CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nhật Bản từ giữa TK XIX đến đầu TK XX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nhật Bản từ giữa TK XIX đến đầu TK XX I_icon_minitimeSun Jun 22, 2008 1:45 pm

DoQuangHop
Đá bóng, game AOE

Thành viên cấp 2

DoQuangHop

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Nhật Bản từ giữa TK XIX đến đầu TK XX

 
NHẬT BẢN TỪ GIỮA TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX



1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.

- Về kinh tế:

Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hang hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Về xã hội:

Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp yư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

- Về chính trị:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dung áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

* Nguyên nhân:

- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

- Phong trào đấu tranh chống Su-gan nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

* Nội dung cải cách Minh Trị:

- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi-i) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

Về hành chính: Xoá bỏ tình trạng cát cứ. Tổ chức chính trị theo kiểu châu Âu. Ban hành Hiến pháp 1889.

Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng. đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông lien lạc.

Về văn hoá - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH-KT, trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

- Kết quả: Đưa nươc Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), Nhật thắng Nga. Năm 1914, Nhật dung vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.

- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phon kiến quân phiệt, hiếu chiến

Chữ ký của DoQuangHop




 

Nhật Bản từ giữa TK XIX đến đầu TK XX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cận đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất