Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
1/ Bối cảnh lịch sử. - Bước vào thập niên 70, tình hình thế giới có nhiều biến động báo hiệu cuộc khủng hoảng chung mang tính toàn cầu (không trừ một quốc gia nào), mở đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đặt ra cho nhân loại những vấn đề bức thiêt cần phải giải quyết (bùng nỗ dân số, hiểm hoạ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,...). - Để thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội những biến động này đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành những cải cách điều chỉnh về cơ cấu, kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp với tình hình mới. - Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức vươn lên của các quốc gia. Nhưng những người lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô lại không thức đó chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN không chịu tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn xã hội CNXH, không chịu tác động của cuộc khủng hoảng toàn thế giới, chậm sửa đổi chậm thích ứng và đã bỏ lỡ thời cơ này. - Sau cuộc khủng hoảng thế giới (1973) các nước Tư bản tiến hành nhiều cải cách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc CM Khoa học kĩ thuật lần hai trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu. - Trong tình hình mới, mô hình và cơ chế của CNXH của Liên Xô vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật (phát triển kinh tế theo chiều dọc, hiệu quả thấp và thiếu sức sống, phủ nhận quy luật khách quan về kinh tế) đã cản trở phát triển mọi mặt của xã hội. - Sự bất mãn trong nhân dân ngày càng tăng trước những hiện tượng thiếu dân chủ chưa công bằng vi phạm pháp chế XHCN, tệ nạn quan liêu, độc đoán,... trong bộ máy nhà nước làm cho đất nước lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng toàn diện.
2/ Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985-1991)
a/ Nội dung Năm 1985, Goóc-ba-chốp thực hiện công cuộc cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khỏi khủng hoảng.
+/ Về chính trị, xã hội: thiết lập chế độ tổng thống tập trung mọi quyền về tay tổng thống, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, hạ thấp vai trò của Đảng cộng sản.thực hiện dân chủ và công khai vô nguyên tắc.
+/ Về kinh tế: chuyển sang nền kinh tế thị trường nên quan hệ quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ trong khi quan hệ sản xuất mới chưa hình thành.
+/ Cải tổ thất bại: kinh tế suy sụp dẫn đến khủng hoảng chính trị xã hội, xung đột dân tộc nội bộ Đảng Cộng Sản Liên Xô chia rẽ, các thế lực chống CNXH phát triển mạnh mẽ. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ vượt khỏi mục tiêu CNXH.
b/ Hậu quả - Công cuộc cải tổ ngày càng bế tắc, kinh tế sụp đổ dẫn đến khủng hoảng về chính trị, xã hội, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc. Sự bất đồng trong nội bộ Đảng Cộng Sản Liên Xô ngày càng phát triển. Các thế lực chống CNXH tích cực hoạt động. - 19/8/1991, một số nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ Xô-Viết tổ chức đảo chính Goóc-ba-chốp nhưng bất thành. Sau cuộc đảo chính bất thành (1988-1991), Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (9/1991) các nước Cộng hoà tuyên bố độc lập (chính quyền Xô-Viết bị giải thể). - 21/12/1991, 11 nước Cộng hoà thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG). 25/12/1991,chính phủ Liên bang bị giải thể, cờ búa liềm trên nóc điện Kremlim bị hạ xuống. - CNXH ở Liên Xô sụp đổ là tổn thất lớn nhất cuả hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giới. Nhưng đây là sự sụp đổ cuả một mô hình CNXH khuyết tật chứ không phải là sự sụp đổ cuả lý tưởng XHCN. Sự khủng hoảng và sụp đổ đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho CNXH.
- Mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng chứa đựng nhiều khuyết tật và thiếu sót (chủ quan, duy ý chí, chưa dân chủ, chưa công bằng…)
- Chậm thay đổi, sửa chữa trước những biến động của tình hình thế giới và khi sửa chữa , thay đổi lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước (cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc “cách mạng nhung”). :lol!: