Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 3 và hết)
Wed Jun 18, 2008 12:01 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 3 và hết)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG CA TRÙ Phần III
Thần tích. Văn bản Hán Nôm ghi chép lai lịch, sự tích, sự nghiệp và nghi thức tể lễ, thờ phụng một hoặc một số vị thần linh được nhân dân thờ cúng tại các đình, đền, miếu. Văn bản thần tích do các quan chức hoặc chức sắc ở địa phương báo cáo về triều đình. Triều đình căn cứ vào lời khai đó để cho phép thờ phụng và ban tặng sắc phong.
Thẻ. Mảnh tre trên có ghi số tiền được quy định giữa làng và giáo phường, dùng để đại diện của làng (người cầm chầu trong cuộc hát) sẽ thả xuống chậu đồng để ghi nhận một sự tán thưởng, khen tặng của
Thể cách. Một thuật ngữ trong ca trù không thấy ở các bộ môn ca nhạc khác. Thuật ngữ “thể cách” chỉ các làn điệu hát, hoặc hình thức diễn xướng múa, diễn, nghi lễ, việc thi cử trong ca trù. Khi thể cách là làn điệu hát, thì “thể cách” hoàn toàn trùng hợp với “làn điệu”(ví dụ thể cách Hát nói, Bắc phản). Thể cách cũng chỉ một tiết mục múa, hoặc diễn xướng thậm chí một nghi lễ trong trình diễn ca trù, một trình diễn kỹ thuật về sử dụng trống hoặc đàn cũng gọi là thể cách.
Thơ ca trù. Phần lời của nghệ thuật ca trù. Đó là những bài thơ, chủ yếu là thơ lục bát, khi hát lên trong khuôn khổ của đàn, phách theo các thể cách khác nhau.
Thưởng. Hình thức biểu thị sự khen thưởng đối với giọng hát, tiếng phách của đào nương; tiếng đàn của kép đàn; hoặc đối với một chữ thơ, câu thơ hay của văn nhân dùng để hát ca trù. Việc thưởng do người cầm chầu thực hiện, thông qua việc gõ vào tang trống đồng thời với việc thả một thẻ tre xuống chậu đồng/ mâm đồng để báo cho nghệ sĩ biết. Xem thêm mục từ ca trù.
Tiếng lóng. Cách nói một ngôn ngữ riêng của đào kép ca trù và những người phục vụ trong các ca quán ca trù, cốt để trong nội bộ ca quán và khách quen của ca quán hiểu với nhau, không cho người lạ biết.
Trống chầu. Trống dùng trong ca trù. Nếu là hát thờ thì là trống lớn, điểm xen với chiêng. Còn khi nghe ca trù ở nhà riêng hoặc ca quán với mục đích giải trí thì chỉ dùng trống nhỏ.
Trù. Xem chữ Thẻ.
Trù tiền. Xem các mục từ Thẻ, Ca trù, Thưởng.
Trùm tiền. Còn gọi la Tiền trùm. Bi ký Hán Nôm không cho những thông tin rõ ràng để hiểu được một cách chính xác về trùm tiền. Trần Thị Kim Anh cho rằng đây là tiền trả cho người trùm.(Đặc khảo ca trù Việt Nam, tr. 49).
Truyền thuyết tổ nghề. Câu chuyện được thiêng hóa về sự tích của việc truyền dạy một nghề nghiệp nào đó. Đây là một truyền thống của các nước Phương Đông. Xunh quanh việc thờ tổ ca trù cũng bao trùm rất nhiều huyền thoại với nhiều câu chuyện ly kỳ, nhằm thiêng hóa truyền thống ca trù.
Ty giáo phường. Theo ghi nhận của bi ký Hán Nôm thì Ty giáo phường là một tổ chức quản lý hoạt động ca xướng tương đương cấp huyện. Giáo phường các xã thuộc về Ty giáo phường của huyện. Ty giáo phường gồm các giáo phường của các xã trong huyện họp lại. Người đứng đầu Ty giáo phường là một ông trùm. Ty giáo phường chia việc giữ các cửa đình trong huyện cho các giáo phường.
Xông đình. Lệ đặt ra, khi việc sửa chữa đình hoàn thành, làng tổ chức làm lễ, gọi là lễ xông đình, cáo yết với thành hoàng. Khi làm lễ xông đình, giáo phường sở hữu quyền giữ cửa đình đó có trách nhiệm vào hát thờ, tham gia các nghi thức tế lễ và hưởng lộc theo quy định tại văn bia khoán ước.