CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tấm bia cổ đã được "giải mã"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tấm bia cổ đã được "giải mã" I_icon_minitimeMon Jun 23, 2008 6:04 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tấm bia cổ đã được "giải mã" 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tấm bia cổ đã được "giải mã" Laodong1 Tấm bia cổ đã được "giải mã" DHVgioi Tấm bia cổ đã được "giải mã" Medal124 Tấm bia cổ đã được "giải mã" 36Tấm bia cổ đã được "giải mã" 40Tấm bia cổ đã được "giải mã" 102Tấm bia cổ đã được "giải mã" 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Tấm bia cổ đã được "giải mã"

 
Tấm bia cổ đã được "giải mã"



Tấm bia cổ đã được "giải mã" B27408

Hiện trạng tấm bia cổ hiện nay.
Báo Quảng Nam cuối tuần số ra ngày 16-3-2008 có bài viết “Tấm bia cổ ở Hội An chưa được giải mã”. Chúng tôi đã tìm đến những người có trách nhiệm và được biết nó đã được “giải mã” bước đầu. Những thông tin sau đây dựa trên kết quả khảo sát (năm 1991) của nhóm công tác Ban Quản lý di tích
Hội An góp phần làm rõ hơn những thắc mắc về “Tấm bia cổ ở Hội An…”.


Tấm bia cổ trong gốc đa nằm ở đầu đường Phan Châu Trinh (Hội An tức ở ấp Tu Lễ, xã Cẩm Phô cũ) theo truyền thuyết dân gian là tấm bia yểm chiếc đuôi của con Cù. Từ chỉ dẫn của những bậc cao niên, năm 1985, Ban Quản lý di tích Hội An cùng nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát, phát hiện ra tấm bia này ở gốc cây đa thuộc khuôn viên nhà số 98 đường Phan Châu Trinh. Tấm bia bị rễ cây bám kín nằm sâu trong lòng gốc đa, vì thế chưa thể khám phá được.

Ngày 22 và 23-11-1991, nhóm công tác của Ban Quản lý di tích Hội An gồm các ông Nguyễn Chí Trung, Trần Ánh, Nguyễn Hai, Trần Văn An đã khai quang, chặt phá rễ cây dày đến 0,7 mét, khoét gốc cây thành một hình vòm để lộ tấm bia và tiến hành khảo sát kỹ những thông tin trên tấm bia cổ này.

Nhóm các nhà khảo sát cho biết, lúc đó bao quanh tấm bia là một cái am nhỏ xây bằng gạch; mặt bằng miếu rộng 1 mét, sâu 0,6 mét, tường xung quanh cao 1,1 mét, các viên gạch gồm nhiều kích cỡ đặt chồng lên nhau không có hồ kết dính… bên ngoài phần tường có vết tích của vôi hồ… Các nhà nghiên cứu suy luận có thể để bảo vệ tấm bia, người dân đã xây một cái am nhỏ hình vòm giống như một cái hang, mặt tiền để ngỏ, xung quanh xây kín. Am này nằm dưới gốc đa, qua nhiều năm bị rễ cây phủ kín…

Tấm bia lúc này hầu như còn nguyên vẹn, nội dung trên bia theo các nhà nghiên cứu là khá đặc biệt, được chia làm 3 phần:

- Tầng trên (nơi sát trán bia) khắc 3 vòng tròn, vòng giữa nhỏ hơn vòng ở
hai bên, được bố trí cân đối chia bia làm 3 phần bằng nhau. Theo Đạo
giáo, đây là “tam điểm tinh tượng” biểu trưng cho vũ trụ, tinh tú.

- Tầng giữa được chia làm 3 phần. Dưới vòng tròn giữa - cũng là vị trí giữa bia là hàng chữ khắc sâu, rõ nét “Bắc Đế Sắc Lệnh Lập Cực Ngự Phong Yểm Thủy Đạo”. Theo ông Nguyễn Chí Trung, văn tự được ghi trên
tấm bia cổ trong gốc cây đa là chữ Nôm, song vì viết theo lối “trấn yểm” nên rất ít người đọc được. Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích đã
nhờ một sử gia có tên tuổi (nay đã quá cố) đọc những dòng chữ này. Ông không giải thích rõ ràng mà chỉ cho biết, đây là một câu của người
phương Đông theo đạo Lão dùng với mục đích trấn yểm.

Dưới vòng trong bên trái của bia (từ trong ra) khắc hình sao Bắc đẩu thẳng đứng dọc theo thân bia gồm 7 vòng tròn nối với nhau bằng các vạch thẳng. Ở mỗi vòng tròn khắc tên các vì sao tính từ trên xuống: Phiêu, Phủ, Tất, Hành, Quyền, Thược, Đẩu. Dưới vòng tròn bên phải khắc hai vòng tròn nối với nhau bằng một vạch thẳng, đây là biểu tượng của sao Nam Tào. Tiếp về dưới dọc theo thân bia là hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”.

- Tầng dưới: tiếp liền 3 hàng chữ là 3 đạo bùa. Lá bùa giữa hình vuông cạnh 19cm x 20cm; hai bên kiểu bùa chữ nhật kích thước 10cm x 20cm. Về hình thức, những lá bùa này giống các bùa yểm được ghi trên sách của các đạo sĩ, thầy phù thủy trước đây. Dưới cùng là hàng chữ “Thái Nhạc Sơn” phủ hết chiều dài của bia. Thái nhạc sơn là Thái nhạc hoặc Thái sơn - một trong những chủ sơn của Trung Hoa (ngũ nhạc) tương truyền là nơi ngụ cư của Bắc Đế. Thái nhạc còn là biểu tượng của sự to lớn, đứng đầu (ví như Thái sơn Bắc đẩu)… Căn cứ vào hiện trạng di tích, các nhà nghiên cứu đã có những nhận xét như sau.

Về chức năng, đây là một tấm bia yểm thủy đạo (nguồn nước, đường nước) của một cọng đồng cư dân. Do quy mô lớn, đối tượng trấn yểm rộng liên quan đến cả vùng cộng với địa giới dựng bia thuộc ấp Tu Lễ, xã Cẩm Phô cũ nên có thể cho rằng chủ nhân tấm bia là của dân làng hoặc của một nhóm cư dân làng Cẩm Phô. Việc khảo sát địa hình xung quanh khu vực của tấm bia cũng cho thấy về phía bắc của di tích trước đây có một đầm nước rộng, nơi đón nhận các nguồn nước của khe Ồ Ồ, của các nhánh sông nhỏ,hoặc lạch nước từ sông Đế Võng, đầm Trà Quế đổ về theo hướng bắc - nam. Đầm nước kéo dài từ đường Nhị Trưng hiện nay đến ngã ba Tin Lành. Đường
thoát nước gồm một lạch chảy qua Chùa Cầu và một lạch khác ở ngã ba Tin Lành, cả hai đổ nước ra sông Hội An. Có thể trước đây, cư dân rất coi trọng phong thủy, những lạch nước này có ảnh hưởng đến nhà cửa, mùa màng, nhất là trong mùa mưa lũ nên cư dân địa phương đã dùng hình thức trấn yểm bằng bia đá để cầu mong bình an.

Về niên đại, do tấm bia bị cây đa cổ thụ phủ kín, chất liệu đá và nhiều
dấu hiệu khác, các nhà nghiên cứu cho rằng nó được dựng cách đây vài trăm năm.

Về tín ngưỡng, đây là bia yểm liên quan đến việc tôn thờ thần Bắc Đế (tại Hội An vị thần này còn được gọi với các tên Bắc Đế Trấn Võ, Huyền Thiên Đại Đế cũng là vị chủ thần được thờ ở Chùa Cầu) - là vị thần chủ về phương Bắc. Theo thuyết Ngũ hành, phương bắc ứng với hành thủy, nước, có uy lực trị thủy, diệt trừ thủy quái. Tín ngưỡng này khởi nguyên từ Trung Hoa. Tại Hội An, do ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình tiếp xúc văn hóa Việt - Hoa nên việc dùng bùa yểm liên quan đến Bắc Đế để cầu mong thoát khỏi thủy tai, thủy nạn… Tấm bia còn thể hiện sự giao lưu giữa 3 luồng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Việt.

Đây là những thông tin ghi nhận bước đầu về tấm bia cổ, cũng có thể hiểu là một trong nhiều cách "giải mã" mà các nhà nghiên cứu cho rằng còn nhiều điều cần tiếp tục làm rõ như nội dung lòng bia, các chữ bùa, niên đại, chủ nhân của tấm bia, mục đích trấn yểm và các vấn đề văn hóa tín ngưỡng khác…
DOÃN HOÀNG - THY NGÂN
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Tấm bia cổ đã được "giải mã"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Trung-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất