CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 lịch sử tây Tạng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
lịch sử tây Tạng I_icon_minitimeSun Nov 23, 2008 10:47 am

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)

Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích Điểm thành tích : 157
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: lịch sử tây Tạng

 
Lịch sử Tây Tạng
Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai. Tiếng Tây Tạng là một phần của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Lịch sử của Tây Tạng đặc biệt ở chỗ là đây là một quốc gia phụng sự Phật giáo, cả đối với dân xứ đó cũng như đối với dân Mông Cổ (Mongol) và dân Mãn Châu (Manchu). Tây Tạng còn có tên thường gọi là "mái nhà của thế giới" hay là "đất nước của tuyết".
[ Tiền sử
Người Trung Quốc và người "tiền Tạng-Miến" (proto-Tibeto-Burman) có lẽ đã tách ra từ trước năm 4000 TCN, khi người Trung Quốc bắt đầu trồng kê ở thung lũng sông Hoàng Hà trong khi người Tạng-Miến vẫn là dân du mục. Tây Tạng tách khỏi Myanma vào khoảng năm 500[1][2].
Người ta vừa tìm ra các đồn ở trên đồi cũng như các nơi chôn cất thời đại đồ đá từ tiền sử ở đồng bằng Chang Tang nhưng địa điểm xa xôi hiểm trở đã ngăn cản các nghiên cứu khảo cổ. Nhận định ban đầu là văn hóa này là văn hóa Zhang Zhung được miêu tả trong sách Tây Tạng cổ như là văn hóa nguồn gốc của đạo Bön.
Nguồn gốc theo truyền thuyết
Đế chế Tây Tạng


Một loạt các vua đã cai trị Tibet từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 11 - xem Danh sách các vua Tây Tạng. Đã có lúc người Tây Tạng cai quản về phía nam xa nhất là tới Bengal và phía bắc xa đến Mông Cổ.
[ Sự xuất hiện đầu tiên trong lịch sử
Tây Tạng lần đầu tiên bước vào lịch sử Địa lý của Ptolemy với cái tên batai (βαται), phiên ra ký tự Hy Lạp của một tên bản xứ là Bod. Tây Tạng sau đó xuất hiện trong lịch sử trong một cuốn sách Trung Quốc mà xứ này được gọi là fa. Sự kiện đầu tiên từ lịch sử còn ghi lại của Tây Tạng và cũng được xác nhận ở nước ngoài là khi Vua Namri Löntsän (Gnam-ri-slon-rtsan) gửi một đại sứ sang Trung Quốc đầu thế kỉ thứ 7.[3]
[sửa] Thành lập triều đại
Tây Tạng bắt đầu tại một lâu đài tên là Taktsé (Stag-rtse) trong quận Chingba (Phying-ba) của Chonggyä (Phyongs-rgyas). Nơi đó, theo như Biên niên sử cổ của Tây Tạng,
"Một nhóm người âm mưu nổi loạn thuyết phục Stag-bu snya-gzigs [Tagbu Nyazig] khởi nghĩa chống lại Dgu-gri Zing-po-rje [Gudri Zingpoje]. Zing-po-rje là một chư hầu của đế chế Zhang-zhung dưới triều đại Lig myi. Zing-po-rje chết trước khi âm mưu nổi loạn xảy ra, và con của ông là Gnam-ri-slon-mtshan [Namri Löntsen] đã dẫn đầu âm mưu sau khi lấy được lời khai từ những người chủ mưu."
Nhóm người đó đã thắng và Namri Löntsän trở thành lãnh đạo của một nước mà sau này trở thành Đế chế Tây Tạng. Triều đình của Namri Löntsän đã gửi hai sứ giả sang Trung Quốc vào năm 608 và 609, đánh dấu sự xuất hiện của Tây Tạng trên trường quốc tế.[4]
Triều đại Songtsän Gampo
Songtsän Gampo (sinh 604, mất 650) là một vị vua đã mở rộng quyền lực của Tây Tạng và người được cho là đã mời Phật giáo vào Tây Tạng. Khi cha của ông, Namri Löntsän chết vì bị đầu độc, khoảng 618,[5] Songtsän Gampo đã nắm lấy quyền lực sau khi dập tắt một cuộc nổi loạn ngắn.
Songtsän Gampo chứng tỏ là một nhà ngoại giao khéo léo và cũng không kém tài thao lược. Tể tướng của ông là Myang Mangpoje (Wylie: Myang Mang-po-rje Zhang-shang) đánh bại Sumpa vào khoảng năm 627.[6] Sáu năm sau (khoảng 632-3) Myang Mangpoje bị kết tội phản bội và xử tử.[7][8][9] Kế nhiệm ông là tể tướng Gar Songtsän (Mgar-srong-rtsan).
Sử liệu Trung Quốc ghi lại một phái đoàn Tây Tạng sang Trung Quốc vào năm 634 cầu hôn công chúa và bị từ chối. Năm 635-6 vua Tây Tạng tấn công và đánh bại người Azha (‘A zha), sống xung quanh hồ Koko Nur vùng đông bắc của Tây Tạng, và kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng vào Trung Quốc. Sau một chiến dịch đánh Trung Quốc khá thành công vào năm 635-6,[10] vua nhà Đường mới đồng ý gả công chúa cho Songtsän Gampo.
Khoảng năm 639, sau khi Songtsän Gampo có mâu thuẫn với em trai mình là Tsänsong (Brtsan-srong), người em trai này bị thiêu sống bởi tể tướng của chính ông là Khäsreg (Mkha’s sregs) (có lẽ là theo lệnh vua).[8][11]
Công chúa Wencheng (tiếng Tây Tạng Mung-chang Kung-co) rời Trung Quốc vào năm 640 để lấy Songtsän Gampo, một năm sau bà mới tới nơi. Hòa bình lập lại giữa Trung Quốc và Tây Tạng cho đến hết triều đình của Songtsän Gampo.
Em gái của Songtsän Gampo là Sämakar (Sad-mar-kar) được gửi sang kết hôn với Lig-myi-rhya vua của Zhang Zhung. Tuy nhiên, khi vị vua từ chối cuộc hôn nhân này, bà giúp anh trai đánh bại Lig myi-rhya và sát nhập Zhang Zhung vào Đế chế Tây Tạng.
Năm 645, Songtsän Gampo chinh phục vương quốc Zhang Zhung mà bây giờ là miền Tây của Tây Tạng.
Songtsän Gampo chết vào năm 650. Cháu nội còn nhỏ tuổi của ông là Trimang Lön (Khri-mang-slon) lên kế vị. Quyền lực thực sự nằm trong tay tể tướng Gar Songtsän.
[sửa] Triều đại Mangsong Mangtsen (650-676)
Tể tướng Gar Songtsän chết vào năm 667, sau khi sát nhập xứ Azha vào lãnh thổ Tây Tạng. Giữa những năm 665-670, Kotan bị người Tây Tạng đánh bại. Vua Mangsong Mangtsen (Trimang Löntsen hay Khri-mang-slon-rtsan) thành hôn với Thrimalö (Khri-ma-lod), một phụ nữ sau này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Tạng. Vua qua đời vào mùa đông năm 676-677, và nước Zhang Zhung nổi loạn sau đó. Vào cùng năm, con của vua là 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsän hoặc Khri-'dus-srong-rtsan) ra đời.[12]
Triều đại 'Dus-rong Mang-po-rje (677-704)
Vua 'Dus-rong Mang-po-rje hay Tridu Songtsän cai trị dưới quyền nhiếp chính của bà mẹ đầy quyền uy Thrimalö và dòng tộc Gar (Mgar) có nhiều ảnh hưởng lớn vào thời đó. Năm 685, tể tướng Gar Tännyädombu (Mgar Bstan-snyas-ldom-bu) chết và em của ông ta, Gar Thridringtsändrö (Mgar Khri-‘bring-btsan brod), được chỉ định thay thế ông.[13] Năm 692, người Tây Tạng bị mất đồng bằng lưu vực sông Tarim Basin vào tay người Hán. Gar Thridringtsändrö đánh bại người Hán trong trận đánh năm 696, thiết lập hòa bình. Hai năm sau đó, vào năm 698, vua Tridu Songtsän mời dòng tộc Gar (trên 2000 người) đi dự một bữa tiệc săn bắn và cho thảm sát họ. Gar Thridringtsändrö sau đó tự vẫn, và quân đội trung thành với ông ta quy hàng theo nhà Hán. Sự kiện này chấm dứt quyền lực của dòng tộc Gar.[12]
