Trường ĐHKHXH&NV
Khoa Lịch sử
Họ tên: Hà Thị Sương
Mssv: 0664163
HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
Phong trào truyền bá quốc ngữ nhằm “mở mang dân trí, bối dưỡng dân khí” để mau chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại đã được khởi xướng từ đầu thế kỷ XX, khi phong trào Duy Tân được cổ vũ mạnh mẽ khắp nơi. Và đến 1938 hội “Truyền bá quốc ngữ” là một hội đoàn lớn của quần chúng, có sơ sở từ Bắc chí Nam sau này đã ra đời. Hội đã tham gia suốt quá trình đấu tranh của dân tộc, theo từng giai đoạn lịch sử cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 – 04 – 1975.
Ngoài một giàn lãnh đạo đủ uy tín mà chính quyền Pháp phải nể nang và đạo đức của họ được nhân dân tin tưởng, thì số cán bộn trực tiếp, tức các thầy cô giáo đừng lớp còn đến hàng ngàn người. Họ thuộc đủ ngành nghề khác nhau: Nhà giáo, kế toán, thư ký, thợ máy, nhiếp ảnh, thợ may…. Ban ngày như các học viên của mình, những giáo viên Truyền bá quốc ngữ này làm việc để kiếm sống. Tối đến, họ đi làm cái công việc chia chữ cho nhau. Phong trào đã truyền bá chữ quốc ngữ, xoá mù chữ cho nhiều những người nông dân, công nhân… và con em cửa họ.
Trong quá trình hoạt động hội gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các hội viên và ban lãnh đạo hội đã có những cố gắng trong việc duy trì hoạt động của hội và hội đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho phong trào các mạng nói chung.
CHƯƠNG 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
1.1. Âm mưu và tội ác của thực dân Pháp trong việc thực hiện chính sách ngu dân ở Việt Nam
Chính sách đối với thuộc địa của Pháp:
- Về kinh tế: Thực dân Pháp biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ, bóc lột sức lao động, vơ vét tài nguyên.
- Về chính trị: Nắm giữ bộ máy chính trị, thi hành chính sách chia để trị, dùng người Việt để trấn áp người Việt.
- Văn hóa giáo dục: Áp đặt ở Việt Nam chính sách ngu dân, lừa bịp, gây tâm lý sợ chúng, phục chúng, bắt chước chúng.
Kìm hãm việc học của nhân dân ta. Không cho nhân dân ta học những điều hợp với đạo lý, tiến bộ cách mạng mà nhồi nhét vào nhân dân ta những “tri thức” vừa đủ làm tay sai cho chúng.
Minh chứng rõ ràng nhất của những chính sách này là những chỉ thị, thông tư… về giáo dục của Pháp ở nước ta.
- Trong báo cáo của bọn cầm quyền Pahps ở Đông Dương đọc tại hội nghị thuộc địa, họp năm 1906 tại Pari có đoạn: “Giáo dục là một công cụ chắc chắn và mạnh nhất trong tay người đi chinh phục. Chúng ta phải làm cho họ tiêm nhiễm tư tưởng của chúng ta, dạy cho họ biết tiếng nói của chúng ta và do đó, phải bắt đầu việc này từ nhà trường mà trước hết là từ trẻ em”.
- Pê – ran, giám độc học chính Bắc kỳ đã viết trong báo cáo đề ngày 18 – 4 – 1912, gửi cho toàn quyền Đông Dương nói rõ mục đích việc tổ chức giáo dục ở thuộc địa chỉ nhằm: “Đào tạo những công chức bản xứ hạ đẳng, những giáo viên sơ cấp, những thông ngôn và thư ký để làm cho bộ máy cai trị, cho các nhà buôn…”.
- Mắc xơ, một nhà văn cũng đã nói lên tư tưởng của Pháp: “Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán một ít thôi, biết hơn là thừa, là vô ích”.
Thực hiện chủ trương đó, thực dân Pháp một mặt hạn chế phát triển giáo dục, thu hẹp việc mở trường lớp và kiểm soát gắt gao. Mặt khác, đã á dụng trong các chương trình giảng dạy mới mang tính chất nô dịch, thấp kém, đầy rẫy tư tưởng phản động. Người Việt trong thời kỳ này phải học “tổ tiên chúng ta là người Gô – Loa”.
Trong tập kỷ yếu của Nha học chính Đông Dương do người Pháp viết 1938 có ghi: “95% dân chúng Việt Nam không biết thứ chữ gì”.
1.2. Nhân dân Việt Nam, đảng cộng sản Đông Dương chống nạn thất học
- Những năm đầu thế kỷ XX, những sĩ phu yêu nước luôn lên án chính sách ngu dân, lên án giáo dục tồi tệ của Pháp đối với nhân dân ta. (Ví dụ: Phan Bội Châu với “Hải ngoại huyết thư”, Phan Chu Trinh…).
- Các cụ đứng ra mở trường, mở lớp: điển hình như phong trào “Đông kinh nghĩa thục” (Bắc kỳ), phong trào Duy tân (Trung kỳ).
- Nguyễn Ái Quốc với nhiều bài báo. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, các công hội… chú trong việc đẩy mạnh giáo dục cho công nhân và con em của họ. Phong trào này phát triển rầm rộ nhưng bị dập tắt cùng với phong trào xô viết Nghệ Tĩnh. Nhiều người bị bắt và tiếp tục phong trào biến nhà tù thành trường học.
- Trước khi hội truyền bá quốc ngữ ra đời, ở Hà Nội đã có những lớp “Tránh học” (lớp dạy chữ cho những người lớn tuổi), lớp “dạ học” (lớp dạy đêm cho bà con lao động vì phải làm việc ban ngày) do các ông Hà Huy Tập, Trần Văn Tảng, Đặng Thai Mai, Lê Thước… đề xướng và tổ chức thực hiện.
Đầu 1936, mặt trân nhân dân Pháp mà ĐCS Pháp là nòng cốt thắng lợi trong tổng tuyển cử. Thành lập chính phủ mặt trận bình dân. Nắm lấy thời cơ, Đảng ta thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương chủ trương “Triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và bán hợp pháp để tổ chức tuyên truyền quân chúng…”.
Một bộ phận Đảng ra hoạt động công khai, sách báo tiến bộ được in ấn nhiều. Tuy nhiên, tình trạng mù chữ trong nhân dân. -> Tình hình mới, thời cơ thuận lợi thúc đẩy người hoạt động cách mạng xúc tiến thành lập “Hội truyền bá quốc ngữ”.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG TỔ CHỨC, XU HƯỚNG CHÍNH TRỊ, HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
2.1. Vài nét về hoạt động xúc tiến thành lập Hội
Trước yêu cầu khẩn thiết của cách mạng và lòng mong mỏi thiết tha của quần chúng lao động thất học, muốn được học, gặp thời cơ phong trào dân chủ đang dâng cao, đầu năm 1938, một số đảng viên cộng sản đã cùng với một số nhân sĩ trí thức tổ chức họp bàn để tiến tới có một tổ chức công khai chống nạn thất học.
Cuộc họp đầu tiên tổ chức tại nhà Phan Thanh, giáo sư trường Thăng Long lúc bấy giờ. Cuộc họp đi tới việc xin phép thành lập một hội, trước định là “Hội chống nạn thất học” sau gom lại và cụ thể “hội truyền bá học chữ quốc ngữ”. Đồng ý ủy cụ Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội Trí Tri làm hội trưởng.
Trong “Hồi ký” về thời kỳ “Mặt trận Dân chủ Đông Dương”, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: “Theo quyết nghị của Đảng, để tiến tới một tổ chức chống nạn thất học, chúng tôi, một số đồng chí đã họp với một số nhân sĩ để bàn về việc này. Buổi họp ở nhà anh Phan Thanh, trong đó có các anh Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp và tôi cùng mấy nhân sĩ là Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố… Hội nghị đi tới việc xin phép thành lập một hội”.
Như vậy là: dưới ánh sáng chỉ đạo của bản “Chánh cương vắn tắt” đã được phổ biến trong nội bộ Đảng từ khi mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, qua kinh nghiệm tổ chức thực hiện chủ trương “diệt dốt” và gặp thời cơ thuận lợi, Hội truyền bá học quốc ngữ đã được xúc tiến thành lập với sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp của những người cộng sản Việt Nam.
Sau buổi họp này, còn có nhiều buổi họp khác đi tới quyết định một số vấn đề lớn được thống nhất:
Mục đích, tôn chỉ và tính chất của hội
Hội lập ra với 2 mục đích:
- Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ đọc được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hằng ngày.
- Cốt cho mọi người viết chữ quốc ngữ giống nhau.
Trong hai mục đích đề ra thì mục đích thứ nhất quan trong hơn, cấp thiết hơn, phải lo làm trước. Việc này làm được tốt, được nhanh thì nạn thất học mau giải quyết, mới mong đạt được yêu cầu cao xa hơn mà lúc đó không thể nói ra công khai được là việc nâng cao dân trí và việc truyền bá rộng rãi những tư tưởng tiến bộ trong quần chúng nhân dân.
Chương trình hoạt động của hội
1. Mở lớp học: Có hai loại lớp học cho 2 bậc học:
- Lớp học sơ bậc sơ đẳng dạy vỡ lòng cho học viên đọc, viết chữ quốc ngữ và làm được hai phép tính: cộng, trừ.
- Lớp học bậc cao đẳng luyện cho học viên đọc, viết thông chữ quốc ngữ và dạy thêm ít điều thường thức và 4 phép tính.
Để việc truyền bá chữ quốc ngữ nhanh chóng, Hội yêu cầu những người đã được hội dạy cho biết chữ phải cố gắng dạy lại cho một số người thất học khác xung quanh mình.
2. Tổ chức các cuộc diễn thuyết:nhằm giẳng dạy, phổ biến những điều thường thức cho đồng bào.
3. Xuất bản sách: Nhằm bổ khuyết việc học ở lớp, Hội chủ trương biên soạn và xuất bản loại sách thường thức phổ thông về sử ký, địa lý, vệ sinh, khoa học… để phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
4. Làm thư viện bình dân: Hội nghị tổ chức hai loại thư viện:
- Thư viện mở ở những nơi nhất định vừa cho mượn sách, vừa tổ chức việc đọc sách tại chổ.
- Thư viện luân chuyển, lưu động.
Ngoài ra, Hội cũng còn tính đến việc, khi nào điều kiện cho phép, dùng những phương tiện tối tân như phát thanh các bài nói chuyện về thường thức khoa học, chiếu phim… phục vụ thiết thực cho đồng bào.
Chương trình hành động của Hội rất phong phú và phạm vi hoạt động của Hội rất rộng. Song ban đầu Hội tập trung vào việc mở lớp ở Hà Nội và các tỉnh lị thuộc Bắc Kỳ để làm căn cứ lan dần về các phủ, huyện lị rồi đến các làng, xóm….
Hệ thống tổ chức, quản trị
Vấn đề bộ máy chỉ đạo và việc quản trị Hội:
Hội cần có ban trị sự vững vàng để quản lý mọi công việc. Thành phần ban trị sự gồm: Chánh hội trưởng: Ô. Nguyễn Văn Tố; Phó hội trưởng: Ô. Bùi Kỷ; Thư ký: Ô. Phan Thanh; Phó thư ký: Ô. Quản Xuân Nam; Thủ Quỹ: Ô. Đặng Thai Mai; Phó thủ quỹ: Ô. Võ Nguyên Giáp; Cố vấn: Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Lê Thước.
Giúp việc cho ban trị sự có những ban chuyên môn hoạt động như:
- Ban cổ động: có nhiệm vụ phổ biến rộng rãi mục đích, tôn chỉ của hội và vận động quần chúng nhân dân tham gia, tuyên truyền, cổ động người đi học.
