a- Sự xuất hiện: Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới.
b- Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
c- Tác động:
- Về mặt tích cực:
+ Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
- Về mặt tiêu cực:
+ Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, cách biệt giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước.
+ Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn về kinh tế, tài chính lẫn chính trị.
+ Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.
- Như vậy, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một mặt tạo ra thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn, mặt khác cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với các nước trên thế giới.
một số tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực?
=> Gợi ý trả lời:
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
- Ngân hàng Thế giới (WB)
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Liên minh châu Âu (EU)
- Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
- Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
- Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), …
Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
- Về thời cơ:
+ Tạo điều kiện cho việc hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu vực và thế giới.
+ Khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới với nhiều bất bình đẳng gây thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
+ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, …
- Như vậy, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một mặt tạo ra thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn, mặt khác cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với các nước trên thế giới.