CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa I_icon_minitimeSun Nov 16, 2008 10:33 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa

 
Các sử gia Trung Hoa từ rất xa xưa đã có tinh thần nói thẳng, nói sự thật và tinh thần đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Trung Hoa, khiến cho các bộ sử ký, đặt biệt là các bộ “Thực lục” của các triều đại Trung Hoa trở thành tín sử, tức là tài liệu đáng tin cậy. Nó được bảo đảm là tín sử thông qua sự trả giá bằng mạng sống của các viên thái sử, sử gia không ngại viết thẳng thậm chí có thể bị giết ngay tức khắc. Địa vị của sử gia trong cơ cấu chính quyền phong kiến Trung Hoa thật nhỏ nhoi, có thể nói họ không có quyền hành gì nhưng tinh thần của họ khiến cho vua phải nể trọng. Câu chuyện trực ngôn của sử gia được Tư Mã Thiên chép trong Bộ sử ký của ông về truyện thôi trữ giết vua. Thời Chiến Quốc, có hai anh em làm thái sử nước Tề, người anh chép việc Thôi Trữ giết vua, chép đúng sự thật như vậy liền bị Thôi Trữ giết chết. Người em thái sử ấy xin làm tiếp chức thái sử vẫn chép “Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ cả giận đem giết đi. Có người nước láng giềng nghe vậy, sợ không còn ai dám chép sự thật nữa bèn xin qua Tề làm chức thái sử. Thôi Trữ nghe tin đó bèn sợ bọn thái sử. Địa vị tinh thần của họ đáng quý như vậy.
Thời nhà Chu, có quan thái sử là Dật kiên trì chủ trương: “vua nói gì sử sách ghi lại” (ngôn tắc sử thư chi). Thái sử đời Tấn là Đổng Hồ đã không run sợ trước uy quyền mà viết “Triệu Thuẫn giết vua của mình”. Cái tinh thần không uốn cong ngòi bút, uy vũ bất năng khuất ấy được lưu truyền mãi mãi. Tả Khâu Minh thẳng thắn vạch rõ nội loạn liên miên trong vương thất nhà Chu, ca ngợi Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công xưng bá, không nuối tiếc sự phá bỏ trật tự cũ của nước Lỗ, nước Tề, nước Tấn, nhiệt tình ca ngợi sự đổi mới của Quý thị nước lỗ, Điền tịch nước Tề và Tam khanh nước Tấn, ông còn ghi ché cả cuộc bạo động chống đối của nhân dân dưới áp bước nặng nề.
Tư Mã Thiên rất ghét bọn xét lại văn mà ông gọi là bọn “đao bút lại” [Nguyễn Hiến Lê: Sử Ký Tư Mã Thiên, tr.30] Văn người ta viết một ý, bọn này đem ra mổ xẻ, bình phẩm để hại người. Ông cũng phản đối thái độ “Khen ai thì khen quá sự thật, chê ai thì nói quá lời” [Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, tr.168]. Sách Sử ký của ông nổi tiếng vì tính chất “thực lục”, không tô vẽ, không dấu diếm, viết thẳng sự thật. Ông không vì Lưu Bang là vua sáng nghiệp nhà Hán mà che dấu bộ mặt “vô lại” (tức lưu manh) của nhà vua. Ông cũng không vì Lữ Hậu là vua đàn bà mà che dấu sự thật là “thiên hạ ổn định, hình phạt ít áp dụng, tội nhân hiếm. Dân lo cài cấy, ăn mặc đủ.” Ông không vì Văn Cảnh thịnh trị mà không nói các cuộc nổi loạn thời ấy. Cũng không vì Hán Vũ đế thích ca tụng công đức, mê tín mà không khẳng định công lao trị nước và đánh dẹp của ông ta. Tinh thần thực lục đó là thước đo giá trị một bộ sử, cũng là kiểm nghiệp thái độ soạn sử của một sử gia.
Ban Cố viết Hán thư cũng kiên trì nói thẳng, vạch trần sự tham lam và giả dối của một bọn dựa vào giòng dõi nhà nho mà chiếm giữ địa vị Tể tướng như Công Tôn Hoảng, Khuông Hoành, Trương Vũ… vạch trần vương hầu ngoại thích kiêu sa dâm dật, vô đạo, hung dữ tàn bạo, vạch trần sự kiêm tính ruộng đất đời Tây Hán “kẻ giàu ruộng đất mênh mông nghìn thửa, kẻ nghèo không tấc đất cắm dùi”.
Tôn thịnh đời Đông Tấn viết Tấn dương thu, không sợ nguy hiểm, truyền lại ho đời sau thấy bộ mặt của Mộ Dung. Phạm Hoa viết Hậu Hán thư, qua các liệt truyện và luận tán về Vương Sung, Vương Phù, Trọng Trường Thống… về hoạn quan, đảng cố, đã vạch trần tội ác cướp bóc nhân dân, xa xỉ hưởng lạc, phê bình nghiêm khắc chế độ Đông Hán, tỏ lòng đồng tình với lãnh tụ của thái học sinh Lý Dung, Trần Phiên.
Dương Huyền Chi đời Bắc Ngụy viết Lạc Dương già lam ký đã miêu tả tỉ mỉ hành vi đồi bại của vương hầu khanh tướng làm giàu nhờ bóc lột vơ vét nhân dân rồi xây dựng chùa chiền, xa xỉ dâm dật.
Hàn Dũ trong Thuận Tông thực lục vạch trần âm mưu lợi dụng chế độ cung thị mà vơ vét của nhân dân của bọn hoạn quan.
Trong Tư trị thông giám, Tư Mã Quang đã vạch trần những hành vi ô uế và bạo ngược của vua chúa, khẳng định kỷ luật nghiêm minh của khởi nghĩa nông dân nhất là Xích Mi và Hoàng Sào.
Trong Quốc chùy, Đàm Thiên đã viết ra sự thật lịch sử là Chu Nguyên Chương nhiều lần sát hại công thần mà Minh thực lục đã dấu đi.
Nói tóm lại, tinh thần trực ngôn, không sợ thần quyền và cường quyền của sử gia Trung Hoa là một truyền thống tốt đẹp khiến cho sử Trung Hoa nhiều điều đáng tin cậy và có giá trị khảo cứu đối với các thế hệ nghiên cứu về sau. Chính họ đã hạn chế bớt nhược điểm của sử viết Trung Hoa, khiến cho các bộ tín sử Trung Hoa gần với sự thực hơn. Đó là một truyền thống rất đáng tự hào của người Trung Hoa qua các tấm gương sử gia của họ.
Tổng hợp từ: Sử ký Tư Mã Thiên, Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê giới thiệu, trích dịch và chú thích, NXB Văn học 1994; Đại Cương Lịch Sử Văn Hó Trung Quốc, Gs. Ngô Chí Vinh & Gs. Vương Miện Quý (cb), nhóm Gs. Lương Duy Thứ biên dịch, NXB Văn hóa Thông Tin 1994
Chữ ký của Thành Hưng




 

Tinh thần nói thẳng (trực ngôn )của sử gia TRung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất