CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
Tue Jul 28, 2009 10:40 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
Đây là bài viết của thầy Nguyễn Khắc Cảnh - Trưởng phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời là giảng viên môn Nhân Chủng học, Nhân học hình thê... Mọi người ai có nhu cầu thì tham khảo nhé!
:lol!: :flower: :bball:
1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu nguồn gốc loài người trong tiến hóa.
Từ khi con người nhận thức được về sự tồn tại của mình trong tự nhiên thì nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc con người, sự sống và vũ trụ luôn thôi thúc nhân loại. Sự giải thích những điều bí ẩn này ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc cũng khác nhau. Đầu tiên là sự giải thích của con người bằng các huyền thoại và tôn giáo, sau là những giả định của các nhà khoa học và cuối cùng là sự sáng tỏ bởi khoa học.
1.1. Thần thoại và tôn giáo
Từ xa xưa con người đã sáng tạo ra nhiều huyền thoại kể về sự phát sinh của loài người. Người Trung Quốc có chuyện bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi sự sống vào. Huyền thoại Ai Cập kể rằng chính thần Hanuman đã dùng đất sét tạo thành con người trên bàn xoay đồ gốm rồi trao cho linh hồn sống. Người Nhật thì tin rằng tổ tiên của dân tộc mình là con cháu của nữ thần Mặt trời Amaterashu. Cũng bằng huyền thoại, người Việt coi chúng ta có nguồn gốc là “con rồng cháu tiên” vv… Thời nguyên thủy, ở nhiều thị tộc-bộ lạc cổ xưa, con người tin rằng tổ tiên của mình sinh ra từ một động vật hoang, một cây cổ thụ hay một vật thể nào đó và tôn làm vật tổ của mình mà các bộ lạc thổ dân ở châu Mỹ (người Anhđiêng) gọi là “tô tem” - hình thái tôn giáo cổ sơ của con người. Khi Thiên chúa giáo ra đời, Thánh kinh (Bible) trình bày về nguồn gốc của vũ trụ, muôn loài và con người một cách hệ thống hơn. Theo đó Chúa trời có trước đời đời và sáng tạo ra tất cả trong 6 ngày:
- Ngày thứ nhất sáng tạo ra sự sáng và tối, gọi là ngày và đêm - Ngày thứ hai sáng tạo ra không gian gọi là trời - Ngày thứ ba làm ra đất, nước và cây cỏ - Ngày thứ tư sáng tạo ra các vì tinh tú làm cơ sở phân chia thời gian. Trong đó có một vì tinh tú lớn nhất cai quản vào ban ngày là Mặt trời và một vì cai quản vào ban đêm là Mặt trăng - Ngày thứ năm sáng tạo ra các loài muông thú - Ngày thứ sáu Chúa dùng đất sét sáng tạo ra con người theo hình mẫu của minh. Người đầu tiên là đàn ông gọi là Ađam, sau đó Chúa lấy xương sườn của Ađam để tạo ra người đàn bà gọi là Eva.
Sau sáu ngày công việc sáng tạo đã hoàn thành, ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi và chúc phúc cho muôn loài, gọi là Ngày của Chúa - Chúa nhật. Con người là sản phẩm tuyệt hảo nhất của Chúa, được Chúa yêu thương nhất giao cho cai quản muôn loài, được sống và hưởng sự sung sướng vĩnh hằng ở vườn địa đàng và được trực tiếp giáo tiếp với Chúa. Từ khi nghe lời con rắn dụ dỗ ăn trái cấm (trái biết phân biệt), biết tình yêu vợ chồng, Ađam và Eva bị đuổi khỏi vườn địa đàng để từ đó tạo ra thế giới loài người. Như vậy tổ tiên của loài người là Ađam và Eva, là sản phẩm sáng tạo đặc biệt của Chúa trời và ở vị trí trung gian giữa muôn loài và các thiên thần. Quan điểm này đã ngự trị rất lâu dài tới tận thời cận đại khi những dữ liệu khoa học giải thích đúng thực tế khách quan của lịch sử.
1.2. Những tư duy khoa học
* Giai đoan cổ đại TK VII - III trc CN:
Những tri thức về con người và mầm mống tư tưởng loài người tiến hóa từ động vật đã tìm thấy ở các nhà triết học cổ đại Hy Lạp từ những thế kỷ trước Công nguyên (tr.CN) như A-nac-xi-man-da (Anacsimanda, 610 - 546 tr.CN, Empedoclơ (Empedocle, 490 - 430 tr.CN), Đêmôcrit (Democrite, 470 - 380 tr.CN), Xôcrát (Socrate, 469 - 399 tr.CN) và những đại diện xuất sắc của trường Alexanđri (thành phố lớn ở cửa sông Nin - Ai Cập) như Herophin (Herophinle, 304 - … tr.CN), Eragistat (Eragistate, 300 - 205 tr.CN) vv…. Đó là các nhà tư tưởng đã sớm có nhận định về những đặc điểm chính phân biệt con người với động vật là tay và tiếng nói. Họ đưa ra những ý niệm đầu tiên vể sự xuất hiện của con người từ giới động vật qua hàng loạt những tiến hóa. Bên cạnh tư tưởng triết học, những tri thức về con người còn được tích lũy ở các ngành hoạt động khác. Những cuộc mổ xẻ súc vật và nghiên cứu các bệnh lý ở người đã mang lại những tri thức về sự biến đổi ở các cơ quan riêng biệt trên cơ thể con người. Ở Ai cập cổ đại đã nổi tiếng về nghệ thuật ướp xác, điều đó không nghi ngở gì là họ phải có những hiểu biết cặn kẽ về cấu trúc cơ thể con người. Bác sỹ cổ Hy Lạp nổi tiếng Hipôcrat (Hipocrate, 460 - 377/356? tr.CN) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khí hậu lên cấu trúc con người và đã đề ra thuyết về tính khí con người dựa trên 4 chất dịch có trong cơ thể là máu, mật vàng, mật đen và chất nhầy. Theo Hipôcrát, với sự trội hơn về máu cho tính khí là người lanh lợi, hiếu động; sự trội hơn về mật vàng - con người hay xúc động, mật đen làm người hay rầu rĩ và sự trội hơn về chất nhầy - con người thường lãnh đạm, thản nhiên.
Một nguồn tư liệu nữa từ thời cổ đại là các ghi chép của các nhà thám hiểm, trong đó đặc biệt quan trọng là những ghi chép của Hêrôđốt (Herodote, 481 - 406 tr.CN - ông tổ của sử học) về các bộ lạc ở các quốc gia khác nhau, về sinh hoạt và nếp sống của họ và mức độ nào đó về hình dạng của các bộ lạc đó. Cho tới ngày nay những ghi chép ấy vẫn là những nguồn tư liệu quý cho nhiều ngành Sử học, Dân tộc học, Nhân học vv…
Song, nói tới những tri thức về Nhân học thời cổ đại không thể không nhắc tới Aristôt (Aristote, 384 - 322 tr.CN), người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Nhân loại học” (Anthropology). Trong các tác phẩm của mình như “Lịch sử động vật”, “Về sự xuất hiện của giới động vật”, “Về linh hồn” ông đã mô tả sự tương đồng và khác biệt giữa người và động vật có vú về cấu tạo, vai trò chức năng của các bộ phận của cơ thể và mối liên hệ giữa các bộ phận ấy. “Con người là động vật thông minh nhất không phải vì rằng nó có hai tay - Aristôt viết - Nhưng bởi vì có hai tay nên nó đã trở thành động vật thông minh nhất. Vì thông minh nhất sẽ sử dụng nhiều công cụ mà bàn tay, rõ ràng, không phải là một công cụ mà là nhiều công cụ. Nó là công cụ của nhiều công cụ. Thiên nhiên đã cho bàn tay, một công cụ tiện lợi nhất, chính bởi con người có thể tiếp thu một số lượng lớn nghệ thuật” [16/8]. Ông còn phân biệt 3 loại linh hồn khác nhau trong giới sinh vật: “linh hồn dinh dưỡng” ở thực vật, “linh hồn cảm giác” ở động vật và “linh hồn lý trí” ở con người. Đặc biệt, xem người thuộc giới Đông vật, và dựa vào cấu trúc, chức năng khác nhau của chúng Aristôt đã đề ra tư tưởng về dãy nâng cao dần của cấu trúc sinh học, “kiến tạo bậc thang”, theo sự hoàn thiện của cấu trúc cơ thể và đặt con người, mà Ông gọi là Đông vật xã hội, vào bậc thang cao nhất với những nét đặc thù như dáng đi thẳng, bộ não lớn, có tiếng nói và lí trí. Đây là tư tưởng có giá trị rất lớn đối với học thuyết tiến hóa vào thế kỷ 18 sau này. Do những quan điểm chống lại tôn giáo, Aristôt bị theo dõi và phải trốn chạy khỏi Aphin (nay là Athène) đến Eubée (nay là Chalcis), một hòn đảo ở phía Đông Địa Trung Hải và mất tại đây.
