở đấy trong một tuần lễ. Nhưng bỗng nhiên từ biển, từ rừng, từ núi, xuất hiện những đội quân nước đó đánh tan đạo quân của Tugan đang lo cướp bóc. Tugan (Thoát Hoan) trốn thoát và lại trở về đóng ở Lukin -fu (Giang Tây). Sách Đại Việt sử ký toàn thư phần chép chiến thắng Đông Bộ Đầu năm 1258 cũng không khác: "Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng." GS sử học Hà Văn Tấn hào sảng bình luận: " Hẳn chiến thắng oanh liệt của Đại Việt đã có tiếng vang lớn nên Ra-sít ut-Din, nhà sử học thành Hamadhan ở tận phía tây của châu Á mới chép vào bộ sử của mình những dòng trên".Chắc chắn, sử gia Fazl Allah Radsid ud Din sống tận Tây Á ở thế kỷ 13 không biết nước Đại Việt nhỏ đến mức nào nhưng sức mạnh của đội quân Tugan thì ông biết rất rõ: "Những đoàn kỵ binh Mông cổ ồ ạt kéo sang phương Đông và phương Tây, gieo rắc kinh hoàng và chết chóc xuống những vùng xa hơn ở châu Âu và châu Á". Vó ngựa của Nguyên Mông đã tràn qua Trung Quốc rồi quay lên phía Bắc nuốt chửng Khô-re-mơ. Năm 1221, quân Nguyên Mông tràn qua Azerbajdzhan, Gruzia và thẳng tiến qua thảo nguyên Nam Nga đến tận trung bộ sông Volga. Năm 1240 quân Nguyên Mông tấn công thành Kiev, đốt trụi Krakow, đánh tan liên quân Đức-Ba Lan. Tháng 12 năm 1241, quân Nguyên Mông vượt qua sông Danube đánh chiếm Hungary...Sức mạnh của đội quân thiện chiến làm cả thế giới khiếp sợ như vậy tại sao lại bị quân dân Đại Việt chặn đứng, 3 lần tràn sang là cả 3 lần thảm bại? Nhà Trần đã hội đủ những yếu tố nào để tạo nên hào khí Đông A mà các sử gia trên thế giới đều công nhận? Liệu có phải do tính huyết thống của một dòng họ chài cá ven biển khi lên nắm quyền thì luôn giữ quan điểm mở đón gió bốn phương nên hội tụ được tinh hoa của khu vực?
Đem câu hỏi này đến GS sử học Phan Huy Lê, ông đang bận trình bày cho đại diện của tổ chức UNSCO về di tích Hoàng thành Thăng Long nhưng cũng đưa ra một nhận xét nhỏ: "Năm nay sẽ có hội thảo quốc tế kỷ niệm 750 năm chiến thắng Đông Bộ Đầu, lớn lắm. Hào khí thời nào cũng có, thời Lý có hào khí của thời Lý, thời Lê cũng có hào khí của thời Lê... Nói hào khí Đông A là nói đến hào khí thời Trần và nó có những yếu tố khác biệt. Tính dòng họ hoặc quan điểm cởi mở của vương triều nhà Trần là những yếu tố góp vào...". Trò chuyện với GS Lê Văn Lan cũng về vấn đề này, ông dẫn chính sử và liên hệ ngay đến chủ quyền dân tộc: Hào khí Đông A vượng chủ yếu ở thế kỷ 13, đến TK 14 thì bị tư hữu, dục vọng riêng tư làm cho suy yếu rồi. Tuy vậy, đến thế kỷ 15, năm Quý tị 1473 (Hồng Đức thứ 4, thời Lê Thánh Tông) nó lại hưng khởi và biểu hiện quyết liệt khi vua Lê Thánh Tông "dụ bọn Thái bảo Kiến Xương Bá Lê Cảnh Huy rằng: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội chu di". Ta thấy lại tinh thần Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo.Đoạn dụ của Lê Thánh Tông đúng là có hào khí của thời Lê sơ và chắc chắn nó được kế thừa từ hào khí Đông A qua những chi tiết cũng trong Đại Việt sử ký toàn thư: Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Ở một đoạn khác, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng khẳng khái trả lời: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu tôi trước". Tại Hội nghị Diên Hồng, Trần Quốc Toản nhỏ tuổi quá không được dự bàn việc nước nhưng dũng khí đánh giặc thì có thừa, được vua ban cho quả cam yên ủi. Mải nghĩ đến việc dựng cờ đại nghĩa đuổi giặc giữ nước nên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam vua ban cho lúc nào không biết. Như vậy, có thể hiểu được rằng, hào khí thì thời nào cũng có và nó sẽ xuất hiện khi vận mệnh của dân tộc lâm nguy. Nhưng đọc kỹ thì có thể thấy hào khí của thời Lê sơ nghiêng về phép vua, luật định của vua ban ra nhằm răn dạy quần thần còn hào khí Đông A có tính dân chủ hơn, xuất phát từ ý nguyện toàn dân (Hội nghị Diên Hồng ở Lục Đầu Giang) và ý nguyện của cả văn thần võ tướng trong triều nhất loạt nói lên rất hào sảng. Thô phác hơn, hào sảng hơn và có sức mạnh của nội lực dân tộc hơn rất nhiều.Cắt nghĩa điều này không khó. Nhà Trần khởi nghiệp từ dân chài cá ven biển, khi lên ngôi vẫn giữ được cách nói của dân chúng, vua tôi trong triều ứng xử với nhau dựa trên lòng tin chẳng khác gì dân chúng. Mọi hiềm khích đều được cởi bỏ bằng cách tạo nên cớ để tin nhau. Trần Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu khỏi bị Trần Thủ Độ giết chết; Tiết chế Hưng Đạo Vương tắm cho Thượng tướng Trần Quang Khải, cũng chính ông đã bỏ đầu sắt nhọn bịt gậy chống để Trần Nhân Tông yên lòng khi ông hộ giá lui quân về vùng Thanh Hóa.Thông thường các triều đại lên ngôi nhờ võ nghiệp yên định thiên hạ và sau đó dùng luật để trị dân nhưng nhà Trần lên ngôi bằng chính trị khá ôn hòa và gần như ngay lập tức mở ra thiền phái Trúc Lâm để thu phục nhân tâm. Võ nghiệp nhà Trần chói lọi sử xanh chẳng cần phải chứng minh thì thế giới cũng đã công nhận từ thế kỷ thứ XIII còn thiền phái Trúc Lâm, Phật Trần lấy lợi ích dân tộc làm mục đích ta có thể thấy rõ qua sử gia Ngô Thì Nhậm sống ở thế kỷ thứ XVIII.Trong "Trúc Lâm Tông chỉ nguyên thanh", Ngô Thì Nhậm đã hạ những dòng chữ xác đáng: "Mọi người cứ tưởng Đức Điều ngự ta lên Yên Tử là để chuyên tâm tu hành, nhưng không biết rằng Ngài lên đó là còn để từ chỗ đắc địa đó xem động tĩnh trong thiên hạ". Sau 2 lần đại thắng quân Nguyên Mông, Trần Nhân Tông đã lên Yên Tử xuất gia đầu Phật và trở thành Đệ Nhất tổ Thiền Trúc Lâm nhưng sâu xa hơn phải như ý của Ngô Thì Nhậm: Lên Yên Tử để xem động tĩnh trong thiên hạ. Yên Tử là trọng địa quân sự có tầm quan sát mọi động thái của kẻ thù phương Bắc để có kế sách đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Như vậy là cả thế quyền lẫn thần quyền vương triều nhà Trần đã gồm đủ. Việc gì cần đến lời nói của vua thì vua nói, việc gì cần đến Phật dạy thì đã có các tổ thiền Trúc Lâm lên tiếng. Hai vế đắp đổi hỗ trợ cho nhau và cùng lo cho vận mệnh của sơn hà xã tắc thì sẽ tạo nên sức mạnh vô song và đó chính là hào khí Đông A chói ngời sử Việt.Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi mang trong mình một nửa dòng máu của vương triều Trần cũng có cái hào khí ấy khi vung bút viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo/ Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nên văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc, Nam cũng khác/ Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương....
2. Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".
a.Giải thích:
- Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc .Ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại.Dưới thời Trần , đất nước hoà bình , thịnh trị , nhân dân sống ấm no.
- Hào khí Đông A là hào khí đời Trần .Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên ,nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cong chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV.
- Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập , tự cường , lòng yêu nước , khát vọng lập công giúp nước ; ý chí quyết chiến , quyết thắng mọi kẻ thù.
b. Hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+Cuối năm 1284, quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan càm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II.Trước sức mạnh của quân giặc ,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời kinh đo đi lánh nạn.Nhưng chỉ mấy tháng sau , vào tháng 5-1285(tháng 4 năm Ất Dậu ),quân ta đã phản công baats ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử, tháng 7 – 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương.Kẻ thù thất bại hoàn toàn.
+Sau chiên thắng,Trần Quang Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh do.Trong không khí ngày khải hoàn,Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này.
- Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc,bày tỏ niềm tự hào của tác giả :
Đoạt sóc Chương Dương độ.
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(Chương Dưong cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
- Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
(Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu)
c. Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
- Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kết hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều dến hào khí trong bải thơ.
- Hào khí dân tộc thể hitện qua tư thế,hành động của người trai Đại Việt :
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu)
- Khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc :
Nam nhi vị liễu công danh trái.
Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
d.Kết luận :
- Hào khí Đông A còn thẻ hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị,lịch sử mà cả trên các lĩnh vực văn hoá,học thuật...
- Hào khí này sẽ âm vang ở thời đại sau.Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có tư thế của một con người tráng chí bốn phương,tâm hồn phóng khoáng,rộng mở.Trong Cảm hoài của Đặng Dung có phong thía của đấng anh hùng thất bại mà vẫn ngạo nghễ trước cuộc đời...
H An, ngày 4/7/2009
Sưu tầm và phân tích H.A.T
Đôi nét về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay
Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).
Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.
Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người làcon Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.
Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.
Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.
Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
HAn, ngày 4/7/2009
Sưu tầm và phân tích H.A.T