CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng. I_icon_minitimeTue Dec 09, 2008 9:41 am

avatar

Thành viên mới gia nhập

trang1409

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/12/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 0
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng.

 
help me.co pác nào giúp giùm em với.sắp thi rùi
Chữ ký của trang1409





so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng. I_icon_minitimeWed Dec 10, 2008 2:41 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng.

 
Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế, chính trị, quân sự thời chiến. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với bọn thực dân Pháp càng trở nên gay gắt. Vấn đề mất còn của các dân tộc ở Đông Dương đặt ra một cách cấp thiết.

Ngày 6, 7, 8-11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định dưới sự chủ trì của Nguyễn Văn Cừ. Dự Hội nghị có Lê Duẩn, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, v.v.. Hội nghị quyết định điều chỉnh sự chỉ đạo chiến lược cách mạng ở Đông Dương cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lúc này "bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng độc lập" . Vì vậy, tất cả mọi vấn đề cách mạng, kể cả vấn đề ruộng đất cũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết. Khẩu hiệu cách mạng ruộng đất phải tạm gác lại và thay vào khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị ấy phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thu hút tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc, chống phát xít, đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị chủ trương Đảng phải kiên quyết tập trung mũi nhọn các cuộc đấu tranh của quần chúng vào việc chống đế quốc và tay sai, chuẩn bị tiến tới làm cuộc bạo động cách mạng để giải phóng dân tộc.

Hoạt động trong điều kiện chế độ thống trị của Pháp - Nhật ở Đông Dương đã phát xít hoá cho nên tổ chức của Đảng, đặc biệt là cơ quan đầu não của Đảng luôn luôn bị địch đánh phá ác liệt. Trong vòng một năm, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, gần như hầu hết uỷ viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị địch bắt. Tháng 11-1940, Ban Chấp hành Trung ương phải kiện toàn lại, và đã họp Hội nghị bàn về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở Đông Dương. Hội nghị tiếp tục khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị cuộc "võ trang bạo động giành lấy quyền tự do, độc lập".

Tình hình chính trị quốc tế và Đông Dương diễn ra rất khẩn trương. Phát xít Đức sắp tấn công Liên Xô. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ và binh biến ở Đô Lương bùng nổ là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương".

Ngày 28-1-1941, Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5-1941, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Dự Hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cùng một số đại biểu của các xứ uỷ Bắc kỳ, Trung kỳ... do Nguyễn ái Quốc chủ trì.

Mâu thuẫn chủ yếu đang diễn ra sâu sắc trên bán đảo Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Do đó, trong lúc này "khẩu hiệu của Đảng ta trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật... Nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được". Hội nghị tiếp tục giương cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công cho công bằng, giảm tô và giảm tức.

Nhằm khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự cường của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hội nghị chủ trương vấn đề dân tộc phải được giải quyết trong từng nước. Vì thế, phải thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Đó là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh, Cao Miên độc lập đồng minh. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp - Nhật thì các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tự mình quyết định lấy vận mệnh của mình. Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận. Riêng đối với dân tộc Việt Nam sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm quốc kỳ.

Công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn đó. Trong quá trình chuẩn bị để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận khi có thời cơ để mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa toàn quốc.

Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng chính thức, trong đó Ban Thường vụ gồm có Trường Chinh là Tổng Bí thư, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt là Uỷ viên thường vụ.

Nhân dịp Hội nghị, Nguyễn ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".

Chữ ký của Khách v




 

so sánh nội dung hội nghị lần thứ VI (11/1939) và nội dung hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của ban chấp hành trung ương đảng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất