CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran I_icon_minitimeFri Sep 11, 2009 9:07 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran 36 Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran 40 Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran 43 Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran 102
Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran

 
--------------------------------------------------------------------------------

vietbao.vn
Ngay sau bầu cử tổng thống tại Iran, cả thế giới cứ nghĩ rằng chính quyền Hồi giáo tại Iran sẽ bị lật đổ bởi sức mạnh mềm mại của 1 cuộc cách mạng nhung như ở một số nước Đông Âu trước đây. Nhưng ngược lại, chính quyền Iran không những đứng vững mà còn ngày càng củng cố được sức mạnh của mình sau sóng gió

Làm sao mà chính quyền Iran có thể vượt qua được những khó khăn to lớn như vậy? Câu trả lời một phần nằm ở sức mạnh của “quả đấm thép”. Đó là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)

Quá trình hình thành và cơ cấu

IRGC được thành lập vào tháng 5/1979, bởi Lãnh tụ Tối cao, Giáo chủ Khomeini, sau khi cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran kết thúc. Ban đầu, IRGC ra đời với tư cách là lực lượng của nhân dân, tương tự như lực lượng Vệ binh Quốc gia của Mỹ với vai trò cơ bản tập trung vào các vấn đề an ninh nội địa

IRGC là lực lượng độc lập với Quân đội Iran. IRGC cũng có các binh chủng lục quân, hải quân, không quân, tình báo và lực lượng đặc nhiệm riêng biệt. Ngoài ra IRGC còn có vai trò trong việc quản lý lực lượng tên lửa chiến lược của Iran, các hoạt động tình báo trong nước và ngoài nước của Iran và độc quyền trong việc tuần tra và kiểm soát an ninh tại thủ đô Tehran


Lực lượng tên lửa Iran, trực thuộc IRGC, trong một lần tập trận.

Hiện tại số lượng binh lính thường trực của IRGC vào khoảng 125.000 người. Ngoài ra IRGC còn kiểm soát lực lượng dân quân tự vệ Basij với số lượng khoảng 11 triệu thành viên trong đó có khoảng 90.000 nhân viên thường xuyên và 300.000 quân dự bị động viên.

Cuộc chiến tranh biên giới trong những năm 1980 với Iraq đã biến IRGC trở thành lực lượng chiến đấu thường xuyên được tổ chức chặt chẽ giống như quân đội các nước phương Tây khác. Các chuyên gia quân sự còn ví sức mạnh của Lực lượng này như Hồng quân Liên Xô.

Thực chất, IRGC được hình thành nhằm đối trọng với quân đội chính quy của Iran để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Chính phủ Iran lo sợ trước việc bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính do quân đội tiến hành. Do đó, IRGC được ra đời nhằm bảo vệ chính quyền Iran trong trường hợp xảy ra một cuộc binh biến. Kể từ khi ra đời, các hoạt động của IRGC ngày càng được củng cố và mở rộng.

Vai trò ngày càng tăng

Các chuyên gia quân sự cho rằng IRGC đã bắt đầu phái các chiến binh của họ ra nước ngoài kể từ cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Lực lượng Quds, một bộ phận trực thuộc của IRGC với biên chế chỉ vài ngàn nhân viên, đã trở thành một cơ quan chuyên phụ trách các vấn đề đối ngoại. Nhiệm vụ của Lực lượng Quds là tiến hành các hoạt động bí mật tại nước ngoài, trước hết trong khu vực có người Kurd sinh sống tại Iraq và sau đó là thiết lập mối quan hệ với các nhóm người Shiite và Kurd trong toàn khu vực Trung Đông.

Năm 1982, một đơn vị của Quds đã được triển khai tới Li-băng nhằm trợ giúp lực lượng vũ trang Hezbollah. Trong những năm 1990, một đơn vị khác của lực lượng này cũng được biệt phái tới Bosnia để hậu thuẫn những người Hồi giáo Bosnia trong cuộc nội chiến tại nước này. Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian gần đây, Quds đã trực tiếp vận chuyển vũ khí cho các tổ chức vũ trang trong khu vực Trung Đông như Hezbollah, Hamas, và người Hồi giáo Palestine Jihad. Ngoài ra, lực lượng này còn chuyển nhiều loại vũ khí và đạn dược cho lực lượng Taliban đang hoạt động tại Afghanistan và các chiến binh người Shiite tại Iraq.


Lực lượng Basij, trực thuộc IRGC, tham gia trấn áp những người biển tình tại thủ đô Tehran.

Vai trò ngày càng gia tăng của IRGC trên trường quốc tế song hành cùng với việc tăng cường ảnh hưởng của nó ở trong nước. IRGC được coi là xương sống trong cơ cấu chính trị hiện nay tại Iran và là một trong những thành tố quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế Iran. Lực lượng này đang kiểm soát khoảng 1/3 các hoạt động của nền kinh tế Iran thông qua hàng loạt các công ty.

Lãnh tụ Tối cao, Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, đã sử dụng quyền kiểm soát đối với IRGC để mở rộng ảnh hưởng của ông trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế. Giáo chủ Khamenei đã chỉ định các cựu tư lệnh của lực lượng này nắm giữ những vị trí quan trọng của đất nước, trong đó có Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, đã từng là một thành viên của IRGC.

Mặc dù vậy, IRGC có liên quan tới rất nhiều các hoạt động kinh tế và quân sự gây nhiều tranh cãi, trong đó có những cáo buộc liên quan tới tham nhũng và đàn áp phong trào đối lập đòi tự do chính trị tại Iran.

Chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã từng có ý định liệt IRGC vào danh sách khủng bố. Động thái này sẽ cho phép Mỹ tiến hành trừng phạt các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty trong ngành dầu lửa và khí đốt. Đồng thời nó cũng cho phép Mỹ phong tỏa tài sản của những công ty trợ giúp cho các doanh nghiệp dưới sự sở hữu của IRGC.

Trong những ngày tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Iran, IRGC đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc cách mạng nhung và cam kết đập tan bất kỳ một âm mưu lật đổ chính quyền Hồi giáo Iran.

Như vậy, hầu như sau 30 năm thành lập, các tư lệnh IRGC đã thâm nhập vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của Iran. Hiện nay, một nửa trong số nội các trong chính phủ của Tổng thống Ahmadinejad đều là các sĩ quan cao cấp của IRGC. Tổng thống Ahmadinejad cũng đã lựa chọn nhiều quan chức IRGC nắm giữ chính quyền cấp tỉnh.

Kể từ khi thành lập, IRGC không ngừng được chính quyền Iran tin tưởng và coi như là một công cụ bạo lực cách mạng nhằm trấn áp các mối đe dọa đối với nhà nước Hồi giáo Iran. Cơ cấu tổ chức của IRGC không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trước khi bầu cử tổng thống, tại Iran đã nảy sinh ra cuộc tranh luận trong nội bộ những người lãnh đạo chính quyền về vai trò chính trị giữa IRGC và Quân đội Iran. Cuối cùng câu trả lời vẫn nghiêng về phía IRGC, đặc biệt sau các cuộc bạo loạn vừa qua tại thủ đô Tehran
Chữ ký của fudo85




 

Tìm hiểu về “quả đấm thép” của Iran

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Thế giới ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất