Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) (Quí Mão 1483 – Tân Sửu 1541)
Danh thần nhà Lê, vua đầu nhà Mạc, sau cướp quyền vua dựng ra nhà Mạc. Ông là con của Mạc Hịch và Đặng Thị Hiếu, quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, ngụ ở làng Cao Dôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương.
Ông vốn dòng dõi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần. Thưở trẻ ông theo học với người thầy họ Lê, được thầy thương mến gả con gái cho. Nhà nghèo, nhưng ông có sức khỏe, có chí lớn, thường đi đánh vật, thi lấy giải về sống qua ngày và làm nghề đánh cá mưu sinh.
Năm Bính Tí 1516, đời Lê Chiêu tông, ông thi võ đỗ đệ nhất Đô lực sĩ, làm quan thăng dần đến chỉ huy sứ, coi sóc các đạo quân, và được làm Phò mã, tước Vũ Xuyên Bá, kết duyên cùng công chúa Lê Thị Ngọc Minh. Chẳng bao lâu ông lại được tấn phong làm Thái sư, tước Nhân Quốc Công, rồi gia phong đến tước An Hưng Vương. Từ đây ông càng thao túng triều chính, dẫn đến sự lật đổ vua Lê, dựng nên nhà Mạc vào năm Đinh Hợi 1527.
Tuy vậy, ông vẫn sợ nhà Minh hạch sách, bèn cắt đất hai châu Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu dâng cho nhà Minh, thuộc vào Châu Khâm.
Ông chỉ ở ngôi vua 3 năm, truyền ngôi cho con lớn là Mạc Đăng Doanh mà làm Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, sau về Cổ Trai để trấn nơi trọng yếu.
Năm Canh Tí 1540 Mạc Đăng Doanh mất, ông trở về Đông Kinh lập cháu nội là Phúc Hải lên nối ngôi. Bấy giờ ông cũng đã suy yếu rồi.
Năm Tân Sửu 1541, ngày 22-8 âm lịch ông mất, hưởng dương 58 tuổi, chôn ở Long Sơn, mộ hiệu là An Lăng; thụy là Nhân minh Cao hoàng đế, miếu hiệu Thái tổ. Có Thượng thư Ngô Miên Thiệu và Thị như Giáp Hải soạn văn bia.
Ông có 10 con trai, 4 con gái và từng phong tước cho con như sau:
Con trưởng:
Mạc Đăng Doanh phong Dục Mỹ Hân (lập làm thái tử