Khởi nghĩa Lam sơn (1418-1427)
1/ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hội thề Lũng Nhai và công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa.
* Vài nét về Hội thề Lũng Nhai
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe doạ xâm lược của nhà Minh. Đầu thế kỉ XV, do không đoàn kết được nhân dân, nhà Hồ chịu thất bại trước cuộc xâm lược của nhà Minh. Năm 1407, Đại Việt lại rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở miền xuôi cũng như miền ngược, nhưng đều bị đàn áp.
Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam sơn, Lê lợi cùng 18 người bạn chiến đấu thân cận nhất làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Trong lễ thề có ý nghĩa thiêng liêng đó 19 người anh hùng đầu tiên của khởi nghĩa Lam sơn đã chích máu ăn thề với lời thề có đoạn sau :
“nay ở nước chúng tôi, phụ đạo chính là Lê Lợi cùng với bọn là Lê Lai đến trương chiến, mười tám người, họ hàng quê quán tuy khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như cùng một tổ liền cành, phận giàu sang dù khác nhau, nhưng nguyện coi tình như chung một họ không khác.
Nay giặc Ngô xâm chiếm, lùng nhà Trần, bắt họ Hồ, qua cửa quan mà làm hại, nên Lê Lợi cùng với bọn Lê Lai trương chiến, mười tám người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau không quên lời thề sắt son”.
Hội thề Lũng Nhai đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên của bộ tham mưu khởi nghĩa.
Sau Hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành một cách khẩn trương. Lam sơn trở thành nơi qui tụ nghĩa của anh hùng hào kiệt bốn phương, của những người yêu nước khắp nơi tìm về cùng mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Tất cả những người yêu nước ấy, khác nhau về thành phần xã hội và dân tộc, về quê quán và cuộc sống, nhưng đều cùng một mối thù không đợi trời chung với quân giặc và cùng một lí tưởng quyết tâm đánh đuổi giặc cứu nước.
2/ Khởi nghĩa Lam sơn.
Ngày 7/2/1418, vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, tại Lam sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gợi nhân dân nổi dậy cứu nước.
Trong hơn năm đầu khởi nghĩa do chênh lệch về mặt số lượng, những cuộc vây quét lớn của địch đã gây cho nghĩa quân nhiều tổn thất lớn, nghĩa quân phải hai lần rút lên núi Chí Linh _ngọn núi cao, hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu để vượt qua khó khăn. Lần thứ hai rút quân lên núi Chí Linh (5/1419) quân địch đuổi theo bổ vây bốn mặt, quyết tiêu diệt cuộc khởi nghĩa. Trong tình thế hiểm nghèo đó, Lê Lai đã tự nguyện cải trang làm Lê Lợi, dẫn 500 quân ra phá vòng vây để đánh lừa quân địch. Lê Lai và đội quân cảm tử hi sinh anh dũng để cứu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa khỏi tai hoạ nguy hiểm.
Có thể nói, khởi nghĩa Lam sơn lúc đầu chưa đủ khả năng thống nhất tổ chức và lãnh đạo phong trào cả nước. Nhưng so với các cuộc khởi nghĩa khác, khởi nghĩa Lam sơn đã biểu thị rõ tính ngoan cường, bền bỉ, dẻo dai của nó và đang có xu hướng mở rộng ảnh hưởng ra các nơi điều đó biểu hiện : Tại Thanh Hoá, Nguyễn Chích đã hưởng ứng đem toàn bộ lực lượng gia nhập cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo; một số người yêu nước tìm đến Lam sơn đã được Lê Lợi giao nhiệm vụ trở về quê hương gây dựng cơ sở, chuẩn bị lực lượng…
Giữa năm 1419, khi quân Minh lập đồn Khả Lam nhằm giam hãm nghĩa quân, nghĩa quân đã chuyển hoạt động lên Mường Thôi (tây bắc Thanh Hoá, giáp Lào). Tại đây nghĩa quân được người Lào giúp đỡ về lương thực, vũ khí, voi, ngựa, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết Việt _Lào.
11/1420, tổng binh Lí Bân điều động quân tiến công lên mường Thôi, chúng chia thành từng bộ phận. Nghĩa quân bố trí mai phục tên đường tiến công của địch, đánh thắng ba trận lớn : Bến Bổng, Bồ Mộng và Thi Lang, bẻ gãy cuộc tiến công lớn của chúng.
Đầu 1423, quân Minh lại mở cuộc tiến công mới, Lê Lợi và nghĩa quân phải tạm rút ra huyện Khôi (Nho Quan, Ninh Bình) để tránh thế vây hãm của địch. Quân Minh dốc toàn bộ lực lượng đuổi theo rất gấp và từ bốn mặt bao vây nghĩa quân. Nhận định tình hình nghĩa quân lúc ấy, Lê Lợi nói “Quân giặc bốn mặt bao vây … Đây chính là nơi mà binh pháp gọi là “đất chết”, đánh nhanh thì còn, không đánh thì chết” (Đại Việt sử kí toàn thư). Nghĩa quân đã giành được thắng lợi oanh liệt, giết chết tướng giặc là Phùng Quý và hơn 1.000 tên. Nhưng lực lượng của nghĩa quân cũng hi sinh nhiều. Lê Lợi quyết định đưa nghĩa quân trở về núi Chí Linh lần ba để củng cố lực lượng.
Ở Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn : chiến tranh với Mông Cổ, vua Minh Thành Tổ chết, Minh Nhân Tông lên thay (1424 – 1425) muốn tạm thời hoà hoãn tình hình ở Giao Chỉ. Vua Minh lệnh cho Trần Trí (thay Lí Bân) phải tìm cách “chiêu dụ” Lê Lợi.
Trong tình hình đó, công cuộc đàm phán để tạm thời đình chiến với địch đã nhanh chóng đạt kết quả. Từ đay cuộc khởi nghĩa chuyển sang một hình thức đấu tranh mới, vừa tranh thủ thời gian hoà hoãn để xây dưng lực lượng vừa tiến hành đấu tranh chính trị và ngoại giao làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch.
*Phương hướng chiến lược của Nguyễn Chích : Tiến vào Nghệ An.
Trước khi bước vào giai đoạn đấu tranh mới, một vấn đề đặt ra cho những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam sơn, như Lê Lợi đã nói “Chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước ?”. điều đó có nghĩa là phải tìm ra một phương hướng chiến lược mới tạo nên bước phát triển vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Chích nói “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đất ấy. Nay hãy trước hết thu lấy Trà Long, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cải ở đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”. Điều quan trọng là ở Nghệ An, nhân dân có truyền thống quật cường và lực lượng của địch lại yếu. Chính quyền đô hộ nhà Minh ở đây mới được xây dựng (năm 1414), chưa được củng cố và luôn bị uy hiếp bởi những cuộc khởi nghĩa của nhân dân, của một số quan lại và binh sĩ yêu nước, trong hàng ngũ thổ quan, thổ binh. Thành Nghệ An khá kiên cố, nhưng lực lượng của địch không tập trung nhiều như ở Thanh Hoá. Hơn nữa, trong sự bố trí lực lượng của địch, Nghệ An về mặt Bắc lại xa sào huyệt như Đông Quan, Tây Đô, và về mặt nam, lực lượng địch ở Tân Bình, Thuận Hoá rất mỏng.
Từ Lam sơn, Nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng mở đường tiến vào giải phóng Nghệ An. Trận ra quân thắng lợi không những có tác dụng mở đường mà còn náo nức lòng nghĩa quân, nâng cao niềm tin tưởng vào phương hướng chiến lược mới của cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân theo đường “thượng đạo” tiến vào Nghệ An mục tiêu trước tiên là hạ thành Trà Lân. Quân Minh bất ngờ và vội vàng đối phó một cách bị động. Trận Trà Lân, chủ trương của nghĩa quân “nếu thuận theo thì vỗ về, nếu chống lại thì đánh lấy” do đó nghĩa quân vừa vây hãm vừa dụ Cầm bành đầu hàng. vận dụng lối đánh kết hợp tiến công quân sự với dụ hàng và thương lượng. Trận thắng thể hiện một bước lớn mạnh về lực lượng và một bước phát triển về nghệ thuật quân sự của nghĩa quân.
Sau khi chiếm Trà Lân. Lê Lợi đã dẫn đại quân theo sông Lam, tiến xuống đóng ở Khả Lưu_một cửa ải hiểm yếu dùng để hống chế con đường tiến quân của địch. Tại Khả Lưu, nghĩa quân làm kế nghi binh “ban ngày thì phất cờ gióng trống, ban đêm thì đốt lửa”. Trong lúc đó, nghĩa quân đã bố trí một trận địa mai phục ở phía sau Khả Lưu và một cánh quân tinh nhuệ bí mật vượt sông, giấu quân ở bã sở phía dưới doanh trại địch ở Phá Lũ.
Tướng địch, Trần Trí đốc thúc đại quân vượt sông đánh vào Khả Lưu. Quân ta rút lui nhử địch vào trận mai phục rồi bất ngờ tung quân ra đánh. Cùng lúc đó, cánh quân ở Bãi sở đánh úp vào doanh trại địch ở Phá Lũ. Quân Minh bị tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên, quân địch đông nên Trần Trí vẫn củng cố doanh trại, đắp thêm chiến luỹ phòng vệ, để làm kế ngăn chặn lâu dài. Nghĩa quân lại dùng mưu điều địch ra khỏi doanh trại để đánh bằng lối đánh mai phục sở trường của mình. Lê Lợi ra lệnh đốt phá doanh trại Khả Lưu về bố trí mai phục ở Bồ Ải rồi khiêu chiến nhử địch lọt vào cảm bẫy. Chiến thắng ở Khả Lưu - Bồ Ải, nghĩa quân đã đập tan được một cuộc phản công lớn của quân Minh, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực của địch và đẩy chúng vào thế phòng ngự bị động.
Những chiến thắng liên tiếp của nghĩa quân ở Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải làm cho bộ máy chính quyền của địch ở các châu, huyện bị rung chuyển mạnh mẽ. Quân địch hoang mang khiếp sợ. Nghĩa quân thừa thắng, toả về các nơi cùng với nhân dân nhanh chóng lật đổ ách thống trị của địch, giải phóng các châu huyện vây hãm thành Nghệ An.
Khởi nghĩa Lam sơn đã trở thành nơi qui tụ của nhiều cuộc khởi nghĩa và nhiều lực lượng yêu nước. Hiện tượng đó đã có ở Thanh Hoá với sự tham gia của Nguyễn Chích, nay trở thành hiện tượng phổ biến và tiêu biểu cho một xu thế phát triển quan trọng của cuộc khởi nghĩa khi chuyển hướng vào Nghệ An : Khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, vùng này đang có các cuộc khởi nghĩa của Phan Liêu và Lộ Văn Luật, Nguyễn Vĩnh lộc, Nguyễn Biên. Những người lãnh đạo này đều tự nguyện gia nhập quân của mình vào nghĩa quân Lam sơn. Tại miền núi, các dân tộc ít người cùng với các tù trưởng cuả họ, đều hăng hái tham gia khởi nghĩa, Lê Lợi đã “vỗ về yên ủi các bộ lạc, khen thưởng các tù trưởng”. Như vậy Nghệ An đã trở thành một căn cứ địa cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
*Mở rộng khu giải phóng.
Tháng 6 năm 1425, tướng Đinh Lễ được lệnh giải phóng phủ Diễn Châu, được nhân dân vùng này ủng hộ nhanh chóng đánh ổ từng mảng chính quyền của địch. Quân Minh phải co cụm về giữ thành Diễn Châu. Lúc này Trương Hùng đang đem 300 thuyền lương ứng cứu cho thành Diễn Châu nhưng bị Đinh Lễ bí mật đón đánh.
Ngay sau đấy để một lực lượng ở lại vây hãm thành Diễn Châu, Đinh Lễ lấy thuền địch vượt biển đuổi theo Trương Hùng đến tận Thanh Hoá, Lê Lợi cũng lập tức phái Lý Triện đem quân tinh nhuệ theo đường núi ra Thanh Hoá tiếp ứng cho Đinh Lễ.
Quân Minh ở Thanh Hoá đã phải điều một bộ phận quan trọng vào cứu viện cho Nghệ An. Lực lượng quân địch suy yếu hơn mấy năm trước nhiều. Hai cánh quân của Đinh Lễ và Lý Triện cùng phối hợp, đánh úp thành Tây Đô, quân Minh phải bỏ doanh trại ngoại vi rút hết vào trong thành cố thủ.
Nghĩa quân vây hãm thành Tây Đô, rồi về các châu, huyện cùng nhân dân nhanh chóng giải phóng toàn phủ Thanh Hoá.
Việc giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá làm cho địch ở Tân Bình, Thuận Hoá hoàn toàn bị cô lập chia cắt. Với chủ trương “bỏ chỗ mạnh đánh chỗ yếu, tránh chỗ vững đánh chỗ núng, thì dùng sức một nửa mà thành công gấp bội”. nghĩa quân gấp rút tiến vào giải phóng hai phủ phía nam.
Tháng 8/1425, Lê Lợi phái các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ… bằng hai đường thuỷ bộ tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự yếu ớt của địch, vây hãm hai thành Thuận Hoá, Tân Bình. Được nhân dân giúp đỡ nghĩa quân nhanh chóng giải phóng các châu, huyên.
Như vậy, nghĩa quân đã giải phóng được một khu vực rộng lớn nối liền một giải từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Trên khu vực đó quân Minh chỉ còn giữ được hai thành luỹ đã bị cô lập hoàn toàn, tê liệt mọi hoạt động. Từ tháng 10/1424 đến 8/1425, khởi nghĩa Lam sơ đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, làm thay đổi về cơ bản cục diện chiến tranh và so sánh lực lượng giữa ta và địch. Bước tiến nhảy vọt đó đang tạo ra thế và lực đưa chiến tranh cứu nước tiến lên giai đoạn toàn thắng.
*Phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhân lúc quân địch ở nước ta đang thế suy, lực yếu, mà viện binh của nhà Minh thì chưa kịp sang, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nguyễn Trãi nói :”Thời cơ, thời cơ, thực không nên lỡ”. Mục đích của cuộc tiến quân này là nhằm tranh thủ một thời cơ có lợi, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển lên quy mô cả nước, giành những thắng lợi quyết định về quân sự và chính trị để chủ động đối phó với viện binh của địch.
9/1426, ba đạo quân tiến quân ra Bắc theo ba hướng. cả 3 đạo quân chỉ có 10.000 quân và 3 voi chiến. thế mà nghĩa quân đã hoạt động trên một phạm vi rộng lớn bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và một phần thượng du các phủ huyện phía bắc (bắc bộ ngày nay). Nhiệm vụ của nghĩa quân không phải là chiến đấu một cách đơn độc, mà luồn sâu vào vùng chiếm đóng của địch, kết hợp với lực lượng yêu nước địa phương và sự nổi dậy của nhân dân nhằm chiếm giữ đất đai, chiêu phủ nhân dân, triệt đường binh viện của địch.
Trước sức mạnh tấn công của nghĩa quân và nhân dân, “Người Minh chỉ ngồi lo giữ để chờ quân cứu viện mà thôi”.
Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước. Quân Minh đã suy yếu, lại bị dồn vào thế phòng ngự bị động trên cả nước. Những thắng lợi quan trọng đó đang tạo ra thế và lực mới để quân và dân ta tiến lên đương đầu với viện binh địch.
*Chiến thắng Tốt động – Chúc động (11/1426).
Sau trậnh Ninh Kiều, Trần Trí đã cho người mang thư lẻn vào thành Nghệ An, yêu cầu Lý An và Phương Chính “bỏ thành nghệ An, về cứu căn bản (tức thành Đông Quan)”. Ngày 17/10/1426, chúng dùng thuyền, nhân lúc ban đêm, vượt biển ra băc.
Lê Lợi nhận định “Thế giặc ngày một yếu, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay, sợ lỡ mất cơ hội”. Thành Nghệ An không còn là mục tiêu quan trọng nữa, mặt trận chính rõ ràng là đã chuyển ra bắc (Đông Quan). Lê Lợi quyết định để lại một bộ phận nghĩa quân ở lại vây thành Nghệ An, rồi cùng với bộ chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ tiến ra Đông Quan.
Tại Đông Quan, Vương Thông giữ chức tổng binh nắm quyền cao nhất, huy động 10 vạn quân vào cuộc phản công. từ Đông Quan, quân địch chia làm 3 đạo tiến ra chiếm lĩnh những vị trí bàn đạp của cuộc phản công.
+Đạo 1, do Vương Thông trực tiếp chỉ huy, đóng ở Cổ Sở trên sông Đáy và con đường từ phía tây đến Đông Quan.
+Đạo 2, do Phương Chính, Lý An chỉ huy đóng ở cầu Sa Đôi trên sông Nhuệ.
+Đạo 3, do Thọ Sơn, Mã Kì chỉ huy đóng ở cầu Thanh Oai.
Với các vị trí đó, ba đạo quân Minh hình thành ba mũi tiến công nhằm vây quét một vùng rộng lớn, mà mục tiêu chính là căn cứ Ninh Kiều của quân ta do Phạm Văn Xảo và Lý Triện đang đóng quân.
Còn phía ta, Đạo quân của Lý Triện đảm đương nhiệm vụ trận đầu tiên chống lại cuộc phản công của quân Minh. Ta cũng chọn đạo quân của địch đóng ở cầu Thanh Oai làm mục tiêu tấn công bởi đây là khâu yếu nhất trong ba mũi tấn công của địch. 5/ 11/1426, ta tấn công bằng cách mai phục, khiêu chiến nhanh chóng đẩy quân của Sơn Thọ, mã Kì về Quan Đông. Đạo quân của Phương Chính, Lý An thấy bị đe doạ cũng rút quân về Đông Quan để tránh đòn tấn công của quân ta.
Tối 5/11, Vương Thông ra lệnh điều số bãi binh mới chạy về Đông Quan lên Cổ Sở và thay đổi kế hoạch hành quân: tập trung tất cả binh lực để từ Cổ Sở tấn công xuống Ninh Kiều.
Ngày 6/11, một bộ phận quân của Lý Triện từ Ninh Kiều tiến lên tập kích doanh trại ngoại vi Cổ Sở nhằm quấy rối và tiêu hao và khiêu khích địch.
Vương Thông liền huy động đại quân đánh xuống Ninh Kiều. nhưng đến nơi thì quân ta đã rút về Cao Bộ (Hà Tây). Tại đây Đạo quân thứ ba của Lam Sơn do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huằnt Thanh Đàm (Thanh Trì, Hà Nội) cũng đã bí mật kéo quân đến hội quân để phối hợp đập tan cuộc phản công của Vương Thông.
Từ Ninh Kiều lên Cao Bộ có 2 con đường:
+Con đường cái từ Ninh Kiều qua Chúc Động, Tốt Động lên Cao Bộ.
+Con đường tắt từ Ninh kiều qua Chúc Động vòng về phía bắc Cao Bộ.
Vương Thông từ Ninh Kiều lên Cao Bộ nhất thiết phải qua nhưng con đường đó. Nghĩa quân khẩn trương bố trí hai trận địa mai phục lớn ở Tốt Động và Chúc Động.
Từ Ninh Kiều, Vương Thông chia quân thành hai đạo theo 2 con đường trên tấn công lên Cao Bộ đã rơi vào cãm bẫy của ta.
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động đã tiêu diệt 5 vạn quân địch và bắt sống một vạn.
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm.
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu”.
Mở đầu bằng trận Cổ Lãm và kết thúc bằng trận Tốt Động – Chúc Động, chỉ trong mấy ngày, quân Lam sơ kết hợp với lực lượng vũ trang của các làng xã và được nhân dân hết lòng ủng hộ, đã đánh bại hoàn toàn cuộc phản công của Vương Thông, đánh sập ý đồ của Vương Thông muốn xoay chuyển cục diện, giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường.
*Vây hãm thành quan đông và các thành luỹ khác.
Bước phát triển sáng tạo trong giai đoạn từ sau chiến thắng TĐ-CĐ là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 mặt : QS, địch vận, ngoại giao.
Những cuộc tiến công của quân ta đã dồn địch vào thế cực kì nguy ngập. Chính trong cảnh “Chí cùng lực tận”, Vương Thông phải “sai người đưa thư xin hoà, mong được toàn quân trở về nước”.
Nhận được thư của Vương Thông, Lê Lợi nói “Lời ấy cố nhiên hợp ý ta, vả lại binh pháp nói: không đánh mà khuất được người, kế dùng binh như thế mới là giỏi”. từ đó, bắt đầu mở cuộc đấu tranh hoà nghị với địch. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi, đảm đương cuộc đấu tranh này.
Sau một thời gian thương lượng, hai bên đu đến một số kết quả bước đầu. Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. quân địch sẽ được giải vây, tập trung về Đông Quan để về nước. quân ta đảm bảo các điều kiện an toàn cho chúng rút lui.
Thái độ của mỗi bên:
+Ta: Nghị hoà thành, chiến tranh kết thúc, đều có lợi cho cả nhân dân cả hai nước :”không những sinh linh nước tôi được khỏi lầm than, mà binh sĩ Trung Quốc cũng khỏi nỗi khổ gươm đao”.
+Đầu 1427, nhà Minh quyết định điều quân sang tiếp viện cho Vương Thông.
Trước thái độ đó Lê Lợi ra lệnh khép chặt vòng vây thành Đông Quan, thực hiện vừa đánh vừa đàm. Tuy nhiên Vương Thông vẫn lợi dụng sơ hở của ta mở một số cuộc phản kích, cố tạo ra vài thắng lợi nhỏ rồi khuếch đại lên để mong giữ vững tinh thần binh lính. Ngoài thành Đông Quan, quân Minh còn chiếm 12 thành. Nhưng đối với các thành này, chủ trương của nghĩa quân vừa vây hãm vừa dụ hàng. Nghĩa là kết hợp tấn công quân sự với địch vận được nâng lên thành thế trận chiến lược. Đối với quân Minh, Nguyễn Trãi chỉ rõ thế tất thắng của ta, thế thất bại của địch, vạch trận cái “bội ước thất tín” của Vương Thông, cái “cơ táng loạn” của triều đình nhà Minh và khuyên bảo: “Các người nếu biết kéo quân ra thành cùng ta hoà hảo tâm tình, thì ta coi các ngươi như anh em ruột thịt, nào chỉ bảo toàn tính mệnh vợ conmà thôi đâu!” mặt khác, Nguyễn Trãi cũng nghiêm khắc cảnh báo trước: “Nếu không thế, tuỳ các người. Trong khoảng sớm tối sẽ khắc thấy nhau. đến lúc bấy giờ, hối cũng không kịp”.
Phương thức đấu tranh chung là vừa vây hãm vừa dụ hàng, nhưng yêu cầu đối với từng loại thành khác nhau.
kết quả 2/1427, chỉ còn hai thành Khâu Ôn và Xương Giang nhất định không chịu ra hàng, chúng liều chết cố thủ chờ viện binh. Như vậy, trước khi binh viện sang, quân Minh ở nước ta chỉ còn giữ được 4 thành : Đông Quan, Chí Linh, Cổ Lộng, Tây Đô. Nhưng quân địch đã mất khả năng chiến đấu. cả nước chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến có ý nghĩa quyết định tiêu diệt viện binh của quân Minh.
*Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (8/10 -> 3/11/1427)
Quân Minh tăng viện 15 vạn, thể hiện sự cố gắng chiến tranh rất lớn của quân Minh. Do đó cuộc chiến đấu tiêu diệt viện binh, đập tan cố gắng đó sẽ có ý nghĩa định đọt đối với sự nghiệp cứu nước của dân tộc ta.
Vấn đề được đặt ra trong bộ chỉ huy nghĩa quân là đánh thành hay diệt viện trước. cuối cùng quyết định “Vây thành diệt viện”. như vậy chiến trường chủ yếu là miền rừng núi trên hai trục đường tiếp viện của quân Minh từ Quảng Tây và Vân nam sang. ở đây công việc chuẩn bị diệt viện được xúc tiến khẩn trương.
Đánh giá đúng vị trí của đạo quân Mộc Thạnh và nắm vững thái độ, tư tưởng của viên chỉ huy, bộ chỉ huy nghĩa quân chỉ sử dụng một lực lượng cần thiết để kìm giữ chúng ở ải Lê Hoa, chủ trương tránh giao chiến lớn, kiên trì mai phục và kiềm chế, chờ dịp đánh địch.
Lê Lợi chuẩn bị lực lượng với thế trận đánh hoàn toàn thắng và tiêu diệt gọn quân Liễu Thăng trên đoạn đường tiến quân từ Pha Luỹ đến xương Giang. tại Pha Luỹ, tướng Trần Lựu được lệnh nhử địch nhằm kích thích tính chủ quan và dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục ở Ải Chi Lăng. Tại Xương Giang, tướng Trần Nguyên Hãn gấp rút biến thành luỹ thành một chiến luỹ kiên cố chặn đứng đường tiến quân của địch về Đông Quan. Ngoài ra, lực lượng vũ trang của các làng xã cũng được huy động vào các trận đánh diệt viện.
-Trận Chi Lăng.
Ải Chi Lăng là cửa ải xung yếu nhất trên con đường từ Pha Luỹ đến Đông Quan, cách Pha Luỹ 60 km. được xem là thế trận “phục binh giữ hiểm, đập gãy tiền phong”
10/10/1427, Liễu Thăng đích thân dẫn 100 quân kị mã xông lên trước đội tiên phong, hung hăng mở đường tiến công vào Chi Lăng. Tướng Trần Lựu đã làm tốt nhiệm vụ nhữ địch vào trận địa mai phục của ta.
Kết quả, trận Chi Lăng thắng lớn, đã tiêu diệt hơn 1 vạn quân tiên phong của địch cùng tên Liễu Thăng.
Sau trận Chi Lang quân ta liên tiếp giành thắng lợi ở các trận Cần Trạm (15/10), Phố Cát (18/10).
-Đánh tan quân Mộc Thạnh: biết rõ thái độ dè dặt của Mộc thạnh, Nguyễn Trãi đã gửi thư vạch rõ nhưng thất bại, tổn hại nặng nề của quân minh ở nước ta và dùng lời lẽ ôn tồn khuyên chúng đầu hàng. Lê Lợi đã dùng 3 tên lính của Liễu Thăng đưa thư. Với đòn tấn công “đánh vào lòng người” đã có tác dụng lớn. Đọc thư, lại tận mắt thấy những chứng tích thất bại của Liễu Thăng, tướng Mộc Thạnh khiếp sợ vội đem quân tháo chạy.
-Trận Xương Giang kết thúc.
Vẫn với phương châm vừa đánh vừa dụ hàng. Nguyễn Trãi tiếp tục viết thư dụ hàng khuyên Thôi Tụ, Hoàng Phúc ở Xương Giang nên lui quân ra ngoài bờ cõi có tính chất như một tối hậu thư.
Sau khi đánh tan quân Mộc Thạn ta tập trung vào trận Xương Giang. bộ chỉ huy ra lệnh gấp rút chuẩn bị tiêu diệt toàn bộ số quân địch còn lại, sớm kết thúc chiến tranh. Các tướng Lê Khôi, Nguyễn Xí, …được lệnh tập trung quân đến Xương Giang.
3/11/1427, quân ta mở trận tổng công kích; từ bốn phía, hàng vạn quân bộ binh, kị binh,…nhất loạt tiến công quyết liệt vào khu vực phòng ngự của địch.
Như vậy, sau 27 ngày chiến đấu, quân dân ta đã tiêu diệt 10 vạn viện binh của Liễu Thăng và đánh tan tác 5 vạn viện binh Mọcc Thạnh.
Chiến thắng Chi Lăng –xương giang là trậnh chiến chiến lựoc có ý nghĩa định đoạt của cuộc chiến tranh gpdt. Bằng thắng lợi đó, quân ta đã đập tan một cố gắng lớn nhất của nhà Minh, buộc Vương Thông ở Đông Quan phải đầu hàng và triều đình Mãn Thanh ở Bắc Kinh phải từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Với Hội thế Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh trên đường rút quân, không được cướp bóc của nhân dân. về phía ta, Lê Lợi phải đảm bảo tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong. Sau hội thề, Lê Lợi giải vây cho các thành. Ngày 29/12/1427, quân Minh rút quân đến ngày 3/1/1428, đội bộ binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước.