CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tục thờ quan công trong văn hoá TQ .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tục thờ quan công trong văn hoá TQ . I_icon_minitimeSun Nov 16, 2008 10:51 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tục thờ quan công trong văn hoá TQ . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tục thờ quan công trong văn hoá TQ . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Tục thờ quan công trong văn hoá TQ .

 
Tục thờ Quan Công trong Văn hóa Trung Hoa<BR><IMG alt="Hình ảnh" src="http://www.vanhoahoc.edu.vn/imagehost/image/1439.jpeg" hasbox="2"><IMG alt="Hình ảnh" src="http://www.vanhoahoc.edu.vn/imagehost/image/1440.jpeg"><BR>
<DIV align=justify hasbox="2">Có thể thấy rằng, hình tượng Quan Công được người Trung Quốc rất sùng bái tôn thờ. Qua thời gian, việc thờ tự, sùng bái Ngài được lan truyền ra khỏi đất nước Trung Quốc sang các nước lân cận theo sự di chuyển của người Hoa (vì mục đích lánh nạn chiến tranh ở trong nước, hay vì mục đích buôn bán làm ăn với các nước bên ngoài). Để tìm hiểu sức ảnh hưởng của việc tín ngưỡng này ( từ một nhân vật lịch sử đã trở thành một vị thần linh), chúng ta tạm thời dựa theo ba trục: Thời gian, Không gian, Chủ thể văn hóa.<BR><FONT size=5><SPAN style="FONT-SIZE: 150%; LINE-HEIGHT: 116%">1.Thời gian Văn hoá</SPAN><BR></FONT>Quan Công ( Quan Vũ, Quan Vân Trường) là một nhân vật lịch sử, sống dưới thời Tam Quốc (220- 265). Lúc bấy giờ, Đất nước Trung Quốc chia làm ba nước đối đầu nhau: Ngụy ( Tào Tháo lãnh đạo), Thục ( Lưu Bị lãnh đạo), Ngô ( Tôn Quyền lãnh đạo). Quan Công vừa là người em kết nghĩa, vừa là vị tướng giỏi của Lưu Bị. Trong quá trình chinh chiến, giúp Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán, Quan Công bị Lã Mông ( tướng của Đông Ngô) lập kế bắt chặt đầu. Sau Khi ông chết, trong dân gian đã truyền tụng rất nhiều câu chuyện hiển linh huyền thoại để ca ngợi cuộc đời của Ngài xoay quanh những đạo đức tốt đẹp: Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín- Dũng. Tuy nhiên, việc thờ tự Ngài chính thức giống như vị thần linh phải đợi đến giữa đời Tùy (581- 617). Lúc bấy giờ, Tùy Dạng Đế (605-617) chính thức lập miếu thờ Ông ( gọi là Võ Miếu để phân biệt với Văn Miếu thờ Khổng Tử) . Đến đời Đường (618- 907), Tam giáo: Nho- Phật- Lão phát triển hài hòa, hình tượng Quan Công đều được các tôn giáo này rất tôn trọng đưa vào: Chùa, Đạo am, Miếu để thờ cúng, và xem Ông là một vị thiện thần, đặt cho những tên gọi khác nhau: Văn Hoành Thánh Đế ( Nho), Hiệp Thiên Đại Đế (Lão), Hộ Pháp Già Lam ( Phật). Từ đây, việc tín ngưỡng thờ cúng Quan Công đựơc phổ biến rộng rãi trong dân gian ( từ vua, quan đến người dân bình thường). Tuy nhiên, việc thờ cúng Quan công diễn ra mạnh mẽ nhất, có tổ chức nhất là vào đời Thanh (1644- 1912) . Theo lịch sử Trung Quốc, sau khi nhà Minh bị người Mãn Châu lật đổ xây dựng nên triều Thanh, bấy giờ các quan chức dưới triều Minh còn sót lại muốn khơi lên phong trào “phản Thanh phục Minh” đã dùng hình tượng Quan Công như một mưu đồ chính trị để tập hợp các nghĩa quân chống nhà Thanh, khơi gợi tinh thần: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng ở các nghĩa sĩ phản Thanh. Tóm lại, trải qua các triều đại, với nhiều các thức đề cao tín ngưỡng, Quan Công đã làm cho nhân vật này in sâu vào tâm thức của người dân Trung Quốc, và còn ảnh hưởng đến các dân tộc Đông Nam Á xung quanh.<BR><FONT size=5><SPAN style="FONT-SIZE: 150%; LINE-HEIGHT: 116%">2. Không gian Văn Hóa</SPAN><BR></FONT>Quan Công là một vị Tướng có thân phận lịch sử rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi Ông chết, trong dân gian Trung Quốc tôn thờ ông làm thần theo quan niệm “sống làm tướng chết làm thần”, nhưng Thần Quan Công có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người dân Trung Hoa, khác với các vị thần khác trong lịch sử ( xét về giá trị thời gian tồn tại và không gian ảnh hưởng). Lúc đầu, hình tượng Quan Công chỉ được thờ tại quê nhà của Ông tại Tây Quan, Trấn Giải Châu, Tỉnh Sơn Tây ngày nay (vùng Hoa Bắc) . Qua thời gian, hình tượng ngày đã được người dân truyền tụng qua những buổi trò chuyện với nhau, qua các loại hình nghệ thuật diễn xướng…do vậy, hình tượng Ngài được tô điểm thêm sức thần thánh hóa, và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng không những trong lãnh thổ Trung Quốc mà còn lan sang các quốc gia khác. <BR>Hình tượng quan công được thờ tự ở khắp mọi nơi: nhà dân, đạo am, chùa, miếu…<BR>- Nhà dân: thông thường người dân Trung Quốc thờ Ngài ở giữa nhà rất trang nghiêm, 2 bên trang thờ thường có những câu đối ca ngợi lòng trung nghĩa, oai vũ của ngài: <BR>
<DIV align=center>"Chí tại Xuân Thu, công tại Hán<BR>Trung đồng nhật nguyệt, nghĩa đồng thiên.”</DIV><BR>Người dân xem Ngài là vị thần hộ mạng, trấn áp tà ma ( phong thủy) , mang lại sự bình an, mua mai bán đất ( thanh đao sắc bén ( tiếng hoa là phong lợi “ <SPAN style="FONT-SIZE: 150%; LINE-HEIGHT: 116%"><FONT size=5>锋 利</FONT></SPAN>”).<BR>- Miếu Đường: Hình tượng của Quan Công được thờ giữa chính điện, 2 bên có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu, Ngày ngày người dân thường đến cầu nguyện xin xâm, mong gia đình, xóm làng bình an. <BR>- Đạo Quán, Chùa Am: hình tượng Quan Công thường được thờ ngay bên cửa hông chính điện, và gần bên bàn thờ chiến sĩ cô hồn. Theo quan niệm của Đạo giáo, và Phật giáo, Quan Công là vị thiện thần luôn có uy vũ trấn áp cô hồn ngạ quỷ, giữ bình yên cho nơi thờ tự.<BR><FONT size=5><SPAN style="FONT-SIZE: 150%; LINE-HEIGHT: 116%">3. Chủ thể văn hóa tín ngưỡng thờ tự</SPAN><BR></FONT>Giai đoạn sơ khởi việc thờ tự cúng bái Quan Công là do dân tộc Hán, nhưng việc thờ tự Ông chủ yếu tập trung ở tỉnh Sơn Tây thuộc vùng Hoa Bắc. Trải qua thời gian, việc thờ tự, tín ngưỡng Quan Công ảnh hưởng sang các vùng khác, do vậy, các tộc người khác ở Trung Hoa cũng thờ cúng Quan Công. Trong quá trình thiên di, người Trung Hoa sang các nước lân cận định cư, mau bán làm ăn đã đem tập tục tín ngưỡng này truyền bá cho các dân tộc ngoại quốc: Nhật Bản, Triều Tiên,Việt Nam, Xingapo, Malaysia…).<BR><SPAN style="COLOR: #800040"><SPAN style="FONT-SIZE: 150%; LINE-HEIGHT: 116%"><FONT size=5>Tóm lại</FONT></SPAN></SPAN>, dựa trên ba trục: thời gian văn hóa, không gian văn hóa, chủ thể văn hóa, chúng ta thấy được một bức tranh tín ngưỡng thờ tự Quan Công. Việc tín ngưỡng này không đơn thuần chỉ là tín ngưỡng mà còn là nhằm đề cao giá trị đạo đức của Quan Công để hậu thế noi theo: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng…. Giá trị đạo đức này là cái chân- thiện- mỹ mà con người luôn mong ước vươn tới dù ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào</DIV>
Chữ ký của Thành Hưng




 

Tục thờ quan công trong văn hoá TQ .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất