I- THỜI KỲ TRƯỚC NGÀY TUYÊN BỐ KHỞI NGHĨA:
Sau khi ông Thi Sách bị giết, bà Trắc quyết chí phục thù trả oán. Bà tiến hành tổ chức chứa tích lương thực, vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hướng, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông. Lúc đó thuộc địa bàn Sơn Tây cũ có:
Liên Chiểu được một người Phù Sa được một người (sau đổi 1à Phần Sa, rồi Các Sa- xã Trung Kiên huyện Vĩnh Tường)
Huyện Bạch Hạc có:
- Xã Văn Trưng được 1 người (nay là thôn Văn Trưng xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường)
- Xã Đại Tự được 1 người (nay thuộc huyện Yên Lạc).
- Xã Cẩm Viên được 1 người (nay là thôn thuộc xã Đại Tự)
- Xã Phủ Yên được l người (nay là thôn thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường)
Huyện Yên Lạc có:
Xã Bình Lỗ được l người (có lẽ 1à Tề Lỗ huyện Yên Lạc)
- Xã Mạnh Lân được một người (sau là Kim Lân xã Hồng Châu)
- Xã Thọ Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
- Xã Yên Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
- Xã Vân Canh được 1 người (nay thuộc vào thị trấn huyện Bình Xuyên)
Huyện Lập Thạch có:
- Xã Vân Nhưng được 3 người (nay thuộc xã Tân Lập)
- Xã Ân Hộ được 3 người (tục danh làng Họ, nay thuộc xã Tham Sơn)
- Xã Vụ Cầu được 1 người (tục danh làng Cầu, nay thuộc xã Tam Sơn)
Tỉnh Hà Tây có 3 huyện có người ứng nghĩa:
Huyện Tiên Phong có:
Xã Kim Bí được 1 người
- Xã Tân Hoa được 1 người
Huyện Yên Sơn có:
- Xã Bối Khê được 1 người
- Xã Hữu Quang được 1 người
Huyện Thạch Thất có:
- Xã Tuy Lộc được l người
Để đảm nhận công việc trọng đại ấy, bà Nhị được chị gái cất nhắc làm chức ''Bình khôi'' sau khởi nghĩa phong làm ''Bình khôi công chúa''- tức là vị công chúa đứng đầu thu phục thiên hạ). Rồi gửi tờ hịch chiêu dụ mọi người trong toàn quận Giao Chỉ, bởi vậy các nướng, nữ quân chiếm đa phần trong tổng số lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa.
Nhiều thư tịch đời sau chép về khí thế ra quân của những ngày ấy mà sự tích hầu hết đã trở thành huyền thoại: ''Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân; Nữ tướng soái binh thần linh phát động''. Nghĩa là: Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người; Nữ tướng soái binh như có thần thiêng thúc giục. Bởi vậy, chỉ 15 ngày sau tướng sĩ mọi miền đã tìm đến tụ nghĩa. Đồng thời bà Trắc đã đến nhiều địa phương vận động khởi nghĩa. Nơi ấy ngày nay đều có di tích thờ cúng ghi nhận. Bà cũng đã vận động lên miền thượng lưu sông Đáy, giáp gianh giữa 2 huyện Tam Dương - Lập Thạch ngày nay tập hợp lực lượng. Nơi bà hội quân với các bà Quý Lan (An Bình phu nhân) và Ngọc Kinh công chúa là di tích ''Bãi Hội'' ở làng Đông Định, xã Thái Hoà, Lập Thạch. Nơi ấy nay có đền thờ Bà tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn ở các xã Liễn Sơn, Thái Hoà, Liên Hoà, Hợp Lý huyện Lập Thạch và các xã Hoàng Hoa, Đồng Tình, An Hoà huyện Tam Dương.
Các di tích trong khu vực sông Đáy.
1- Xã Liên Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 1 di tích
2- Xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 2 di tích
3- Xã Thái Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 3 di tích
4- Xã Bồ Lý huyện Lập Thạch (Vực Truông): 1 di tích
5- Xã Hợp Lý huyện Lập Thạch (bờ trái sông): 1 di tích
6- Xã An Hoà huyện Tam Dương (bờ trái sông): 3 di tích
7- Xã Đồng ranh huyện Tam Dương (bờ trái sông): 6 di tích
8- Xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương (bờ trái sông): 2 di tích
Cộng xã: 19 di tích
Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ.
II- KHỞI NGHĨA Ở CỬA SÔNG HÁT
Sau cuộc tổng tập hợp quân đội ở Phong Châu, Hai Bà đã cho quân đội vượt sông sang lập đàn thề ở bãi cát dài cửa sông Hát.
Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau:
''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chớ dê, hăm doạ 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận.
Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối''
Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng số các nữ tướng, nữ binh chia làm 2 đội, phong cho các chức:
1- Lão Tiên công chúa nắng giữ ''Trung quân nội thị''
2 - Công chúa Cẩn Hạnh nắm giữ ''Tiền quân nội thị'' có 500 quân
3- Công chúa Huệ Đức và Công chúa Trang ranh nắm giữ quân ''nội thị binh nhung''
4- Công chúa Ả Chàng, Ả Chạ (vì Lê Ngọc Thanh cùng danh hiệu) nắm giữ "Tả quân nội thị", quân nữ có 500 người
5- Thuỵ công chúa và công chúa Minh Trinh nắm giữ ''Hữu quân nội thị''. Quân nữ có 500 người
6 - Công chúa Minh Nương nắm giữ tiền quân - quân nữ có 100 người
7 - Công chúa Tráng Cẩn nắm giữ ''Tả quân nội thị''. Quân nữ có 100 người
8- Công chúa Bình Khôi (tức bà Nhị) nắm giữ toàn bộ các vệ ''Nữ quân nội thị...
Còn các tướng nam đều cớ phong chức thu nạp tham gia khởi nghĩa.
Sau đó bà Trắc cùng các tướng sĩ bái lạy trời đất, thống lĩnh quân dân, tiến quân về thành Long Biên đánh Tô Định.