CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam . I_icon_minitimeThu Nov 20, 2008 10:57 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam .

 
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về cuộc sống của người dân cũng ngày càng tăng và vì vậy nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người cũng tăng theo trình độ tri thức.
Ơû nước ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang tồn tại và phát triển rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Có thể kể ra đây hàng loạt những môn nghệ thuật từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, hội họa…Trong một nền kinh tế thị trường đầy những bộn bề lo toan và cuộc sống dường như lúc nào cũng hối hả bận rộn thì người ta vẫn dành ra nhiều thời gian để thưởng thức nghệ thuật như để cân bằng lại cuộc sống đầy căng thẳng. Các loại hình văn hóa nghệ thuật vì thế cũng ngày càng đa dạng hơn để thỏa mãn nhu cầu sống của xã hội. Nhiều loại hình nghệ thuật, với mỗi loại hình là một đặc trưng riêng góp phần làm phong phú hơn tinh thần người dân. Tuy nhiên, trong sự đa dạng và phát triển không ngừng đó, văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tồn tại hai mảng sáng và tối.
Mặt tích cực có thể nhận thấy trong tình hình văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc vẫn được duy trì và cũng cố.
Các loại hình nghệ thuật sân khấu như cải lương, đờn ca tài tử vẫn được nhiều sự quan tâm của công chúng, nhiều nghệ sĩ vẫn kiên trì theo nghề diễn dù đồng lương của nghệ thuật không đủ nuôi sống họ. Các cuộc thi tìm kiếm diễn viên trẻ triển vọng như giải Trần Hữu Trang vẫn đều đặn được tổ chức hàng năm, điều đáng ghi nhận là có rất nhiều bạn trẻ tham dự và họ vẫn theo đuổi và sống cùng nghệ thuật dân tộc. Các đài truyền hình đóng vai trò rất lớn trong việc đưa nghệ thuật sân khấu đến với đông đảo công chúng với lịch phát sóng đều đặn và những chương trình nghệ thuật tưởng chừng như khó gần với đại bộ phận người dân đặc biệt là với giới trẻ vẫn thu hút khá nhiều khán giả. Các sân khấu nghệ thuật truyền hình như Vầng Trăng Cổ Nhạc được phát sóng định kì. Và điện ảnh cũng vậy, nhiều bộ phim ra đời mang tính thời đại xã hội đã làm cho đại bộ phận dân chúng xem vô tuyến truyền hình như người bạn tâm giao không thể thiếu. Nhiều rạp chiếu bóng được nâng cấp, nhiều tập phim cả trong nước và nước ngoài rầm rộ ra đời…
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa…vẫn không ngừng phát triển vừa mang đặc điểm cổ truyền vừa mang hơi thở của thời đại. Các cuộc triễn lãm tranh thường xuyên được tổ chức, nghệ thuật điêu khắc phát triển và gần gũi với dân chúng qua những hình tượng điêu khắc được trưng bày ở những nơi công cộng như công viên, quãng trường và những nơi vui chơi giải trí khác. Nghệ thuật kiến trúc ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi mà nhu cầu ăn ở và thưởng thức cái đẹp của người dân thành phố không ngừng nâng cao.
Đồ họa ngày nay được hiện đại hóa qua việc sử dụng các phương tiện hiện đại như máy vi tính đã làm phong phú hơn khả năng tạo hình nghệ thuật được sử dụng rộng rãi. Nhiều trung tâm dạy đồ họa ra đời và thu hút rất nhiều người tham gia học, nhất là các bạn trẻ.
Nhiếp ảnh nghệ thuật với nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng, nhiều nhà nhiếp ảnh trẻ tuổi đã thổi một hơi thở mới vào nền văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một loại hình nghệ thuật khá mới mẻ nhưng bạn bè quốc tế đã biết đến Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng qua nhiều cuộc triễn lãm ảnh cũng như nhiều giải thưởng cao ở những cuộc thi quốc tế mà các nhà nhiếp ảnh đạt được.
Văn học đánh dấu sự ra đời của nhiều cây bút trẻ với một lối sáng tác gần gũi với thời đại và nhịp sống xã hội. Bên cạnh việc ra đời của nhiều tác phẩm mới, nhiều tác phẩm hay và gần với cuộc sống, mang tính giáo dục cao đã được chuyển thể thành các vở diễn trên sân khấu.
Nhiều năm qua có thể nói âm nhạc là lĩnh vực có nhiều thay đổi và biến động nhất trong nền văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ có năng khiếu, có trình độ chuyên môn thật sự đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Các sân khấu ca nhạc luôn đầy ắp khán giả, đặc biệt đối với các bạn trẻ thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc của họ rất lớn, họ sống và thở cùng âm nhạc. Và có thể nói, các sân khấu ca nhạc của thành phố được đầu tư ngày càng chuyên nghiệp. Lực luợng các nghệ sĩ cũng ngày càng đông đảo. Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ lí tưởng của các văn nghệ sĩ, ca sĩ khắp trong Nam ngoài Bắc.
Xiếc, múa rối và nhiều loại hình nghệ thuật khác nữa vẫn chiếm được chỗ đứng của mình trong lòng những người yêu thích nghệ thuật dù còn rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó, tình hình văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nghệ thuật cũng không tránh khỏi tác động của cơ chế thị trường nên còn mang nhiều tính kinh tế. Việc chạy theo kinh tế thị trường đã làm cho nghệ thuật ít nhiều mất đi giá trị nghệ thuật vốn có. Các chương trình nghệ thuật được tổ chức ngày càng nhiều về số lượng nhưng chất lượng nghệ thuật ngày càng giảm. Nghệ thuật sân khấu tăng số lượng vở diễn nhưng chủ yếu chạy theo thời vụ, các tiết mục sân khấu hài kịch, bi kịch giảm hẳn chất lượng khi mà xem hài khán giả không biết phải cười điều gì, đôi khi để chọc cười, người nghệ sĩ phải diễn bằng hình thể hoặc sử dụng những lời thoại tục nhằm làm cho người xem cười. Khi xem bi kịch, người xem cũng không thể khóc khi mà nghệ sĩ diễn không có chiều sâu nội tâm do việc chạy sô quá nhiều, hoặc nội dung tác phẩm không đạt chất lượng về nghệ thuật.
Lời cảnh báo về thuần phong mĩ tục đã vang lên khi cùng với việc phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh, không ít chàng trai cô gái đã chụp ảnh khỏa thân nghệ thuật của mình để quảng cáo, để kinh doanh, để tung lên internet như một thú vui của những con người bệnh hoạn thế hệ mới.
Nhạc ngoại lời Việt, chuyện chữ nghĩa tiếng Việt trong âm nhạc cũng là vấn đề làm đâu đầu những người yêu nghệ thuật chân chính và những người làm quản lí văn hóa. Trào lưu viết nhạc theo kiểu…nói, ca từ thực dụng đã góp phần làm nghèo đi tình cảm cũng như nghèo tiếng mẹ đẻ của một bộ phận giới trẻ nước ta là điều không thể tránh khỏi mà thành phố Hồ Chí Minh được coi như địa phương “tiên phong”. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lộn xộn, chắp vá, lời các bài hát còn tôn vinh cách yêu vội vã, vô trách nhiệm như : “anh nói anh yêu em rồi anh chán anh chia tay…”, “…mất đi người yêu thì với anh cũng thế thôi, người yêu anh trên thế gian còn rất nhiều…”, vậy mà không hiểu sao nó vẫn cứ được phát ra rả trên cả sóng phát thanh và truyền hình cả thành thị lẫn nông thôn và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Chữ ký của Thành Hưng




 

Một số nhận xét về tình hình VHNT ở TP Hồ Chí Minh - Việt Nam .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Bản sắc Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất