THÀNH BẮC KINH Ở THẾ KỈ 15 DO NGƯỜI VIỆT NAM XÂY DỰNG?
Thật ra từ thế kỉ 18, nhà bác học Lê Quí Đôn đã nói tới đều này. Xin giới thiệu với các bạn độc giả đoạn sách Kiến Văn Tiểu Lục sau đây của Lê quý Đôn:
“Nguyễn An, trải thờ năm triều vua(nhà Minh bên Trung Quốc )là Thái Tông, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và Cảnh Tông,làm quan đến chức thái giám. An là người giản dị, khắc khổ, cứng rắn, liêm khiết, giỏi về mưu mẹo tính toán, rất sở trường về công việc xây dựng. Những việc tu tạo thành hào Bắc Kinh, chin cửa, hai cung, ba điện, năm phủ, công đường, nha môn, sáu bộ và các trường sở, nhà trạm, An đều có công lao…”.
Khi viết những dòng này – cách đây hơn hai trăm năm - Lê Quý Đôn đã có nói rõ là: Không phải ai tham khảo quốc sử để viết nên, mà là do đọc thấy trong sách Hoàng Minh thông kỷ của Trung Quốc. Đó là một hình thức có thực , đúng như ông Hoàng Minh Hùng đã thắc mắc: Các bộ chính sử của ta ngày xưa (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục…) đều không chép sự việc này. Nhưng đó là chính sử nước ta ngày chủ yếu chỉ dành để chép việc của các triều đại trong nước.
Việc xây dựng thành Bắc Kinh có thể cần ghi, chứ không phải vì đó là việc không thực. Trung – Việt quan hệ sử lược văn tập của học giả Trương Tú Dân, xuất bản tại Đài Bắc năm 1992, và chương Trung – Việc văn hóa giao lưu của tác giả Trần Ngọc Long, trong sách Hán văn hóa luận cương, xuất bản ở Bắc Kinh năm 1993.
Học giả Trương Tú Dân (Trung Quốc – Đài Loan), qua tham khảo rất nhiều tài liệu cổ Trung Hoa, đã viết khá cụ thể, chi tiết về cuộc đời vá sự nghiệp của Nguyễn An ở Bắc Kinh hồi thế kur 15 , như sau:
“ Nguyễn An (còn được gọi là A Lưu) đến Trung Quốc vào năm Vĩnh Lạc thứ năm (1407), là một trong số trẻ em con trai mỹ tú của Giao Chỉ, do Trương Phụ bắt đem về để hoạn (thiến) khi bình định Giao Nam. Năm Vĩnh Lạc thứ 14 (1416) theo lệnh của Minh Thành Tổ (1430- 1424) tạo dựng thành trì, cung điện Bắc Kinh. Đến thắng 12 năm thư 18 (1420) cung điện, đền miếu hoàn thành, quy chế phỏng theo Nam Kinh, nhưng vượt xa hoành tráng và vẻ đẹp… Minh Anh Tông (1437-1445) lên ngôi, công việc đầu tiên là xây dựng lầu thành chin cửa. Khi lệnh ban ra, quan Thị lang bộ Công là Sái Tín tâu rằng: khối lượng công việc lớn, có 18 vạn người thì làm không xong. Vua bèn sai Nguyễn An đảm nhận công việc. Khởi công xây dựng vào năm Chính Thống thứ ahi (1438), đến tháng 4 năm thứ 4 (1440) thì xong lầu chính, lầu nguyệt, thành, hào cầu đập, chin cửa… Đó là tiền thân của thành lầu chin cửa nội thành Bắc Bình (Bắc Kinh) ngày nay. Công trình 18 vạn người, An chỉ dung 1 van. Năm Chính Thống thư 5 (1441) lại sai Nguyễn An xây dựng lại ba tòa điện làm dở dang đã bị hỏa hoạn từ đời Vĩnh Lạc (1420). Lực lượng xây dựng là 7 vạn người… Năm thứ 6 (1442). Hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh và ba cung Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân xây xong ( tức tiền thân của ba điện lớn Thái Hòa, Bảo Hòa ngày nay)… Năm thứ 10 (1446), An lại được lệnh tu sửa tường thành Kinh sư. Phía trong tường thành vốn đắp đất, hễ mua là lụt, đến đây đổi xây tường gạch, tức nội thành Bắc Kinh, đời Vĩnh Lạc là thời kỳ mở mang… đến thời Chính Thống là thời kỳ hoàn thành. Trước sau, chủ trì công việc từ đầu đến cuối, đều là Nguyễn An, người cống hiến trọn đời cho Bắc Kinh”.
Sau Trương Tú Dân, tác giả Trần Ngọc Long (TQ) cũng có những dòng viết về những công trình của Nguyễn An ở Bắc Kinh, tương tự như sau:
“Thời Minh sơ, việc kiến thiết Đại Bắc Kinh, ở giai đoạn sơ khởi hay giai đoạn hoàn thành, trước sau Nguyễn An vẫn là nhân vật chủ chốt phụ trách công trình… trọng điểm thời bấy giờ là xây dựng Tử Cấm Thành và Hoàn Thành. Tử Cấm Thành do Nguyễn An thiết kế, nam-bắc dài 960m, đông-tây rộng 760m ,trong đó có 3 điện phía trước là Hoàng Cực Điện, Kiến Cực Điện và 3 điện phía sau là Càn Thanh cung, Giáo Thái điện, Khôn Ninh cung…chỉ trong vòng 4 năm ngắn ngủi, Nguyễn An tiên sinh đã sơ bộ hoàn thành hạng mục công trình phức tạp này… năm Chính Thống thứ 5(1440) vua Minh Anh Tông hạ lệnh xây 3 điện Phụng Thiên, Hoa Thái, Cẩm Thân trong hệ thống cung điện Bắc Kinh, Nguyễn An vẫn là người thiết kế.Trên cơ sở đã có, ông thiết kế thêm, càng sắc sảo, tinh tế hơn trước nhiều…”
Đáng chú ý là lời bình của tác giả Trung Quốc Trần Ngọc Long-khi gắn Nguyễn An với “quần thể kiến trúc Bắc Kinh được bố cục cân xứng, hùng vĩ, trang nghiêm, là thành phố nổi tiếng thế giới, được người đời hâm mộ, đứng sừng sững ở Phương Đông…”- đã nhận xét: “Nguyễn An thực sự là kì tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc Phương Đông… Ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng Cố Cung, trang nghiêm, hùng vĩ , tự khắc đương nhiên tưởng nhớ đến nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam”!