CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời! I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 8:48 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời! 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời!

 
"Bác Hồ của chúng ta là người rất trọng nhân sĩ trí thức" - ông Nguyễn Thọ Chân, một lão thành cách mạng, người đã nhiều lần được gặp và làm việc bên Bác mở đầu như thế trong cuộc trò chuyện với chúng tôi.

Ông kể: "Sau 1945, tôi từ Côn Đảo trở về được tổ chức phân công làm Bí thư Ban cán sự nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn và tham gia vào phái đoàn miền Nam ra họp Đại hội lần thứ 2 của Đảng vào năm 1949. Đây là lần đầu tiên tôi được gặp Bác. Lúc đó đoàn cán bộ quân dân chính miền Nam đến chào Chính phủ đang họp tại rừng Việt Bắc. Quây quần bên Bác là các nhân sĩ như cụ Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Bá Trực... và các bộ trưởng, thứ trưởng khác. Sau khi nghe ông Phạm Hùng, lúc ấy là trưởng đoàn, báo cáo với Chính phủ tình hình kháng chiến của Nam Bộ, Bác Hồ nói với các vị nhân sĩ: Phái đoàn Nam Bộ đã báo cáo tình hình, bây giờ tôi mời các cụ cho ý kiến trước. Nghe thế, các vị đều nói: Chúng tôi không có ý kiến gì, xin mời chủ tịch".

Trong bữa ăn sáng hôm sau, trên bàn ăn của Bác Hồ và các cán bộ cao cấp khác thì chỉ có xôi đậu xanh chấm với muối vừng, còn các vị nhân sĩ thì được ngồi bàn riêng có thêm sữa, thịt kho và nhiều thứ khác nữa. Ý tôi muốn nói rằng, nhân sĩ trí thức theo kháng chiến thì luôn được Bác biệt đãi.

Lúc tối đến, cả Chính phủ đều ngủ quây quần trên chiếc sạp bằng nứa, trời rét, không đủ chăn. Thấy thế tôi đánh bạo hỏi các cụ nhân sĩ: Sao các cụ đã nhiều tuổi như thế mà các cụ không nghỉ ngơi? Một cụ đáp: Cụ Hồ cũng cao tuổi, cụ Hồ còn làm việc thì chúng tôi cũng không thể nghỉ ngơi được.

Cuối năm 1949, sau khi từ Việt Bắc trở về, tôi bị địch bắt giam đến năm 1954 thì được trao trả. Năm 1959, tôi được cử về làm Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội. Thời gian này thỉnh thoảng tôi được gặp Bác Hồ. Vào năm 1960, khi được bầu vào T.Ư Đảng thì tôi mới được làm việc bên Bác nhiều. Qua những lần gặp Bác, tôi luôn thấy rằng, Bác Hồ không bao giờ nói dài. Nhớ lần Bác về làm việc với Hà Nội về chuyện quy hoạch thủ đô.

Trong hội nghị có rất nhiều ý kiến phát biểu rằng, Đảng ta công lao to lớn như thế, hy sinh to lớn như thế thì nên xây dựng trụ sở T.Ư Đảng cho nó to, cho thật xứng đáng. Lúc bấy giờ T.Ư Đảng đang làm việc trong ngôi nhà nhỏ tại số 4 Nguyễn Cảnh Chân. Nghe thế Bác bảo: "T.Ư Đảng làm việc như thế được rồi! Xây dựng làm gì trong lúc đồng bào miền Nam đang chiến đấu". Rồi quay sang tôi, Bác hỏi: "Theo chú, trụ sở T.Ư Đảng nên xây thế nào? Xây ở đâu thì đẹp?". Khi tôi đang tìm câu trả lời thì Bác nói: "Trụ sở T.Ư Đảng nên đặt trong lòng dân ấy. Xây trong lòng dân thì nó mới bền vững và đẹp". Bác chỉ nói ngắn thế thôi nhưng mà ai cũng thấm thía.

Bác của chúng ta là người vô cùng giản dị, đi đâu, làm gì không bao giờ Bác làm phiền địa phương. Tôi nhớ vào trước Tết năm 1965, lúc ấy tôi đang làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Bác Hồ cho gọi tôi lên bảo: "Này chú! Tết này mình muốn về Quảng Ninh, muốn về Hòn Gai mấy ngày Tết có được không?".



Bác Hồ và ông Nguyễn Thọ Chân (bìa phải)


Tôi thưa: "Mời Bác ạ!". Bác bảo: "Nhưng chú phải giữ bí mật, không được làm cái gì đãi tôi đâu, tôi sẽ mang theo tất cả. Rồi đêm giao thừa, tôi mời chú ăn cơm với tôi, tức là T.Ư đãi địa phương đấy nhé!". Tôi thưa lại với Bác: "Tôi sẽ giữ bí mật nhưng Bác cho phép tôi thông báo cho các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy biết để mừng và chào Bác". Tôi hứa sẽ không làm tiệc lớn đãi Bác nhưng xin Bác cho phép làm một vài món để Bác ăn thêm. Nghe thế, Bác cười và đồng ý. Thế là chiều 30 Tết, tôi qua bên kia bến phà Yên Lập, cách tỉnh lỵ gần 20 km để đón Bác. Chờ được một lát thì thấy chiếc ô tô hiệu Moscovic nhỏ, trông rất xoàng xĩnh chạy xuống phà, trong tôi chợt nghĩ, xe tiền trạm đã đến rồi, chắc Bác sắp đến. Bỗng nhiên, tôi thấy đồng chí Kháng, Cục trưởng Cục Cảnh vệ lúc ấy chạy đến bảo tôi: "Mời anh xuống phà".

Tôi hỏi: "Thế Bác đâu hả anh?". Anh Kháng bảo: "Bác xuống phà rồi". Nghe thế, tôi thực sự bất ngờ. Một vị chủ tịch nước mà đi chỉ có một xe, không xe dẹp đường, không xe tùy tùng, không tiền hô, hậu ủng gì cả... Sáng mồng 1 Tết, sau khi thăm công nhân mỏ, Bác lên xe trở về Hà Nội.

Năm 1967, tôi về Bộ Ngoại giao công tác, sau đó được cử đi làm đại sứ tại Liên Xô và Thụy Điển. Khi nghe tin sẽ đi làm đại sứ, tôi vào thưa với Bác: "Tôi lùn và xấu thế này, làm sao mà làm ngoại giao được?". Bác bảo: "Chú làm được đấy. Tôi biết. Chú có nhận thì Bộ Chính trị mới quyết". Trước khi đi Bác dặn: "Này chú! Chú làm ngoại giao nhưng đừng có ngoại giao quá, đừng có lễ tân lắm, cốt nhất là ở lòng chân thành của mình với người ta". Những điều Bác dặn đã giúp tôi làm tốt công việc của mình".

Sau khi từ nước ngoài về, ông Nguyễn Thọ Chân được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Chính phủ, sau đó làm Trưởng ban Thi đua T.Ư và Phó chủ tịch Hội đồng thi đua toàn quốc. Ngồi với chúng tôi trong căn nhà nhỏ của mình, vị lão thành cách mạng năm nay đã 87 tuổi với gần 70 năm tuổi Đảng vẫn nhớ như in những lần gặp Bác. Trước khi chúng tôi chia tay ra về, ông còn nói: "Bác Hồ của chúng ta vĩ đại nhưng giản dị lắm. Học Bác phải học cả một đời...".
Chữ ký của huyenz0ny





Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời! I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 11:59 pm

toiyeuVietNam
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH

Thành viên cấp 3

toiyeuVietNam

Thành viên cấp 3

http://vn.myblog.yahoo.com/trannguyenngocphuong
Họ & tên Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời! 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 140
Đến từ Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 113

Bài gửiTiêu đề: Re: Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời!

 
Có nhiều người không thích Bác, nói sự giản dị của Bác chỉ là sự gỉa tạo hoặc là do tuyệt đối hoá tấm gương của Bác. Song, có tìm hiểu nhiều về cuộc đời của Người, mới nhận ra rằng sự giản dị của Bác không phải là thứ gì đó cao siêu,không phải là là thứ gì đó "lấp lánh hào quang" mà đó chính là sự giản dị trong đời sống hằng ngày, trong từng hành động của người.Sự giản dị đó trước hết đến từ lòng thương yêu đồng bào. Có biết quý những hạt gạo được đổi lấy bằng mồ hôi của người nông dân những buổi trưa hè thì mới giản dị được, giản dị đúng nghĩa của nó.Có những người cố tỏ ra giản dị, nhưng rồi lại giản dị thái quá hoặc đôi lúc trở thành keo kiệt hoặc không tôn trọng người khác.Vì vậy mà sự giản dị của Bác lại càng đáng quý biết bao. Cũng bởi vậy mà học theo Bác ta phải học cả một đời, nếu chỉ học nửa đời thì e rằng khó mà trọn đạo làm người và trọn tình với dân tộc và quê hương đất nước.
Chữ ký của toiyeuVietNam




 

Cái giản dị của Bác, ta phải học cả một đời!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất