CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) I_icon_minitimeTue Jun 17, 2008 11:15 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) Laodong1 Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) DHVgioi Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) Medal124 Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) 36Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) 40Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) 102Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh)

 

Khí tiết “oai hùng” của một vị vua



“Vua oai, tướng hùng” chỉ tài chỉ huy của người lãnh đao. Trước triều đình, vua phải oai tức uy quyền phải được tôn trọng, bầy tôi đều sợ hãi hình pháp mà phục tùng. Uy (hay oai) đi kèm theo đức độ thương yêu kẻ dưới quyền, được gọi là uy đức.

Tướng ra trận phải hùng, nghĩa là không sợ kẻ thù, không sợ chết. Người hùng là một người có sức mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác, khiến kẻ đối địch phải khiếp sợ. Hùng dũng không những có sức mạnh mà còn can đảm nữa.

Xét trong lịch sử nước ta xưa nay, có rất nhiều tướng hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... Những tướng vừa oai vừa hùng là những vì vua đích thân cầm quân đánh giặc. Trong số những vị vua oai hùng này, ta phải kể tới: Trưng Nữ Vương, Ngô Vương Quyền, Đinh Tiên Hoàng Đế, Lê Đại Hành Hoàng Đế, vua Lê Lợi và vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Trưng Nữ Vương đánh đuổi Thái Thú Tô Định và dẹp yên quân Hán, giải phóng 4 quận Giao Chỉ, Cữu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố, chiếm 65 thành quách trong một thời gian ngắn (năm 40), khiến vua Hán (Hán Kiến Vũ) phải kinh sợ, hạ lệnh "sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược"(năm 41) (ĐVSKTT tr. 156). Mãi tới năm 43 quân Hán mới dám xua quân qua xâm lăng nước ta. Hai Bà Trưng được sử khen rằng: "Vua rất hùng dũng, đuổi Tô Định, dựng nước xưng vương" (ĐVSKTT, tr. 156).

Ngô Vương Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dùng mưu đóng cọc nhọn dưới lòng sông và nhờ thủy triều lên xuống mà tiêu diệt giặc, đã chém đầu thái tử Hoằng Tháo (938), khiến vua Nam Hán Lưu Cung phải khóc lóc sợ hãi mà không dám động chạm đến nước Nam nữa! Sử viết về Ngô Quyền như sau: "Vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua" (ĐVSKTT tr. 204).

Đinh Tiên Hoàng Đế đánh dẹp 12 xứ quân lên làm vua (968), nhà Tống cũng nể sợ mà phong vương. Sử khen rằng: "Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng, tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế)" (ĐVSKTT, tr.210).

Vua Lê Lợi có công kháng chiến trên 10 năm gian khổ (1418-1427), đánh đuổi giặc Minh chiếm giữ đất nước ta làm quận huyện của Tàu (1414-1427). Sử viết về vua Lê Lợi như sau: ”Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở , mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp” (ĐVSKTT, tr. 239).

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ có công đánh dẹp các thế lực quân sự chia đôi đất nước: phía Bắc do họ Trịnh lấn quyền vua Lê, phía Nam do họ Nguyễn lãnh đạo. Chiến thắng lừng lẫy chiếm lại Thăng Long của vua Quang Trung, đánh đuổi quân Tôn Sỹ Nghị trong một thời gian kỷ lục 5 ngày (Xuân Kỷ Dậu 1789), đã làm rúng động triều đình nhà Mãn Thanh, khiến vua Càn Long phải nể phục, dân Tàu ở biên giới Lạng Sơn đều khiếp sợ: “Ngày hôm ấy vua Quang Trung đốc quân đánh giặc, áo ngự bào bị thuốc súng bắn vào đen như mực. Đến trưa thì vào thành Thăng Long , sai tướng đem binh đuổi đánh quân nhà Thanh đến cửa Nam Quan. Những dân Tàu ở gần Lạng Sơn sợ khiếp, đàn ông , đàn bà dắt díu nhau mà chạy, từ cửa ải về mé Bắc hơn mấy trăm dặm, tịnh không nghe thấy tiếng một người nào” (Việt Nam sử Lược - Trần Trọng Kim, q.2, tr. 134). Sử gia Trần Trọng Kim viết về vua Quang Trung như sau: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những hiền tài văn học...” (VNSL, q. 2, tr. 140)

Đặc biệt, Vua Lê Đại Hành tức Lê Hoàn đánh đuổi giặc Tống xâm lăng và đoàn quân xâm lược hùng mạnh, bao gồm những kiện tướng và chức sắc của triều đình nhà Tống như Hầu Nhân Bảo (Bửu), con Thái sư Hầu Ích, làm Giao Châu lục lộ thủy lộ chuyển vận sứ, Lan Lăng đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng cùng tiến đánh qua cửa ải Lạng Sơn, Yên bí khố sứ Trần Khâm Tộ cùng quân tướng tiến đánh Tây Kết, Ninh châu thứ sử Lưu Trừng mang hàng ngàn chiến thuyền tiến vào cửa sông Bạch Đằng... Khí thế quân giặc thật hung hãn, như muốn ăn tươi nuốt sống Đại Cồ Việt.

Cũng nên nhắc lại, nước ta bị Tàu đô hộ hàng ngàn năm, tới khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (938) lấy lại quyền độc lập chưa được bao lâu , nước ta phải chịu cảnh nội chiến, 12 sứ quân đánh giết nhau hơn 20 năm (945-967), đến thời vua Đinh Tiên Hoàng dẹp yên loan sứ quân, yên bình được một thời gian ngắn 12 năm (968-980), thì giặc Tống lại mưu toan xâm lăng nước ta.....

Tính ra thời gian 41 năm độc lập kể từ Ngô Vương Quyền (939) đến lúc quân Tống xâm lăng (980), nước ta chỉ có khoảng 20 năm yên bình để tổ chức lực lượng quân sự (bị trên 20 năm loan sứ quân), trong khi đó, quân Tống đã bình định xong các vùng đất Kinh, Thục, Tương, Đàm, dep xong các lực lượng cát cứ ở Lưỡng Quảng (Nam Hán) và các lực lượng Việt, Ngô, Sở, tiêu diệt nước Bắc Hán ở tỉnh Sơn Tây (979), thống nhất Trung Nguyên.

Nay nhà Tống đã rảnh tay, chúng muốn thu phục nốt nước ta, tức Giao Châu, để giành lại đất đai thời Hán, thời Ngô, thời Đường, và đặt lại ách đô hộ của hơn một ngàn năm cũ trên đầu trên cổ dân ta.

Biết được mối hiểm họa ghê gớm đó, bà thái Hậu họ Dương đã hy sinh ngai vàng của đứa con côi còn thơ dại (Đinh Tuệ), nhường ngôi báu cho vị tướng lãnh tài giỏi Lê Hoàn, lúc đó đang nắm giữ 10 đạo quân, một lực lượng quân sự duy nhất có thể chống cự lại quyết tâm xâm lăng của nhà Tống.

Đánh giá tài năng và uy quyền của vua Lê Đại Hành, sử đã viết “Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, bắc nam vô sự.” (ĐVSKTT, tr. 220).

Sử thần Lê Văn Hưu nói: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân biện, Phụng Huân (tướng Tàu) dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thằng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được” (ĐVSKTT, tr.221)

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Vua (Lê Đại Hành) đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy.” (ĐVSKTT, tr. 231).


Cái hùng của quan Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn: So sánh nước Tống và nước Đại Cồ Việt thời bấy giờ, quả thực “một trời, một vực”. Lực lượng quân đội nước Tống cũng lớn hơn lực lượng quân ta rất nhiều.

Câu hỏi : “Tại sao nhà Tống không thực hiện được mộng xâm lăng nước Nam như nhà Hán (chiếm Nam Việt và đánh bại Trưng Vương), nhà Ngô (đánh bại cuộc nổi dậy của Bà Triệu) , nhà Tùy (đánh bại nhà Tiền Lý) trước kia?


Lý do thứ nhất: Ý chí độc lập, tự do của dân Nam sau hơn 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ, đã đủ lớn mạnh để hiểu rằng phải đoàn kết, và hy sinh chống giặc ngoại xâm. Sự hy sinh của bà Thái Hậu họ Dương là một thí dụ điển hình, đã làm vui lòng binh tướng và giúp quân ta hăng hái một lòng đánh giặc.


Lý do thứ hai: quân Tống tuy nhiều và mạnh, có thể chiến thắng các lực lượng quân sự phía Bắc sông Dương tử. Nhưng về phía Nam sông Dương tử (miền Nam Lĩnh và Giao Châu tức nước Nam), quân Tống không quen thủy thổ, và cũng không tin tưởng vào binh tướng xuất thân từ Quảng Châu (nước Nam Hán cũ) nơi mà nhà Tống mới
bình định xong.


Lý do thứ ba: quân Khiết Đan (Hung Nô) lúc bấy giờ đang đánh phá phía Bắc nước Tàu, nên vua Tống không dám phiêu lưu quân sự ở phía Nam.


Lý do cuối cùng và quan trọng: Vua Lê Đại Hành là một vị tướng giỏi, có tài thao lược, rất hùng dũng, chỉ huy 10 Đạo quân một cách tài tình. Chính tinh thần chiến đấu, kỷ luật và kỹ thuật hành quân của 10 Đạo quân này đã giúp cho quân đội nhà Lý sau này, trở thành một lực lượng quân sự danh tiếng, nhất nhì Đông Nam Á, khiến nhà Tống phải kiêng nể và học hỏi, cũng như đã toan nhờ cậy để đánh dẹp dùm quân nổi dậy Nùng Trí Cao ( chiếm hết 8 châu ở Quảng Đông, Quảng Tây).


Cái Oai của vua Lê Đại Hành: Vua Lê Đại Hành đã hùng dũng chiến đấu, thắng tất cả
địch thủ, nhưng cũng tỏ ra rất oai phong khi trị nước, và đối phó với nước ngoài trong vấn đề ngoại giao.


Đối với Chiêm Thành là nước nhỏ yếu hơn nước ta, nhưng khi nhà vua mới lên ngôi, phải lo đối phó với giặc Tống xâm lăng, nên đã sai sứ thần Từ Mục, Ngô Tử Canh sang Chiêm giao hảo. Nước Chiêm Thành đã bắt giam sứ giả (có lẽ ỷ vào lực lượng Tống quân? Hoặc do tướng triều Đinh cũ không ưa triều đình mới, trốn sang đó xúi dục?).


Sau khi đã đánh lui quân Tống, vua Lê Đại Hành “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể...” (ĐVSKTT, tr. 222)

Đối với nhà Tống là nước lớn, vua Lê Đại Hành tuy tỏ ra nể vì, nhưng không hề quị lụy. Thí dụ năm 1990, vua Lê Đại Hành ra đón sứ thần Tống triều mang “chế” sách phong: “...vua ra ngoài giao (ngoài thành) để đón, bày thủy quân và chiến cụ để khoe. Vua nắm cương ngựa cùng đi (với sứ thần). Đến cửa Minh Đức, vua bưng chế thư để lên trên điện, không lạy, nói dối là năm vừa rồi đi đánh giặc man, bị ngã ngưạ đau chân. Cào và Tắc (2 sứ thần Tống Cảo và Vương Thế Tắc) tin là thực. Sau đó bày yến tiệc thết đãi. Vua bảo Cảo rằng: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa” . Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng. “ (ĐVSKTT, tr. 226)..


Vua Lê Đại Hành còn “buông thả” cho dân biên giới quấy phá trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, như có ý thăm dò phản ứng của Tống triều. Do tính cao ngạo, vua coi thường sứ thần nhà Tống ra mặt: “...Vua Tống lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua. Khi Nhược Chuyết đến, vua ra đón ngoài giao, có ý ngạo mạn không làm lễ để tỏ ra cao quý khác thường, bảo Nhược Chuyết rằng: “việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, Hoàng Đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há
chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi? (ĐVSKTT, tr. 229).


Vương Sinh
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Khí tiết “oai hùng” của một vị vua (Vương Sinh)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất