a. Giống nhau:
- Đồng minh của Mĩ:
+ Pháp: Gia nhập khối NATO, tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, An-giê-ri…
+ Nhật: Câu kết chặt chẽ với Mĩ. Năm 1951, hai nước kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật, chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở vùng Viễn Đông. Nhật trở thành một căn cứ hậu cần chiến lược của Mĩ trong những năm 70 và nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
- Đều có sự điều chỉnh:
b. Khác nhau:
- Mục tiêu: Vì lợi ích của từng nước theo từng thời kì.
- Trong số các đồng minh Tây Âu của Mĩ, chỉ có Pháp là nước có chính sách đối ngoại tương đối độc lập. Năm 1958, tướng Đờ Gôn lên làm Tổng thống của nền Cộng hoà thứ năm. Năm 1966, Pháp rút ra khỏi Bộ chỉ huy NATO, buộc Mĩ phải rút quân đội và các căn cứ quân sự ra khỏi lãnh thổ Pháp và dời trụ sở Bộ chỉ huy NATO sang Bỉ. Cải thiện quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam.
- Từ 1991 đến nay, Pháp trở thành một đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
- Pháp chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển mà còn với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La-tinh cũng như với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
- Nhật: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình:
+. Năm 1973, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
+. Năm 1977, học thuyết Phu-cư-đa ra đời, đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật - Mĩ, Nhật - Tây Âu.
+. Năm 1991, học thuyết Kai-phu ra đời, là sự phát triển tiếp tục học thuyết Phu-cư-đa trong điều kiện lịch sử mới. Củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.
+. Nhật mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế trên khắp mọi nơi, nhất là ở vùng Đông Nam Á.