“Nam quốc sơn hà…”
Không phải của Lý Thường Kiệt ?
Sách Việt Điện u linh (cuối thế kỷ 14) là tài liệu đầu tiên cho hay về sự ra đời của bài thơ này. Là tập ghi chép về những vị thần linh trên than điện nước Việc cổ, sách ấy, ở mục Khước định thiên hựu… hiển thắng đại vương, nói khá kỹ về Lý Thường Kiệt, nhưng lại không có lời nào nói về “Nam quốc sơn hà…” mà có lien quan đến vị tướng phong thần này cả. Tuy nhiên , đến mục Thái úy trung phụ dũng vũ uy thắng công, nói về hai anh em thần Trương Hống-Trương Hát, thì lại thấy trình bày về xuất xứ của bài thơ này là: do tiếng đọc thơ thần, từ ngôi đền thờ hai vị họ Trương mà ra.
Đến thế kỷ 14, mới thấy Đại Việc sử ký toàn thư lần đầu tiên đem ghép đoạn sách huyền kỳ về hai an hem thần lnh họ Trương này, vào cùng một trang chính sử chép về cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076, do Lý Thường Kiệt làm chủ soái - ở chỗ nói về trận Như Nguyệt (“phong tuyến song Cầu”) – như sau: “Người đời truyền rằng Thường Kiệt lập hang rào theo dọc bờ song để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong dền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ dẳng hành khan thủ bại hư”. Sau đó, quả nhiên như thế”.
Cứ như đoạn sử gốc này thì đúng là: không có chuyện Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ “Nam quốc son hà..” thật. Người ta chỉ nghe thấy tiếng (của thần linh) đọc to bài thơ đuổi giặc ấy, trong đền thơ Trương Hống – Trương Hát trẻn sông Như Nguyệt, ở trận đánh do Lý Thường Kiệt chỉ huy mà thôi.
Vì thế, nhận dịnh sau đây của GS. Hà Văn Tấn là chính xác: “Có thể doán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó chỉ là doán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt?”.
Kết luận, để thưa cùng nhà giáo Nguyễn Thế Bảo về quan điểm của mình, chúng tôi xin nói lời tán thành ý kiến của GS. Hà Văn Tấn như sau: “ không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà…” là của Lý Thường Kiệt. Không một sử liệu nào cho biết điều đó cả”.