Từ năm 700 cho đến khi mất, vua liên tục hành quân tiến đánh miền đông bắc, vắng mặt khỏi miền Trung Tây Tạng, trong khi mẹ của ông là Thrimalö cai trị trên danh nghĩa của ông.[14] Vào năm 702, Trung Quốc và Tây Tạng thiết lập hòa bình. Cũng cuối năm đó, nhà nước quân chủ Tây Tạng quay sang củng cố các tổ chức hành chính của (Chữ Tây Tạng: khö chenpo; Wylie: mkhos chen-po) khu vực đông bắc của Sumru (Wylie: Sum-ru), từng là nước Sumpa bị chinh phục 75 năm trước đó. Sumru được tổ chức lại thành một "vùng mũi" mới của đế chế. Vào mùa hè năm 703, Tridu Songtsän đóng quân tại Öljag (‘Ol-byag) xứ Ling (Gling), thượng nguồn của sông Dương Tử, trước khi bắt đầu xâm lược nước Jang (‘Jang) hay Nam Chiếu. Năm 704, ông lưu lại một thời gian ngắn ở Yoti Chuzang (Yo-ti Chu-bzangs) xứ Madrom (Rma-sgrom) trên sông Hoàng Hà. Sau đó ông xâm lược xứ Mywa (có lẽ = người Miêu)[15] nhưng qua đời trong chiến dịch hành quân đó.[14]
Triều đại Mes-ag-tshoms (704-754)
Gyältsugru (Wylie: Rgyal-gtsug-ru), sau này trở thành Vua Tride Tsuktsän (Khri-lde-gtsug-brtsan), được biết với tên thông tục là Mes-ag-tshoms ("Ông già nhiều râu"), sinh vào năm 704. Với cái chết của 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsen), hoàng hậu Thrimalö đã cai trị với quyền tể tướng cho ấu chúa Gyältsugru.[14] Năm sau đó con lớn hơn của Tridu Songtsen, tên là (Lha Bal-pho) đã phản đối việc nối ngôi của người em 1 tuổi nhưng, tại Pong Lag-rang, Lha Balpo đã bị "tước ngôi vua".[14][16]
Thrimalö đã sắp xếp đám cưới vua với một công chúa Trung Quốc. Công chúa Jincheng (金成) (Tây Tạng: Kyimshang Kongjo) đến vào năm 710, nhưng không rõ là cô ta có cưới ấu vương Gyältsugru vừa tròn 7 tuổi [17] hay là cưới Lha Balpo đã bị tước ngôi.[18] Ông này cũng cưới một phụ nữ từ xứ Jang (Nam Chiếu) và một người khác sinh ở Nanam.[19]
Gyältsugru chính thức lên ngôi với đế hiệu là Tride Tsuktsän năm 712,[14] cùng năm hoàng thái hậu Thrimalö qua đời vì cao tuổi.
Người Arab và người Turgis trở nên lớn mạnh trong giai đoạn 710-720. Người Tây Tạng là đồng minh với Arab và người phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tibet và Trung Quốc thỉnh thoảng đánh nhau trong cuối thập niên 720. Ban đầu Tibet (với đồng minh người Turgi) chiếm thế thượng phong, nhưng bắt đầu thua trận. Sau một cuộc nổi loạn ở phía nam Trung Quốc, và một đại thắng của Tây Tạng năm 730, Tây Tạng và Thổ thiết lập hòa bình.
Năm 734 người Tây Tạng gả công chúa Dronmalön (‘Dron ma lon) cho Turgis Qaghan. Trung Quốc liên minh với Arab tấn công Turgis. Sau chiến thắng và hòa bình với người Turgis, Trung Quốc bất ngờ tấn công Tây Tạng. Tây Tạng chịu vài thất bại ở phía đông, mặc dù vẫn còn vững mạnh ở phía tây. Đế chế Turgis sụp đổ vì nội loạn. Năm 737, Tây Tạng tấn công vua Bru-za (Gilgit), ông này xin Trung Quốc giúp đỡ, nhưng cuối cùng phải chịu cống nạp cho Tây Tạng. Năm 747, cai trị của Tibet bị lỏng đi bởi chiến dịch hành quân của tướng Cao Tiên Chi, người cố gắng mở lại liên lạc trực tiếp giữa Trung Á và Kashmir. Tới năm 750 Tây Tạng đã mất gần hết các thuộc địa Trung Á về tay Trung Quốc. Tuy nhiên, sau thất bại của Cao Tiên Chi bởi quân Qarluq và Arab tại sông Talas (751), ảnh hưởng của Trung Quốc suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng của Tây Tạng quay trở lại.
Năm 755 Tride Tsuktsän bị các quan thượng thư là Lang và Bal giết. Sau đó Tagdra Lukong (Stag-sgra Klu-khong) trình bằng chứng cho hoàng tử Song Detsän (Srong-lde-brtsan) rằng "họ đã phản bội, gây chia rẽ trong đất nước, và chuẩn bị giết cả hoàng tử. … Sau đó, Lang và ‘Bal đã làm loạn, rồi bị giết bởi quân đội, tài sản bị tịch thu, và Klu khong was, người ta tin rằng, được trọng thưởng."[20]
Chữ ký của Nam_Thuan





lịch sử tây Tạng I_icon_minitimeSun Nov 23, 2008 10:48 am

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)

Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích Điểm thành tích : 157
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: lịch sử tây Tạng

 
Triều đại Trisong Detsän (756-797 or 804)
Năm 756, Thái tử Song Detsän chính thức lên ngôi vua với tên hiệu Trisong Detsän (Wylie Khri sron lde brtsan) và điều khiển nhà nước khi đã nắm được đa số ủng hộ[21] vào năm 13 tuổi sau một năm interregnum (giai đoạn không có vua). Năm 755 Trung Quốc đã yếu đi nhiều vì các nổi loạn từ trong nước, kéo dài cho đến năm 763. Ngược lại, triều đại của Trisong Detsän đã được đánh dấu bởi sự củng cố ảnh hưởng của Tây Tạng ở vùng Trung Á và chống lại Trung Quốc. Thời đầu của triều đại các xứ miền Tây của Tây Tạng phải cống nạp cho triều đình Tây Tạng. Từ thời gian đó Tây Tạng bắt đầu xâm lấn vào các xứ thuộc nhà Đường, tiến tới thủ đô Chang'an (Xian hiện nay, Hán Việt: Trường An) của Trung Quốc năm 763/764. Quân Tibet chiếm lĩnh Chang'an trong 15 ngày và thiết lập một vua bù nhìn trong khi Đường Thái Tông đang ở Lạc Dương. Nam Chiếu (ở Vân Nam và các vùng lân cận) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Tạng từ 750 đến 794, khi họ nổi loạn chống lại các toàn quyền người Tây Tạng và giúp người Hán đánh bại người Tây Tạng.
Trong thời gian đó, người Kyrgyz thương lượng một hiệp ước hữu nghị với Tây Tạng và các cường quốc khác để cho phép thương mại tự do trong khu vực. Một cố gắng về một hiệp định hòa bình giữa Tây Tạng và Trung Quốc diễn ra vào năm 787, nhưng xung đột kéo dài cho đến hòa ước Trung Quốc - Tây Tạng năm 821 được ký kết ở Lhasa năm 823 (xem bên dưới). Cùng thời gian đó, người Uyghur, những đồng minh du mục của các vua nhà Đường, tiếp tục quấy phá dọc theo biên giới phía bắc của Tibet. Cho đến cuối triều đại vua này, những chiến thắng của người Uyghur ở phía bắc đã làm Tây Tạng mất đi nhiều đồng minh ở phía đông nam.[22]
Những nghiên cứu lịch sử gần đây cho thấy sự hiện diện của Thiên chúa giáo từ thế kỉ thứ 6 hay thứ 7, một giai đoạn khi người Hun trắng có nhiều liên hệ với người Tây Tạng.[23] Một sự hiện diện khá lớn vào thế kỉ thứ 8 khi Patriarch Timothy I (727-823) năm 782 gọi người Tây Tạng là một trong những cộng đồng quan trọng của nhà thờ phía đông và việc về sự cần thiết của việc bổ nhiệm một cha xứ khác khoảng 794.[24]
Triều đại Mune Tsenpo (c. 797-799?)
Triều đại của Mune Tsenpo (Wylie Mu ne btsanpo) được ghi lại rất ít.
triều đại Sadnalegs (799-815)
Dưới triều vua Tride Songtsän (Khri lde srong brtsan - thường được biết đến như Sadnalegs) có một cuộc chiến tranh kéo dài với các đế quốc Arab về phía tây. Có vẻ như là Tây Tạng đã bắt giữ được nhiều lính Arab và buộc họ ra mặt trận phía đông vào năm 801. Tây Tạng hoạt động xa về phía tây tới tận Samarkand và Kabul. Lực lượng Arab bắt đầu chiếm thế thượng phong, và thống đốc Kabul người Tây Tạng đầu hàng quân Arab và theo Muslim khoảng 812 hay là 815. Sau đó quân Arab đánh phía đông từ Kashmir, nhưng bị kìm chân lại bởi quân Tây Tạng. Cùng lúc đó, Uyghur tấn công Tây Tạng từ đông bắc. Xung đột giữa người Uyghur và người Tây Tạng tiếp tục một thời gian sau đó.[25]
Triều đại Ralpacan (815-838)
Ralpacan (Wylie Khri gtsug lde brtsan) là quan trọng đối với Phật giáo Tây Tạng như là một trong ba Vua chính pháp (Dharma Kings) người đã có công mang Phật giáo vào Tây Tạng. Ông là người ủng hộ Phật giáo một cách hào phóng và đã mời nhiều thợ thủ công, học giả, dịch giả vào Tây Tạng từ các nước lân cận. Ông cũng cổ động cho chữ viết Tây Tạng và việc biên dịch, được giúp đỡ nhiều với bộ từ điển Sanskrit-Tibetan chi tiết gọi là Mahavyutpatti bao gồm từ tương đương trong tiếng Tây Tạng của hàng ngàn từ Sanskrit.[26][27]
Tây Tạng tấn công lãnh thổ Uyghur vào năm 816 và bị tấn công vào năm 821. Sau khi Tây Tạng thành công trong việc đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, Phật giáo cả hai nước bắt đầu tìm cách hòa giải.[28] Hòa nước Sino-Tibetan hoàn thành năm 821/822, bảo đảm hòa bình trên hai thập kỉ.[29] Một bản song ngữ của hòa ước này được khắc vào cột đá đứng bên ngoài chùa Jokhang tại Lhasa.[30]
Vua đã bị giết bởi những người theo đạo Bon và đưa người anh ông với quan điểm chống đối Phật giáo, Langdarma, lên ngôi.[31]
Triều đại Langdarma (838-842)
Triều đại Langdarma (Wylie Glang dar ma, đế hiệu là Tri Uidumtsaen Khri 'U'i dum brtsan đầy những vấn đề đến từ bên ngoài. Nước Uyghur phía bắc sụp đổ dưới áp lực của người Kyrgyz vào năm 840, và nhiều người di tản chạy vào Tây Tạng. Bản thân Langdarma bị ám sát, có lẽ là bởi một ẩn sỹ Phật giáo, vào năm 842.[32][33]
Tibet bị chia cắt
Sau cái chết của Langdarma, có một cuộc tranh cãi ai là người kế vị ông, thái tử Yumtän (Wylie: Yum brtan), hay là người con trai (hay cháu) khác là Ösung (Wylie: 'Od-srung) (sinh/mất 843-905 hay 847-885). Một cuộc nội chiến nổ ra kết thúc thời trung ương tập quyền của Tây Tạng cho đến giai đoạn Sa-skya. Đồng minh của Ösung đã cố giữ được Lhasa, nhưng Yumtän bị buộc phải tới Yalung nơi ông thiết lập một hoàng tộc riêng. [34] Vào năm 910 mộ của các vua bị quật lên.
Con của Ösung là Pälkhortsän (Wylie: Dpal 'khor brtsan) (893-923 hoặc 865-895), nắm quyền điều khiển miền Trung Tây Tạng một thời gian và phong vương cho hai con trai là Trashi Tsentsän (Wylie: Bkra shis brtsen brtsan) và Thrikhyiding (Wylie: Khri khyi lding, cũng còn được gọi là Kyide Nyigön [Wylie: Skyid lde nyi ma mgon] theo một số nguồn khác). Thrikhyiding dời đến khu vực miền tây Tây Tạng phía trên Ngari (Wylie: Stod Mnga ris) và thành hôn với một phụ nữ Tây Tạng quý tộc ở vùng cao nguyên, lập ra một triều đại địa phương. [35]
Sau khi đế chế Tibet bị chia cắt vào năm 842, Nyima-Gon, đại diện của một hoàng tộc Tây Tạng cổ đại thành lập triều đại Ladakh đầu tiên. Vương quốc của Nyima-Gon có trung tâm xa về phía đông của Ladakh ngày nay. Con trai cả của Kyide Nyigön trở thành người cai trị xứ Mar-yul (Ladakh), và hai người con trẻ hơn cai trị miền tây Tibet, thành lập Vương quốc Guge và Pu-hrang. Giai đoạn sau đó con cả của Guge là Kor-re, cũng được gọi là Jangchub Yeshe Ö (Byang Chub Ye shes' Od), trở thành một nhà sư Phật giáo. Ông cho gửi các học giả trẻ sang Kashmir để đào tào và chịu trách nhiệm mời Atisha sang Tibet vào năm 1040, và do đó đã mở ra giai đoạn được gọi là Chidar (Phyi dar) của Phật giáo Tây Tạng. Người con trẻ hơn, Srong-nge, theo dõi công việc hàng ngày của nhà nước; chính những con của ông đã tiếp tục dòng tộc hoàng gia. [36]
Quyền lực trung ương gần như là không tồn tại trong khu vực Tây Tạng từ năm 842 đến 1247, thế nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong khu vực xứ Kham. Trong thời vua Langdarma ba nhà sư đã trốn thoát khỏi vùng Lhasa nổi loạn vào khu vực núi Dantig ở Amdo. Đệ tử của họ là Muzu Saelbar (Mu-zu gSal-'bar), sau này được biết đến như là học giả Gongpa Rabsal (Dgongs-pa rab-gsal) (832-915), chịu trách nhiệm gây dựng lại Phật giáo ở đông bắc Tibet và là người được cho là sáng lập ra phái Nyingma (Rnying ma pa) của Phật giáo Tây Tạng. Trong khi đó, theo như truyền thống, một trong những hậu duệ của Ösung, người có gia sản gần Samye gửi mười thanh niên sang đào tạo bởi Gongpa Rabsal. Trong mười người đó là Lume Sherab Tshulthrim (Klu-mes Shes-rab Tshul-khrims) (950-1015). Khi đã được huấn luyện, những thanh niên được ordained và quay trở về vùng trung Tây Tạng xứ U và xứ Tsang. Những học giả trẻ có khả năng liên lạc với Atisha không lâu sau năm 1042 và giúp cho việc quảng bá và tổ chức Phật giáo ở Lhokha. Trong vùng này niềm tin bắt đầu mạnh lên với sự thành lập của Tu viện Sakya vào năm 1073.[37] Trong hai thế kỉ sau đó tu viện Sakya đã trở thành quan trọng trong đời sống và văn hóa Tây Tạng. Tu viện Tsurpu, nơi của phái Karmapa của Phật giáo, được thành lập vào năm 1155.
Người Mông Cổ và trường phái Sakya (1236-1354)
Người Tây Tạng biết rằng vào năm 1207 Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) đang chinh phạt đế chế Tangut. Liên lạc đầu tiên giữa người Tây Tạng và người Mông Cổ được sử sách ghi lại xảy ra khi Genghis Khan gặp Tsangpa Dunkhurwa (Gtsang pa Dung khur ba) và sáu đệ tự của ông ta, có lẽ là trong đế chế Tangut, vào năm 1215. [38]
Trong khi tướng Mông Cổ là Köden chiếm được khu vực Kokonor vào năm 1239, ông gửi tướng của mình là Doorda Darqan sang do thám Tây Tạng vào năm 1240 để nghiên cứu khả năng tấn công nhà Tống của Trung Quốc từ phía tây. Trong cuộc thám hiểm này các tu viện Kadampa xứ Rwa-sgreng và Rgyal-lha-khang bị thiêu hủy và 500 người bị giết. Cái chết của Đại hãn Mông Cổ Ögedei (Oa Khoát Đài) năm 1241 đã làm các cuộc viễn chinh của Mông Cổ vòng quanh thế giới tạm ngưng lại. Mông Cổ tiếp tục để ý tới Tây Tạng năm 1244 khi Köden gửi lời mời học giả người Bengal là Sakya Pandit'ta, lãnh đạo của trường phái Sakya, đến thủ đô của ông ta và chính thức đầu hàng Mông Cổ. Sakya Pandi'ta đến Kokonor với hai người cháu là Drogön Chögyal Phagpa ('Phags-pa; 1235-80) và Chana Dorje (Phyag-na Rdo-rje; 1239-67) năm 1246.

Khi Möngke trở thành Khả hãn vào năm 1251, ông ta ban phát nhiều quận của Tây Tạng cho bà con của ông ta. Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) được phong Möngke Khan để chỉ huy các chiến dịch xâm lược Trung Quốc vào năm 1253. Vì Sakya Padit'ta đã qua đời vào thời gian này Kublai mang Drogön Chögyal Phagpa vào doanh trại của ông ta như là một biểu tượng đầu hàng của Tây Tạng. Kublai được bầu lên làm Qaghan năm 1260 theo sau cái chết của anh mình là Möngke (Mông Kha ???), mặc dù việc lên ngôi của ông ta không phải là không có tranh cãi. Tại thời điểm đó ông phong cho Drogön Chögyal Phagpa 'state preceptor'. Năm 1265 Drogön Chögyal Phagpa quay lại lần đầu tiên và cố gắng thiết lập hệ thống Sakya với việc bổ nhiệm Shakya Bzang-po (một người đồng minh và phụng sự Sakya đã lâu) như là Dpon-chen ('tể tướng') toàn Tibet năm 1267. Một cuộc thống kê được làm năm 1268 và Tibet được chia làm 13 tỉnh nhỏ (myriarchies).
Năm 1269 Drogön Chögyal Phagpa quay lại với Kublai tại thủ đô mới của ông ta là Khanbaliq (Beijing hiện nay). Ông trình cho Qaghan một chữ viết mới được nghĩ ra để đại diện cho tất cả các ngôn ngữ trong đế quốc. Năm sau đó ông được phong Dishi ('imperial preceptor'), và vị trí cai trị Tây Tạng (bây giờ dưới dạng 13 myriarchies) được tái công nhận. Hệ thống Sakya trên toàn Tibet tiếp tục cho đến giữa thế kỉ 14, mặc dù nó bị chống lại bởi một cuộc nổi loạn của phái Drikung Kagyu với sự giúp đỡ của Hülegü Khan xứ Ilkhanate năm 1285. Cuộc nổi loạn bị dập tắt năm 1290 khi những người theo phái Sa-skya và quân Mông Cổ phía đông đốt cháy Tu viện Drikung và giết hại 10 000 người.[39]
[sửa] Sự nổi lên của Phagmodru (1354-1434)
Tông phái Phagmodru (Phag mo gru) trung tâm tại Neudong (Sne'u gdong) được ban tặng như là một thái ấp cho Hülegü vào năm 1251. Khu vực này thường liên hệ với gia đình Lang (Rlang), và với sự suy giảm của ảnh hưởng Ilkhanate vùng này được cai trị bởi gia đình này bên trong hệ thống Mongol-Sakya đứng đầu bởi một Pönchen (Dpon chen) tại Sakya. Khu vực này dưới quyền cai quản của gia tộc Lang và liên tục bị xâm phạm trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ 13 và đầu thế kỉ 14. Janchub Gyaltsän (Byang chub rgyal mtshan, 1302-1364) thấy những xâm phạm này là phạm luật và tìm cách khôi phục vùng đất Phagmodru sau khi ông được bổ nhiệm làm Myriarch năm 1322. Sau những tranh đấu về luật lệ kéo dài cuộc đấu tranh trở nên bạo lực khi Phagmodru bị tấn công bởi các vùng lân cận vào năm 1346. Jangchub Gyaltsän bị bắt và được thả vào năm 1347. Khi sau đó ông từ chối không xuất hiện tại tòa xét xử, khu vực của ông bị tấn công bởi Pönchen vào năm 1348. Janchung Gyaltsän có khả năng bảo vệ Phagmodru, và tiếp tục có các thành công về quân sự cho đến 1351 và ông trở thành nhân vật chính trị mạnh nhất trong đất nước. Các xung đột quân sự kết thúc vào năm 1354 với Jangchub Gyaltsän như là người chiến thắng không chối cãi. Ông tiếp tục cai trị miền trung Tây Tạng cho đến khi qua đời năm 1364, mặc dù ông đã rời tất cả các tổ chức Mông Cổ. Quyền lực vẫn nằm trong tay gia đình Phagmodru cho đến 1434. [40]
Chữ ký của Nam_Thuan




 

lịch sử tây Tạng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Tập san lịch sử các nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất