CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeSun Jun 22, 2008 8:52 pm

DoQuangHop
Đá bóng, game AOE

Thành viên cấp 2

DoQuangHop

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)


I
. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (THẾ KỈ X – XI)


1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

Năm 980, lợi dụng việc vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn, vua Tống sai quân xâm lược nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được bà Thái hậu họ Dương và nhiều tướng lĩnh tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Với truyền thống yêu nước sâu sắc và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng và đầy mưu trí, đánh tan các đạo quân xâm lược ngay ở vùng Đông Bắc. Một số tướng giặc chết hoặc bị bắt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Quan hệ Việt - Tống trở lại ổn định.

Năm 1005, khi Lê Hoàn mất, một số đại thần nhà Tống xin vua Tống sai quân sang đánh nước ta một lần nữa, vua Tống trả lời: “Họ Lê thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh, như vậy không đáng là bậc vương giả”.


2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

Gần 100 năm yên bình trôi qua, Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng đất nước. Cùng lúc đó, nhà Tống suy yếu lại gặp nhiều khó khăn ở trong nước cũng như ở vùng biên giới phía Bắc. Theo đề nghị của Tể tướng Vương An Thạch, vua Tống hạ lệnh chuẩn bị gấp rút cuộc xâm lược Đại Việt với mục tiêu: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.

Được tin đó, vua Lý mời các đại thần vào cung hội bàn. Thái uý Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Được sự tán đồng của mọi người và được sự ủng hộ của quân sĩ, Thái uý Lý Thường Kiệt - người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, kết hợp với lực lượng dân binh của các dân tộc miền núi, đem quân đánh lên phía bắc. Năm 1075, quân ta đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc), rồi tập trung bao vây thành Ung Châu (Nam Ninh - Quảng Tây), đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và rút về. Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta. Bằng trận quyết chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt (sông Cầu - Bắc Ninh), quân ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đã đánh tan quân xâm lược. Bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tạm dịch là:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
(theo Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, H., 1971)
Mãi mãi vang vọng non sông.


II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)

Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285 và 1288). Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước, cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Cùng với hai hội nghị lịch sử - Bình Than và Diên Hồng, vang lên lời hịch của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo Thơ văn Lý - Trần)


Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giày xéo, bộ tổng chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của dân tộc.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Tạm dịch:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thủa vững âu vàng.

Cùng trong khoảng thời gian này, năm 1282, quân Mông – Nguyên đã đánh vào Cham-pa. Dưới sự chỉ đạo của vua Cham-pa và Thái tử Ha-ri-gít, quân và dân Cham-pa đã rút khỏi kinh đô Vi-giay-a, rồi sau đó phản công chiến đấu quyết liệt, buộc giặc phải tách một bộ phận rút lên mạn bắc, để rồi theo lệnh trên đánh lên Đại Việt.


III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC ĐẦU THẾ KỈ XV VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe doạ xâm lược của nhà Minh. Đầu thế kỉ XV, do không đoàn kết được nhân dân, nhà Hồ chịu thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh. Năm 1407, Đại Việt lại rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở miền xuôi cũng như miền ngược, nhưng đều bị đàn áp. Xuất phát từ niềm tự hào:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)

Năm 1418, một cuộc khởi nghĩa lớn đã dấy lên ở đất Lam Sơn (Thanh Hoá), do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

Với tinh thần “quyết không đội trời chung cùng quân giặc”, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, sẵn sàng chịu hi sinh gian khổ để rồi vượt qua được giai đoạn khó khăn, chủ động đánh vào Nam, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, và sau đó, làm chủ Thanh Hoá. Tháng 9 – 1426, nghĩa quân mở cuộc tấn công đại quy mô ra Bắc. Với tư tưởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo”, nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động. Không còn cách nào khác, quân giặc phải sai người về nước xin cứu viện. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chủ động, sáng tạo đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tành 10 vạn viên binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng và phải rút về nước.

Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù.

… Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
(Bình Ngô đại cáo)
Chữ ký của DoQuangHop





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeThu Jul 02, 2009 4:20 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

nhoclilom93

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 02/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
Cho hỏi xem có thể lập giúp mình bảng thống kê các anh hùng dân tộc từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 18 hok?
Mẫu nè:
Cột 1: số thứ tự
Cột 2: Họ tên vị anh hùng dân tộc
Cột 3: triều đại(họ sống hoặc lập nên)
Cột 4: chiến thắng
Chữ ký của nhoclilom93





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeThu Jul 02, 2009 4:24 pm

kidlovebiology
*Nguyệt trầm chi dạ tam canh,

Thành viên cấp 2

kidlovebiology

Thành viên cấp 2

http://Zorpia.com/kidlovebiology
Họ & tên Họ & tên : Natalie
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 56
Đến từ Đến từ : tp.Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : *Nguyệt trầm chi dạ tam canh,
Điểm thành tích Điểm thành tích : 95
Được cám ơn Được cám ơn : 15

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
Nhóc kia mún nhờ là fai đưa đi nhậu đóa.Để kid giúp cho bữa sau hem.
Chữ ký của kidlovebiology





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeSun Jul 12, 2009 1:43 pm

kidlovebiology
*Nguyệt trầm chi dạ tam canh,

Thành viên cấp 2

kidlovebiology

Thành viên cấp 2

http://Zorpia.com/kidlovebiology
Họ & tên Họ & tên : Natalie
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 56
Đến từ Đến từ : tp.Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : *Nguyệt trầm chi dạ tam canh,
Điểm thành tích Điểm thành tích : 95
Được cám ơn Được cám ơn : 15

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
ban nhocliom93 ji oi.minh có kết quả cho câu hỏi của bạn ùi đó chuẩn bị đị nhậu ghen.eheheheheheh
Chữ ký của kidlovebiology





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeTue Jul 19, 2011 8:25 pm

DoQuangHop
Đá bóng, game AOE

Thành viên cấp 2

DoQuangHop

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
Chào mọi người, lâu lắm mới tham gia vào diễn đàn. Thật ra mình cũng rất thích học sử nhg đa theo học kA và học ngành Cn nên ko có thời gian tham gia vs mọi người đc.hi
Chữ ký của DoQuangHop





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeSun Jul 24, 2011 7:54 am

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
Cho mình hỏi:
1. các chiến thắng bạn kể trên thể hiện điều gì? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong các chiến thắng?
2. Ý nghĩa của các chiến thắng đó? (Ý nghĩa chung)
3. Chúng ta học được gì từ các chiến thắng đó?
Mong bạn sớm trả lời để bài viết ý nghĩa hơn.
Chữ ký của doducdung.hnue





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeSun Jul 24, 2011 10:11 am

hihihehe

ĐIỀU HÀNH VIÊN

hihihehe

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên Điều hành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 03/07/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 12
Điểm thành tích Điểm thành tích : 14
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
thank vì bài viết
Chữ ký của hihihehe





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitimeSun Jul 24, 2011 10:24 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) 36 Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) 6 Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) 40Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG CỦA LÊ HOÀN

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.
Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họa ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG THỜI NHÀ LÝ (1077)

Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1077, với cương vị Phụ quốc Thái uý nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN – MÔNG
Kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất (1258):
Năm Đinh Tỵ (1257) Hốt Tất Liệt sai một đạo quân do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh lấy nước Đại Lý (Vân Nam) và sai sứ sang ta dụ hàng. Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ Mông Cổ và hạ lệnh cho các quan ngoài biên ải đề phòng cẩn mật. Ba lần sứ sang Đại Việt đều không thấy về, ngày 12-12-1257, Hốt Tất Liệt sai danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn dân ta đã dũng cảm chống một kẻ thù đế quốc Nguyên – Mông hung hãn và mạnh nhất thời đại bấy giờ khi đế quốc Nguyên – Mông đã chiếm đóng hầu khắp châu Âu đến tận Ba Tư và gần hết Trung Quốc.
Thế giặc mạnh, để bảo toàn lực lượng, ta phải bỏ kinh đô Thăng Long lui quân về giữ Mạn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên. Vua Trần Thái Tông đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực kẻ thù. Đợi cho kẻ thù bị quẫn bách về lương thực, khốn khổ vì không hợp thủy thổ, quân ta tổ chức phản công địch ở Đông Bộ Đầu thắng lợi, quân Nguyên phải rút chạy về nước. Với chiến thắng này đất nước ta sạch bóng quân thù, giữ vững được nền độc lập.

CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN – MÔNG
Tháng 12-1284, Vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân xâm lược nước ta, có thêm 10 vạn quân của Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An, kẹp ta vào thế bị đánh cả hai đầu.
Giúp việc Thoát Hoan có Tả tướng Lý Hằng, Hữu tướng Lý Quán làm Tham tán nhung vụ và bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, Đường Ngột Dải, Phàn Tiếp v.v…
Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
Các vua Trần đã tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8-1284, Hưng Đạo Vương tổ chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.
Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiến dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng “đánh”. Quân và dân ta khắc vào tay hai chữ “Sát thát” (giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, để đánh thắng thế mạnh của quân địch ban đầu, ta tổ chức đánh cầm cự và bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía.
Với chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp… chỉ trong vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy, Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phai chui vào ống đồng cho người khiêng chạy về nước mới thoát chết.
Ngày 6-6-1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, mở hội thắng trận.
Trong chiến thắng quét sạch quân Nguyên – Mông lần này ra khỏi bờ cõi, có công lao to lớn của hai anh em tù trưởng dân tộc ít người miền núi Vĩnh Phúc, Phú Thọ là Hà Đặc và Hà Chương đã dùng mưu trí, tổ chức dân binh địa phương, phối hợp với quân triều đình, đánh quân Nguyên – Mông ở sau lưng địch, làm cho chúng mất ăn mất ngủ.
Hà Đặc đã anh dũng hy sinh ở A Lạp khi đánh quân giặc đang bắc cầu phao ở đó. Chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285) thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm của toàn thể cộng đồng các dân tộc Đại Việt thời bấy giờ.

CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN – MÔNG
Kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba (1288):
Sau hai lần xâm lược nước ta bị thất bại nhục nhã, Hốt Tất Liệt vô cùng căm giận, đã huy động trên 30 vạn quân sang xâm lược nước ta một lần nữa.
Mùa đông năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Trấn Nam Vương Thoát Hoan ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta.
Dưới sự chỉ huy tài giỏi tuyệt vời của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn dân ta lại dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch.
Ngày 24-11-1287, Hưng Đức Hầu Quán đã cho quân mai phục dùng tên thuốc độc bắn giết được nhiều giặc ở cửa Linh Kinh – Vũ Cao.
Ngày 28-11-1287, Phán Thủ Thượng vị Nhân Đức Hầu Toán đánh lui địch ở eo biển Đa Mỗ (Móng Cái, Quảng Ninh).
Ngày 28 tháng chạp năm 1287, quân ta phục kích bắn chết Sảnh đô sự hầu Sư Đạt của giặc tại ải Nội Bàng.
Ngày 8-1-1288, quân ta đánh bắt được 300 thuyền giặc tại cửa biển Đại Bàng, giặc bị giết và chết đuối rất nhiều.
Tại trận Vân Đồn, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem quân ra đón thuyền lương của Trương Văn Hổ gặp quân của Trần Khánh Dư. Hai bên giao chiến, Trần Khánh Dư bị thất bại. Vua Trần cho Trung sứ bắt về trị tội. Trần Khánh Dư xin ở lại lập công chuộc tội.
Khánh Dư trở lại, chờ đón Ô Mã Nhi đi qua, đem quân tiến công vào đoàn thuyền chở lương thực, cướp được nhiều lương thực và vũ khí còn lại cho đánh chìm xuống biển. Trương Văn Hổ phải lẻn xuống chiếc thuyền nhỏ trốn về nước. (11-1-1288).
Ngày 8-3-1288, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng không gặp.
Trên khúc sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương trước đó đã sai Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc lim đầu bịt sắt xuống khắp lòng sông (khu vực Đò Rừng thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).
Ngày 8-3 năm Mậu Tý (1288), quân ta nhử địch đuổi theo khi nước thủy triều lên, đến lúc thủy triều xuống thì thuyền sa vào trận địa cọc, quân ta đánh quật lại, Hưng Đạo Đại Vương dẫn quân ta tấn công mãnh liệt ở mọi phía, quân giặc chết như rạ, máu loang đỏ cả khúc sông Bạch Đằng. Quân ta bắt sống Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Phàn Tiếp và hơn 400 thuyền giặc. Thoát Hoan khiếp đảm, từ Vạn Kiếp theo đường bộ chạy trốn về nước.
Thế là chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba của quân dân Đại Việt giành được thắng lợi hoàn toàn.
Vua Trần Nhân Tông đã cho đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Ô Mã Nhi, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền và các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.
Khi Vua cử lễ bái yết, có bài thơ rằng:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Dịch: (Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng).
Trong lễ mừng công khen thưởng chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba, Nhà Vua đã cho Tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Quy Hóa. Hà Tất Năng làm quan phục hầu vì đã có công chỉ huy người dân tộc thiểu số đánh giặc, một lần nữa thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc Đại Việt dưới triều Trần.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC DƯỚI TRIỀU HỒ

Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400-1407)
Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).

LÊ LỢI VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Tóm tắt về Lê Lợi:
Lê Lợi sinh 10-9-1385, là con trai thứ ba của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.
Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.
Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, v.v… chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.
Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh rẳt, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Sau Hội thề Đông Quan, ngày 29-12-1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3-1-1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.
Ngày 15-4 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại địa Kính Thiên, xưng là “Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh vũ đại Vương” đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố Bình Ngô đại cáo, đây chính là “Tuyên ngôn độc lập” lần thứ hai của Tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:
“… Việc nhân nghĩa cót ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác…”
Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: “Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học… cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp…”
Lê Thái Tổ mất ngày 22-8 năm Quý Sửu (1433) hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Sơn, Thanh Hóa, trị vì được 5 năm.
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Quân Minh chiếm được nước ta, chúng chia thành quận huyện đẻ cai trị, chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, làm cho nhân dân ta vô cùng cực khổ.
Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người; Trần Nguyên Hãn (cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán) và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài suốt 10 năm. Có lúc nghĩa quân bị bao vây, quân tướng chỉ còn mấy trăm người, không có gì ăn phải đào củ chuối và giết ngựa cho quân sĩ ăn. Lê Lai đã cải trang giống Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Cuộc kháng chiến trường kỳ đó ban đầu là một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật du kích để tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân mạnh dần lên, đã dùng kế sách “vây thành diệt viện” kết hợp thuyết phục giặc đầu hàng. Quân ta bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân sang cứu viện, nghĩa quân đã tổ chức phục ở binh ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Tướng Trần Lựu đã chém đầu tướng Liễu Thăng. Quân ta đưa ấn tín cờ tiết của Liễu Thăng vào thành Đông Quan cho giặc Minh biết, tướng giặc Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng.
Ngày 16-12-1427, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho tướng Minh Vương Thông đến “Hội thề Đông Quan”, chúng nguyện xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa.
Lê Lợi - Nguyễn Trãi lấy đức hiếu sinh, cấp lương thực cho 10 vạn quân Minh được an toàn rút quân về nước.
Ngày 3-1-1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại Nhà Lê.
Chữ ký của Khánh Trang





Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV) I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta (thế kỉ X- đầu XV)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ giữa TK X đến cuối TK XIV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất