CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Mỹ quay trở lại Đông Nam Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mỹ quay trở lại Đông Nam Á I_icon_minitimeSun Dec 13, 2009 8:36 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mỹ quay trở lại Đông Nam Á 36 Mỹ quay trở lại Đông Nam Á 40 Mỹ quay trở lại Đông Nam Á 43 Mỹ quay trở lại Đông Nam Á 102
Mỹ quay trở lại Đông Nam Á 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Mỹ quay trở lại Đông Nam Á

 
--------------------------------------------------------------------------------

Tổng thống Obama với biểu tượng ASEAN.
Ông Barack Obama hồi cuối tuần qua đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên có cuộc gặp gỡ với tất cả 10 nhà lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc Mỹ đột ngột quay hướng tập trung vào Châu Á một phần dựa trên niềm tin cho rằng họ đã vô tình lãng quên khu vực này, tạo điều kiện cho Trung Quốc giành vị thế vượt trội ở đây và vì thế đã đến lúc Mỹ cần phải quay trở lại.

Khi chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama kết thúc tuần này thì thông điệp mà ông mang theo đã hiện lên rõ ràng hơn. Đó là, Mỹ đang trở lại khu vực. Ở Đông Nam Á, thông điệp đó được hiểu là cam kết gắn kết mới của Mỹ không chỉ là nhằm để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực mà còn nhằm tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn với từng quốc gia thành viên ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cuộc xâm nhập Đông Nam Á thành công của Trung Quốc

Có nhiều lý do để Mỹ chú trọng hơn vào ASEAN trong đó có việc Tổng thống Obama đã từng sống một thời thơ ấu ở Indonesia và chính sách đối ngoại của ông này hướng nhiều về Châu Á. Nhà lãnh đạo nước Mỹ tự tuyên bố mình là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ. Chỉ riêng câu nói này thôi đã đủ thấy nước Mỹ hiện nay coi trọng Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng như thế nào. Tuy nhiên, việc Mỹ đột ngột quay trở lại “ve vãn” Đông Nam Á phần lớn dựa trên niềm tin cho rằng họ đã vô tình lãng quên khu vực này, khiến vị thế của họ trong khu vực bị sụt giảm đi rất nhiều so với Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98 và trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Điều đó là nhờ Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối ngoại vào cuối những năm 1990, từ phương pháp tiếp cận đối đầu chuyển sang cách tiếp cận bằng “quyền lực mềm”. Theo đó, Bắc Kinh kết hợp giữa việc củng cố các quan hệ ngoại giao với việc đầu tư mạnh vào các dự án phát triển cơ sở kinh tế và hạ tầng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

“Quyền lực mềm” được Trung Quốc thực thi ở các nước ASEAN thông qua các dự án đào tạo cho các quan chức chính phủ, mời tham dự các cuộc họp, các hội chợ triển lãm và trao học bổng cho các sinh viên khu vực đến Trung Quốc học tập. Các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, các đập thuỷ điện, các dự án uy tín như sân vận động cho Sea Games 2009 vào tháng tới ở Vientiane, Lào và toà nhà của Hội đồng Bộ trưởng ở Campuchia là những ví dụ lớn về cách tiếp cận bằng quyền lực mềm của Trung Quốc đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là một nguồn cho vay ưu đãi, nguồn viện trợ và giúp đỡ về các dự án phát triển, kỹ thuật cũng như đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của ASEAN. Đáng chú ý là trong các hoạt động viện trợ, giúp đỡ, Bắc Kinh thường áp dụng chính sách không đưa ra điều kiện hoặc không ràng buộc kèm theo. Điều này hoàn toàn đối lập với phương pháp tiếp cận của Mỹ và phương Tây. Mỹ và phương Tây luôn đưa ra những điều kiện như cải thiện nhân quyền, cải thiện sự tự do chính trị… để đổi lấy sự giúp đỡ từ họ. Đó là lý do khiến Trung Quốc trở thành một đối tác hấp dẫn hơn Mỹ và phương Tây đối với các nước ASEAN.

Năm ngoái, về mặt kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN - một vị trí mà Mỹ đã dễ dàng giữ được trong suốt nhiều thập kỷ qua. Từ năm 1993, thương mại của Trung Quốc với khu vực đã tăng gần 20 lần lên tới 179 tỉ USD năm 2008. Tỉ trọng thương mại của Trung Quốc trong tổng thương mại của ASEAN tăng từ 2% đến 10,5% trong năm ngoái. Hồi tháng 8, Trung Quốc và ASEAN đã ký một hiệp định thương mại tự do và hiệp định này chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Ngược lại, bất chấp thương mại hai chiều Mỹ-ASEN tăng gấp 3 lần lên 201 tỉ USD nhưng tỉ trọng thương mại của Mỹ trong tổng giao dịch thương mại của ASEAN đã giảm từ 17% xuống còn 12% trong năm ngoái. Sự xâm nhập của Trung Quốc vào ASEAN được thực hiện đúng thời điểm Mỹ đang lãng quên khu vực và tập trung sự chú ý vào Iran, Afghanistan hay nói rộng hơn ra là “cuộc chiến chống khủng bố".

Và sự quay trở lại của Mỹ

Ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á bị cú giáng đầu tiên bởi phản ứng cơ hội và đầy ngạo mạn của nước này trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-98. Lúc đó, Mỹ đã ra sức cổ vũ cho tính ưu việt vượt trội của hệ thống quản lý phương Tây và cho rằng việc mở cửa thị trường hơn nữa là giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảng lúc đó.

Mỹ còn khiến Đông Nam Á cảm thấy bị bỏ quên sau khi Washington mải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố thời hậu 11/9/2001 và đặc biệt là sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice hai lần bỏ không tham gia các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN khi bà còn tại chức. Chưa hết, chuyến thăm nhanh chóng như “gió lốc” của Tổng thống Bush đến Indonesia đã bị nhiều nước ASEAN coi là hành động coi thường khu vực. Với việc ảnh hưởng của Mỹ ngày càng suy yếu, Trung Quốc đã từng bước vững chắc tiến vào khu vực.

Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã làm nhiều quan chức Mỹ lo ngại rằng ảnh hưởng lâu dài của họ ở khu vực có thể bị che mờ. Đây là lý do khiến chính quyền của Tổng thống Obama bắt đầu có một số động thái thay đổi, đầu tiên bằng việc bổ nhiệm một Đại sứ tại ASEAN. Và chính quyền của Tổng thống Obama tiếp tục các nỗ lực khác nhằm giành lại ảnh hưởng trong khu vực. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua việc Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đến thăm trụ sở của ASEAN ở thủ đô Jakarta, Indonesia, trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới của bà.

Tiếp theo đó, bà Hillary đã đến tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN ở Phuket, Thái Lan hồi tháng 7 và ký Hiệp ước Hợp tác Thân thiện ASEAN - một thoả thuận mà Trung Quốc đã ký với ASEAN từ năm 2003. Trong diễn đàn đó, bà Hillary đã tuyên bố “Mỹ đang trở lại khu vực".

Hai chuyến thăm của bà Hillary đến khu vực đã mở đường cho cuộc họp các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức ở Singapore hồi cuối tuần. Mặc dù hai bên không đạt được bất kỳ thoả thuận hoặc bước đột phá lớn nào trong cuộc họp trên nhưng về mặt biểu tượng, nó đã làm tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và gửi đi thông điệp rằng Mỹ vẫn muốn duy trì sự hiện diện chính trị và kinh tế lớn ở Đông Nam Á.

Mỹ cũng có ý định gửi đi thông điệp rằng nước này sẽ cạnh tranh để giành lại ảnh hưởng ở khu vực với Trung Quốc. Trong bài phát biểu ở thủ đô Tokyo hôm 14/11, Tổng thống Obama đã nói: “Trong một thế giới ràng buộc lẫn nhau, việc tranh giành quyền lực không phải là cuộc chơi một mất một còn. Vì thế, các quốc gia không cần phải lo sợ về sự thành công của nước khác."

Các nhà phân tích vẫn còn tranh cãi về mục đích tối cao của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Một số cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách thống trị khu vực nhằm bảo đảm rằng những nước láng giềng của họ không rơi vào vòng ảnh hưởng của nước khác.

Việc Mỹ quay trở lại quan tâm đến Đông Nam Á được cho là sẽ được đón chào bởi hầu hết các nước thành viên ASEAN như là một đối trọng hữu ích đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã trở thành một lực lượng kinh tế ngày càng hùng mạnh trong khu vực thì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của các nước ASEAN vẫn dựa vào thị trường Mỹ để tăng trưởng. Và Mỹ vẫn đóng vai trò hàng đầu về quân sự ở nhiều nước trong khu vực, trong đó có nguồn cung cấp vũ khí và đào tạo chống khủng bố ở Indonesia và Philippines.

Việc Mỹ sẽ tăng cường ảnh hưởng ở khu vực như thế nào và Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sẽ phần nào đó quyết định sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng.



Kiệt Linh - (tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
Chữ ký của fudo85




 

Mỹ quay trở lại Đông Nam Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Thế giới ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất