Phong trào Cần Vương. Tại sao gọi là phong trào Cần Vương?
- Mở đầu là cuộc tấn công vào trại lình Pháp ở Huế, do Tôn Thất Thuyết chỉ huy, lấy danh nghĩa nhà vua yêu nước Hàm Nghi. Bị thất bại Tôn Thất Thuyết đã phò Hàm Nghi lánh vào vùng rừng núi, thảo chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu văn thân cùng toàn dân tiếp tục chiến đấu. Phong trào khởi nghĩa vũ trang Cần Vương phát triển ở nhiều địa phương Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đến cuối của thế kỷ XIX.
+ Ở Trung Kỳ: Các cuộc khởi nghĩa chính như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng).
+ Ở Bắc Kỳ: Những cuộc khởi nghĩa có địa bàn rộng lớn như khởi nghĩa Sông Đà, khởi nghĩa Bãi Sậy. Khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần Vương.
- Trong phong trào Cần Vương, các thủ lĩnh sĩ phu văn thân, liên kết với các thổ hào địa phương, đã tập hợp đông đảo quần chúng nông dân nổi dậy chống lại cuộc bình định của thực dân Pháp. Các sĩ phu muốn khôi phục một vương triều phong kiến có chủ quyền, các thổ hào muốn giành lại những thế lực bị tước đoạt, nông dân chống lại sự bóc lột thuế má và cướp đoạt ruộng đất, tất cả được gắn bó lại trên danh nghĩa của một phong trào yêu nước chống xâm lược mang tính chất truyền thống.
- Phong trào yêu nước Cần Vương tuy thất bại vì rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự chỉ huy thống nhất và lực lượng tư bản thực dân Pháp đã củng cố được nền thống trị thuộc địa, nhưng đã cổ vũ tinh thần to lớn cho những trào lưu dân tộc chủ nghĩa mới ra đời trong những thập niên đầu thế kỷ XX .
- Phong trào Cần Vương là giúp vua (Hàm Nghi) khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, tập hợp đông đảo quần chúng (chủ yếu nông dân) do tầng lớp sĩ phu văn thân và một số thổ hào địa phương lãnh đạo .