CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 Đạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng?

Go down 
Tác giảThông điệp
a09a09
Thành viên mới gia nhập
Thành viên mới gia nhập
avatar


Họ & tên Họ & tên : Đặng Vũ Hoài An
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Điểm thành tích Điểm thành tích : 64
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Đạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng? Empty
02122008
Bài gửiĐạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng?

Các bạn có thể giúp mình sáng tỏ vấn đề này được không? Mình là một người theo đạo Thiên Chúa. Điều này đồng nghĩa với việc mình sẽ không dược vô Đảng và không được phép làm trong một số ngành nghề như Công an...Chuyện này đối với mình không quan trọng và mình cũng chẳng quan tâm đến. Nhưng có một người bạn nói với mình là đạo Chúa là đạo phản cách mạng cho nên mới có những hạn chế như vậy. Mình tức lắm nhưng không thể nói lại được ,vì có bít gì đâu mà nói. Vậy các bạn nghĩ như thế nào về câu nói của bạn mình "đạo Chúa là đạo phản cách mạng "
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

Đạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng? :: Comments

avatar
CỘNG SẢN VÔ THẦN
PHẬT GIÁO CŨNG VÔ THẦN
VẬY THÌ SAO ??



  • Trần Chung Ngọc



Hai chữ “vô thần” hầu như bao giờ cũng đi liền với hai chữ “Cộng sản” trong những bản văn chống Cộng ở hải ngoại, và ngay cả ở trong nước. Không biết Cộng sản nghĩ sao chứ riêng tôi, mỗi khi tôi đọc đến bốn chữ “Cộng sản vô thần” tôi lại mỉm cười thương hại cho sự đần độn trí thức của các tác giả viết ra những từ này. Bởi vì “vô thần” là biểu hiện của tự hào, của danh dự, của sự tiến bộ trí thức. Phần phân tích sau đây sẽ chứng minh luận cứ này.

Kết hợp Vô Thần với Cộng Sản là một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc xảo quyệt mà Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Công Giáo La Mã, dùng để gây hận thù tôn giáo, mê hoặc đám tín đồ thấp kém mê tín và cuồng tín, trong sách lược chống Cộng trước đây. Ngoài ra, khai thác lòng sùng tín đượm màu mê tín của giáo dân, giáo hội Công giáo cũng còn cho “Đức mẹ Maria” hiện ra ở Fatima để chống Cộng với 3 điều bí mật: 1) Cảnh tượng của hỏa ngục; 2) tiên đoán Nga Sô sẽ cải đạo theo Công giáo; và 3) một bí mật không được tiết lộ cho đến năm 1960, nhưng tòa Thánh đã dấu kín cho đến cuối thế kỷ 20, và khi John Paul II tiết lộ thì không ai biết đó là thật hay giả (Xin đọc Công Giáo Chính Sử, Chương VII, Mục 7.1: Huyền Thoại Fatima), nhưng điều chắc là, theo một số chuyên gia về Công giáo, thì điều “bí mật” sau cùng này là điều giáo hội phịa ra để đánh bóng vai trò của John Paul II trước tình trạng suy thoái hiện thời của giáo hội.

Nhưng thực tế lịch sử thì sao? Chúng ta biết, đã có thời hầu hết các nước theo Ki Tô Giáo “hữu thần” ở Âu Châu đã chịu ảnh hưởng không ít thì nhiều của “Cộng Sản vô thần”: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Ý, Nam Tư , Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Đan Mạch, một phần nước Đức, và ngay cả trưởng nữ của giáo hội Công giáo: nước Pháp. Điển hình là ở Ba Lan, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Ba Lan vẫn “sợ đen hơn đỏ”.

Chúng ta cũng biết, giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố chẳng làm gì có hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất. Sự kiện này đã chứng tỏ những lời mô tả hỏa ngục của đức mẹ ở Fatima là láo lếu, do giáo hội dàn dựng trước đây.

Và chúng ta cũng đã biết, chính quyền Nga đã ra đạo luật đặt Công giáo ra ngoài vòng pháp luật, không làm gì có chuyện Nga Sô cải đạo theo Công giáo.

Những sự kiện lịch sử trên đã chứng tỏ rằng những người theo Cộng Sản ở Âu Châu cũng như ở khắp nơi trên thế giới không hẳn là Vô Thần, và những sự hiện ra của bà Maria trên thế giới, điển hình là ở Fatima và La Vang, chẳng qua chỉ là những trò bày đặt của giáo hội để nuôi dưỡng lòng sùng tín Maria của giáo dân. Thật vậy, những điều bí mật và tiên đoán mà bà Maria tiết lộ cho 3 em bé mù chữ ở Fatima rút cuộc đều sai bét.. Chúng bắt buộc phải sai vì chuyện đức mẹ hiện ra ở Fatima hay bất cứ ở đâu đều là chuyện hoang đường, và những lời giáo hội đặt vào miệng đức mẹ chỉ là những lời lừa bịp tín đồ vì ngày nay chúng đã chứng tỏ là không có điều nào đúng. Chúng ta cũng còn nhớ chuyện bức tượng của đức mẹ khóc chảy máu mắt vì thương sót nhân loại (Đức mẹ quyền phép vô cùng nhưng chỉ biết khóc đến chảy máu mắt). Chỉ phiền có một điều là người ta đã mang máu mắt của Đức Mẹ đi phân tích DNA và chứng minh được rằng đó là máu của ...đàn ông. Giáo hội không hề quan tâm đến sự kiện khoa học này, chỉ cần làm sao cho tín đồ tin là được rồi. Đó là bản chất của một tôn giáo “mạc khải”, “tông truyền”, “thánh thiện”, là “thân thể của Chúa”, là “hiền thê của Chúa”, một tôn giáo thường tự nhận là “văn minh tiến bộ” nhất thế giới.

Tại sao Ki Tô Giáo lại chống Cộng một cách điên cuồng bất kể thủ đoạn như vậy? Thật là dễ hiểu, vì lý thuyết của Marx đã vạch trần bộ mặt thật của Ki Tô Giáo, kết quả là đưa Ki Tô Giáo vào con đường suy thoái không có cách nào cứu vãn. Hiện tượng này thật là rõ rệt, không những chỉ ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Bắc Mỹ. Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, Prometheus Books, New York, 1994): “Căn nguyên sự thù ghét của giáo hội Công giáo đối với Cộng Sản là giáo hội ý thức được rằng Cộng Sản, về ảnh hưởng, là một địch thủ tôn giáo.” (The root of the (Catholic) Church’s antipathy toward Communism is its realization that Communism is, in effect, a rival religion).

Cũng vì vậy mà Ki Tô Giáo, nhất là Công giáo, đã dùng mọi thủ đoạn, khai thác sự cuồng tín và mê muội của tín đồ, gây căm thù trong đầu óc họ đối với Cộng sản mà Ki Tô giáo gán cho hai chữ Vô Thần, hàm ý Cộng sản chống Thần của Ki Tô Giáo. Cùng một sách lược, trước sự phát triển của Phật Giáo ở Tây phương, giáo hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó ông ta phê bình: “Phật giáo đại để là một hệ thống “vô thần”” (Buddhism is in large measure an “atheistic” system). Câu viết đần độn lắt léo này chỉ có mục đích đồng nhất hóa “vô thần” của Cộng Sản với “vô thần” của Phật Giáo để giữ đám tín đồ đừng đi theo Phật Giáo. Giáo hội cũng tận dụng mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền để tẩy não đám tín đồ có đầu mà không có óc, cấy vào đầu óc họ một ý niệm là “Vô thần tất nhiên phải xấu, chỉ có tôn giáo “hữu thần” mới là tốt” trong khi sự thực lại trái ngược hẳn lại. Những người vô thần nổi tiếng từ xưa tới nay đều là những bậc thông thái, có đạo đức, chứ không tàn bạo, ngu đần, vô đạo đức như một số giáo hoàng thờ thần trong cái tôn giáo thờ thần là Công giáo như lịch sử đã chứng minh. Và trong những xã hội Ki Tô Giáo “hữu thần”, tỷ lệ những tội ác như giết người, cướp của, loạn luân, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, ma túy v..v.. đã vượt trội những xã hội “vô thần”.
avatar
Theo định nghĩa, Vô thần có nghĩa là không tin, từ chối, không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa (Atheism = Disbelief in or denial of the existence of God). Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Vô thần không có nghĩa là chống Thiên Chúa, vì chống một cái không hiện hữu là một chuyện vô ích. Nói cho đúng ra, Vô Thần, nếu có chống, là chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do chính con người bày đặt ra.

Khi Marx đưa ra nhận định “Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng” thì Marx đã nói lên một sự kiện. Người ta thường hiểu lầm và thường xuyên tạc lời nói trên của Marx, cho rằng Marx muốn nói đến mọi tôn giáo trên thế giới. Thực ra, Marx chỉ muốn nói đến Ki Tô Giáo, một tôn giáo mà Marx đã biết rõ vì Marx sinh ra trong truyền thống tôn giáo này. Thật vậy, chúng ta cần biết đến định nghĩa về tôn giáo của Tây phương. Theo tự điển The American Heritage Dictinonary của Mỹ thì định nghĩa của Tôn Giáo là: “Niềm tin và sự kính ngưỡng vào một quyền năng siêu nhiên được biết như là một đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ” (Religion = Belief in and reverence for a supernatural power recongnized as the creator and governor of the universe). Lẽ dĩ nhiên, các tôn giáo Đông phương như Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo đều không nằm trong định nghĩa này. Mặt khác, không có bằng chứng nào chứng tỏ Marx đã nghiên cứu hay hiểu biết về các tôn giáo Đông phương trên.

Do đó, bất cứ người nào có đôi chút kiến thức cũng phải hiểu rằng: CS là một hệ thống chính trị xã hội – kinh tế (Communism is a socio-economic political system) trong khi Vô Thần là một lập trường đối với các tôn giáo (thần giáo), đặc biệt là Ki Tô Giáo (Atheism is a position taken in respect to religion, especially Western religion.), và Vô Thần đã có từ trên 2000 năm nay, như sẽ được chứng minh trong phần sau, trong khi Cộng sản mới chỉ ra đời cách đây trên 100 năm.

Marx chống đối Ki Tô Giáo là vì qua những kinh nghiệm lịch sử ở Âu Châu Marx thấy giới lãnh đạo Ki Tô Giáo đã luôn luôn liên kết với các chính quyền và tư bản để tích tụ của cải thế gian, bóc lột giới công nhân vô sản, qua thủ đoạn lợi dụng lòng mê tín của lớp người ít học, lừa dối họ, khuyên họ an phận, bảo đó là ý Chúa (thực ra là ý của đám người xảo quyệt chứ có ai biết được ý Chúa là như thế nào đâu), và hứa hẹn cùng họ một đời sống vĩnh cửu bên Chúa trên thiên đường, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết. Thật vậy, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn "Tiếng Kêu Than của Người Dân" (Cry of the People", Penny Lernoux, Penguin Books, New York, 1992, Trg. 16) để thấy rằng nhận xét của Marx coi tôn giáo Tây phương như là thuốc phiện không hẳn là vô căn cứ:

"Ngay từ lúc đầu, xã hội Mỹ - Latinh được kiến trúc giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu Châu đến định cư và hưởng mọi quyền lợi của đế quốc, và quần chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào. Cái tháp này tồn tại được là vì khối nhân dân ở dưới đáy được nhắc nhở rằng họ ngu si, lười biếng, và thấp kém. Những nhà truyền giáo ngoại quốc (Công Giáo và Tin Lành, TCN) góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nên an phận nghèo khổ và ngu si vì đó là ý muốn của Chúa. Như Tổng Giám Mục ở Lima đã bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." (Được sống đời đời bên Chúa trên thiên đường. TCN)"

(From the very beginning, Latin-American society was constructed like a pyramid, with a few Europeans settlers enjoying all the privileges of empire and a mass of Indians, blacks, and haf-casters having no rights at all. The pyramid survived because the mass at the bottom was repeatedly told that it was stupid, lazy, and inferior. Foreign missionaries helped drum these ideas into the natives' head by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians, "Poverty is the most certain road to felicity.")

Trong khi đó thì giới lãnh đạo Ki Tô Giáo sống như thế nào? Chúng ta chỉ cần nhìn vào số của cải tích tụ của Giáo hội Công giáo với tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đô-la trong khi đa số giáo dân trong các nước ở Nam Mỹ, Phi Châu và Á Châu, chiếm 70% tổng số tín đồ trên thế giới, vẫn sống trong nghèo khổ, và chỉ cần nhìn vào lối sống của các Hồng y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Mục sư giảng đạo trên TV (Televangelist) là chúng ta có thể mường tượng được mức đạo đức giả của Giáo hội như thế nào, và chính sách lừa dối, ru ngủ của họ tàn nhẫn nhưng lại thành công như thế nào.

Tuy nhiên, Marx chỉ nhìn thấy mặt xấu của tôn giáo mà không nhìn thấy cái mặt tốt của tôn giáo, dù đó chỉ là tôn giáo Tây phương. Marx không nhìn thấy cái nguồn cảm hứng tôn giáo để "trở thành tốt" của những tín đồ Ki Tô giáo, và không biết phân biệt giữa Giáo hội và quần chúng tín đồ. Cho nên, tới những thập niên 1950-60, các lý thuyết gia CS mới bắt đầu nhìn thấy điều trên và tham gia phong trào đối thoại giữa CS và Ki Tô Giáo, và các nhà Thần học KiTô cũng đã phải nhìn lại chính tôn giáo của mình qua tư tưởng Marx, tuy kết quả không được bao nhiêu vì cả CS lẫn Ki Tô Giáo đều vẫn chấp chặt vào một số định kiến, nhất là về phía Công Giáo La Mã. Sự liên minh của Vatican với tư bản Mỹ dưới thời Reagan để khuynh đảo chế độ CS ở Ba Lan là một bằng chứng cụ thể.

Nhiều nhà thần học Ki Tô Giáo cũng đã nghiên cứu về ý chí chống tôn giáo của Marx. Phần sau đây là tóm tắt sự phân tích của Linh mục John Courtney Murray, một nhà Thần Học Công giáo nổi danh thuộc hiệp hội Giê-Su (S.J. = Society of Jesus), trong cuốn "Vấn đề Thiên Chúa: Xưa Và Nay" ("The Problem of God: Yesterday and Today", Yale University Press, New Haven & London, 1964, Trg. 108-113):

Thứ nhất, chủ thuyết vô thần của Marx không xuất phát từ thế giới các tư tưởng mà từ thế giới của sự kiện - sự kiện xã hội về sự nghèo khổ của con người. Đó là một sự bực tức vô thần để chống lại tình trạng lịch sử của con người trong thời đại kỹ nghệ. Ở đáy sâu của ý chí vô thần mà cỗi nguồn là vấn đề xấu ác, tiềm ẩn một ý tưởng đạo đức tuyệt đối. Theo ý tưởng này thì không những sự xấu ác không có quyền hiện hữu mà còn không thể tha thứ được. Đây là một nguyên lý tuyệt đối mà Thiên Chúa trong Thánh Kinh không thừa nhận tính quyết định của nó trong nhiệm vụ cai trị thế giới của Thiên Chúa. Thiên Chúa xét xử sự xấu ác là xấu ác nhưng không coi đó như là không thể tha thứ được. Điều này trở thành tội ác của Thiên Chúa. Theo Marx, là Thiên Chúa theo đúng nghĩa Thiên Chúa thì không được tha thứ sự xấu ác. Vì Thiên Chúa trong Thánh Kinh khoan nhượng sự xấu ác, nên đó không phải là Thiên Chúa. Nhân danh Thiên Chúa Marx đã loại bỏ Thiên Chúa. Đây là dạng tinh khiết nhất và nồng nhiệt nhất của chủ thuyết Vô Thần khi con người bác bỏ Thiên Chúa nhân danh chính đặc tính đạo đức của một Thiên Chúa.

Thứ nhì, từ sự bực tức của Marx trước sự nghèo khổ của con người đã nảy ra lòng mong muốn được tự do. Theo Marx, cái tự do chân thực của con người là khả năng thay đổi thiên nhiên, biến đổi con người và xã hội, xây dựng một thế giới mới, khai trương một lịch sử mới. Cái khả năng này đến với con người khi con người nhận ra được những điều cần thiết trong duy vật biện chứng sử quan. Nhận ra rồi, con ngưòi sẽ trở thành chủ nhân của lịch sử, đó là cái tự do cụ thể của con người. Đây cũng chính là cái tự do của Thiên Chúa Sáng Tạo, quyền năng thực sự trên quá trình lịch sử. Từ cái tự do này, con người Cách Mạng sẽ làm cho lịch sử có ý nghĩa, nghĩa là tạo đường hướng mới để đạt tới một thế giới không có sự nghèo khổ.

Thứ ba, theo Marx thì Thiên Chúa của Ki Tô Giáo (God) là kẻ thù tột đỉnh của tự do. Sự hiểu biết về Thiên Chúa theo nghĩa trong Thánh Kinh là căn nguyên chính yếu để làm cho con người tự xa lìa chính mình. Con người tin vào một Thiên Chúa toàn trí, toàn năng là rơi vào trong vòng giam hãm của một ảo tưởng. Theo Marx, Thiên Chúa là một ảo tưởng, là sáng tạo của con người, là sự khao khát của những người bị áp bức. Vì sự thoải mái của chính mình, con người bày đặt ra một thiên đường với ảo tưởng là có một quyền năng làm chủ lịch sử, có khả năng cứu vớt con người ra khỏi cảnh nghèo khổ, và dẫn lịch sử đến một thiên đường ở ngoài lịch sử. Nhưng đây chỉ là dự phóng của chính con người. Cho nên, cái dự phóng ảo tưởng này, và niềm tin vào ảo tưởng này thật là tai hại. Đó chính là sự xa lìa của con người với chính mình. Vì tin vào một Thiên Chúa, con người trở thành xa lạ với bản ngã chân thực của chính mình, bị tê liệt trong những khả năng cần thiết của chính mình. Và con người bị biến thành bất lực trong nhiệm vụ lịch sử, nghĩa là biến đổi bản chất và xếp đặt lại những gánh nặng đang đè mình xuống hàng nô lệ trong những hoàn cảnh nghèo khổ đặc thù của xã hội tư bản cũng như trong xã hội phong kiến trước đây.

Cho nên, cái gốc niềm tin về Thiên Chúa cần phải đánh bật ra khỏi con người cách mạng. Hơn nữa, sự dẹp bỏ vai trò của Thiên Chúa phải được thực hiện một cách toàn diện, trong đời sống riêng tư cũng như trong đời sống công cộng. Marx và những người kế thừa ông không bị lừa dối bởi cái luận cứ trống rỗng: tôn giáo là vấn đề thuần túy riêng tư. Họ rất sáng suốt nhận ra rằng tôn giáo, ngay cả trong dạng tín ngưỡng riêng tư, cũng là vấn đề công cộng nhất trong những vấn đề công cộng. Cho nên, trong xã hội lý tưởng của Marx, không ai được phép nói rằng, ngay cả nghĩ trong thâm tâm, "Thiên Chúa hiện hữu , đang sống động trong hiện tại." Đối với đảng xã hội cách mạng vô sản, tôn giáo không phải là một vấn đề riêng tư mà là vấn đề thuộc về ý hệ, do đó là một vấn đề của đảng, và do đó là một vấn đề công cộng. Vì vậy, chống tôn giáo (theo định nghĩa của Tây phương) là trung tâm điểm của cuộc chiến ý hệ giữa tôn giáo và cộng sản.
avatar
Thứ tư, huyền thoại về "Thiên Chúa đã chết" (God is dead) là điểm chính yếu trong lý tưởng cách mạng. Nhưng thực ra đây lại không phải là một huyền thoại. Nói cho đúng, dưới cái dạng văn chương của huyền thoại này, tiềm ẩn một sự kiện khoa học. Sự kiện này là con người cách mạng đã hiểu được một cách khoa học về lịch sử. Con người đã khám phá ra ý nghĩa của lịch sử, nghĩa là chính lịch sử đã tạo ra bản chất con người chứ không phải là Thiên Chúa. Sự khám phá này đưa tới sự kiện "Thiên Chúa đã chết". Khi con người biết được chính mình qua lịch sử, hiểu được rằng mình chính là tạo phẩm của lịch sử chứ không phải là của Thiên Chúa thì Thiên Chúa đã chết, ra khỏi lịch sử, để lại con người làm chủ lịch sử.

Thứ năm, con người cách mạng không làm gì hơn là tìm cách giải quyết sự xấu ác. Họ hiểu rằng không có một giải pháp nào có thể chấp nhận trừ phi nó có tính cách thực tế, thực sự giải thoát con người khỏi sự xấu ác. Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa dung dưỡng sự xấu ác và dùng nó để bào chữa cho công lý của Thiên Chúa. Con người cách mạng cũng vậy, cho phép dùng những phương tiện xấu ác để đạt những mục đích tốt. Chỉ khác là, những mục đích này có thể thực hiện được ngay trên trái đất. Và như vậy, con người cách mạng đã làm nhiệm vụ "Thế Thiên hành đạo."

Qua mấy điểm phân tích của Linh Mục Murray về luận cứ chống tôn giáo của Marx, chúng ta thấy rằng triết lý về chính trị xã hội - kinh tế của Marx không phải là không có giá trị, và tôn giáo mà Marx muốn chống là cái tôn giáo độc Thần trong các xã hội tư bản, phong kiến, cái tôn giáo đã liên kết với thế quyền và tư bản để bóc lột dân vô sản qua sách lược lừa dối, dụ dỗ, ru ngủ, hứa hẹn những điều không tưởng, cái tôn giáo trong đó giới giáo sĩ được hưởng những đặc quyền vật chất, ngự trị trên sự mê tín và qụy lụy của đa số giáo dân sống trong nghèo khổ, chứ không phải là các tôn giáo Đông phương như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo mà Marx không hiểu gì và không hề có kinh nghiệm gì về những tôn giáo này.

Điều đáng tiếc là Cộng sản sau Marx đã biến một hệ thống chính trị xã hội – kinh tế có giá trị thiết thực để giảm thiểu sự bất công trong xã hội thành một hệ thống cầm quyền, rập theo khuôn của Công giáo, chuyển thần quyền từ tôn giáo vào chính trị, để cai trị độc tài như giáo quyền Công giáo, khi cướp được chính quyền. Ngoài ra, trong quá khứ, Cộng sản Việt Nam còn sai lầm khi coi mọi tôn giáo đều như nhau và áp dụng luận cứ chống Ki Tô Giáo của Marx một cách máy móc vào mọi tôn giáo, không phân biệt đâu là tôn giáo của dân tộc, vì dân vì nước, và đâu là tôn giáo phi dân tộc và phản bội dân tộc như lịch sử đã chứng minh.

Đọc Marx, chúng ta biết rằng, Marx chưa hoàn tất sự phân tích về chủ nghĩa tư bản. Về bản chất của Cộng Sản, ông ta cũng không có một học thuyết rõ ràng và nhất quán (vague and inconsistent) về kế hoạch thay thế tư bản nếu CS thắng. Đôi khi ông ta chủ trương một cuộc lật đổ chính quyền và thiết lập một chính quyền độc tài do một nhóm người xuất sắc (elite) cầm đầu để cai trị giới lao động. Nhưng thường là ông ta tin rằng, để cho một cuộc cách mạng thành công, chính những công nhân phải học cách cai trị trước đã. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy cách mạng thành công là một chuyện còn vấn đề trị nước lại là một chuyện khác.

Vì tính cách không nhất quán trong tư tưởng của Marx nên các phong trào chính trị khác nhau trên thế giới cũng áp dụng Marx theo đường hướng khác nhau. Ngay cả phong trào Thần Học Giải Phóng trong Công giáo, phát xuất từ châu Mỹ La Tinh, cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của Marx. Ngày nay, tuy thế giới Cộng sản đã sụp đổ nhưng tư tưởng Marx vẫn còn là nguồn cảm hứng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi có sự bất công xã hội, hố sâu giữa giầu và nghèo quá đáng, quan quyền bóc lột dân chúng v..v...

Trở lại vấn đề vô thần, vì không hiểu rõ chủ trương vô thần của Marx cũng như bản chất của vô thần cho nên ngày nay vẫn còn có những người cuồng tín đần độn, kể cả những người gọi là trí thức Công Giáo như nhóm tác giả viết trong cuốn “2000 Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo”, cũng như mấy ông trí thức tân tòng Tin Dữ như Lê Anh Huy, Phan Như Ngọc, Huệ Nhật, Khuất Minh v..v.., và cả một số trí thức Phật Giáo thiếu trí tuệ, vẫn tiếp tục kết hợp Cộng sản với Vô Thần, làm như Vô Thần là một trọng tội xấu xa cần phải diệt trừ. Họ không đủ kiến thức để hiểu rằng, khi họ kết hợp Cộng Sản với Vô Thần là họ đang thực sự tôn vinh Cộng Sản.

Thật vậy, như Voltaire đã nhận định: “Vô Thần là thói xấu của một số ít những người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people) và trên thực tế, Vô Thần là kết quả tiến bộ trí thức của con người, như Frank E. Tate đã tuyên bố như sau:

“Suốt cuộc đời tôi, tôi đã tiến bộ từ một người sùng tín đến một người theo thuyết “bất khả tri” và bây giờ là một người vô thần. Tôi dùng từ “tiến bộ” vì tôi tin rằng đó thực sự là một sự tiến bộ, tiến từ sự chấp nhận mù quáng vào một huyền thoại phi lý đã lỗi thời đến sự nghi ngờ và sau cùng đến sự từ bỏ và không còn tin nữa.

Chính cái huyền thoại đó – cuốn Thánh kinh Do Thái – Ki Tô – là một cuốn ghi chép kinh hoàng về những cuộc đổ máu, dâm dật, và cuồng tín không đếm xỉa gì đến đời sống và sự an sinh của những người nào không bày tỏ niềm tin mù quáng của mình vào những giới luật được trình bày qua những lời lẽ mâu thuẫn và không thể nào xảy ra được”

(During my lifetime I have progressed from being a “believer,” to being an agnostic and now an atheist. I use the word “progress” because I believe it to be true progress to go from blind acceptance of an outdated illogical mythology to doubt and finally to denial and disbelief...

The myth itself – the Judeo-Christian Bible – is a shocking account of bloodshed, lust, and bigoted disregard for the lives and well-being of all peoples who do not profess a blind belief in the precepts presented in such impossible and contradictory terms.)

Có thể những người thờ thần, hay thờ Chúa cũng vậy, muốn biết là một người vô thần có những cảm nghĩ gì? Tôi xin mượn vài tư tưởng của Robert G. Ingersoll. Ingersoll là một nhà tư tưởng tự do nổi tiếng nhất của Mỹ. Tên ông ta có trong lịch sử, trong tự điển. Những tư tưởng của ông đều có trong các thư viện lớn. Tượng đài tưởng niệm ghi công ông khai phóng đầu óc giới trẻ được xây ở Peroria, bang Illinois. Ingersoll phát biểu như sau về cảm nghĩ của một người vô thần. Tôi chỉ xin nêu ra vài tư tưởng trong đó:

“Khi tôi tin chắc rằng Vũ trụ là thiên nhiên – và rằng những hồn ma, thiên chúa chỉ là những huyền thoại, thì những cảm nghĩ, nhận thức, và niềm hân hoan về sự tự do, giải thoát đã xâm nhập vào đầu óc tôi, vào linh hồn tôi, và vào từng giọt máu trong người tôi. Những bức tường của cái nhà tù của tôi đã sụp đổ, ngục tù tăm tối đã được tràn ngập ánh sáng, và tất cả những then cửa, chấn song, gông cùm đã trở thành cát bụi. Tôi không còn là một tôi tớ hèn mọn, một người hầu, hay một nô lệ nữa (Xin đọc trang nhà Mucsu.net: Người Ki Tô Giáo vẫn thường tự nhận là tôi tớ hèn hạ, là người hầu việc Chúa v..v.. ) Tôi đã tự do

- tự do suy tư, phát biểu tư tưởng
- tự do sống theo ý tưởng của tôi
- tự do tận dụng mọi khả năng, mọi giác quan của tôi
- tự do tìm hiểu
- tự do vứt bỏ mọi tín điều ngu đần và độc ác, mọi sách “mạc khải” mà những người dã man đã tạo ra chúng và mọi truyền thuyết man rợ của quá khứ
- tự do thoát khỏi những giáo hoàng và linh mục
- tự do thoát khỏi những sai lầm được thánh hóa và những lời nói láo mang tính thánh
- tự do thoát khỏi sự sợ hãi về một sự đau đớn vĩnh hằng (đày hỏa ngục)
- tự do thoát khỏi những ma, quỉ và thiên chúa.”

(When I became convinced that the Universe is natural – that all the ghosts and gods are myths, there entered into my brain, into my soul, into every drop of my blood, the sense, the feeling, the joy of freedom. The walls of my prison crumbled and fell, the dungeon was flooded with light and all the bolts, and bars, and manacles became dust. I was no longer a servant, a serf, or a slave...I was free

- free to think, to express my thoughts
- free to live to my own ideal
- free to use all my faculties, all my senses
- free to investigate
- free to reject all ignorant and cruel creeds, all the “inspired” books that savages have produced, and all the barbarous legends of the past
- free from popes and priests
- free from sanctified mistakes and holy lies
- free from the fear of eternal pain
- free from devils, ghosts and gods)

Nhìn vào thế giới ngày nay, ngoại trừ những ốc đảo tối tăm, hầu hết những nơi văn minh tiến bộ đều từ bỏ niềm tin vào sự hiện hữu của một Thiên Chúa sáng tạo ra muôn loài. Thiên Chúa trong các xã hội văn minh tiến bộ ngày nay chỉ có một giá trị ước lệ, truyền thống, và con người trong những xã hội này thực sự đang sống những cuộc sống như là không có Thiên Chúa, không sợ Thiên Chúa, không tin là Thiên Chúa có thể can dự vào bất cứ khía cạnh nào của đời sống con người.

John Cornwell, một tín đồ Công giáo và cũng là một chuyên gia về Công Giáo và Vatican, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the Night và Hitler’s Pope, đã viết thêm một tác phẩm về Công giáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Công Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism), xuất bản năm 2001, trong đó chương đầu viết về Một Thời Đại Đen Tối Của Công Giáo (A Catholic Dark Age). Trong chương này, tác giả John Cornwell đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Công giáo ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp. Số tín đồ mang con đi làm lễ rửa tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở đâu mà phải đi rửa; đám cưới tổ chức không cần đến linh mục, vì hôn phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa; giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng đi ngược thời gian của các linh mục; số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng; từ 1958 đến nay, số vào nghề linh mục giảm đi 2/3 v..v.. Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi của Công giáo, thật là thê thảm. Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30 đến 50% các giáo xứ không có linh mục. Ở Ý, 90% theo Công giáo nhưng chỉ có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người vào học trường Dòng giảm một nửa. Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Công giáo, số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm 1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian. Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa không hề hiện hữu” (At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.) Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn. 7000 tín đồ mới có một linh mục. Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật. Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảng sáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo (according to the National Conference of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.)
avatar
Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới đã trở thành “vô thần”. Cho nên, ngày nay từ “Cộng sản vô thần” chẳng nói lên được điều gì ngoài phản ánh sự đần độn của đám người cuồng tín, không theo kịp đà tiến hóa và sự tiến bộ trí thức của nhân loại.

Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu “vô thần” có từ bao giờ và những người vô thần trên thế giới là ai? Trước hết là Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử ở Đông Phương trong thế kỷ 6 trước thường lịch. Cùng thời với 3 nhân vật vĩ đại của nhân loại trên, chúng ta thấy Simonides, một thi sĩ Hi Lạp. Rồi sau đó là Empedocles, Aristotle, triết gia Hi Lạp; Demosthenes, nhà hùng biện thành Athenes; Epicurus, triết gia Hi Lạp; Lucretius, triết gia La Mã; Statius, Thi sĩ La Mã. Tất cả những nhân vật có tên trong lịch sử trên đều sinh ra trước Giê-su. Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000, trong phần phụ lục, tôi đã đưa ra danh sách 75 danh nhân trí thức Âu Mỹ có thể xếp vào hạng những người vô thần. Phần này cũng đã được đưa lên trang nhà Giao Điểm.

Bây giờ chúng ta hãy kể vài nhân vật “hữu thần” nổi danh trên thế giới. Hiển nhiên các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, linh mục là những người “hữu thần” bậc nhất. Mở danh sách các giáo hoàng ra chúng ta thấy có bao nhiêu giáo hoàng nổi tiếng trên thế giới, thuộc loại “lưu danh muôn thuở” hay “lưu xú vạn niên”.? Lloyd M. Graham đã viết trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của Thánh Kinh (Deceptions and Myths of the Bible): “Đối với hàng triệu linh hồn bị lạc dẫn...một ngàn năm tội ác và đồi bại (của giáo hội Công giáo) được làm nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là “chỉ có vài giáo hoàng xấu”. Nếu những người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có vài giáo hoàng tốt” (For millions of misguided souls..., a thousand years of crime and corruption are glossed over with the statement, “There were a few bad popes.” Were their informers honest they would admid there were a few good). Sau đây là một thí dụ điển hình: Edward Gibbon (1737-1794), một Sử gia ngườiAnh đã viết: “Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.) Một số chi tiết về các giáo hoàng đồi bại này đã được trình bày trong cuốn Đức Tin Công Giáo, chương II, tôi không nhắc lại ở đây nữa. Ngoài ra chúng ta còn phải kể Hitler, Mussolini, Franco, Pétain, MacCarthy, Von Papen, Himmler, Goebbels, Palevich v..v.., tất cả đều là những người “hữu thần”. Nhưng tội ác của họ đối với nhân loại ra sao? Công Giáo “hữu thần”, nhưng Công Giáo đã gây nên bao nhiêu thảm trạng cho nhân loại?

Riêng về Việt Nam thì những ai là “vô thần” theo nghĩa không biết đến, không tin, không công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo? Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quốc sư Vạn Hạnh, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hồ Chí Minh v...v... Những bậc tiền nhân này đã làm gì cho nước Việt nếu không phải là có công đánh đuổi xâm lăng, bảo toàn chủ quyền, nền độc lập quốc gia, hoặc làm rạng danh nền văn hóa Việt Nam? Còn những kẻ “hữu thần” là ai? Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ, Paulus Của, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Trần Lục, Ngô Đình Khả, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ v..v.. Họ là ai? Toàn là Việt gian bán nước, theo giặc chống lại tổ quốc, hoặc cuồng tín, nô lệ Vatican như Ngô Đình Diệm?

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện bán nước của Công Giáo qua văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho hành động bán nước của linh mục Trần Lục, người dẫn 5000 giáo dân đi tiếp tay, hỗ trợ quân đội Pháp để hạ trung tâm kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng?

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện là giám mục Lê Hữu Từ đã theo lệnh chống Cộng của giáo hoàng Pius XII, nhận vũ khí của Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam, tổ chức những “khu tự trị” (sic) Phát Diệm, Bùi Chu để giết dân ngoại đạo vô tội, đi cướp phá các làng “lương” dưới chiêu bài chống Cộng sản Vô Thần.

Vậy thì giữa “vô thần” cứu nước và làm rạng danh nước, và “hữu thần” nô lệ ngoại bang, phản bội quốc gia, người dân Việt nên chọn thứ nào? 93% dân Việt đã chọn “vô thần”, còn 7% chọn “hữu thần”. Viết như trên không có nghĩa là tất cả 7% người dân Việt theo Công giáo đều là những người bán nước, phản bội quốc gia. Phần lớn họ là nạn nhân của một nền thần học ru ngủ xảo quyệt, không đủ trí tuệ để nhận ra bộ mặt thật của tôn giáo họ, ham hố một sự “cứu rỗi” không tưởng, tin theo luận điệu bịp bợm của giáo hội như giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, “Cha cũng như Chúa” có quyền tha tội hay cầm giữ tội của họ v..v..., cho nên đã nhắm mắt theo lệnh của những linh mục đầy tớ của Vatican mà không ý thức được những hành động phản quốc của mình. Họ đáng thương hơn là đáng trách. Nhưng chính điều này đã chứng tỏ rằng “hữu thần” hoàn toàn không có gì có thể gọi là đạo đức hơn hay tốt đẹp hơn “vô thần” nếu không muốn nói là còn kém xa.

Sau đây là vài đoạn của James A. Haught trong cuốn “2000 Years of Disbelief: Famous people with the Courage to Doubt”, trang 11-14, về lịch trình phát triển “vô thần” ở Tây phương:

“Những người thông minh, có học thức, thường không tin là có đấng siêu nhiên. Cho nên chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nếu chúng ta thấy một tỷ lệ cao những người nghi ngờ tôn giáo (tây phương) trong số những tư tưởng gia, khoa học gia, văn gia, những nhà cải cách, học giả, tiền phong trong dân chủ, và những nhà thay đổi thế giới – những người thường được gọi là danh nhân.

Sự tiến triển của nền văn minh Tây phương đã là một phần của câu chuyện chiến thắng từ từ trên tôn giáo đàn áp (KI Tô giáo). Sự nổi giậy của thuyết nhân bản đã chuyển trọng tâm của xã hội ra khỏi sự tuân phục các giám mục và vua chúa để đi tới những quyền của cá nhân và điều kiện sinh sống của con người. Phần lớn sự tiến bộ này đã được thúc đẩy bởi những con người, nam cũng như nữ, không cầu nguyện (Thiên chúa), không quỳ trước bàn thờ (trong những nhà thờ), không đi hành hương (các thánh địa của Ki Tô Giáo), không đọc những Kinh Tin Kính.

Nền văn hóa Tây phương đã đi theo một hành trình thất thường. Hi Lạp và La Mã cổ xưa đã đồng hành với sự tìm hiểu trí thức giữa quan niệm tôn giáo đa thần. Thế rồi Thời Đại Đức Tin của Ki Tô Giáo đã mang lại sự tối tăm trong nhiều thế kỷ. Thời đại Phục Sinh đã làm sống lại chủ thuyết cá nhân và quyền suy tư tự do, bay bổng lên trong Thời Đại Lý Trí và Thời Đại Khai Sáng. Với sự nở rộ của khoa học trong thế kỷ 19, nhiều tư tưởng gia đã cho rằng tôn giáo huyền bí (tức Ki Tô Giáo) sẽ phải tan biến, và đại cương thì điều này đã xảy ra trong giới trí thức.

Dần dần, lối suy nghĩ khoa học tiến triển, và tôn giáo thoái lui, quyền tự do không tin đã nhô lên ở Tây phương..

Cuối cùng, quyền không tin đã được thiết lập. Tự do suy tư nở rộ trong giới trí thức Âu Châu và Mỹ, đạt tới thời vàng son vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người không tin như Robert Ingersoll đã thực hiện những chuyến du thuyết thách đố chủ thuyết siêu nhiên (Ki Tô Giáo). Những nhà báo như H. L. Mencken công khai tấn công “sự mê tín” (của Ki Tô Giáo).

Thật là một điều mâu thuẫn lạ lùng: một phần đáng kể dân chúng khắp thế giới vẫn còn thờ phụng những thiên chúa không ai nhìn thấy, đôi khi còn giết người cho những thiên chúa này – trong khi hầu hết những tư tưởng gia, khoa học gia, văn gia, và những giới trí thức khác thường là đã loại bỏ đấng siêu nhiên.

Đối với bất cứ ai duyệt qua quá khứ và quan sát thế giới ngày nay, hầu như không thể nào tìm ra được một người có tiếng tăm – ngoại trừ đối với các giáo hoàng, tổng giám mục, vua chúa và các nhà cầm quyền đi kiếm hậu thuẫn của quần chúng - lại có thể nói rằng mục đích của đời sống con người là được “cứu rỗi” bởi một Giê-su vô hình và lên một thiên đường vô hình. Nhưng thật là dễ dàng tìm được rất nhiều người không tin cái tín lý căn bản này trong số những danh nhân.”
avatar
(Intelligent, educated people tend to doubt the supernatural. So it is hardly surprising to find a high ratio of religious skeptics among major thinkers, scientists, writers, reformers, scholars, champions of democracy, and other world changers – people usually called great.

The advance of Western civilization has been partly a story of gradual victory over oppressive religion. The rise of humanism slowly shifted society’s focus away from obedience to bishops and kings, onto individual rights and improved living conditions. Much of the progress was impelled by men and women who didn’t pray (to God), didn’t kneel at altars (in churches), didn’t make pilgrimages (to holy places), didn’t recite creeds.

Western culture has traveled an erratic journey. Ancient Greece and Rome teamed with intellectual inquiry, amid polytheism. Then the Christian Age of Faith brought darkness for centuries. The Renaissance revived individualism and free thingking, which soared in the Age of Reason and the Enlightenment. With the flowering of science in the nineteenth century, many thinkers assumed that mystical religion would vanish. Among intellectuals, it largely has done so..

Slowly, as scientific thinking grew and religion retreated, freedom of doubt emerged in the West..

Eventually, the right to disbelieve was established. Freethought blossomed among intellectuals in Europe and America, reaching a heyday at the end of the nineteenth century and the beginning of the twentieth. Doubters such as Robert Ingersoll conducted speaking tours to challenge supernaturalism. Newspaper writer such as H. L. Mencken openly assailed “superstition”...

It is a strange contradiction: A good part of people around the globe still still worship unseen gods, and sometimes even kill for them – yet most Western thinkers, scientists, witers, and other intellectuals generally reject the supernatural.

For anyone scanning the past and surveying the current world scene, it is nearly impossible to find any oustanding person – except for popes, archbishops, kings and other rulers seeking popular support – who says the purpose of life is to be saved by an invisible Jesus and to enter an invisible heaven. But ist is easy to find many among the great who doubt this basic dogma...)

Phật Giáo là đạo của trí tuệ nên không mê tín đến độ có thể tin vào một Thiên Chúa sáng tạo ra muôn loài. Đức Phật đã khẳng định như vậy. Do đó Phật Giáo cũng vô thần. Phật Giáo rất hãnh diện là một tôn giáo vô thần, vì vô thần phản ánh sự sáng suốt của trí tuệ. Những người ngày nay còn tiếp tục dùng từ “vô thần” để ám chỉ một điều xấu chỉ chứng tỏ một tâm cảnh cuồng tín của Ki Tô Giáo đã lỗi thời. Ngoài ra nó còn chứng tỏ một trình độ hiểu biết thấp kém, vì đối với các giới trí thức trong những xã hội tân tiến Âu Mỹ, “Vô Thần” là một biểu hiện của tự hào, của danh dự (A badge of honor). James A. Haught đã coi những người vô thần như thuộc đoàn thể của những vĩ nhân. (They are in the company of giants). Nhưng ai là những vĩ nhân? Ngoài một số danh nhân thế giới tôi đã nêu tên trong một phần trên, chúng ta còn phải kể 6 vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ và vô số những khoa học gia cùng các trí thức trong mọi ngành. Sau đây, để kết luận, tôi xin liệt kê tên của một số nhỏ những nhân vật có tên tuổi trên thế giới mà tôi cho là quen thuộc nhất đối với chúng ta, trong số 600 nhân vật (lẽ dĩ nhiên vẫn chưa đầy đủ) trong cuốn 2000 Years of Disbelief: Famous People With The Courage To Doubt của James A. Haught, Prometheus Books, 1996, những nhân vật có thể xếp vào trong đoàn thể của những người “vô thần”, theo thứ tự A, B, C:

Lord Acton
John Adams
Ethan Allen
Steve Allen
Aristotle
Isaac Asimov
Sir Francis Bacon
Honoré de Balzac
Charles Baudelaire
Simone de Beauvoir
Ludwig van Beethoven
Hector Berlioz
Georges Bizet
Charles Bradlaugh
Johannes Brahms
Benjamin Britten
Giordano Bruno
Pearl Buck
Albert Camus
Andrew Carnegie
Marcus Tullius Cicero
Auguste Comte
Confucius
Nicolaus Copernicus
Clarence Darrow
Charles Darwin
Claude Debussy
Daniel Defoe
Demosthenes
Charles Dickens
Denis Diderot
Diogenes
Alexandre Dumas
Will Durant
Thomas Edison
Albert Einstein
George Eliot
Albert Ellis
Empedocles
Euripides
William Faulkner
Richard P. Feynman
Gudtave Flaubert
Antony Flew
George William Foote
Anatole France
Benjamin Franklin
Sigmund Freud
Galileli Galileo
Indira Gandhi
Mohandas Gandhi
Giuseppe Garibaldi
Edward Gibbon
André Gide
Johann Wolfang von Geothe
Thomas Hardy
Stephen Hawking
Joseph Haydn
George W. F. Hegel
Martin Heidegger
Fred Hoyle
Victor Hugo
David Hume
Aldous Huxley
Robert G. Ingersoll
Thomas Jefferson
James Joyce
Franz Kafka
Immanuel Kant
Johannes Kepler
Jean de la Bruyère
Pierre Simon de Laplace
William E. H. Lecky
Abraham Lincoln
John Locke
James Madison
Karl Marx
Jules Massenet
Somerset Maugham
Guy de Maupassant
Henry Louis Mencken
Michel de Montaigne
Baron de Montesquieu
Wolfang Amadeus Mozart
Jawaharlal Nehru
Friedrich Nietzsche
Madalyn Murray O’Hair
Thomas Paine
Blaise Pascal
Pablo Picasso
Max Planck
Marcel Proust
Jules Renard
Eleanor Roosevelt
Theodore Roosevelt
Jean-Jacques Rousseau
Carl Sagan
George Sand
George Santayana
Jean Paul Sartre
Arthur Schlesinger
William Shakespeare
Adam Smith
Socrates
Baruch Spinoza
Richard Strauss
Leo Tolstoy
Mark Twain
Voltaire
George Washington
Daniel Webster
H. G. Wells
Zeno
Émile Zola.

ChauTienLoc
Re: Đạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng?
Bài gửi Tue Dec 02, 2008 9:50 pm by ChauTienLoc
a09a09 đã viết:
Các bạn có thể giúp mình sáng tỏ vấn đề này được không? Mình là một người theo đạo Thiên Chúa. Điều này đồng nghĩa với việc mình sẽ không dược vô Đảng và không được phép làm trong một số ngành nghề như Công an...Chuyện này đối với mình không quan trọng và mình cũng chẳng quan tâm đến. Nhưng có một người bạn nói với mình là đạo Chúa là đạo phản cách mạng cho nên mới có những hạn chế như vậy. Mình tức lắm nhưng không thể nói lại được ,vì có bít gì đâu mà nói. Vậy các bạn nghĩ như thế nào về câu nói của bạn mình "đạo Chúa là đạo phản cách mạng "
Bạn ơi! Ko hẳn theo đạo Thiên chúa có nghĩa là đều "phản cách mạng" đâu. Sự thật trong lịch sử Việt Nam (bên cạnh những tên mật thám Pháp đội lốt tu sĩ truyền giáo) vẫn còn những vị tu sĩ chân chính, họ cũng góp phần đoàn kết dân tộc, hỗ trợ Đảng ta trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam những người Công giáo chân chính đã quay quần dưới ngọn cờ của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam - Một tổ chức đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo - chính trị ở Việt Nam. Một bàn tay có năm ngón có ngón ngắn ngón dài, không thể vu hết cho người Công giáo là đạo phản cách mạng.
 

Đạo Chúa có phải là đạo phản Cách mạng?

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Góc trò chuyện-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất