Chủ tịch nước kêu gọi Phong trào không liên kết đoàn kết hơn nữa
Thu Jul 16, 2009 8:37 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Chủ tịch nước kêu gọi Phong trào không liên kết đoàn kết hơn nữa
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Khang/ TTXVN)
Chủ tịch nước kêu gọi Phong trào không liên kết đoàn kết hơn nữa
Tại Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi NAM tăng cường đoàn kết hơn nữa, để cùng nhau phấn đấu cho những mục tiêu cao cả và kiên trì các nguyên tắc của Phong trào là tôn trọng bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ, tăng cường hữu nghị, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Phát biểu trong phiên thảo luận chung của Trưởng đoàn đại biểu các nước thành viên dự Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 15, chiều 15/7, tại thành phố Sharm el-Sheikh, Ai Cập, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh chủ đề “Đoàn kết quốc tế vì hòa bình và phát triển” của hội nghị lần này thể hiện mong muốn hòa bình của NAM, một trong những phong trào phấn đấu vì hòa bình lớn nhất của thời đại.
Chủ tịch Nguyễn Minh Tiết khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực nhằm sớm có giải pháp hòa bình cho các bất đồng quốc tế và xung đột khu vực. Trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho việc góp phần ngăn ngừa xung đột, giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp.
Chia sẻ quan điểm chung của các nước NAM là ủng hộ quyền con người như những giá trị phổ cập của nhân loại, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình dân chủ duy nhất đối với mọi quốc gia, phản đối việc sử dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền làm công cụ chính trị can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân, vi phạm thô bạo quyền con người cơ bản nhất là quyền dân tộc tự quyết và cản trở hợp tác quốc tế trên cơ sở đối thoại, tôn trọng lẫn nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị các nước NAM tăng cường phối hợp lập trường chặt chẽ hơn nữa tại Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế khác để triển khai có hiệu quả các biện pháp kích cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ, cải cách hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế, hỗ trợ nguồn lực và tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực ứng phó khủng hoảng, thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ ở các nước đang phát triển.
Trên tinh thần đoàn kết và hợp tác vì lợi ích chung, Việt Nam chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế, triển khai các hình thức giúp đỡ lẫn nhau với các nước NAM trong các lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, y tế, giáo dục và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển, trong đó có các biện pháp đối phó khủng hoảng kinh tế - tài chính, duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Chủ tịch nước, hợp tác Nam - Nam cần đi vào các hoạt động thiết thực, mở rộng quan hệ thương mại, sử dụng các cơ chế xử lý chung về tài chính, tiền tệ giữa các nước đang phát triển trong khuôn khổ khu vực và liên khu vực, trao đổi kinh nghiệm về xử lý những thách thức mới trong quá trình phát triển. Việt Nam ủng hộ sự tham gia tích cực của NAM vào quá trình trao đổi, thương lượng để xây dựng các chiến lược, chương trình và cơ chế quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc đồng thời xử lý thách thức của khủng hoảng năng lượng, lương thực, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…
Bên lề Hội nghị NAM 15, cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Manmohan Singh bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trên tất cả các mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, đến khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị hai nước đẩy mạnh trao đổi ở cấp cao thông qua các chuyến thăm song phương và gặp gỡ bên lề các hội nghị quốc tế; tiến hành các cuộc đối thoại chiến lược và tham khảo chính trị mà hai bên đã thỏa thuận; tăng cường phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có hợp tác ASEAN - Ấn Độ, cấp cao Đông Á, hợp tác sông Hằng - sông Mekong, hợp tác Á - Âu, Phong trào Không liên kết…
Trong cuộc gặp Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị để tăng cường hợp tác hơn nữa, chính phủ hai nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hàng hóa thâm nhập thị trường của nhau; tận dụng cơ hội và tiềm năng để thúc đẩy thương mại hai chiều và đầu tư của Phần Lan vào Việt Nam.
Những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan phát triển tích cực, kim ngạch tăng nhanh, tuy nhiên khối lượng và giá trị còn hạn chế; vốn FDI của Phần Lan vào Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ có hơn 60 triệu USD./.
(TTXVN/Vietnam )
Fri Jul 17, 2009 6:05 pm
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Chủ tịch nước kêu gọi Phong trào không liên kết đoàn kết hơn nữa
Các nước tham gia Phong trào không liên kết: 1. Afghanistan 2. Algeria 3. Angola 4. Antigua và Barbuda 5. Bahamas 6. Bahrain 7. Bangladesh 8. Barbados 9. Belarus 10. Belize 11. Benin 12. Bhutan 13. Bolivia 14. Botswana 15. Brunei 16. Burkina Faso 17. Burundi 18. Cambodia 19. Cameroon 20. Cape Verde 21. Cộng hòa Trung Phi 22. Chad 23. Chile 24. Colombia 25. Comoros 26. Cộng hòa Congo 27. Côte d'Ivoire 28. Cuba 29. Cộng hòa Dân chủ Congo 30. Djibouti 31. Dominica 32. Cộng hòa Dominica 33. Ecuador 34. Ai Cập 35. Guinea Xích đạo 36. Eritrea 37. Ethiopia 38. Gabon 39. Gambia 40. Ghana 41. Grenada 42. Guatemala 43. Guinea 44. Guinea-Bissau 45. Guyana 46. Haiti 47. Honduras 48. India 49. Indonesia 50. Iran 51. Iraq 52. Jamaica 53. Jordan 54. Kenya 55. Kuwait 56. Lào 57. Lebanon 58. Lesotho 59. Liberia 60. Libya 61. Madagascar 62. Malawi 63. Malaysia 64. Maldives 65. Mali 66. Mauritania 67. Mauritius 68. Mông Cổ 69. Morocco 70. Mozambique 71. Myanmar 72. Namibia 73. Nepal 74. Nicaragua 75. Niger 76. Nigeria 77. Bắc Triều Tiên 78. Oman 79. Pakistan 80. Palestine 81. Panama 82. Papua New Guinea 83. Peru 84. Philippines 85. Qatar 86. Rwanda 87. Saint Lucia 88. Saint Kitts và Nevis 89. Saint Vincent và Grenadines 90. São Tomé và Príncipe 91. Saudi Arabia 92. Senegal 93. Seychelles 94. Sierra Leone 95. Singapore 96. Somalia 97. Nam Phi 98. Sri Lanka 99. Sudan 100. Suriname 101. Swaziland 102. Syria 103. Tanzania 104. Thái Lan 105. Timor Leste 106. Togo 107. Trinidad và Tobago 108. Tunisia 109. Turkmenistan 110. Uganda 111. Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 112. Uzbekistan 113. Vanuatu 114. Venezuela 115. Việt Nam 116. Yemen 117. Zambia 118. Zimbabwe
118 nước - hơn 1/2 thế giới, không thấy có những nước phát triển - luôn "xem trọng" về nhân quyền, dân chủ.vậy, có một tổ chức nào khác về dân chủ, nhân quyền dành cho các nước đặc biệt đó không? Hay là nhân quyền, dân chủ chỉ là hình thức, vỏ bọc bên ngoài để âm mưu những điều to lớn hơn?Không dám khẳng định, nhưng chắc có thể đặt nghi vấn ở chỗ này!
Chủ tịch nước kêu gọi Phong trào không liên kết đoàn kết hơn nữa