- Ban khánh tiết: Chuyên lo tổ chức các ngày hội, các cuộc vui để lấy tiền xây quỹ hội và giải trí cho giáo viên, học viên.
- Ban Tu thư: Biên soạn và xuất bản sách giáo khoa, sách thường thức dùng cho các lớp học, thư viện bình dân và bán, phát không cho đồng bào.
- Ban dạy học: nhiệm vụ
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hội.
Tổ chức các lớp hoc, các khu trường hội
Dạy và tổ chức các cuộc diễn thuyết, nói chuyện nhằm phổ biến những điều thường thức trong đồng bào
Mở thư viện bình dân và tổ chức việc đọc sách.
- Ban thanh tra: Giúp ban dạy học trong việc theo doãi, nhắc nhở các giao viên thực hiện chương trình dạy học, áp dụng phương pháp dạy học của hội, khuyến khích giáo viên và học viên các nơi.
Hội viên Hội
Hội Truyền bá quốc ngữ là tổ chức quần chúng rộng rãi. Số lượng hội viên của tôt chức không hạn chế. Bất luận gái, trai hay người nước ngoài, ai muốn vào hội cũng dc. Hội chủ trương dựa vào dân để hoạt động, không trông chờ vào sự trợ cấp của chính quyền thực dân. Việc đóng góp cho Hội cũng tùy vào khả năng của mỗi người mà chia thành nhiều loại hội viên.
Hội chính thức ra mắt quốc dân vào ngày 25 – 5 – 1938. Cầm quyền Phá ký giấy chính thức công nhận hoạt động hợp pháp của hội từ ngàu 29 – 7 – 1938.
2.2. Quá trình phát triển, các hoạt động của hội
2.2.1. Hội truyền bá quốc ngữ từ 1938 – 1945
Ngay khi thành lập. Hội đã bắt tay vào việc mở các lớp học, vận động học viên theo học, vận động gây quỹ hội. Lập các chi nhánh của hội ở các tỉnh.
Tuy là hoạt động hợp pháp, nhưng đối với Hội, mọi hoạt động chưa phải đã thuận buồm xuôi gió. Thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây khó khăn và tìm cách cản trở công việc của Hội. Chúng tăng cường mạng lưới bao vây, điều tra và hạn chế ảnh hưởng của Hội. Chúng phao tin, doạ dẫm làm cho một số người e ngại sự tham gia hoạt động cho Hội; thậm chí đi học những lớp do Hội mở, sẽ bị coi là có “dính lứu” đến cộng sản.
Đảng Cộng sản Đông dương đã nhìn thấy rõ tình hình ấy. Với kinh nghiệm dày dặn của Đảng trong công tác lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp từ những năm 1936 – 1937, Đảng đã kịp thời chỉ thị cho Hội phương thức công tác, sao cho phù hợp với điều kiện chính trị, xã hội của đất nước ta thời đó.
Trong Hội nghi toàn thể đại biểu Đảng bộ Bắc kỳ - họp tháng 8/1938, nghĩa là sau không đầy 1 tháng kể từ ngày Sa – ten ký nghị định công nhận Hội được hoạt động hợp pháp – các đại biểu Đảng trong hội nghị đã thoả thuận về việc chống nạn mù chữ ở nước ta. Nghị quyết của Hội nghị có phần đề cập đến phương thức lãnh đạo của Đảng trên mặt trận xoá mù chữ.
Qua hơn 7 năm hoạt động của Hội, thực tế đã chứng minh, mỗi khi các chiến sĩ truyền bá quốc ngữ làm đúng tinh thần lãnh đạo của Đảng thì công việc của Hội, dù khó khăn tới mức nào, vẫn có khả năng giải quyết thuận lợi và sự nghiệp của Hội vẫn có đà tiến lên. Ngược lại thực tế cũng chứng minh, có lúc, có nơi vì hẹp hòi, thiển cận, không thực hiện đúng chỉ thị của Đảng nên công việc ít nhiều bị tổn thất, hạn chế kết quả đạt được.
Kể từ ngày Hội được chính thức công khai hoạt động tới cách mạng tháng Tám, hoạt động của Hội càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp nơi. Dựa vào những hoạt động của Hội trong giai đoạn này chúng ta có thể chia thành 3 thời kỳ nhỏ.
A. Thời kỳ thứ nhất (8 – 1938 đến 9 – 1940): hoạt động của Hội còn bị kìm hẹp trong phạm vi hẹp
Sau ngày Hội truyền bá quốc ngữ được chính thức thành lập, ban trị sự Hội đã họp phiên đầu tiên, bàn chương trình làm việc trước mắt. Hội nghị nhận định, trong lúc ban đầu này mọi công việc của Ban đều phải tập trung vào việc lo sao cho có thể mở được càng sớm càng tốt, những lớp học đầu tiên của Hôi.
Muốn đạt được điều đó, Hội phải tập trung tiến hành một số việc cấp bách và cụ thể như sau:
- Tuyên truyền, vận động
- Xây dựng quỹ Hội
- Biên soạn sách giáo khoa của Hội
- Huấn luyện giáo viên
- Mở lớp
Thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ ở Trung kỳ
Ở Trung kỳ, nhờ có phong trào đấu tranh đòi cải thiện dân sinh dân chủ lên mạnh, nhờ ảnh hưởng tuyên truyền cổ động của hội truyền bá quốc ngữ ở ngoài Bắc lan vào, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua một số đồng chí Đảng viên cùng một số thân sĩ đã đứng ra xin phép thành lập hội Truyền bá quốc ngữ Trung kỳ. Tuy cũng có những khó khăn nhưng đến 5/1/1939 thì hội Truyền bá quốc ngữ Trung kỳ được chính thức thành lập ở Huế. Mục đích hoạt động, tổ chức và các hoạt động tiến hành gần giống hội truyền bá quốc ngữ ở Bắc kỳ. Tuy nhiên, trong điều lệ có những quy định ràng buộc trách nhiệm giữa Hội đồng trị sự của Hội với các chi hội từ việc tổ chức lớp đến quản lý hội viên.
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng mà Hội trong thời gian đầu đã có những bước đi đúng đắn trong việc đề ra chủ trương, tôn chỉ, mục đích, hướng đi, phương thức hoạt động rõ ràng.
Hội đã có nhiều cách dạy có hiện quả, bước đầu chống nạn mù chữ cho một số dân nghèo. Ở giai đoạn này có 9 khu trường đã được mở.
B. Thời kỳ thứ hai (Tháng 10 – 1940 đến Tháng 7 năm 1944). Phạm vi hoạt động của Hội đã lan rộng ra một số tỉnh thành. Cơ sở truyền bá quốc ngữ đã được bắt đầu xây dựng nên ở Nam kỳ.
Tình hình thế giới: Tháng 6 – 1940, đế quốc Pháp bại trận. Quân Quốc xã Đức chiếm đóng toàn bộ nước Pháp.
Ba tháng sau, với hiệp ước ký ngày 22 tháng 9 – 1940, toàn quyền đông Dương Đờ - cu chính thức dâng Đông Dương cho phát xít Nhật.
Cuối năm 1941, ngay giữa thủ đô Hà Nội, tổ chức hiễn binh Nhật được thành lập, hàng ngày ngang nhiên khủng bố, đàn áp nhân dân ta. Như vậy là, từ tháng 9 – 1940, nhân dân Việt Nam “một cổ hai tròng”, vừa bị Pháp cai trị, vừa bị Nhật bóc lột, đè nén.
Nhiều cuộc biểu tình của cựu chiến binh Pháp đã nổ ra ngay giữa lòng Hà Nội, chống lại Đờ - cu đầu hàng Nhật. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp đã bỏ doanh trại chạy sang Trung Quốc, mưu đồ móc nối với phái Đờ - gôn.
Tình hình Việt Nam hết sức phức tạp, rối ren. Chính quyền thực dân Pháp đã ọp ẹp, rệu rạo, càng ngày càng tỏ ra bất lực hơn, suy sút hơn. điều kiện khách quan rất có lợi cho cách mạng Việt Nam. Riêng đối với hội truyền bá quốc ngữ, tình hình xấu đi của chính quyền thực dân, cũng là điều kiện rất thuận lợi cho Hội đẩy mạnh các hoạt động.
Nắm lấy cơ hội mới, Hội đã kịp thời đưa yêu sách đòi hỏi chính quyền thực dân Pháp nới rộng phạm vi hoạt động cho Hội, trước tiên là phải để cho Hội mở thêm trường, lớp ở ngoại thành Hà Nội. Và yêu cầu này đã được chúng nhượng bộ. Tới khoảng giữa khoá học thứ 5 (11-1940) Hội đã mở được thêm một số khu trường ở ngoài thành phố như: Khu Công Ích (ở Bạch Mai), khu Đào Thành (ở Yên Phụ), Khu Đông Quan (ở Cầu Giấy), rồi dần lan ra các vùng lân cận.
Từ năm 1942, Hội đã ráo riết vận động lập chi Hội ở các tỉnh làm cơ sở phát triển cho các lớp truyền bá quốc ngữ ở nông thôn. Đồng thời Hội cũng tăng cường tổ chức và lãnh đạo về mọi mặt cho phù hợp với tình hình mới.
Hội tổ chức “Hội nghị giáo khoa toàn quốc”. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới của hội truyền bá quốc ngữ.
Thời kỳ này số khu trường đã tăng lên 35 khu. Số giáo viên khoá 12 lên tới 245 người. Khoá này cũng nhận đến 3000 học viên học lớp sơ đẳng. Ngoài ra, Hội cũng mở nhiều khoá cao đẳng. Hội lập được thêm 11 chi hội mới.
Hội gặp phải nhiều khó khăn về vấn đề giấy bút, vấn đề giáo viên, vẫn đề học viên, đầu đèn, đồ dùng… Tuy vậy, phong trào truyền bá quốc ngữ, gắn liền với phong trào cách mạng, thật sự ăn sâu vào trong quần chúng,
Tại miền Trung, mãi cho tới năm 1943 Hội mới có điều kiện phát triển à có những bước phát triển tương đối mạnh. Hội đã thành lập được chi hội ở nhiều tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Thuận An, Đà Lạt.
Tính đến tháng 9 – 1944, Hội truyền bá quốc ngữ Trung kỳ đã dạy được cho hơn 9.458 người biết chữ.
C. Thời kỳ thứ ba (Tháng 8 – 1944 đến tháng 8 – 1945) thời kỳ cao trào của Hội truyền bá quốc ngữ
Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này
Năm 1944 là năm có nhiều chuyển biến lớn, mang tính quyết định, trong tình hình chung của thế giới lúc đó. Tháng 9 – 1944, Hồng quân Liên Xô chiến thắng giòn giã, dũng mãnh tiến vào nước Đức, giải phóng nhân dân Đức khỏi ách Phát xít của Hít – le.
Ở Pháp, chính phủ bù nhìn do pê – tanh cầm đầu bị lật đổ. Đờ - gôn lên cầm quyền. Những thay đổi lớn này tác động rất lớn đến tình hình chung ở Việt Nam.
Đảng ta nắm vững những diễn biến mới của tình hình, đưa ra dự đoán cách mạng, sớm muộn, Nhật sẽ lật đổ Pháp, làm binh biến, đảo chính. Vì vậy, Đảng kịp thời giáo dục toàn Đảng, toàn dân ý thức tranh thủ thời gian, chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ nổi dậy, giành chính quyền.
Mặt trận Việt Minh gây được nhiều ảnh hưởng.
Hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ
Trước không khí sôi sục cách mạng đó, Hội truyền bá quốc ngữ Bắc kỳ đã chủ trương chớp lấy thời cơ, mở rộng phong trào. Một mặt, Hội mở thêm nhiều trường lớp ở vùng nông thôn; mặt khác, tăng cường việc liên hệ với các tỉnh, lập thêm nhiều chi nhánh mới, đẩy mạnh công cuộc chống nạn thất học, đồng thời phục vụ cho sự nghiệp cách mạng đắc lực hơn.
Để thực hiện được chương trình đó, Hội cần được tăng cường hơn nữa về mọi mặt; trước hết là mặt tổ chức, quản trị.
Phong trào truyền bá quốc ngữ ở Trung kỳ cũng có những chuyển biến mới.
- Số học viên tăng lên nhanh chóng.
- Các chi Hội ở các tỉnh đều có kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
Thành lập Hội truyền bá quốc ngữ Nam kỳ
Mặc dầu đã có tiền lệ ở Bắc và Trung kỳ, nhưng Hội Truyền bá quốc gữ Nam kỳ không dễ được thực dân Pháp cho phép hoạt động.
Ngày 29-1-1941, quân Nhật đổ bộ vào Đông Dương, đưa ra chính sách lừa mị “vùng thịnh vượng Đông Nam Á”. Trước tình trạng quân Nhật ngày càng lộng hành, bên chính quốc Pháp đã đầu hàng Đức, thực dân Pháp ở Đông Dương Phải xét lại các chính sách hà khắc, nới rộng tự do hơn, hoàng giành dân. Lợi dụng tình hình này các nhà yêu nước bàn chuyện thành lập hội truyền bá quốc ngữ Nam kỳ. Và nhất trí việc nhờ Nguyễn Văn Vĩ làm trưởng ban. 18 – 8 – 1944, Thống đốc Nam kỳ Hoeffel trao giấy phép hoạt động hội cho Nguyễn Văn Vĩ. 5/11/1944, hội ra mắt đồng bào Sài Gòn.
Nhận xét hoạt động của hội trong giai đoạn này: nhìn chung hội truyền bá quốc ngữ được thành lập một cách hợp pháp ở thời kỳ này trên cả 3 kỳ là một thắng lợi lớn của Đcs ĐD trong công tác công khai của Đảng. Nhờ Đảng lãnh đạo, Hội truyền bá quốc ngữ từ buổi đầu của nó và suốt mấy năm sau, đã có được chủ trương, tôn chỉ, mục đích, hướng đi, phương thức hoạt động rõ ràng.
Dưới danh nghĩa truyền bá quốc ngữ, Hội đã tập hợp được nhiều phần tử tích cực, bào gồm nhiều tầng lớp yêu nước khác nhau, tiến hành bước đầu có hiệu quả chống nạn mù chữ cho người lao động nghèo khó.
Cho đến cách mạng tháng 8/1945, số đồng bào nghèo mù chữ nhờ hội dạy cho biết đọc, biết viết và qua học tập, hiểu biết lên tới con số trên 6 vạn người.
Phong trào lan rộng từ thành thị đến nông thôn, vùng núi. Từ bắc tới nam.
2.2.2. Hoạt động của Hội từ 1945 – 1975
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, hai hội ở Bắc và trung kỳ đi vào kháng chiến và trở thành Bình dân học vụ.
Hội truyền bá quốc ngữ Nam kỳ hoạt động:
- Hòa nhập Bình dân học vụ
- Truyền bá quốc ngữ trong lao tù…
Có các giai đoạn hoạt động công khai, hợp pháp, có giai đoạn rút vào hoạt động bí mật, đổi tên tổ chức.
