CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng

Go down 
Tác giảThông điệp
lovelychip1590
Thành viên mới gia nhập
Thành viên mới gia nhập
lovelychip1590


Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 7
Điểm thành tích Điểm thành tích : 8
Được cám ơn Được cám ơn : -4

Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng Empty
25072010
Bài gửiThù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng

diem chuan khoi a nam 2010 | diem chuan khoi b nam 2010 | diem chuan khoi c nam 2010 | diem chuan khoi d nam 2010 | diem chuan dh 2010

Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng Vtc_204419_chamthi

Mặc dù nhiều GV chấm thi sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng xung quanh việc chấm, nhưng đều không muốn nêu đích danh vì "đây là vấn đề rất nhạy cảm" và dễ gây phiền toái.

Tiền ít nhưng căng thẳng, trách nhiệm cao

Một GV chấm môn xã hội cho biết: "Nói thật là nhiệm vụ phải chấm thì chúng tôi chấm, vừa căng thẳng, trách nhiệm cao, vừa mất nghỉ hè. Nếu chỉ tính lợi ích kinh tế, không ai muốn làm việc này."

GV này cho hay, chấm thi cho sinh viên ở bậc ĐH được trả khoảng 3.000 đồng/bài, nếu chấm tuyển sinh ĐH, số tiền ít nhất phải gấp đôi vì mệt mỏi và căng thẳng hơn.

GV chấm các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử được coi mất sức hơn khi chấm những bài viết rất dài, có em viết tới 5 tờ giấy thi, phổ biến là 2 đến 3 tờ. Nhiều em viết chữ xấu rất khó đọc, nếu không đọc kỹ thì thiệt cho các em, bởi mất nửa điểm hay một phần tư điểm là có thể ảnh hướng rất lớn đến cuộc đời của HS đó. Nếu đọc kỹ thì mệt mình, trong khi đó tiền công chấm mỗi bài chẳng đáng là bao.

Một Trưởng môn chấm thi cho biết: Lúc nhận bài chấm, thực ra các GV cũng không biết cụ thể tiền công là bao nhiêu. Năm nay, được thông báo là được trả tiền cũng như năm ngoái. Nếu thế, số tiền họ nhận được nghe con số thì cao (khoảng vài triệu), nhưng so với công sức bỏ ra, số tiền ấy quả là nhỏ nhoi.

Ông cho biết ở trường mình, mỗi tiểu ban khi nhận số lượng bài thi thường nhận "một cục" tiền (tính bằng tổng số bài nhân với số tiền chấm mỗi bài), số tiền này bị cắt lại 10% thuế thu nhập. Số còn lại cũng bị cắt một phần cho Phòng đào tạo (vì họ cũng tham gia một số khâu của chấm thi như nhập điểm vào máy tính, kiểm tra lại điểm lần cuối). Năm nay, ông nghe nói số tiền chấm mỗi bài như năm ngoái, tức là khoảng 8.000 đến 10.000 đồng.

Tuy nhiên, mỗi bài thi lại do hai GV chấm, thêm vào đó bộ phận thư ký cũng chấm kiểm tra lại với những bài nào GV chấm quá chênh nhau hoặc điểm cao. Như vậy, tính ra, mỗi bài thi, GV chỉ được trả khoảng 4000 đồng.

Thí sinh có lo thiệt lây?

Băn khoăn của người ngoài cuộc là khi GV cũng không hài lòng về mức trả công chấm thi, liệu họ có đủ sức và tâm huyết để chấm thật kỹ càng?

Một Trưởng môn chấm thi tiết lộ: Để tránh tình trạng có những GV có thể chấm nhanh, chấm ẩu để lấy số lượng, ông đã đề ra biện pháp trả tiền chấm theo ngày công. Như vậy, GV chấm nhanh hay chấm chậm đều được trả tiền như nhau. Chất lượng chấm được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào cách chỉ đạo của từng trường.

Mỗi GV môn xã hội giỏi, có kinh nghiệm chấm tối đa được 60 bài/ngày. GV chấm môn tự nhiên có thể chấm 100 bài/ngày. Mỗi đợt chấm thi có thể kéo dài liên tục trong nửa tháng. Một Phó hiệu trưởng cho biết: Chấm thi và coi thi là nhiệm vụ của GV, chỉ nên gọi tiền trả công chấm thi cho GV là tiền hỗ trợ chấm thi.

Cho dù gọi bằng tên gì thì bản chất vẫn phải là trả công xứng đáng cho một loại hình công việc nặng nhọc mang tính đặc thù.

Một GV chấm thi kết luận: Nếu đây không phải là nhiệm vụ thì không ai muốn làm vì tiền ít, trách nhiệm nặng nề lại mất hè!
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng :: Comments

diem chuan khoi a nam 2010 | diem chuan khoi b nam 2010 | diem chuan khoi c nam 2010 | diem chuan khoi d nam 2010 | diem chuan dh 2010

Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng Vtc_204419_chamthi

Mặc dù nhiều GV chấm thi sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng xung quanh việc chấm, nhưng đều không muốn nêu đích danh vì "đây là vấn đề rất nhạy cảm" và dễ gây phiền toái.

Tiền ít nhưng căng thẳng, trách nhiệm cao

Một GV chấm môn xã hội cho biết: "Nói thật là nhiệm vụ phải chấm thì chúng tôi chấm, vừa căng thẳng, trách nhiệm cao, vừa mất nghỉ hè. Nếu chỉ tính lợi ích kinh tế, không ai muốn làm việc này."

GV này cho hay, chấm thi cho sinh viên ở bậc ĐH được trả khoảng 3.000 đồng/bài, nếu chấm tuyển sinh ĐH, số tiền ít nhất phải gấp đôi vì mệt mỏi và căng thẳng hơn.

GV chấm các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử được coi mất sức hơn khi chấm những bài viết rất dài, có em viết tới 5 tờ giấy thi, phổ biến là 2 đến 3 tờ. Nhiều em viết chữ xấu rất khó đọc, nếu không đọc kỹ thì thiệt cho các em, bởi mất nửa điểm hay một phần tư điểm là có thể ảnh hướng rất lớn đến cuộc đời của HS đó. Nếu đọc kỹ thì mệt mình, trong khi đó tiền công chấm mỗi bài chẳng đáng là bao.

Một Trưởng môn chấm thi cho biết: Lúc nhận bài chấm, thực ra các GV cũng không biết cụ thể tiền công là bao nhiêu. Năm nay, được thông báo là được trả tiền cũng như năm ngoái. Nếu thế, số tiền họ nhận được nghe con số thì cao (khoảng vài triệu), nhưng so với công sức bỏ ra, số tiền ấy quả là nhỏ nhoi.

Ông cho biết ở trường mình, mỗi tiểu ban khi nhận số lượng bài thi thường nhận "một cục" tiền (tính bằng tổng số bài nhân với số tiền chấm mỗi bài), số tiền này bị cắt lại 10% thuế thu nhập. Số còn lại cũng bị cắt một phần cho Phòng đào tạo (vì họ cũng tham gia một số khâu của chấm thi như nhập điểm vào máy tính, kiểm tra lại điểm lần cuối). Năm nay, ông nghe nói số tiền chấm mỗi bài như năm ngoái, tức là khoảng 8.000 đến 10.000 đồng.

Tuy nhiên, mỗi bài thi lại do hai GV chấm, thêm vào đó bộ phận thư ký cũng chấm kiểm tra lại với những bài nào GV chấm quá chênh nhau hoặc điểm cao. Như vậy, tính ra, mỗi bài thi, GV chỉ được trả khoảng 4000 đồng.

Thí sinh có lo thiệt lây?

Băn khoăn của người ngoài cuộc là khi GV cũng không hài lòng về mức trả công chấm thi, liệu họ có đủ sức và tâm huyết để chấm thật kỹ càng?

Một Trưởng môn chấm thi tiết lộ: Để tránh tình trạng có những GV có thể chấm nhanh, chấm ẩu để lấy số lượng, ông đã đề ra biện pháp trả tiền chấm theo ngày công. Như vậy, GV chấm nhanh hay chấm chậm đều được trả tiền như nhau. Chất lượng chấm được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào cách chỉ đạo của từng trường.

Mỗi GV môn xã hội giỏi, có kinh nghiệm chấm tối đa được 60 bài/ngày. GV chấm môn tự nhiên có thể chấm 100 bài/ngày. Mỗi đợt chấm thi có thể kéo dài liên tục trong nửa tháng. Một Phó hiệu trưởng cho biết: Chấm thi và coi thi là nhiệm vụ của GV, chỉ nên gọi tiền trả công chấm thi cho GV là tiền hỗ trợ chấm thi.

Cho dù gọi bằng tên gì thì bản chất vẫn phải là trả công xứng đáng cho một loại hình công việc nặng nhọc mang tính đặc thù.

Một GV chấm thi kết luận: Nếu đây không phải là nhiệm vụ thì không ai muốn làm vì tiền ít, trách nhiệm nặng nề lại mất hè!
 

Thù lao chấm một bài thi đại học chỉ vài ngàn đồng

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Góc trò chuyện-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất