CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. I_icon_minitimeTue Jun 17, 2008 11:17 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Laodong1 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. DHVgioi 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Medal124 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. 36700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. 40700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. 102700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: 700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân.

 
700 NĂM THUẬN HOÁ TƯỞNG NHỚ CÔNG LAO CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN



Cách đây đúng 700 năm, vào mùa hạ năm 1306 đã xẩy ra một sự kiện gây sự tranh cãi trong cung đình và sự xôn xao trong dư luận xã hội. Đó là quyết định của thượng hoàng Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa Chế Mân. Quốc sử ghi: "Trước đây Thượng hoàng đi chơi các địa phương sang nước Chiêm Thành, đã trót hứa gả con gái cho. Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô làm lời thơ bằng quốc ngữ để chê cười" (Đại Việt sử ký toàn thư). Sử thần Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV cũng bình luận theo hướng chê trách: "Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh [từ chối lời hứa của thượng hoàng] thì có khó gì mà lại đem [công chúa] gả cho người xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹn trước" (Lời bàn trong Đại Việt sử ký toàn thư). Câu chuyện này cũng đã đi vào ca dao dân gian và cho đến gần đây vẫn có không ít người chưa hiểu đúng tư tưởng và chủ trương sâu xa của Trần Nhân Tông, cụ thể như phố Huyền Trân công chúa ở Hà Nội đã bị xoá bỏ và thay bằng tên Bùi Thị Xuân.


700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Images117513_HUE

Bức tranh Huyền Trân Công chúa vu quy


Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của triều Trần, tên là Trần Khâm, được vua Trần Thánh Tông nhường ngôi năm 1278. Nhà vua ở ngôi cho đến năm 1293, nhường ngôi cho hoàng thái tử Trần Thuyến tức vua Trần Anh Tông và theo chế độ nhà Trần, làm thái thượng hoàng. Trong thời gian 16 giữ ngôi vua (1278-1293), vua Trần Nhân Tông cùng thượng hoàng Trần Thánh Tông là hai vị vua anh hùng, có công lớn trong sứ mạng tổ chức và lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt chống Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288. Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất, là vị anh hùng dân tộc giữ vai trò thống soái, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh, nhưng chúng ta không quên được vai trò của triều đình cùng người đứng đầu là vua và thượng hoàng, và cũng chính vua Thánh Tông, năm 1283 đã "tiến phong Hưng Đạo vương Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế thống lĩnh thiên hạ chư quân sự" (Đại Việt sử ký toàn thư). Vua và thương hoàng cùng triều đình không những tạo nên sức mạnh "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức" như sau này Trần Quốc Tuấn đã đúc kết thành nguyên nhân thắng lợi chủ yếu, mà trong một số trường hợp cần thiết còn trực tiếp cầm quân đánh giặc như trận Trường Yên, Tây Kết trong kháng chiến năm 1285 và tự đem đại quân tiếp ứng cho trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288.

Trong kháng chiến chống Mông-Nguyên, một kế sách rất nguy hiểm của nhà Nguyên là năm 1282 mở cuộc chinh phạt Champa để xâm chiếm Champa, vừa tạo lập một bàn đạp mở cuộc tấn công từ phía nam lên phối hợp với ba hướng tấn công chủ yếu từ phía bắc xuống, tạo thành bốn gọng kìm bao vây, đánh bại nước Đại Việt. Đồng thời nhà Nguyên nhằm bắt nhà Trần phải cho mượn đường và cung cấp lương thực cho quân Nguyên còn bắt nhà Trần phải cho mượn đường và cung cấp lương thực cho quân Nguyên nhằm gây mầm chia rẻ và xung đột giữ hai nước. Nhà Trần đã phá tan mưu mô đó bằng cách không những không chấp nhận các yêu sách của nhà Nguyên mà còn phái quân đội vào nam giúp Champa, theo Nguyên sử là 2 vạn quân và 500 chiến thuyền, cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. Quân Nguyên do tướng đánh kinh đô Vijaya (thành Chà Bàn, Bình Định) của Champa. Dưới sự lãnh đạo của vua Indravarman V và Hoàng tử Sri Harijit, quân dân Champa rút lên miền núi, lập căn cứ, tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi, buộc quân Nguyên phải rút khỏi kinh đô, kéo ra chiếm giữ miền Ô, Lý (Thừa Thiên Huế và nam Quảng Trị) để năm 1285 đánh ra phía nam Đại Việt nhưng lực lượng bị giảm sút nhiều. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên, tạo thuận lợi cho thắng lợi của Đại Việt trong kháng chiến chống Nguyên năm 1285. Trong lịch sử quan hệ Đại Việt-Champa, đây là biểu tượng đẹp đẽ của tinh thần đồng minh chiến đấu của hai nước và người anh hùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên của Champa là Hoàng tử Sri Harijit khi lên làm vua tức vua Jaya Sinhavarman IV (?-1307) mà sử ta chép là Chế Mân, năm 1306 trở thành vị Phò mã của vua Trần.

Cuộc hôn nhân này được vua Trần Nhân Tông chuẩn bị rất chu đáo. Nhà vua rất yêu nước thương dân và tôn sùng đạo Phật. Sau khi đất nước đã yên bình, ngôi vua đã giao cho vua Trần Anh Tông, năm 1299 nhà vua xuất gia lên núi Yên Tử (Quảng Ninh), sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Đây là một Thiền phái mang tính dân tộc, tính nhập thế và tính nhân bản cao, đã qui tụ được mọi tông phái Phật giáo lại gần như thành một giáo hội thống nhất của Phật giáo Đại Việt. Nhà vua xuất gia với pháp danh là Điều Ngự đầu đà, hay Hương Vân đại đầu đà, thường gọi là Điều Ngự giác hoàng, nhưng tâm trí vẫn không ngừng lo toan cho việc nước. Nhà vua lên Yên Tử cũng vì "Đức ngài biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự nhưng phía bắc vẫn có nước láng giềng mạnh, chưa được an tâm. Cái ý ấy không tiệ nói ra, sợ người ta dao động, nên nhằm ngọn núi Yên Tử là núi cao nhât, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai xứ Lạng, dựng ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm" (Ngô Thì Nhậm, Trúc Lâm tông chủ nguyên thanh). Cũng vì lo cho vận nước, năm 1301 nhân sứ giả của vua Champa sang cống lễ vật, nhà vua theo sứ bộ thăm đất nước láng giềng phương nam này trong 8 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8 năm Tân Sửu-1301) để củng cố mối quan hệ hoà hiếu giữa hai nước đã được nâng cao trong thời gian đồng minh chống Nguyên do chính nhà vua kiến lập. Đây là một viếng thăm ngoại giao đặc biệt, người cầm đầu bề ngoài là một đại sư nhưng thực sự vẫn là một thái thượng hoàng đầy uy tín. Chính trong cuộc viếng thăm này, nhà vua đã hứa gả công chúa cho vua Chế Mân nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ láng giềng giữ vai trò trọng yếu trong bố phòng lực lượng tự vệ và trong cuộc đấu tranh chống hoạ xâm lược phương bắc mà nhà Tống và nhà Nguyên đã ra sức lợi dụng.

Tuy nhiên cuộc hôn nhân diễn ra không đơn giản vì ngay thời bây giờ không mấy người hiểu hết suy tư, tính toán của vua Trần Nhân Tông. Năm 1305, vua Champa sai sứ bộ hơn trăm người do Chế Đồ Đài cầm đầu, đem nhiều báu vật gồm vàng bạc, hương liệu quý và của lạ làm lễ vật cầu hôn. Trong quan niệm tự coi là thiên tử, phần nhiều triều thần đều cho là không nên. Duy chỉ có Văn Túc vương Đạo Tái trong hàng quý tộc và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung trong hàng sĩ phu là hiểu ý thượng hoàng và thuyết phục mọi người. Năm 1306 vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa Chê Mân và vua Chế Mân đem hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới. Quyết sách đối ngoại của thượng hoàng Trần Nhân Tông được thực hiện, nâng cao và thắt chặt quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước
Đại Việt-Champa.

Năm 1307, nhà Trần đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hoá, sau này lập thành châu Thuận và châu Hoá, sau này lập thành phủ Thuận Hoá. Lúc đầu, một bộ phận cư dân Champa trên đất Ô, Lý như các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng không tôn thuận, nhưng nhà Trần cử một trọng thần là Tham tri chính sự Đoàn Nhữ Hài, người đã từng đi sứ Champa, về tận nơi phủ dụ, ban hành chính sách bổ dụng người Chăm làm quan, cấp ruộng đất, tha tô thuế trong 3 năm. Đất Thuận Hoá ra đời trong sự hội nhập vào sự lãnh thổ Đại Việt không phải bằng sự lấn chiếm hay xâm lược mà là sản phẩm của quan hệ đồng minh, của sự hoà hiếu và của một cuộc hôn nhân mang ý nghĩa lịch sử. Người thiết kế cuộc hôn nhân ngoại giao này là thượng hoàng Trần Nhân Tông và người vì nước mà thực thi là công chúa Huyền Trân. Vì vậy kỷ niệm 700 năm Thuận Hoá, trước hết chúng ta nên tưởng nhớ tới công lao của vị vua -anh hùng kiêm vua- Phật Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân.


Giáo sư Phan Huy Lê
(Trích trong 700 năm Thuận Hoá-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế)

Chữ ký của ChauTienLoc




 

700 năm Thuận Hoá tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất