CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ I_icon_minitimeMon Jul 27, 2009 8:11 am

mariogiza
có chút ít hiểu biết về sử học

Thành viên cấp 3

mariogiza

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thái Bình
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149
Đến từ Đến từ : phú yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : có chút ít hiểu biết về sử học
Điểm thành tích Điểm thành tích : 457
Được cám ơn Được cám ơn : 184

Bài gửiTiêu đề: KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

 
Không ai muốn giã từ vũ khí

Bản báo cáo thường niên mới nhất về mua bán vũ khí trên thế giới vừa được Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute, viết tắt là SIPRI) công bố ngày 9/6/2009. Theo đó, trong năm 2008, thị trường vũ khí quốc tế đã lại tạo nên một kỷ lục mới với con số 1.464 tỉ USD, tức là tương đương với 2,4 % GDP toàn cầu.

Tính trung bình trong năm qua, mỗi một cư dân trên trái đất đã phải gánh trên vai 217 USD chi phí cho vũ khí, tức là cao hơn 45% so với mười năm trước và hơn 4% so với năm 2007.

Viện Nghiên cứu SIPRI, hiện chuyên về các vấn đề xung đột vũ trang và thị trường vũ khí, được thành lập từ năm 1966. Người Thụy Điển đã làm thế để kỷ niệm 150 năm liên tục được sống trong hòa bình của quốc gia mình, được tổ chức trọng thể trước đó hai năm (1964). Từ năm 1969, SIPRI liên tục công bố những bản báo cáo thường niên về các vấn đề an ninh quốc tế, vũ khí khí tài và giải trừ quân bị. Các bản báo cáo đó có nhan đề SIPRI Yearbook và được coi là văn bản chính yếu hàng năm của Viện nghiên cứu này.

Những con số có mặt trong SIPRI Yearbook mới nhất thực ra cũng không có gì quá bất ngờ nhưng chúng lại xác định rõ hơn những xu thế mới trên thị trường vũ khí khí tài thế giới. Nếu trong thời "chiến tranh lạnh", phương Tây và phương Đông cố gắng tăng cường vũ khí trang bị quân sự để răn đe nhau thì hiện nay, mục tiêu chính của hàng loạt những quốc gia chủ đạo trên thế giới được tuyên bố là cuộc chiến tranh toàn cầu chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Và chính lý do đó đã được không ít quốc gia tích cực sử dụng để đẩy nhanh và mạnh hơn tiến trình gia tăng vũ khí trang bị quân sự.



Vẫn như trước đây, Washington vẫn đứng đầu thế giới về chi phí quân sự và những khoản tiền bỏ ra lớn hơn tổng số chi phí quân sự của tất cả 14 quốc gia còn lại trong danh sách những nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này cộng lại. So với năm 1999, chi phí quân sự của Mỹ trong năm 2008 đã tăng thêm 67%, ở mức gần 607 tỉ USD. Các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan mà Washington gọi là "những chiến dịch chống khủng bố" trong những năm qua đã lấy của ngân sách Mỹ gần 903 tỉ USD.

Cũng theo SIPRI Yearbook mới nhất, trong mười năm qua Trung Quốc và Nga cũng đã tăng các chi phí quân sự lên gần gấp ba lần. Năm 2008, Bắc Kinh đã đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới về chi phí quân sự với tổng số tiền là 84,9 tỉ USD, bằng 6% tổng chi phí quân sự toàn cầu. Mức tăng chi phí quân sự của Trung Quốc tương đương với mức tăng thu nhập quốc dân của nước này. Còn theo chính phủ Trung Quốc, chi phí quân sự của nước này trong năm 2008 chỉ ở mức 60,1 tỉ USD... Trong thực tế Bắc Kinh không hề giấu giếm những kế hoạch gia tăng tiềm lực quân sự và chú trọng vào những loại vũ khí hiện đại kỹ thuật cao.

Để tạo ra chúng, Trung Quốc đã có gần như là đủ mọi thứ - cả công nghệ lẫn vật lực và nhân lực. Thêm vào đó, các sản phẩm quân sự của Trung Quốc - điều này không còn là bí mật với ai - thường là rẻ hơn vài ba lần so với những thứ cùng loại do Mỹ hay các nước châu Âu sản xuất. Điều đó có nghĩa là, với những chi phí ít hơn nhiều, Bắc Kinh có thể đạt được những bước tiến bộ lớn hơn trong việc gia tăng trang thiết bị quân sự cho các lực lượng vũ trang của mình.

Hai quốc gia đứng sát sau Trung Quốc về chi phí quân sự trong năm 2008 là Anh và Pháp, mỗi nước chiếm khoảng 4,5% tổng chi phí quân sự của toàn thế giới.

Nước Nga trong tình huống có nhiều lợi thế vật chất do những tăng trưởng kinh tế vượt bậc vài năm trước đây nên đã có đủ vật lực để đưa vào lĩnh vực quân sự và trong năm 2008 đã trở thành nước có mức chi phí quân sự cao thứ năm trên thế giới. Chi phí quân sự của Moskva trong năm 2008 được SIPRI Yearbook mới nhất đánh giá ở mức 58,6 tỉ USD, bằng khoảng 4% tổng chi phí quân sự của toàn thế giới.

Nước Nga, khác với Mỹ, hiện chú trọng các loại vũ khí không phải dành cho các cuộc chiến tranh cục bộ mà nhằm vào những mục tiêu mang tính toàn cầu hơn. Tháng 1/2009, đương kim Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại cuộc họp với các thành viên chính phủ và các chuyên gia ngành công nghiệp quốc phòng đã tuyên bố rằng, sẽ chi ra gần 4 nghìn tỉ rúp dành cho việc gia tăng trang thiết bị quân sự cho quân đội Nga trong giai đoạn từ năm 2009 tới năm 2011...

Thực tế cho thấy, trong tương lai gần có lẽ sẽ không thể diễn ra những quyết định cắt giảm các khoản chi phí quân sự này của Washington . Mỹ và các đồng minh thân cận mới chỉ trù tính rút dần binh lính của mình ra khỏi Iraq trong những năm tới nhưng lại chuẩn bị tăng cường sự có mặt về quân sự ở Afghanistan .

Và oái oăm thay, dù đã tốn phí khá nhiều tiền của và xương máu ở đây nhưng liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo vẫn không đạt được những kết quả đáng kể trong việc vãn hồi hòa bình và xây dựng dân chủ tại Iraq và Afghanistan . Ngược lại, đang có những dấu hiệu chứng tỏ, các phần tử khủng bố đã dần dà phục hồi phong độ và hoạt động ngày càng táo tợn và đẫm máu hơn.

Một điều rất đáng lưu ý là, cuối năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, vẫn duy trì được vị trí của mình sau khi vị Tổng thống Mỹ thứ 44 Barack Obama vào Nhà Trắng thay cho người tiền nhiệm George Bush, đã phải đưa ra một bài báo mang tính chấn động trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs. Trong bài báo này, ông Gates đã trình bày các cách nhìn của mình đối với tương lai quân đội Mỹ và những ưu tiên trong lĩnh vực trang bị kỹ thuật quân sự.

Chủ nhân ông của Lầu Năm Góc cũng đề nghị ưu tiên cho các loại vũ khí khí tài cần thiết để tiến hành những cuộc chiến tranh "phi thường xuyên" mà trong đó có các chiến dịch chống khủng bố. Những ý tưởng của ông Gates, bất chấp sự phản kháng của các nhà sản xuất vũ khí và nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ, đã bắt đầu được vào thực tế.

Những "nạn nhân" đầu tiên của chính sách mới là hàng loạt các chương trình đắt giá và nhiều tham vọng nhất của Lầu Năm Góc như máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 Raptor và "các hệ thống chiến đấu của tương lai" (The Future Combat Systems). Thay vào đó, đắc lợi là những nhà sản xuất các hệ thống bay không người lái mà hiệu quả của chúng đã được ghi nhận tại Iraq và Afghanistan .

Trong giai đoạn hiện nay quân đội Mỹ cần không chỉ những hệ thống bay không người lái do thám và chiến đấu mà cả những máy bay vận tải quân sự không người lái, cũng như những máy bay không người lái có thể mang theo vũ khí hạt nhân. Ở thời điểm hiện nay, khi đã có quốc gia công khai đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, ngay cả các quan chức quân sự cao cấp của Mỹ cũng đã không còn hoài nghi gì về nhu cầu của những máy bay không người lái có thể tham gia một cuộc chiến tranh hạt nhân như thế.

Lầu Năm Góc cũng không định chối bỏ kế hoạch mua thêm một máy bay tiêm kích đa mục tiêu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II, hiện đang ở trong giai đoạn thể nghiệm, do Mỹ và các đồng minh cùng cung cấp kinh phí để nghiên cứu chế tạo. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn tuyên bố rằng, tới năm 2020, quân đội Mỹ sẽ có gần 1.200 máy bay thế hệ năm có đủ khả năng đảm bảo ưu thế của không lực Mỹ trước các đối thủ tiềm tàng.

Trong lúc năm nào cũng lập kỷ lục về chi phí quân sự, Washington đồng thời cũng chăm chú theo dõi cách hành xử của các nước lớn khác trong lĩnh vực này, đặc biệt là Trung Quốc. Theo bản báo cáo được công bố tháng 2/2009 của Lầu Năm Góc "Tiềm năng quân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", Washington đã buộc cho Bắc Kinh tội "dìm giá" các chi phí quân sự của nước này.

Các chuyên gia của Lầu Năm Góc cho rằng, năm 2008, Bắc Kinh đã chi khoảng từ 105 tới 150 tỉ USD cho các chi phí quốc phòng, trong khi tuyên bố rằng ngân sách quân sự chỉ ở mức 60,1 tỉ USD. Chính quyền Trung Quốc dĩ nhiên là đã bác bỏ những lời buộc tội của phía Mỹ...

Trong số 15 nước có chi phí quân sự cao nhất thế giới chỉ có hai nước là Đức và Nhật Bản đã duy trì xu hướng giảm kể từ năm 1991 tới nay. Trong năm 2008, theo SIPRI Yearbook mới nhất, Đức đã giảm 1,1%, còn Nhật Bản giảm 1,7% chi phí quân sự. Tuy nhiên, trong tương lai, Nhật Bản có lẽ sẽ không tiếp tục duy trì xu thế đó, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình ở bán đảo Triều Tiên đang nóng lên như hiện nay...

Cũng theo SIPRI Yearbook mới nhất, tổng số vũ khí do 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới (44 của Mỹ, 32 của các nước Tây Âu) bán ra trong năm 2007 (cho tới thời điểm này chưa có số liệu mới hơn) đã đạt 347 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2006.

Doanh thu cao nhất là hãng Boeing của Mỹ, tiếp theo là BAE của Anh và Lockheed Martin của Mỹ... Tương lai của các công ty này, bất chấp khủng hoảng kinh tế và những thay đổi trong xu thế trang bị vũ trang của nhiều nước phương Tây, có lẽ vẫn rất sáng sủa. Hầu như không có quốc gia nào trong bối cảnh tình hình hiện nay muốn nói lời giã từ vũ khí.
Chữ ký của mariogiza





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ I_icon_minitimeMon Jul 27, 2009 8:21 am

toiyeuVietNam
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH

Thành viên cấp 3

toiyeuVietNam

Thành viên cấp 3

http://vn.myblog.yahoo.com/trannguyenngocphuong
Họ & tên Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 140
Đến từ Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 113

Bài gửiTiêu đề: Re: KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

 
Cuộc chạy đua của những ông lớn
Kết quả cuối cùng vẫn là hàng trăm triệu người bị chết do bom đạn, những thành phố tan hoang..
Chữ ký của toiyeuVietNam





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ I_icon_minitimeMon Jul 27, 2009 8:30 am

mariogiza
có chút ít hiểu biết về sử học

Thành viên cấp 3

mariogiza

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thái Bình
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149
Đến từ Đến từ : phú yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : có chút ít hiểu biết về sử học
Điểm thành tích Điểm thành tích : 457
Được cám ơn Được cám ơn : 184

Bài gửiTiêu đề: Re: KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

 
Trong quy luật của thế giới nghiệt ngã này,bao giờ nước nhỏ cũng là nạn nhân của nước lớn,điển hình là Việt Nam chúng ta, là nạn nhân của Nga và Mỹ,trong chiến tranh vậy.
Chữ ký của mariogiza





KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ I_icon_minitimeMon Jul 27, 2009 11:11 am

Min
Không có gì đặc biệt !

Thành viên cấp 3

Min

Thành viên cấp 3

http://blog.com.vn/min______
Họ & tên Họ & tên : Min
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Uỷ viên Ban điều hành, Phát ngôn viên Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 6KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ 4
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/04/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 167
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Không có gì đặc biệt !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 554
Được cám ơn Được cám ơn : 125

Bài gửiTiêu đề: Re: KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

 
Mặc dù khủng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp diễn nhưng hình như vẫn không ngăn được cuộc chạy đua vũ trang đang dần lộ rõ này. Cũng theo nghiên cứu của SIPRI, thì chi phí quốc phòng của Mỹ nhiều nhất Thế giới, chiếm tới 58% trong tổng chi phí quân sự gia tăng trên toàn cầu trong thập kỷ qua. Nga và Trung Quốc tăng gấp ba chi phí quốc phòng của họ. Trung Quốc chi 84.9 tỷ đô la, trong khi đó Nga tiêu tốn hết 58,6 tỷ đôla. Tuy nhiên Nga chưa có ý định dừng con số này lại, mặc dù nền kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn, viện nghiên cứu Thụy Điển cho biết.

Việc tăng chi phí cho quốc phòng của Nga và Trung Quốc rất ấn tượng. Tuy nhiên, con số này vẫn quá ít khi so sánh với 607 tỷ đôla của Mỹ. Không có gì bất ngờ về điều này: hai cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Iraq và Afganistan đã ngốn hết khoảng 903 tỷ đôla.

Chính vì vậy, Mỹ là nước đứng hàng đầu trong top 10 danh sách những nước có ngân sách cho công nghiệp quốc phòng lớn nhất năm 2008. Trung Quốc đứng thứ 2, Pháp trở thành nước thứ 3 cùng với Anh, Nga, Đức, Nhật Bản, Italia, Arap Xê-út và tiếp theo là Ấn Độ.

Iran, Israel, Ấn Độ, Hàn Quốc, Arap Xê-út , Algeria, Brazil và Anh cũng góp phần đáng kể trong gia tăng chi phí quốc phòng năm nay dù trước đây những nước này thường không tiêu tốn quá nhiều cho quốc phòng. Các nước Trung Đông sẽ tăng chi phí quốc phòng vào năm tới và đã dự định sẽ mua thêm rất nhiều vũ khí.

( theo Pravda)
Chữ ký của Min





KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

 
Chữ ký của Sponsored content




 

KHÔNG AI MUỐN GIÃ TỪ VŨ KHÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Thế giới ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất