Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ (1945 – 1950):
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
- Diễn biến:
+ 1946, có nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Ấn Độ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bombay chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc.
+ Đầu 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, buộc thực dân Anh phải nhượng bộ, hứa trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia cắt Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.
+ 15/8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
+ Từ 1948 – 1950, không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập.
+ 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
- Ý nghĩa: Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
?Công cuộc xây dựng đất nước Ấn Độ:
- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ ra sức xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
- Về kinh tế: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.
+ Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh”, Ấn Độ đã tự túc được lương thực (giữa những năm 70), xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới (1995).
+ Công nghiệp: Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện (những năm 70), đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới (những năm 80), …
- Về khoa học – kĩ thuật, văn hóa, giáo dục: Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và cố gắng vươn lên thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Đặc biệt, Ấn Độ đã thử thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975), …
- Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.