Câu hỏi: Nội dung "Chế độ ruộng đất thiên triều" của Thái Bình Thiên Quốc. Những hạn chế và Ý nghĩa của nó.
a. Nội dung “Chế độ ruộng đất Thiên triều”
+ Tháng 3/1853, quân Thái Bình chiếm Nam Kinh, lập nơi này làm Kinh đô với tên gọi Thiên Kinh; thiết lập bộ máy chính quyền theo mô hình triều đình. Hồng Tú Toàn ban hành “Chế độ ruộng đất Thiên triều” với nội dung:
• Coi ruộng đất thuộc về Thượng Đế, không ai được chiếm làm của riêng. Mọi người được hưởng đều nhau.Sản phẩm làm ra khi trừ phần lương thực cho gia đình theo tiêu chuẩn bằng nhau, còn lại đều nộp vào kho chung.
• Ruộng đất được phân làm chin loại tốt xấu, chia theo nhân khẩu: Từ 16 tuổi trở lên, nam - nữ như nhau, tốt xấu chia đều. Dưới 16 tuổi được chia một nửa.
• Quy định: Cứ 25 hộ lập thành một công xã, được tổ chức thành một đội sản xuất, đồng thời là đơn vị hành chính và quân sự.
b. Hạn chế:
Nó phản ánh tâm lý bình quân chủ nghĩa của nông dân, muốn ai cũng được hưởng ngang nhau, không tính đến sự chênh lệch về khả năng và sự đóng góp khác nhau của mỗt người
Do vậy, sau một thời gian phát triển ban đầu, năng suất lao động giảm dần, sản xuất đình đốn, mọi hoạt động xã hội trì trệ.
c. Ý nghĩa:
Chính sách được ban hành trong bối cảnh xã hội phong kiến Trung Quốc thế kỷ XIX đang suy yếu. Nó thể hiện quan điểm tiến bộ nhằm xoá bỏ quyền sở hữu phong kiến, chia đều ruộng đát, tổ chức xã hội trên nguyên tắc công hữu và bình quân. Nó đáp ứng được nguyện vọng của đông ssảo nông dân và người lao động muốn thủ tiêu sự bất bình đẳng trong xã hội phong kiến nên lúc đầu được nhân dân hưởng ứng.