Ngày 16-5-1975, Ủy Ban quân quản thành phố ra thông cáo giải thể tất cả các đoàn thể, hiệp hội thành lập trong thành phố trước 30-4-2975. Vì thế, hội Truyền bá quốc ngữ, trên mặt pháp lý đã chấm dứt nhiệm vụ. Và hội viên hội được chấp nhận sát nhập vào ngành bình dân học vụ của sở giáo dục Sài Gòn – Gia Định.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
- Đây là một tổ chức yêu nước tiến bộ của nước ta hoạt động trong một thời gian dài, chủ yếu là hoạt động công khai. Có thể nói rằng đây là một tổ chức biến tướng hoàn hảo trong lòng địch.
- Đối với địch, Hội TBQN đã biết khéo léo từ việc đề tên đến việc đề ra tôn chỉ, mục đích “không làm chính trị”, trong việc chọn người đứng ra xin phép, toàn những nhân sĩ lớn mà địch không thể viện cớ bác bỏ đơn.
- Đối với quần chúng nhân dân, thì tôn chỉ và mục đích của Hội đã đánh đúng vào tình cảm thương dân, yêu nước của mọi tần lớp, đánh đúng vào niềm tự hào dân tộc của mọi người, đáp ứng nhu cầu bức xúc chống dốt và cũng phù hợp với nhu cầu trình độ giác ngộ chính trị của người Việt Nam thời bấy giờ.
- Đối với số nhân sĩ trí thức khát khao Tự do – Công bằng – Bác ái, giác ngộ nghĩa vụ đối với quê hương, đồng bào thìg tổ chức sinh hoạt và hoạt động của hội phù hợp với ước mơ của họ.
- Đối với Đảng, thì đây là mảnh đất tốt cho việc tuyên truyền, phổ bến đường lối chủ trương ra quần chúng, là nơi đào tạo cán bộ nội thành, nơi tạo thế hợp pháp và dự trữ cán bộ, nơi xuất phát về tổ chức cho các phong trào chính trị xã hội tiến bộ khác.
- Hội dưới danh nghĩa là tổ chức văn hoá – giáo dục, nhưng thực chất là một tổ chức chính trị vì:
Ø Lực lượng lãnh đạo của Hội là những người đã từng tham gia rất nhiều tổ chức chính trị trước.
Ø Mục đích hoạt động của Hội nói cho cùng là giáo dục, khơi dậy truyền thống yêu nước trong quần chúng nhân dân lao động, dạy cách đấu tranh, dạy gương anh hùng….
Ø Hội đã có nhiều đóng góp cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam….
- Hội truyền bá quốc ngữ còn là một trường đào tạo, giáo dục thanh niên ngoài xã hội. Một mặt nó luyện cho thanh niên những đức tính cần thiết trong cuộc sống (tinh thần đoàn thể, óc tổ chức, kỷ luật, kiên quyết hi sanh…). Mặc khác, nó giúp cho thanh niên tránh được những cuộc vui chơi không lành mạnh (cờ bạc, trai gái, rượu chè…). Bên cạnh đó, cũng giúp các thanh niên tri thức có dịp tiếp xúc, đi sâu, tìm hiểu cuộc sống cơ cực của quần chúng công – nông lao động. Thu hút thanh niên vào một số hoạt động xã hội do Đảng lãnh đạo.
- Tuy 3 hội ở 3 kỳ ra đời trong các thời gian, điều kiện khác nhau nhưng đều có những nguồn gốc thực chất chỉ là một.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách, báo và tạp chí1. “Giáo sư Hoàng xuân Hãn và phương pháp dạy truyền bá quốc ngữ”., Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 26/03/1996.2. “Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội truyền bá quốc ngữ (1938-1998)”. - Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 30/05/1998.3. “Nguyễn Văn Tố - người đi đầu trong sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ”. Trích báo Dân trí, số ra ngày 10/1999.4. Vương Kiêm Toàn, Vũ Lân (1980), Hội truyền bá quốc ngữ : một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ, 1938-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.5. Trương Thanh Vân, Tiền Vĩnh Lạc (2001), Gieo ánh sáng : lược sử hội truyền bá quốc ngữ, Nxb. T.P. Hồ Chí Minh, Tp. HCM.2. Tài liệu internet