* Thời kỳ Trung đại:
Ở châu Âu đây là thời kỳ ngưng trệ trong tất cả các lĩnh vực của tri thức loài người. Những tư tưởng khoa học mới manh nha ở thời cổ đại đã bị các tư tưởng thần học và khắc kỷ nhà thờ cấm đoán và lấn át. Tuy vậy ở vùng Tiểu Á và Trung Á vẫn có các nhà bác học ra đời như Ibn- Xina, Biruni. Chính từ đây mà trong khoa học giải phẫu hiện đại còn giữa lại nhiều thuật ngữ Arập. * Giai đoạn Phục Hưng: Đó là thời kỳ con người đứng dậy chống lại ách áp bức hà khắc, chủ nghĩa khắc kỷ giáo điều của nhà thờ, Phục hưng những tư tưởng nhân bản, lòng ngưỡng mộ đối với sức mạnh và vẻ đẹp của tâm hồn và cơ thể con người “Đó là thời kỳ của một bước ngoặt tiến bộ vĩ đại… Đó là thời đại cần tới những nhà “khổng lồ” và đã sản sinh ra những nhà “khổng lồ” với sức mạnh của tư duy, trí tuệ của khí phách và lòng say mê…”. Trong giai đoạn này, giải phẫu sinh lý người đã thu được những thành tựu lớn lao. Nổi bật nhất là danh họa, nhà giải phẫu học Lêônađơvanhxi (Leonadvanci). Ông có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi trong cấu trúc cơ thể con người và đưa ra những định mức tiêu chuẩn trung bình về sự phát triển của cơ thể. Những thành tựu về cấu trúc cơ thể con người còn tìm thấy ở các nhà giải phẫu khác như Anđrê Vêzan (André Vésale, 1514 - 1564), nhà giải phẩu người Bỉ, người đầu tiên dùng phương pháp phân tích xác chết và là người đầu tiên đã mô tả một cách khoa học và khá chi tiết về giải phẫu con người, đánh mạnh vào quan điểm tôn giáo. Ông bị chính quyền vu cáo mổ xác một người còn chưa chết, bị kết án tử hình. Nhờ tài năng của mình ông được giảm án đày sang Jêrusalem. Hết hạn đày 1565 trên đường trở về ông bị chết do đắm thuyền lúc tròn 51 tuổi… Bên cạnh các nhà giải phẫu còn phải kể tới các công trình của các nhà sinh vật, mà nổi bật hơn cả là Anđrôvanđơ (Androvandr). Ông đã thực hiện hàng loạt các thí nghiệm để xây dựng nên bảng phân loại động vật theo mức độ thân tộc của nó. Những phát hiện địa lý vĩ đại thế kỷ XV - XVI đã mang lại cho loài người những tri thức mới về các chủng tộc ở các vùng đất khác nhau. Những cuộc thám hiểm của Christoph Colon tìm ra châu Mỹ, của Vaxcô-đơ Gama đi vòng quanh châu Phi rồi từ Cực Nam đã đến được Ấn Độ, cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất của Ma-zen-lăng… đã đưa ra những cơ sở đối với sự phê phán học thuyết của nhà thờ về nguồn gốc của con người từ Adam và Eva. Đã phát hiện ra một số loài khỉ hình nhân (vượn hình nhân) ở châu Phi như Gôrila, Simpanze… mang lại những nguồn tư liệu quan trọng cho tư tưởng về nguồn gồc từ động vật của loài ngừơi.
Những dữ liệu khoa học từ những dấu tích của người cổ đại để lại như xương cốt, công cụ hay khí cụ do họ chế tác… có quan hệ đầu tiên với Khảo cổ học. Tuy mầm mống của Khảo cổ học manh nha từ lâu rồi, nhưng khoảng sau Phục hưng nó mới trở thành một khoa học độc lập. Cuối thế kỷ XVI Mecati (Michel Mercati) đã khảng định bản chất của các “lưỡi tầm xét” mà người phương Tây gọi là xenori (ceraunies), từ Hi Lạp nghĩa là sét, là những loại hình công cụ hay khí cụ của người nguyên thủy chế tác ra và sử dụng, trước khi con người biết tới kim loại: “Nhiều người lầm tưởng xenori do sét tạo nên… Nhưng nay hiểu rằng chúng được tách ra bởi nhát đập cực mạnh của silex có độ cứng lớn trước khi kim loại sắt được biết đến và sử dụng trong các cuộc chiến. Người nguyên thủy chỉ biết dùng những mảnh tước này làm dao” [3/9].
Tue Jul 28, 2009 10:42 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
* Thế kỷ XVIII - XIX
Nhưng việc chấp nhận các xenori là do con người làm ra chưa giải đáp được vấn đề con người phát sinh từ đâu. Tới thế kỷ XVIII tư tưởng biến đổi của giống loài đã trở thành một trào lưu trong Sinh học, Triết học với các đại diện như Buyphông (Georges Buffon, 1707 - 1788) ở Pháp, E.Đacuyn (Erasme Darwin, 1731 - 1802) ở Anh, Kavecnep (Afanaxi Kavecnev, 1748 - …?) ở Nga. Đồng thời với những dự đoán táo bạo về nguồn gốc động vật của loài người, các nhà tự nhiên học đã lập ra các lược đồ phân loại sinh học, trong đó đã tách ra từ giới động vật một nhóm linh trưởng bao gồm vượn, cáo, khỉ và loài người. Đặc biệt Lamac (Jean Baptiste Lamarck, 1744 - 1829), học trò của Buyphông, trong tác phẩm “Triết học động vật”, là người đầu tiên giải thích về sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống và khả năng di truyền được những tập tính đó và đưa ra nguyên lý về sự biến đổi các loài, từ loài này biến đổi thành loài mới (transformisme). Ông nhận định đúng đắn rằng con người từ loài khỉ lớn, do những thảm rừng bị mất dần, phải thay đổi lối sống từ cây xuống đất, đi bằng đôi chân và rồi từ biến đổi này dẫn đến các biến đổi tiếp theo, lâu đời mà thành. Ông quan sát dạng chuyển tiếp giữa các loài, sự phát triển của sinh giới từ thấp đến cao, thực chất là biểu hiện của tiến hóa, nhưng ông chưa biết tới đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên như là cơ chế và động lực của sự tiến hóa.
Thế kỷ XIX, nói chung việc tìm kiếm di cốt người cổ đã được chú ý và tích lũy ngày một nhiều. Với các hoạt động của Đơ Pectơ (Boucher de Perthes, 1788 - 1868) người Pháp, Lyen (Charles Lyell) nhà Địa chất học người Anh và sau này là Lacte (Edouard Lartet, 1801 - 1871) nhà nghiên cứu ngưới Pháp… vấn đề cội nguồn sinh học loài người được đặt ra rõ nét và dẫn đến sự ra đời của một khoa học mới Cổ sinh học người (Paléontologie humaine) mà Lacte được suy tôn là người sáng lập. Năm 1834, tại di chỉ Sansan Tây nam nước Pháp, Lacte phát hiện hiện được mảnh hàm dưới một khỉ lớn, tổ tiên xa xưa của vượn ngày nay, niên đại Mioxen giữa, được đặt tên là Pliôpitec (Pliopithecus antequus). Năm 1856, ở Renani (Rhenanie hay Prusse rhenane) tên gọi xưa của nước Đức đã có một phát hiện đầu tiên, quan trọng nhất về lịch sử con người là tìm thấy chỏm sọ người cổ Nêanđectan với các đặc điểm khác thường: kích thước lớn, trán vát ra sau, cung mày nổi, vòm sọ tương đối dẹp. Từ đó xương cốt người cổ cùng với công cụ, xương cốt động vật cổ đã tuyệt diệt được phát hiện ở khắp các châu lục, nhất là châu Á, châu Phi. Ở châu Au, năm 1865 trên bờ trái nhánh sông Lexơ (Lesse) nước Bỉ đã tìm thấy xương hàm dưới La Nolet (La Naulette) mà có ý kiến cho rằng hàm dưới La Nolet và chỏm sọ Nêandectan thuộc về cùng loại hình người rất cổ, có nét nổi bật là không có lồi cằm, đặc điểm giống với khỉ nhưng kết hợp có những đặc điểm giống người. Năm 1868 phát hiện người hiện đại Crômanhon (Cro-Magnon) gồm nhiều bộ xương người có đầy đủ những đặc điểm của người hiện đại ở vách đá Crômanhon, cạnh bờ của nhánh sông đổ vào Đoocđonhơ (Dordogne), Tây nam nước Pháp.
Như vậy, cho tới Lamac (Lamarck) những quan điểm về sự hình thành con người là kết quả của quá trình tiến hóa đã khá phổ biến. Nhưng phải đợi đến Đácuyn (Charles Darwin, 1809 - 1882) thì những luận điểm trên mới được tổng hợp thành một học thuyết - Học thuyết tiến hóa.
Đácuyn người Anh, lúc trẻ tiến hành cuộc hành trình qua các Đại dương. Ông quan sát sự đa dạng và sự thay đổi dần dần hình thái của các loài vật theo vị trí địa lý mà chúng sinh sống khi đi dọc bờ biển châu Mỹ từ Bắc - Nam. Năm 1859 Đacuyn xuất bản tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, sáng lập ra học thuyết tiến hóa của sinh giới, nêu ra nguyên lý chọn lọc tự nhiên trong việc hình thành các loài, vai trò của ngoại cảnh đối với sự biến dị và di truyền các tập tính. Trong bức thư gửi K.Mác ngày 11/12/1859, Angghen đã viết “ Đacuyn mà tôi đang đọc thật là tuyệt… Cho đến nay thần học chưa bị lật đổ trong lĩnh vực này (tức quan điểm siêu hình về tự nhiên hữu cơ), nhưng bây giờ thì việc đó đã được thực hiện” [3/12].
Vào những năm của thập kỷ 60, 70 thế kỷ XIX, trên cơ sở những tích luỹ của tri thức nhân học đã khá phát triển, ngành Nhân học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập. Năm 1859 “Hiệp hội khoa học nhân chủng” đã ra đời ở Pari, Hiệp hội này đã xây dựng thành một trường phái nhân chủng và một nhà bảo tàng nhân chủng. Sau đó, các hiệp hội nhân chủng đã lần lượt ra đời ở các nước khác như ở Luân Đôn (1863), ở Đức, ở Ý. Chi nhánh “Nhân chủng học” thuộc hội “Những người yêu thích khoa học tự nhiên” ở Macxcova cũng được thành lập vào năm 1864. Năm 1871, Đácuyn xuất bản tiếp cuốn “Sự phát sinh loài người và chọn lọc giới tính”, trong đó ông đề cập và lí giải đúng đắn những vấn đề về nguồn gốc loài người mà có thể tóm lược là “con người biểu hiện những đặc điểm cấu tạo và chức năng giống như động vật từ thấp đến cao, đặc biệt với khỉ dạng người, nhưng tổ tiên gần nhất của con người là một loài khỉ lớn đã tuyệt diệt, vốn sống ở cựu lục địa khí hậu nhiệt đới tương tự như châu Phi; thời kỳ loài khỉ lớn này tách ra thành dòng tiến hóa tới người có thể ước vào Eoxen (thuộc kỉ Đệ tam)” [3/15-16]. Giả thiết thiên tài về nguồn gốc tổ tiên của loài người từ một loài khỉ, trải qua con đường tiến hóa của sinh học, không nghi ngờ gì nữa, học thuyết của Đácuyn đã mang lại một bước tiến quan trọng về vấn đề nguồn gốc loài người. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Anghen đánh giá học thuyến tiến hóa đã chỉ ra cách thức mà từ một tế bào đơn giản đã dẫn đến một cái cây hay một con người. Tất cả tiến hóa đó là nhờ kết quả hai đặc tính tuyệt vời của sinh vật: tính di truyền và tính biến dị.
Trong thời gian này, bên cạnh vấn đề nguồn gốc loài người, đứng trước những mâu thuẫn xã hội gay gắt của chủ nghĩa đế quốc, một số học giả đã quan tâm tới vấn đề nguồn gốc và mối quan hệ giữa các chủng tộc, hòng dùng nó để giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Họ đã vận dụng học thuyết “Chọn lọc tự nhiên” vốn là một học thuyết tiến bộ và khoa học của Đácuyn vào xã hội loài người, nhằm biện minh cho chế độ bóc lột nhân dân lao động và huỷ diệt các dân tộc thuộc địa. Cái gọi là “Chủ nghĩa Đácuyn xã hội” thực chất là sự xuyên tạc, bóp méo cái bản chất đích thực của học thuyết Đácuyn. Nó được dùng làm công cụ tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở các nước đế quốc. Chỉ có trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mới có được phương pháp luận đúng đắn để vận dụng và tiếp tục phát triển những tri thức của Đácuyn, mới có được sự lý giải đúng đắn, khoa học về vấn đề nguồn gốc loài người và các chủng tộc loài người trong ngành Nhân học.
Các vấn đề Nhân học đã được K. Mác và Ph.Anghen nghiên cứu trong rất nhiều tác phẩm như “Biện chứng của tự nhiên”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Tư bản”, “Chống Đuy Rinh”, “Nguồn gốc của gia đình của sở hữu cá nhân và nhà nước” và đặc biệt là tác phẩm “Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”. Các nhà kinh điển Mác-xít là những người đầu tiên chỉ ra những khác biệt có tính chất nguyên tắc giữa các hiện tượng xã hội và sinh học, chỉ ra tính chất phản động khi mang các qui luật sinh học vào việc giải thích quá trình lịch sử xã hội. Đồng thời mang lại khả năng và phương pháp cho việc giải quyềt đúng đắn các vấn đề về nguồn gốc loài người và chủng tộc, về sự phân chia các tộc người và chủng tộc.
Tue Jul 28, 2009 10:46 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
2. Quá trình nhân hóa và sự phát sinh loài người
Quá trình nhân hóa (hominisation) là một chặng đường dài của tiến hóa trong họ Người (Hominidae) với các hominid để cuối cùng xuất hiện một nhánh duy nhất dẫn đến con người. Nhận thức quá trình này cần tìm hiểu và làm rõ những vấn đề sau: - Sự phân loại về vị trí của con người trong giới sinh vật. - Những dạng hóa thạch họ người (hominidae) đầu tiên. - Tổ tiên trực tiếp của con người – Oxtralôpitec. - Quá trình phát triển của giống Người (Homo) qua các loại hình: người Khéo léo (Homo Habilis), người Đứng thẳng (Homo Erectus), người cổ Xapiên (Homo sapiens Neandertalensis), người Xapiên hiện đại (Homo Sapien sapien).
2.1. Vị trí phân loại con người trong sinh giới
Những chứng cứ khoa học về nguồn gốc từ động vật của loài người này càng được phát hiện qua những điểm giống nhau giữa người và những sinh vật họ hàng, đặc biệt là các loài vượn người. Đồng thời tiến hóa cũng đưa đến những tính trạng chuyên biệt vượt trội ở người hơn các loài động vật.
Cấu trúc cơ thể người giống cấu tạo chung của động vật có xương sống. Bộ xương cũng gồm xương đầu, cột sống và xương chi. Cơ thể người giống cơ thể động vật có vú: có lông mao, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cách sắp xếp các nội quan, hình thái cấu tạo mỗi cơ quan căn bản giống nhau.
Ngành Phôi thai học đã chứng minh phôi người phát triển qua các giai đoạn đầu rất giống phôi các động vật có xương sống. Phôi người 18 - 20 ngày có dấu vết khe mang, giống phôi cá. Lúc I tháng não người gồm 5 phần nối tiếp nhau giống não cá. Tháng thứ 2 có đuôi dài. Lúc 5 - 6 tháng phôi người phủ một lớp lông mềm, đến tháng thứ 7 mới rụng (khi ấy người mẹ thường hay bị ho).
Đặc biệt người và vượn có nhiều điểm giống nhau về hình thái cơ thể, bộ xương, bộ răng; vượn lớn cũng có 4 nhóm máu (O, A, B, AB) như người; bộ máy di truyền người giống với Chimpanze tới 98%, chỉ khác nhau căn bản ở các gen điều hòa.
Người đầu tiên nêu rõ con đường tiến hóa, từ những sinh vật đơn giản đến người là nhà tự nhiên học nổi tiếng Hécken (E.H.Haeckel, 1834 - 1919), một người tích cực bảo vệ thuyết tiến hóa. Con người cũng có thể xếp vào các nhóm phân loại như những sinh vật khác:
Ngành : Dây sống (Chordata) Phân ngành : Có xương sống (vertebrata) Lớp : Thú (Mammalia) Bộ : Có tay (Primates) Họ : Homonidae Giống : Homo Loài : Homo sapiens
Nếu tính tới cấp độ Lớp trong hệ phân loại trên thì vị trí con người trong lớp Thú (Mammalia) được mô tả theo hình:
Lớp Thú có 3 lớp phụ: Prototheria (có thú mỏ vịt), Theria (có kanguru), Eutheria. Trong lớp phụ Eutheria có bộ Primates. Bộ Primates bắt nguồn từ dòng thú nhỏ giống chuột, sống trên cây, ăn côn trùng, xuất hiện vào Kỷ Thứ ba (Kỷ Đệ tam), sau đó phân ra nhiều hướng độc lập nhưng vẫn giữ nhiều đặc điểm chung: Giữ lại xương đòn (các đông vật khác thì giảm đáng kể hay mất hẳn), phát triển khớp vai nên vận động tự do được theo mọi hướng, có khủyu tay cho vận động quay; bàn chân có 5 ngón và đặc biệt ngón cái đối diện với các ngón còn lại; biến đổi vuốt thành móng, phát triển các đệm xúc giác nhạy cảm ở đầu ngón; thu ngắn mõm, thị giác lộ ra và phát triển hình nổi; bộ não phát triển, đặc biệt là vỏ não; thường chỉ có hai vú và mỗi lứa thường đẻ một con.
Cách ngày nay khoảng 40 - 50 triệu năm từ bộ Primates chia thành 2 bộ phụ là Prosimian (Pro - trước + simia - vượn) và Anthropoidea (dòng tổ tiên của người). Bộ phụ Anthropoidea gồm 3 siêu họ là: Ceboidea (khỉ đuôi dài), Cercopithecoidea (khỉ Mandrill) và Hominoidea.
Siêu họ Hominoidea có 2 họ là Pongidae (có các vượn người như khỉ đột, hắc tinh tinh) và Hominoidae (chỉ có loài người). Những mẫu hóa thạch thu thập được gần đây cho thấy các tổ tiên của Primates tìm thấy ở lục địa Âu-Á (Eurasia), còn tổ tiên loài người tìm thấy ở châu Phi.
Tue Jul 28, 2009 10:49 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
2.2. Những dạng hóa thạch họ người (Hominidae) đầu tiên.
Sau khi tìm hiểu về bộ Primates, chúng ta sẽ nói về tổ tiên xa xưa dẫn đến nhánh phát triển của người. Trong vòng 3 thập kỷ gần đây nhiều chứng cứ mới được phát hiện làm sáng tỏ thêm giai đoạn lịch sử các hominid trong đó có những dạng tiền thân của con người. Vào kỳ Mioxen thượng các dạng hominid đã phát triển phong phú ở Đông Phi. Có thể kể ra một số nhóm dưới họ sau:
- Proconsul. Lần đầu tiên răng và xương của Proconsul được H.Gordon phát hiện ở châu Phi vào năm 1927 (Consul là tên của con hắc tinh tinh -Simpanze- được nuôi và diễn trò ở một nhà hát music-hall ở Luân Đôn, H.Gordon đã dí dỏm đặt tên cho mẫu vật là Proconsul nghĩa là trước Consul hay là tổ tiên của Consul). Những phát hiện về sau này tới tận năm 1984 đã ráp được bộ xương khá hoàn chỉnh của Proconsul và xác định đó là loài vượn cổ sống cách ngày nay khoảng 18 triệu. Proconsul sống trên cây, di chuyển chậm, có thể chuyền từ cành này sang cành khác, treo trên cây nhờ tay và không có đuôi. Kết quả so sánh kỹ các chi tiết cấu tạo cho thấy Proconsul là tổ tiên chung của người và vượn.
- Ramapitec (Ramapithecus) là hoá thạch đầu tiên được chấp nhận là đại diện nguyên thủy của họ người (Hominidae) được tìm thấy vào những năm 1934 – 1937 trên đồi Xivalik (Bắc An Độ, có tuổi Miocen-Pliocen, sau này còn tìm thấy ở Pakistan. Ramapitec tồn tại cách nay khoảng 14 triệu năm với 2 loài: R-hariensis (Miocen) và R-brevirostris (Pliocen). Ramapitec đã đứng thẳng và đi bẳng hai chân - một đặc điểm sinh học cơ bản của con người – chưa? Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào việc các di cốt của Ramapitec được phát hiện trong những cảnh quan cổ xưa quang đãng, không phải là rừng nên nhiều khả năng Ramapitec đã đi thẳng. Trong một thời gian dài Ramapitec được coi là tổ tiên của loài người, nhưng khi phân tích mẫu răng và hàm bằng phương pháp cổ sinh học cho thấy Ramapitec giống với đười ươi nhiều hơn với hắc tinh tinh, thử hoạt tính protein và phản ứng kháng nguyên cũng xác nhận điều đó. Các hội nghị quốc tế về nguồn gốc loài người những năm 1981 và 1982 đã cho rằng Ramapitec có nguồn gốc Á-Au không phải là tổ tiên trực tiếp của người và cả đười ươi.
Một dạng khác của Ramapitec là những di cốt Kêniapitec (Kenyapithecus wickeri) do Luy Liki (Lowis Leakey) phát hiện ở Đông Phi vào năm 1961 có niên đại 15 triệu năm cách ngày nay và Kenyapithecus africanus được phát hiện sau đó (cũng ở Kênia), có niên đại là 20 triệu năm. So sánh với Ramapitec thì có rất nhiều điểm tương đồng nên Kêniapitec được gộp trong nhóm dưới họ Ramapithecinae.
- Ôreôpitec (Oreopithecus). Năm 1872 lần đầu tiên một số răng của Ôreôpitec được phát hiện trong các địa tầng Miocen-Pliocen ở Toscan (Italia). Đến năm 1958 một bộ xương khá đầy đủ của nó (Oreopithecus bamboli Gervais) được tìm thấy ở phía nam của TP.Toscan. Hình thái đốt xương chậu, xương đùi, xương gót chân đã tương đối đặc trưng cho sự đi thẳng. Cấu tạo hàm răng với cung hàm uốn tròn cạnh, nanh giảm kích thước, không có khoảng trống bên (diastème), dung tích sọ 400cm3, phần mặt bớt dô. Tất cả những đặc trưng đó là bằng chứng để xếp Ôreôpitec nằm trong họ người (homo).
- Gigantôpitec (Gigantopithecus blacki Koenigswald). Trong những năm 1934-1935 phát hiện được một số răng, đến những năm 1956-1958 mới phát hiện được 3 xương hàm dưới trong hang đá vôi ở Quảng Tây (Trung Quốc), niên đại sơ hoặc trung kỳ Pleistocen. Tiếp đó năm 1968 phát hiện thêm một xương hàm dưới ở đồi Xivalik (Bắc An), niên đại 6-8 triệu năm (Miocen-Pliocen). Ở Việt Nam răng của Gigantôpitec cũng được phát hiện năm 1965 ở hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), hang Thẩm Òm (Nghệ An). Nói chung cả răng và xương hàm của Gigantôpitec (cá thể đực) đều rất lớn, gấp đôi người hiện đại. Nhưng Gigantôpitec cũng có rất nhiều đặc điểm giống người như tiền hàm hai mấu, nanh không nhô cao lắm, không có khoảng trống bên.
Như vậy có thể sơ bộ nhận xét là từ sau kỉ Đệ Tam, khi thời tiết khô và lạnh giá làm cho rừng nhiệt đới bị triệt thoái từng nơi, hình thành rừng thưa và những trảng cỏ (savan) mênh mông thì ở nhiều nơi trên Cưu lục địa, vào những thời điểm khác nhau đã có nhiều giống loài biểu lộ khuyng hướng tiến hóa tới người. Cụ thể hơn là trong khi một số khỉ hình nhân như Dryopitec vẫn sống trên cây trong rừng thì có những loài như Ramapitec, Kenyapitec, nhóm hominid nguyên thủy, đã chuyển xuống sống trên mặt đất, tập đi bằng 2 chân, bộ não và hoạt động thần kinh phát triển, để từ đó sinh ra dạng khỉ lớn được coi là tổ tiên trực tiếp của loài người – Ôxtralôpitec (Australopithecus).
2.3. Oxtralôpitec (Australopithecus) - tổ tiên trực tiếp của loài người
Đến năm 1965 những phát hiện chủ yếu về di cốt người cổ có thể thống kê theo thời gian là: - Năm 1856: Người Nêandectan (Neanderthal) ở Đức - Năm 1868: Người Cromanhon (Cro-Magnon) ở Pháp - Năm 1891 - 1893: Người Đứng thẳng (Homo erectus), hay người vượn Giava Pitecantrôp (Pithecanthropus) ở Java - Inđônêsia. - Năm 1907: Người Hêyđenbec (Heidelberg) - Năm 1925: Người vượn phương Nam Ôxtralôpitec (Australopithecus) ở Taung - Nam Phi. - Năm 1927: Người vượn Bắc Kinh - Xinantrôp (Sianthropus) - Năm 1961 - 1964: Người Khéo léo - Homo habilis ở Onduvai - Tanzania
Trong 30 năm gần đây nhiều cuộc khai quật được tiến hành, thu được rất nhiều số liệu mới, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu đi đến một sơ đồ khái quát về quá trình tiến hóa từ tổ tiên trức tiếp đến loài người hiện đại như sau:
* Giống người vượn phương Nam Ôxtralôpitec, tổ tiên trực tiếp của loài người, có sự phân hóa đa dạng (có ít nhất 6 loài), niên đại từ 5 triệu (hoặc lâu hơn) đến 1,3 triệu năm trước đây. * Người Khéo léo - Homo habilis là loài người cổ nhất, cách nay từ 3 triệu đến 1,6 triệu.
* Người Đứng thẳng - Homo erectus cách ngày nay khoảng 1,6 triệu năm và biến mất khoảng 400.000 năm trước đây.
* Người cổ Xapiên (Homo sapiens neandertalensis) xuất hiện cách nay khoảng 300.000 đến 150.000 năm trước đây.
* Người hiện đại Xapiên (Homo sapiens sapiens) có từ cách nay 40.000 đến 35.000 năm.
Từ đây chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề của quá trình tiến hóa thành người hiện đại theo sơ đồ khái quát trên.
Năm 1924, Tiến sĩ Raymond Dart, người dạy giải phẫu học ở Đại học Witwatersrand - Nam Phi, nhận được mẫu sọ tìm thấy ở Taung Nam Phi. Đó là sọ không đầy đủ một cá thể 3-5 tuổi, còn răng sữa, dung tích sọ 390cm3 niện đại thuộc Pliocen muộn. R.Dart khẳng định đó là một mẫu người tiền sử (pre-homonid) và đặt tên là Australopithecus africanus - Vượn phương Nam của châu Phi.
Đến năm 1936, Robert Broom tìm ra hóa thạch nữ của Australopithecus. Năm 1948 ông lại phát hiện ra Australopithecus robustus ở Kromdraai và ông cho rằng Australopithecus gồm ít nhất 2 loài: Australopithecus africanus nhỏ hơn và Australopithecus robustus lớn hơn Năm 1959, hai vợ chồng nhà cổ nhân học Anh là Louis và Mary Leakey phát hiện loài Australopithecus ở hẻm vực Onduvai ở Bắc Tanzania (Hẻm vực Onduvai rất đặc biệt ở chỗ là vách đá dựng đứng cao cả trăm thước gồm các lớp địa chất xếp chồng lên nhau theo thứ tự thời gian). Họ đặt tên cho mẫu vật là Zinjanthropus boisei (Zij theo chữ Ả Rập là Đông Phi, còn boisei bắt nguồn từ tên của người tài trợ cho cuộc khai quật - Charles Boise) về sau gọi là Australopithecus boisei.
Ngày 30/11/1974, Donald Johanson người Mĩ phát hiện được mẫu gồm 52 xương không trùng lặp nhau của cá thể khoảng 20 tuổi, cao 1m và nặng khoảng gần 30kg mà ông đặt tên là Lucy (lấy từ tên bài hát “Lucy in the sky with diamonds” của ban nhạc “The Beathles”). Về sau được gọi là Australopithecus afarensis, có niên đại khoảng 3,5 triệu năm. Tiếp đó hóa thạch Ôxtralôpitec được phát hiện nhiều nơi ở Đông và Nam Phi, tới trên 250 cá thể với tuổi địa chất từ 4 triệu đến 1 triệu năm cách ngày nay, trong đó Đông Phi được coi là nơi phát sinh Ôxtralôpitec vì ở đây phát hiện các dạng cổ nhất. Ngày nay người ta phân Ôxtralôpitec thành 3 loài: Australopithecus africanus (Ôxtralôpitec thanh mảnh), Australopithecus robustus (Ôxtralôpitec vạm vỡ) v Australopithecus boisei.
Nghiên cứu sâu có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của Ôxtralôpitec như sau: - Dung tích sọ trong khoảng 440-530 cm3, thành hộp sọ mỏng. Hộp sọ loe rộng nhất ở phần đáy. Ở loại hình vạm vỡ thường có gờ dọc trên vòm sọ. - Dạng thanh mảnh cung mày dô vừa phải, dô nhiều ở dạng vạm vỡ. - Phần mặt kích thước lớn so với phần hộp sọ. - Cấu tạo phần sau hộp sọ, xương hông, xương chi chứng tỏ rằng Ôxtralôpitec đã đi thẳng bằng hai chi sau.
Vấn đề Ôxtralôpitec đã có công cụ hay chưa? Khi thám sát di chỉ Macapansgat (phía Bắc Sterfontein), R.Dart đã phát hiện thấy nhiều xương và sừng động vật móng guốc lớn. Ông cho rằng đó là khí cụ mà Ôxtralôpitec sử dụng để săn bắt các thú nhỏ và gọi đó là “nền văn hóa xương - răng - sừng” (the osteodontokeratic culture). Như vậy, theo R.Dart, Ôxtralôpitec mới chỉ biệt sử dụng công cụ, mầm mống văn hóa của loài người, chứ chưa làm ra công cụ.
Vậy trong các loài Australopithecus hiện đã phát hiện thì loài nào là tổ tiên trực tiếp của con người? Ý kiến còn khác nhau:
- Một số nhà nghiên cứu tương đối thống nhất cho rằng Australopithecus robustus là nhánh cụt của quá trình này, còn loài Ôxtralôpitec thanh mảnh Nam Phi (A.africanus) là tổ tiên trực tiếp của con người và có thể là tổ tiên chung của cả Homo v Australopithecus robustus. - Một số khác do nghi ngại tuổi địa chất của Ôxtralôpitec thanh mảnh quá gần con người nên loài có niên đại cổ nhất là Australopithecus afarensis là tổ tiên chung nhưng xa của cả Homo và các Ôxtralôpitec còn lại.
Từ loài Vượn phương Nam Australopithecus dẫn đến quá trình phát triển của giống Người (Homo). Quá trình tiến hóa này theo trình tự: người Khéo léo (Homo habilis), người Đứng thẳng (Homo erectus), người cổ Xapin (archaic sapiens hay Homo sapiens neandertalensis) và Người hiện đại (Homo sapien sapien).
Tue Jul 28, 2009 10:52 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
2.4. Người Khéo léo (Homo habilis)
Các mẫu hóa thạch. Trong những năm 1960-1963 vợ chồng nhà nhân học Liki (Loui và Mary Leakey) đã tìm thấy sọ của một trẻ em chừng 11-12 tuổi ở Onduvai (Tanzania) có niên đại chừng 2 triệu năm. Sọ này có dung tích 683 cm3, cấu tạo hàm răng và hình thái các gờ bám của cơ trên sọ rất giống ở người nên theo vợ chồng Liki thì dây đã thực sự là con người đầu tiên và đặt tên là Homo habilis Leakey.
Tháng 8/1972, Risoc Liki (con trai của vợ chồng Liki) tìm thấy một mẫu vật rất quan trọng có kí hiệu KNM 1470 (số lưu trữ trong sưu tập sọ của bảo tàng Nairobi – Kenya). Dung tích sọ KNM 1470 đạt 800 cm3 và nhiều nét giống người, cũng có niên đại chừng 2 triệu năm. Sau đó nhiều xương cốt của Homo habilis còn tìm thấy ở Lêlôtin (Tanzania), ở Afa (Ethiopia), những nghiên cứu sâu về cấu tạo của Homo habilis cho phép thưa nhận đó là con người thực sự và là tổ tiên xưa nhất của con người (người viễn cổ).
Đặc điểm hình thái, sinh lý. Người Khéo léo nhỏ và mảnh dẻ, cao khoảng 1,5m, nặng từ 25 - 50kg, đã có sự phân hóa hình thái giới tính rõ ràng, cá thể đực lớn gấp đôi các thể cái. Các mẫu hoá thạch thường ở tuổi 20, những các thể ở tuổi 30 đã già chứng tỏ tuổi thọ không dài. Dung tích sọ từ 600cm3 - 800cm3, to hơn Oxtralôpitec, mặt thu hẹp, vùng trán nhô lên, gờ mắt ít nổi rõ, hàm nhỏ và răng nhỏ hơn đó là những đặc điểm gần với người hiện đại. Nhưng các chi trước còn dài so với chi sau, các ngón tay có khả năng cầm nắm chặt chứng tỏ còn co thể trèo nhảy trên cây. Riêng bàn chân giống người hiện đại Cách sống. Homo habilis sống dưới các tán cây, thu lượm trái, hạt, rễ, củ làm phần thức ăn quan trọng, ngoài ra họ còn săn bắt các loài động vật nhỏ như côn trùng, ốc sên, kỳ nhông vv…. Homo habilis sống thành từng bầy khoảng vài chục cá thể, nhưng chưa phải là đời sống xã hội.
Người Khéo léo đã biết làm ra công cụ lao động đó là những viên cuội được ghè đẽo, tuy sơ sài nhưng chứng tỏ đã có sự gia công. Với việc chế tạo ra công cụ lao động, nền văn hóa đầu tiên của loài người đã ra đời. Đó là nền “Văn hóa đá cuội” (Pebble culture) hay còn gọi là “văn hóa những đá cuội có tu chỉnh” (Culture den galets aménagés). Ở các di chỉ ở Tanzania và Ethiopia còn tìm thấy những nền đá hình tròn và những đống đá xếp thành vòng, một số nhà nghiên cứu cho đó là dấu tích nhà ở của người Khéo léo. Nhờ quan sát tốt người Khéo léo đã có thể săn bắt tốt, nguồi thức ăn thịt nhiều hơn góp phần đáng kể cho hoạt động tăng cường trí não. Nhờ vậy họ quan sát và ghi nhận tập tính các loài, nhận biết các mùa, âm thanh và mùi chính xác, trí thức được tích lũy dần. Trong cuộc sống dần dần đã xuất hiện sự phân công lao động sơ khai, cá thể nam đi xa săn bắt, còn cá thể nữ thu lượm gần nơi cư trú và nuôi con. Việc phân chia thực phẩm và hợp tác trong săn bắt là cơ sở ban đầu để dẫn tới đời sống xã hội
Như vậy có thể phỏng đoán rằng ở người viễn cổ đã có thể xuất hiện những tính năng mà ở Ôxtralôpitec chưa thể có đó là một tổ chức xã hội sơ khai, một tín hiệu ngôn ngữ đơn giản (cử chỉ, nét mặt) để trao đổi. Đó là những mầm mống văn hóa sơ thủy. Điều này khác hẳn với động vật, khi với chúng để thích nghi phải phát triển theo hướng chuyên hóa những tính năng về mặt sinh học. Trái lại, xuất hiện văn hóa, dù sơ thủy, thì đã hướng sự thích nghi để phát triển của con người theo một hướng mới: thay sự biến đổi về thể chất bằng sự sáng tạo của hoạt động tinh thần. Sự phát triển của con người từ đây đã theo hướng chủ động đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng theo quá trình phát triển của môi trường xã hội [2/82].
2.5. Người Đứng thẳng (Homo erectus)
Ngày nay đã xác định được, tiếp nối người Khéo léo trong họ Người là một loài gọi là Pitêcantrốp (Pithecanthropus) - người Đứng thẳng (Homo erectus).
Các mẫu hóa thạch. Mẫu hóa thạch đầu tiên của loại hình này do E.Duyboa (Eugène Dubois, bác sỹ quân y người Hà Lan, phát hiện được ở làng Trinil trên hòn đảo nhỏ Salo ở Giava – Inđônêsia, trong những năm 1891 – 1893. Hóa thạch gồm răng, xương dùi dài 45,5 cm và một vòm sọ có dung tích áng chừng 850 – 940 cm3. E.Duyboa đặt tên cho mẫu vật là Pitêcantroput êrectut (Pithecanthropus erectus) tức là khỉ hình nhân đi thẳng (Thuật ngữ Pithecanthropus tác giả mượn của nhà nhân học Đức, Hecken-Ernest Haeckel, trước đó đã tiên đoán rằng con người chỉ sinh ra từ loại hình chuyển tiếp khỉ-người). Sau đó, cho đến năm 1963, nhiều loại hình Pitêcantrôp II, III, IV, V còn được phát hiện thêm ở Giava, niên đại ngày nay xác định được là 1 triệu năm, trong đó cổ nhất là Pitêcantrôp IV.
Tháng 10/1907 tìm thấy người Heidelberg, đó là một cái hàm to có răng ở Mauer gần Heidelberg của Đức. Người Heidelberg có lẽ tồn tại ở châu Au cách nay khoảng 600.000 năm và cũng được coi thuộc loài Homo erectus.
Trong những năm 1927 - 1929, một bác sỹ trẻ người Canada là D.Black và một nhà địa chất học Thụy Điển đã tìm thấy người Đứng thẳng ở đồi Chu Khẩu Điếm, cách Bắc Kinh 40km về phía Đông Nam, quen gọi là người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis), niên đại trên 40 vạn năm. Ngoài ra lại phát hiện loại hình Lam Điền (Sinanthropus lantianensis) ở Thiểm Tây (1963), cổ hơn người vượn Bắc Kinh, loại hình Nguyên Mưu (Sinanthropus yuanmouensis), tuổi ước định ngót triệu năm.
Đặc biệt là những loại hình phong phú về người Đứng thẳng ở châu Phi, nhất là những phát hiện ở Đông Phi: OH9, dung tích sọ 1067cm3, niên đại trên 1 triệu năm (Tanzania); các sọ rất cổ ký hiệu KNM ER 3733, KNM ER 3883, KNM WT 15.000 niên đại 1,6 triệu năm với dung tích sọ khoảng 800-900cm3 (Kênia). Ở Việt Nam, nền văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa) được coi là thuộc người Đứng thẳng.
Trong những năm gần đây, kết quả so sánh giữa Homo habilis với Homo erectus, người ta cho rằng Homo habilis không phải là một loài riêng mà chỉ là một dạng Homo erectus cổ nhất có nguồn gốc từ Ôxtralôpitec mà thôi.
Hình thái - sinh lý. Homo erectus cao khoảng 1,4m - 1,8m, sọ não từ khỏang 750cm3 - 1400cm3, lớn hơn H.habilis nhưng nhỏ hơn người hiện đại. Dáng dọ thấp, dung tích hộp sọ nhỏ, thành xương sọ dày gờ cung mày nổi rõ, phần mặt dô nhiều, cằm lẹm…vv. Lỗ chẩm và cột sống cho thấy đã có dáng đi thẳng, tuy còn hơi khom (xương đùi cong về trước). Đặc biệt thanh quản ở vị trí thấp chứng tỏ chưa có khả năng phát ra tiếng nói có âm tiết.
Cách sống. Đời sống xã hội của H.erectus đã phát triển một bước so với H.habili, điều này liên quan trực tiếp đến hai ưu thế sinh học của H.erectus là đi thẳng và sự tăng nhanh thể tích hộp sọ. Nhờ vậy, có thể thấy kỹ thuật chế tác công cụ của H.erectus từng bước tiến bộ. Nếu công cụ của H.habilis còn thô kệch và chủ yếu dựa vào hình khối của chất liệu tự nhiên nên chưa có chuẩn mực thì đến công cụ của H.erectus đã có hình dáng nhất định thích dụng với từng loại công việc. Ví như loại ghè đẽo một mặt là những trôpo (choppes), ghè đẽo công phu hai mặt là công cụ lưỡng diện (bifaces) như: loại dùng để nạo, gọt (scrapers), loại dùng làm mũi nhọn (burins), loại làm búa (hammers), làm đe (anvils)…vv. Công cụ của H.erectus được phát hiện nhiều ở Đông Nam Á như Núi Đọ (Việt nam), Petjitan (Giava), Anyathiên (Mianma); có ở Chu Khẩu Điếm (Trung Quốc), Soan (An Độ). Theo phân kỳ của Khảo cổ học các loại hình công cụ này thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ.
Homo erecrus sống thành từng bầy khoảng vai ba chục người để thu lượm (là chủ yếu) các thức ăn thực vật từ củ, hạt, hoa, quả và săn bắt các loài động vật từ nhỏ như ốc, hến, cá, rùa, chim chóc… đến các thú lớn như hươu, nai. Ở một số nới có dấu tích của lều lán và bếp lửa. Họ chưa biết cách làm ra lửa nhưng sử dụng lửa thì đã chắc chắn. Lửa giúp người Đứng thẳng có thêm sức mạnh để chống thú dữ, sưởi ấm và nhờ vậy mà có thể mở rộng vùng cư trú, giả thiết còn có thể để nướng chín thức ăn. Tuy vậy, ngưới Đứng thẳng vẫn trần trụi chưa biết dùng các vật liệu che thân và quan hệ tính giao trong bầy là tạp giao triệt để.
Cách nay chừng 750.000 năm, tức cuối sơ kỳ Cánh tân sang trung kỳ, là thời kỳ băng hà lớn – băng kỳ Mindel – các Ôxtralôpitec vạm vỡ bị tuyệt diệt. H.erectus độc chiếm hành tinh và phân bố rải rác khắp nơi trên Cựu lục địa mênh mông. Các bầy người Đứng thẳng sống tách biệt nhau qua những thời gian dài đã dẫn đến những biệt hóa sinh học. H.erectus đã phân hóa thành các chủng tộc địa lý. Nhưng bên cạnh sự phân hóa ngang (theo không gian thành các chủng tộc địa lý) còn có sự phân hóa dọc (theo thời gian). Những H.erectus cổ nhất là ở Đông Phi (Kênia) chỉ có chiều cao chừng 145 cm, dung tích sọ gần 900 cm3 thì đến H.erectus Chu Khẩu Điếm muộn hơn (25-45 vạn năm trước) cao trung bình 156 cm, dung tích sọ có khi tới 1000 đến 1.300 cm3.
Tiếp theo người Đứng thẳng là người Khôn ngoan (Homo sapiens). Thuật ngữ này do nhà phân loại học thế kỷ 18, người Thụy Điển các Linnê (Carl Linne, 1707-1778) đưa ra và ghi trong cuốn Hệ thống học tự nhiên (Systema naturae), xuất bản năm 1735. Ngày nay người ta chia người Khôn ngoan thành hai loài: người cổ Xapiên (Homo sapiens neandertalensis) hay còn gọi là người Thượng cổ Neandectan và người Xapiên hiện đại (Homo sapiens sapiens)
Tue Jul 28, 2009 10:53 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
2.6. Người cổ Xapiên (Homo sapien neandertalensis)
Đó là những loại hình người cổ ứng với thuật ngữ Palêantrôp. Hiện nay khó xác định được thời điểm xuất hiện cụ thể của loại hình người cổ này, các nhà nhân học ước chừng trong vòng 20 – 40 vạn năm trước (trung kỳ Cánh tân) đến 3,4 – 4 vạn năm cách ngày nay (hậu kỳ Cánh tân) tương ứng với các giai đoạn tiến thoái của băng hà đến khi băng hà triệt thoái hoàn toàn.
Sự phát hiện người Neandectan (Neanderthal)
Năm 1856 trong thung lũng Nêandectan (Neanderthal) gần tỉnh Điuxenđooc (Dusseldorf) ở Đức đã phát hiện một chỏm sọ, một mẩu xương vai và một số di cốt các xương chi của người hóa thạch, được đặt tên là người Nêandectan và được coi là đại diện đầu tiên được tìm thấy của Homo sapiens. Về sau nhiều mẫu hóa thạch người Neandectan được tìm thấy ở châu Au, Á và Phi. Ở châu Au người cổ Xapiên phát hiện ở nhiêu nơi, một số mẫu tương đối đầy đủ và tiêu biểu như: sọ Gibrantar (1864), Spy (1866), La Sapen (La Chapelle aux Saints, 1908), Mutchiê ( Moustier, 1909), La Feraxi (La Ferrassie, 1909), La Kina (La Quina, 1911)… Dung tích các sọ này từ 1.300cm3 (Gibranta) đến 1.689cm3 (La Feraxi).
Ở châu Phi, năm 1921 mẫu người cổ Xapiên được phát hiện là sọ Rôdêdi trên ngọn đồi phía bắc sông Zambeze (nay thuộc Zambia). Dung tíc sọ 1.280cm3, có nhiều điểm giống Neandectan châu Au nhưng cũng có nhiều nét tựa Erectus như trán rất vát, vòm mày lớn, dô nhiều, hốc mắt cao, hốc mũi rất rộng. Sau đó còn phát hiện thêm ở nhiều nơi khác như sọ Bodo (Ethiopia), sọ Ndutu (Tanzania), niên đại gần 40 vạn năm, sọ Boscop (1914) và Florisbad (1933) đều ở Nam Phi. Những sọ này bên cạnh đặc điểm cổ xưa lại xuất hiện những nét theo hướng tiến hóa thành người hiện đại như hốc mắt thấp, hố nanh sâu, vòm mày bớt dô (Florisbad), trán thấp nhưng thẳng, cằm vát nhẹ, dung tích sọ lớn (1.700cm3 – sọ Boscop). Ở châu Á, vào những năm 30 thế kỷ trước phát hiện được người cổ Ngandong ở Giava, gồm một số xương chi và 16 hộp sọ dung tích từ 1.150 – 1.200cm3 ở sọ nữ đến 1.300cm3 ở sọ nam. Nói chung dáng sọ cổ hơn người Nêandectan và các sọ châu Phi. Ở Trung Quốc phát hiện sọ Mã Bá (1958) niên đại 7,5 – 13 vạn năm. Riêng ở Việt Nam chưa phát hiện thấy dâu tích giai đoạn tiến hóa này. Tại vùng núi Cacmen (thuộc Palestin, nay thuộc Israel) vào các năm 1932 – 1933 phát hiện một khu mộ táng trong hang động Mougaret Skhul với di cốt 15 cá thể ở nhiều lứa tuổi, trong đó có 6 bộ xương gần như đầy đủ. Niên đại theo phương pháp phóng xạ cacbon C14 là 40.900 +_ 1000 năm. Đặc điểm chung của người cổ Cacmen là có dáng vẻ điển hình Nêandectan (vòm mày nổi, cung răng doãng rộng…) nhưng kết hợp với nhiều đặc điểm hiện đại (trán thẳng, vòm sọ cao, hốc mắt thấp, mỏm chũm phát triển, phần chẩm tròn không có lồi củ cũng không cắt góc. Năm 1934 – 1935 lại phát hiện thêm xương cốt của 5 cá thể tại hang động ở Djebel Kafzeh, gần thành phố Nazareth, niên đại cùng với người cổ vùng Cacmen và cũng có dáng vẻ tương tự. Các nhà nhân học coi đây là loại hình người cổ đang trong quá trình tiến hóa thành người hiện đại.
Hình thái - sinh lý. Nói chung người cổ Xapiên rất đa dạng vì số lượng đã tăng và phân bố rộng ở nhiều châu lục Au, Á, Phi (trừ châu Mĩ và châu Úc). Những đặc điểm chung nhất là chiều cao dao động từ 155cm ở nữ đến 170cm ở nam; vòm sọ thấp nhưng kích thước sọ thay đổi từ 1.300cm3 đến 1.700cm3 (tương tự người hiện đại), gờ mày dô thành mái liên tục từ trái sang phải, phần chẩm lồi hình củ, có khi cắt góc gần thẳng, bề rộng lớn nhất của sọ dịch xuống thấp, thành xương sọ tương đối dày; phần mặt dô ra trước, cằm vát nhẹ ra sau; cung răng rộng và doãng, răng to; xương chi to, khỏe, tương đối ngắn; diện bám các cơ (nhám hoặc mấu lồi) phát triển rộng và chắc. Những đặc điểm trên thể hiện mức tiến hóa cao của người cổ Xapiên Neandectan so với người Đứng thẳng (họp sọ nhỏ, thành xương sọ dày, phần mặt dô nhiều, cằm lẹm…) Đời sống người cổ Xapien. Giai đoạn lịch sử của người cổ Xapiên ứng với trung kì thời đại đồ đá cũ. So sánh với sơ thời kỳ thời đại đồ đá cũ của người Erectut (khoảng 2 triệu năm đến chừng 20 vạn năm trước) thì tương đối ngắn (20 - 40 vạn năm đến 4 vạn năm), nhưng tiến bộ đáng kể về đời sống xã hội. Công cụ đá của người cổ Xapiên được đặc trưng bởi công nghệ Mutchiê (Mousterian industries), tên gọi một di chỉ ở Tây Nam nước Pháp (1909). So với công cụ của người Erectut - kích thước lớn, thô nặng và không định hình rõ rệt - công cụ người Xapiên cổ được ghè đẽo cẩn thận, cân xứng và giảm kích thước, định hình theo chức năng mà tiêu biểu là mũi nhọn (points) và cái nạo (scrapers). Xương sừng động vật được sử dụng phổ biến.
Hái lượm, săn bắt vẫn là hoạt động kiếm ăn hàng ngày, nhưng đã có phân công lao động: phụ nữ, trẻ em thì hái lượm, tìm kiếm những động vật nhỏ; săn bắt thú lớn (mammot, bò rừng, gấu ở hang) và những động vật chạy nhanh (ngựa hoang, linh dương) là công việc của nam giới. Họ tập trung thành các đoàn để vây, đuổi, lùa các con thú xuống hố sâu…, có những di chỉ lớn ở châu Au chứa hàng nghìn xương cốt bò rừng, hàng trăm mammot và tê giác cổ… chứng tỏ việc săn bắt có hiệu qủa. Nguồn thức ăn được đảm bảo, cuộc sống con người no đủ hơn nên tuổi thọ loại hình Nêandectan đã được nâng cao, trung bình gần 30 tuổi.
Làm ra lửa là một thành quả quan trọng của người cổ Xapiên. Ph. Ăngghen đã nhận định: “Lửa do cọ sát làm ra đã khiến con người lần đầu tiên chi phối dược một lực lượng thiên nhiên và do đó đã tách hẳn con người ra khỏi giới động vật” [2/96]. Người Khéo léo (Habilis) và người Đứng thẳng (Pithecantropus) đã chế tạo ra công cụ, người Nêandectan biết làm ra lửa. Đây là những bước đầu tiên khai thác tự nhiên của con người cổ, nhưng việc làm ra lửa có ý nghĩa đặc biệt, vì là lần đầu tiên con người sáng tạo một năng lượng tự nhiên - nhiệt năng. Chứng tỏ tư duy trìu tượng của người Nêandectan đã tiến lên một bước so với sáng tạo công cụ của Habilis, Pitêcantrôp.
Người cổ Xapiên đã biết dùng da thú làm vật liệu che thân, thường cư trú ở cửa hang, dưới mái đá hoặc làm lều bằng xương và da thú lớn ngoài trời. Được bảo vệ bằng lửa và nhà ở, người cổ Xapiên có được những giấc ngủ sâu, được hưởng sự yên tĩnh và thư thái về tinh thần, điều đó liên quan đến sự phát triển của bộ não và tư duy (nhiều công trình nghiên cứu của trường phái Gaxtô đã chứng minh người là loài linh trưởng duy nhất ngủ sâu) [2/97].
Tổ chức xã hội của người cổ Xapiên đã có nhiều đổi mới. Trong từng cộng đồng bắt đầu có sự phân biệt thành các thế hệ người già, trung niên, trẻ em. Hôn phối giữa nam và nữ cùng thế hệ theo chế độ quần hôn tạo ra một cấu trúc xã hội gọi là “gia đình huyết tộc” đông dần lên thành một công xã nội hôn nguyên thủy (endogamous commune). Người cổ Xapiên đã biết chôn người chết với những nghi thức nhất định như trải hoa trong huyệt mộ (qua phân tích bào tử phấn hoa), chôn theo đồ tùy táng (công cụ, xác súc vật…), chứng tỏ họ không chỉ phát triển ý thức về tình thương đồng loại mà đã có mầm mống ý thức về một “thế giới khác” sau khi chết. Ở một số di chỉ miền Trung Au còn phát hiện dấu hiệu việc tôn thờ vật tổ (gấu ở hang), việc bôi thổ hoàng trên xương thú. Những dấu tích đó chứng minh về sự xuất hiện mầm mống tôn giáo và nghệ thuật nguyên thủy trong đời sống của họ.
Người cổ Xapiên sống thành tập đoàn, để tổ chức săn bắt tập thể, cùng nhau chế tạo công cụ chắc hẳn họ đã phải có sự giao tiếp bằng một thứ ngôn ngữ đơn giản (chủ yếu là cử chỉ và tín hiệu âm thanh) nhưng chưa có tiếng nói có âm tiết.
Tue Jul 28, 2009 10:56 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: Re: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
2.7. Người hiện đại Xapiên (Homo sapiens sapiens)
Sự phát hiện người hiện đại Xapiên.
Người Xapiên hiện đại xuất hiện khoảng 40.000 năm trước, ứng với khí hậu thời đại đồ đá cũ thuộc hậu kỳ Cánh tân. Mẫu Xapiên hiện đại đầu tiên là người Crômanhon (Cro-Magnon), lấy tên một di chỉ ở Tây Nam nước Pháp, phát hiện năm 1868 với bộ xương lẫn công cụ đá đẽo. Châu Âu vốn là nơi cư trú của người Nêandectan điển hình thì khoảng 4 vạn năm về trước họ bỗng biến mất không còn để lại dấu vết. Từ đó chỉ tìm thấy dấu tích của người Xapiên hiện đại với hình thái bộ xương khác hẳn người Nêandectan và cao lớn như người hiện nay ở châu Au. Sau đó di cốt người Xapiên hiện đại tiếp tục tìm thấy ở châu Âu cũng như các khu vực khác của Cựu lục địa với dáng vẻ khác nhau theo từng nơi, vì vậy các nhà nhân học xem đó là những loại hình chủng tộc của con người thời tiền sử. Sau khi xuất hiện, người Xapiên hiện đại đã phân bố rộng trên hành tinh, tới châu Úc, châu Mỹ và những miền cực đới giá lạnh. Ở châu Úc di chỉ sớm nhất được phát hiện là một mộ táng mà xác người hỏa táng chỉ còn xót lại một số mảnh xương ở phía đông hồ Mungo, niên đại 25.500 năm trước [2/100]. Ngoài ra còn tìm được một số sọ như Câylo, Côhun, Talgai niên đại muộn hơn. Các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét cho rằng con người đầu tiên xuất hiện ở châu Úc khoảng 30.000 năm trước.
Ở châu Mỹ di cốt người Xapiên hiện đại sớm nhất tìm thấy là “người cổ Los Angeles”, phát hiện năm 1936. Niên đại xác định bằng cacbon phóng xạ là 23.500 năm trước, còn bằng mức chuyển hướng trái-phải của acid amin (amino-acid racemization) thì là 28.000 năm. Sau đó còn phát hiện nhiều di chỉ khác ở hoang mạc Yuha (California), ở gần bãi biển Laguna vv… niên đại muộn hơn [2/ 100].
Giữa người cổ Xapiên (Nêandectan) và người Xapiên hiện đại (Cromanhon) có sự khác biệt trên toàn bộ cơ thể, điển hình là ở châu Au. Bảng so sánh những khác biệt chủ yếu về hình thái bộ xương giữa người cổ Xapiên và người Xapiên hiện đại thể hiện rõ điều đó: Bảng 2. Khác biệt hình thái bộ xương giữa người Xapiên [5/25]. Cổ Xapiên (Chủ yếu Nêandectan) Xapiên hiện đại Hộp sọ dài, vòm sọ thấp Hộp sọ ngắn, vòm sọ cao Phần chẩm lồi hình củ hoặc có góc Phần chẩm tròn Phần trán thấp, vát ra sau Phần trán cao, thẳng hoặc vát nhe Phần mặt rộng, dô ra trước, hốc mắt lớn Phần mặt hẹp lại, thẳng hoặc hơi dô, hốc mặt vừa phải Vòm mày nổi thành gờ, vừa lớn, vừa liên tục từ trái sang phải Vòm mày ít biểu hiện, nhất là ở sọ nữ
Cằm thường vát ra sau Cằm thẳng hoặc dô ra trước Xương chi ngắn, mập, chỏm khớp lớn; xương đùi cong hình cung Xương chi thuôn dài, chỏm khớp nhỏ; xương đùi tương đối thẳng
Bộ xương thô, nặng; thành sọ dày, đầu sọ lớn không cân đối với tầm vóc thấp Bộ xương thanh mảnh; thành sọ mỏng, tầm vóc nói chung cân đối
Trên những đặc điểm chủ yếu thì người Xapiên hiện đại khác nhiều người cổ Xapiên điển hình (Nêandectan). Vì vậy đặt ra vấn đề cội nguồn người Xapiên hiện đại là từ đâu? Câu trả lời còn là các giả thuyết khác nhau:
1. Thuyết một trung tâm (Monocentrism). Người chủ trương quan điểm này là giáo sư Nhân học Nga I.I.Raghinxki (1949). Dựa vào các cứ liệu là những xương cốt phát hiện ở dãy núi Cacmen và kế cận vừa có nét Nêandectan, vừa có nét của người hiện đại, chứng tỏ một quá trình chuyển biến loại hình. Theo tác giả, cái nôi đầu tiên sinh ra người Xapiên hiện đại là một khu vực không quá hẹp, trải dài từ Đông Nam Au, Đông Phi, Tiền Á và có thể cả miền Nam Á, rồi từ đó phân bố rộng ra khắp các châu lục. Người Nêandectan và các loại hình cổ xapiên khác biến mất, vừa do bị đồng hóa, vừa do bị tiêu diệt. Điểm hạn chế của giả thuyết này là chủ trương sự chuyển biến của người hiện đại ở “một trung tâm” nhưng lại bao quát một vùng quá rộng lớn.
2. Thuyết “nhiều trung tâm” (Polycentrism). Nhà Nhân học Mĩ F.Uâyđơnrêc (F. Weidenreich) và Cun (C.S.Coon) chủ trương thuyết “nhiều trung tâm” (Polycentrism) phát sinh người hiện đại. Thuyết này cho rằng nếu ở vùng Tiền Á (núi Cacmen) có sự chuyển biến từ Nêandectan thành Xapiên hiện đại thì sự chuyển biến đó diễn cũng phải được diễn ra ở các khu vực khác. Theo thuyết này có 4 trung tâm hình thành người hiện đại từ những dòng người cổ Ackêantrôp và Palêantrôp:
- Đông Nam Á: Pitêcantrôp Giavantrôp Vatjak người bản địa Úc (Oxtraliên). - Đông Á: Xinantrôp người bản địa châu Mĩ (Amêrinđiên) và người Môngolôit. - Tiền Á hay Tây Nam Á: Nhóm Xkhun người Ơrôpoit. - Nam Phi: Người Rôdêdi người Bôsiman và Phi da đen.
Gần đây Di truyền học phân tử đã được một số cán bộ công tác ở trường Đại học Tổng hợp Oxford, Berkeley - California ứng dụng bằng cách chiết rút AND ở nhân tế bào đối với gen huyết sắc tố (hemoglobine) và AND của ty thể làm đối tượng nghiên cứu (1986-87). Bước đầu đưa ra những kết quả như sau:
- Về thời gian xuất hiện người Xapiên hiện đại là từ 100.000 đến 150.000 năm. - Cái nôi duy nhất phát sinh người hiện đại là miền nam hoang mạc Xahara (châu Phi), rồi từ đó người hiện đại mới phấn bố dần ra khắp Cựu lục địa và thay thế hoàn toàn người cổ Xapiên ở các nơi này.
Như vậy những kết quả nghiên cứu mới của Di truyền học phân tử đã đối lập với giả thuyết nhiều trung tâm phát sinh người hiện đại của Uâyđơnrêc. Các kết quả trên được minh họa theo hình 8. [2/110 - 115]
.
Tue Jul 28, 2009 10:59 am
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VỀ SINH HỌC VÀ VĂN HÓA
A – Một địa vực phát sinh - Nam Xahara (chu Phi).
B – Nhiều địa vực phát sinh (theo F.Wei enreich). [Nguồn: 2/107]
Những kết quả nghiên cứu nhóm máu của Cavalli Sfolza va Anthony Edwards khi phân tích 5 hệ nhóm máu của 15 quần cư dân ở các châu lục Au, Phi, Á ,Mĩ, Úc cũng cho thấy người Xapiên hiện đại xuất hiện ở châu Phi chừng 100.000 năm, rồi phân tách di cư đến châu Đại Dương (Tân Ghinê và châu Úc cách đây chừng 55.000 – 60.000 năm; tới Tây Á (Trung Cận Đông) và vào châu Au chừng 35.000 - 40.000 năm, đến châu Mĩ chừng 15.000 - 35.000 năm. Như vậy cái mốc 40.000 năm chỉ đúng với miền Tây Á và châu Au [2/108].
Một vấn đề cũng được bàn luận bấy lâu là sự xuất hiện người Xapiên hiện đại ở châu Au, thay thế hoàn toàn người Nêandectan tại châu lục này. Vậy người Nêandectan biến mất đi đâu, nguyên nhân nào làm cho người Nêandectan tuyệt diệt không còn để lại dấu tích? Cũng có nhiều giả thuyết: - Giả thuyết 1: Có một quá trình tiến hóa từ người Đứng thẳng (H.Erectut) thành Xapiên hiện đại qua giai đoạn trung gian Nêandectan. Các tác giả của quan điểm này, như I.Raghinski, đưa ra những dẫn chứng cho rằng các sọ cổ Xapiên ở núi Cácmen miền Tây Á tại hang Tabun và Skhun đã có biểu hiện nét hiện đại. Còn Combơ-Capen (Combe-Capelle), Brơnô (Brno), Pretmôt (Pnesmost) vv… lại dẫn ra thí dụ một số sọ hậu kì thời đại đồ đá cũ ở Pháp và trung Au là những loại hình Xapiên-xapiên nhưng còn lưu lại một số đặc điểm Nêandectan và cho đó là sự chuyển biến từ người Nêandectan thành người hiện đại.
- Giả thuyết 2: Dựa vào sự khác biệt rất lớn giữa người Nêandectan và người hiện đại, một số tác giả cho rằng không có sự chuyển biến từ Nêandectan thành xapiên hiện đại mà có người Xapiên hiện đại từ một địa bàn nào đó, ngoài châu Âu (có thể từ phương Đông), đã thâm nhập châu Au và nhờ có tiến bộ kỹ thuật và tổ chức xã hội hơn hẳn nên tiêu diệt người Nêandectan và thay thế họ. Trong phả hệ của con người, cộng đồng Nêandectan chỉ là một nhánh cụt [2/ 110].
- Giả thuyết 3: Sau này với những sọ phát hiện ở Đông Phi về người cổ Xapiên như LH18 (Laetoli hominid18), Bôđô (Ethiopia), Ndulu (Tanzania) vv… nhà cổ nhân học Kennơdi nhận xét rằng tại các sọ này chỉ thấy biểu hiện sự kết hợp những đặc điểm của Erectut với Xapiên hiện đại mà không gặp những nét Nêandectan tiêu biểu. Tác giả cho rằng cội nguồn của người Xapiên hiện đại từ một quần cư dân không phải Nêandectan (the non-Neandertal population) rồi chuyển biến thành người hiện đại [2/110].
a. Có một giai đoạn Nêandectan rồi chuyển biến thành người hiện đại. b. Loại hình Nêandectan kết thúc bằng một nhánh cụt. c. Dòng Nêandectan bị tiêu diệt (gạch chéo) hoặc hòa đồng vào dòng Xapiên (qua tiền Xapiên) [Nguồn: 2/109].
Đời sống người hiện đại Xapiên. Sinh cảnh giai đoạn này có liên quan rất lớn đến đời sống người hiện đại. Trong khi khí hậu ấm dần ở các vùng phía nam (băng hà triệt thoái), rải rác xuất hiện thảo nguyên và rừng nhiệt đới với những dáng vẻ hiện đại (voi, hà mã, hươu, nai…) thì ở Bắc Au và Bắc Á vẫn còn cái lạnh của kỳ băng hà cuối. Một số động vật lớn như mammôt, tê ngưu lông dài biến mất dần trong khi một số loài khác (ngựa hoang, bò rừng) sinh sôi nảy nở phong phú, đặc biệt là hươu cực đới (renne).
Ở châu Au người Xapiên hiện đại thường cư trú trong hang động và dưới các mái đá, sống chủ yếu dựa vào săn bắn như ngành kinh tế quan trọng bậc nhất suốt thời đại hậu kỳ đồ đá cũ, trong khi hái lượm vẫn phổ biến rộng ở phương Nam. Công cụ đá hoàn thiện ở mức cao thuộc kỹ thuật đồ đá nhỏ (microlithic) phân hóa nhiều chủng loại thích ứng với lao động chuyên hóa. Trước đây sau khi tách ra những mảnh tước to bản thì hạch đá có hình đĩa, nay hạch đá hình trụ vì từ đó lấy ra các phiến tước dài, hai cạnh song song, rồi tu sửa tạo ra đủ loại hình công cụ: dao, nạo, mũi nhọn, cưa, bay, lao (javelin), lao móc (harpoon) vv… Mỗi loại như trên lại cải biến để có dáng vẻ và công dụng khác nhau: dao thì có dao cắt, dao gọt, dao khắc; mũi nhọn có kim, dùi, khoan; lao có một hàng móc, hai hàng móc… Xuất hiện những công cụ phức hợp, tra cán, nhiều chức năng. Công cụ xương, sừng được tận dụng triệt để. Sự phong phú về loại hình và quá trình cải biến qua thời gian không khỏi mang dấu ấn địa phương nên hậu kỳ đồ đá cũ châu Au, đặc biệt Tây Au đã chia ra một số loại như Orinhăc (Aurignac), Sôlutrê (Solutré), Madơlen (madeleine), lấy tên các địa điểm khảo cổ ở Pháp. Nhờ kỹ thuật chế tác công cụ nên săn bắn đạt hiệu quả cao, được chứng minh như ở di chỉ Solutrê chứa hàng vạn ngựa hoang, nhiều nới khác xương mammôt tới hàng trăm đến ngót 1000. Ở các khu vực khác của Cựu lục địa cũng có những nét riêng. Ở bắc Phi kỹ thuật đồ đá nhỏ được coi là xuất hiện sớm hơn ở Tây Âu khiến vì vậy có tác giả cho rằng loại hình công cụ Ôrinhăc có cội nguồn từ châu Phi. Ở Xibiri vào hậu kì đồ đá cũ công cụ kích thước lớn vẫn lưu hành rộng rãi, một số có dáng vẻ tương tự hình mẫu thời Mutchiê. Ở Đông Nam Á một số di chỉ văn hóa hậu kì đồ đá cũ cũng được phát hiện tại Mianma (Văn hóa Aniachi), tại hang Nia (Inđônêdi), tại Việt Nam văn hóa Sơn Vi, lấy tên một địa phương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cư dân hậu kì đồ đá cũ ở gần sông suối và ven biển đã biết đánh cá bằng lao móc (ngạnh). Nhưng lưới và thuyền xưa xuất hiện. Trai, sò, ốc, hến vẫn là loại thức ăn thường ngày.
Về cơ cấu xã hội thì tổ chức công xã thị tộc ra đời cùng với tục ngoại hôn (exogamy). Buổi đầu từng cặp hai thị tộc trao đổi nam nữ với nhau (lưỡng hợp), về sau mở rộng ra nhiều thị tộc khác. Các nhà nghiên cứu gọi là hình thái ngoại hôn thị tộc lưỡng hợp theo chế độ quần hôn. Về nguyên nhân xuất hiện của thị tộc và ngoại hôn, có nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng những bầy người nguyên thủy sống tạp hôn hay quần hôn về sau tăng dần về số lượng thành những nhóm lớn, gây xung đột, cướp đoạn lẫn nhau. Vì vậy họ tìm cách lập quan hệ giữa nghị, bằng cách là trao đổi hôn nhân (E.B.Taylor, 1889). Lại có ý kiến trái ngược, giả định rằng ngoại hôn là chủ yếu để điều hòa quan hệ rối rắm trong nội bộ chứ không phải với bên ngoài. Vì phụ nữ luôn luôn là đối tượng gây xung đột trong bầy (tranh giành, tính giao bừa bãi mọi lúc, cả trong sản xuất). Muốn tồn tại và có sức mạnh chống lại bên ngoài phải thiết lập trật tự nội bộ. Từ đó xuất hiện tabu về ngoại hôn (M.M. Kôvalepxki, 1886). Cũng có ý kiến cho rằng khi con người nhận biết được suy thoái do nội hôn (cận huyết) thi ngoại hôn xuất hiện.
Trong chế độ thị tộc, đa số các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng hình thức thị tộc mẫu quyền hình thành đầu tiên. Vì với tính chất quần hôn (nội tộc và ngoại tộc) thì con cái sinh ra chỉ biết có mẹ, còn trong quần hôn nội tộc thì anh chị em cùng mẹ không được phép lấy nhau. Nên chỉ dòng mẹ được thừa nhận (mẫu quyền). Cũng có thể nói đến vai trò của người phụ nữ trong kinh tế : thời nguyên thủy, một thời gian dài, hái lượm giữ trọng trách bảo đảm nguồn lương thực chắc chắn, còn săn bắt, công việc dành cho nam giới thì kết quả thất thường. Gia đình mẫu quyền là đơn vị nhỏ nhất của xã hội. Số thành viên trong gia đình rất đông, bao gồm 4-5 thế hệ. Đứng đầu gia đình là một phụ nữ cao tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong sản xuất. Họ sống chung trong những nhà tròn hoặc dài, diện tích hàng trăm mét vuông. Mỗi thị tộc mẫu quyền gồm nhiều gia đình mẫu quyền tạo ra công xã thị tộc mẫu hệ. Đây là giai đoạn sơ kì của chế độ mẫu quyền. Đến thời đại đồ đá mới chế độ mẫu quyền đạt cực thịnh và xuất hiện những bộ lạc thị tộc mẫu quyền. Chế độ mẫu quyền đã tồn tại một thời gian dài, khoảng trên 3 vạn năm trước khi bị chế độ phụ quyền thay thế, sớm muộn tùy từng nơi trên trái đất. Thị tộc phụ quyền (huyết tộc theo dòng cha) ra đời vào thời đại kim khí, cách ngày nay chừng 5-6.000 năm, đó cũng là cái mốc đánh dấu sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy đi vào xã hội có giai cấp.
Về đời sống tinh thần, những biểu hiện mầm mống của tôn giáo và nghệ thuật nguyên thủy ở người cổ Xapiên thì đến người hiện đại đã phát triển rõ nét. Trên đồ xương, đồ đá gặp những tình hình khắc động vật kèm theo các dấu hiệu khó hiểu, có tính ma thuật. Đặc biệt là những tranh động vật và người trên vách hang động thường có mầu sắc do sử dụng các chất liệu tự nhiên (oxyt sắt, hoàng thổ) hoặc nhân tạo (muội than). Nhiều hình động vật rất tinh tế và sinh động chứng tỏ trong thực tiễn săn bắt, người thợ săn đã quan sát kỹ lưỡng hình dạng và động tác của từng con thú. Ngoài ra nhiều tượng động vật và người bằng đất nung, bằng đá, phổ biến là tượng phụ nữ cách điệu, vai hẹp, bụng, mông và bầu vú lớn. Đó là tượng trưng cho chế độ thị tộc mẫu hệ. Ở một số di chỉ Châu Âu còn thấy những hình tượng nửa người, nửa thú, có khi là người đeo mặt nạ thú đang nhảy múa. Có thể đây là biểu hiện thứ tôn giáo “Thờ vật tổ” (Tô tem giáo) của thị tộc, một loại hình tôn giáo cổ xưa nhất của con người. Nếu vậy thì từ xa xưa, trước khi có khoa học, ý niệm về mối quan hệ cội nguồn giữa người và động vật đã nảy sinh.
Nghi thức mai táng người chết cũng định hình rõ rệt. Cùng với những tiện nghi về nhà cửa, quần áo, người hiện đại Xapiên đã sử dụng phổ biến đồ trang sức, thường là bằng vỏ ốc biển, răng thú có đục lỗ để xỏ dây đeo. Vì vậy, trong mộ táng, ngoài công cụ, còn gặp nhiều đồ trang sức. Có trường hợp người chết được chôn ngay trong nơi cư trú, và nhiều trường hợp xác người bị trói trước khi đem chôn, phản ánh một ý niệm, một tâm linh : một mặt là tình cảm tha thiết không muốn xa rời, mặt khác có sự lo sợ người chết hiện về làm hại.
Tóm lại, từ người Erectut đến người hiện đại Xapiên, về mặt cơ thể đã có những biến đổi tiến hóa. Liền theo đó là những thành tựu trong khai thác tự nhiên và bằng lao động sản xuất, đặc biệt từ thời đại đồ đá mới và về sau này, con người đã tạo ra cho mình một môi trường thứ hai - môi trường xã hội, tác động ngày một rõ nét và quyết định đối với đời sống của từng cá thể và cả cộng đồng. Với người hiện đại, tiến hóa sinh học đã đạt đỉnh cao và không đi xa hơn nữa. Nhưng tiến bộ xã hội thì không có điểm dừng
Sponsored content
Tiêu đề: Re: CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
CỔ NHÂN HỌC (Human paleontology) NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI