CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII I_icon_minitimeSun Jul 29, 2012 10:59 am

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

 
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Bố cục của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐƯA ĐẾN SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NƯỚC TÂY ÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀO VƯƠNG QUỐC AYUTHAYA THẾ KỶ XVII
1.1 Sự phát triển kinh tế Tây Âu và sự mở rộng thị trường buôn bán sang phương Đông của các nước này thế kỷ XVI – XVII
1.1.1 Sự phát triển kinh tế Tây Âu và nhu cầu mở rộng thị trường buôn bán với phương Đông thế kỷ XVI – XVII
1.1.1.1 Bối cảnh kinh tế Tây Âu sau phát kiến địa lí cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI
1.1.1.2 Nhu cầu mở rộng thị trường phương Đông của các nước Tây Âu
1.1.2 Sự ra ra đời các công ty Đông Ấn ở các nước Tây Âu và quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông của các công ty này đầu thế kỷ XVII
1.2 Sức hấp dẫn của Ayuthaya đối với các nước Tây Âu thế kỷ XVII
1.2.1 Ayuthaya – vương quốc giàu tài nguyên thiên nhiên
1.2.2 Ayuthaya – trung tâm thương mại hàng đầu của Đông Nam Á
1.2.3 Ayuthaya có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn với các nước trong khu vực
Chương 2: SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NƯỚC TÂY ÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀO VƯƠNG QUỐC AYUTHAYA THẾ KỶ XVII VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ
2.1 Khái quát về quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya của các nước Tây Âu thế kỷ XVII
2.2 Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII
2.2.1 Sự cạnh tranh giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Hà Lan
2.2.2 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh và Pháp
2.2.2.1 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh trong nửa đầu thế kỷ XVII
2.2.2.2 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh và Pháp trong nửa cuối thế kỷ XVII
2.3 Những hệ quả của sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào Ayuthaya thế kỷ XVII
2.3.1 Những hệ quả đối với vương quốc Ayuthaya
2.3.2 Những hệ quả đối với các nước Tây Âu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII”. 1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã đi tiên phong trong việc tìm ra những con đường hàng hải mới sang phương Đông thay thế cho con đường qua Địa Trung Hải đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ. Thành công của các cuộc phát kiến địa lý có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và lịch sử giao lưu Đông – Tây nói riêng. Đặc biệt, vào thế kỷ XVII, các Công ty Đông Ấn được thành lập ồ ạt ở các nước châu Âu đã thúc đẩy sự hình thành của thị trường thương mại Âu – Á. Khi toàn bộ các Công ty Đông Ấn ở các quốc gia khác nhau tham gia vào lộ trình thương mại giữa hai châu lục này đã làm bùng nổ “Cuộc cách mạng thương mại Châu Á”. Đồng thời, trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông, đã diễn ra sự cạnh tranh giữa các nước phương Tây nhằm độc chiếm những thị trường quan trọng. Trong đó, phải kể đến cuộc cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
Vương quốc Ayuthaya nằm ở trung tâm Đông Nam Á lục địa, là một trong những quốc gia lớn trong khu vực. Với vị trí địa lí tự nhiên và vị thế ngày càng được nâng cao trong khu vực, Ayuthaya có một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á trên các phương diện kinh tế, chính trị và quân sự. Vì thế, Ayuthaya có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại hướng Đông của các nước Tây Âu. Do đó, trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII, đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước Tây Âu, nhằm độc chiếm thị trường đầy tiềm năng này.
Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII diễn ra dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên, vấn đề này lại ít được đề cập và trình bày một cách hệ thống. Vì thế, nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII nhằm góp phần khôi phục bức tranh toàn cảnh về vấn đề này là cần thiết. Thông qua nghiên cứu đề tài, góp phần làm sáng tỏ hơn sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông nói riêng và quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản nói chung.
Mặt khác, qua đề tài, tác giả mong muốn đóng góp, bổ sung, hệ thống những tư liệu quan trọng, cần thiết đề phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử Đông Nam Á nói riêng và lịch sử thế giới thời cận đại nói chung ở trường Trung học phổ thông.
Với lí do trên, tác giả chọn đề tài “Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII” làm báo cáo khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quan hệ giữa các nước Tây Âu với vương quốc Ayuthaya, cũng như sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya là một đề tài hấp dẫn đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả Thái Lan, Việt Nam và các nhà nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu về lịch sử, quan hệ giữa vương quốc Ayuthaya với các nước Tây Âu được công bố ngày càng nhiều. Trong đó, sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII là một vấn đề có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay những công trình nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII còn chưa nhiều.
E.O.Becdin trong cuốn “Lịch sử Thái Lan” (tóm lược), (Nhà xuất bản Khoa học, Matxcơva, 1973) đã đề cập đến nhà nước Ayuthaya và quan hệ của nó với các nước phương Tây. Tuy vậy, trong khuôn khổ một cuốn giáo trình đại cương nên sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya chưa được tác giả nghiên cứu thành một vấn đề riêng có hệ thống. Ở đây, sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII được tác giả trình bày sơ lược thông qua mối quan hệ giữa các nước Tây Âu với vương quốc Ayuthaya và quan hệ giữa các nước Tây Âu với nhau tại Ayuthaya.
Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E.Hall, xuất bản ở Luân Đôn năm 1956 là một công trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử Đông Nam Á. Trong đó, tác giả trình bày toàn bộ lịch sử Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa qua từng thời kỳ phát triển. Ở chương XX tác giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa Ayuthaya với các nước phương Tây như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp trong thế kỷ XVII, có đề cập đến sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya. Tuy nhiên, do bố cục của cuốn sách và mục đích nghiên cứu nên vấn đề sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII chưa được tác giả trình bày thành một vấn đề riêng có hệ thống.
Cuốn “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” của Lê Văn Quang (Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1995) đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiến trình phát triển của lịch sử Thái Lan từ thời tối cổ đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong khi trình bày về lịch sử vương quốc Ayuthaya, tác giả đã đề cập đôi nét về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
Cuốn “Lịch sử Thái Lan” (1998) do Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên đã trình bày những nét cơ bản của lịch sử Thái Lan từ thời tiền sử đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trên phương diện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII mới được các tác giả trình bày lồng ghép với các vấn đề lịch sử, kinh tế, đối ngoại ở dạng khái quát mà chưa trở thành một vấn đề có hệ thống, rõ ràng.
Những công trình nghiên cứu khác như: “Vương quốc Thái Lan – lịch sử và hiện tại” của Vũ Dương Ninh (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1990); “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Thái Lan” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 1994; “Lịch sử Thái Lan từ thế kỷ XIII đến những năm của thập niên 80” của Huỳnh Văn Tòng, Khoa Đông Nam Á, Học viện đào tạo và mở rộng TP Hồ Chí Minh, 1993; cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của Lương Ninh (chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2005,… đều nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung và vương quốc Ayuthaya nói riêng trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó có đề cập đến sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
Bên cạnh đó có một số bài viết, công trình nghiên cứu khác như: “Cuộc tấn công ồ ạt của các cường quốc Châu Âu vào Xiêm thế kỷ XVII” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 1985; Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử “Chính sách đối ngoại của Thái Lan trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Phương Tây từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX” của Lê Thanh Thủy, 2004,…
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử vương quốc Ayuthaya nói riêng và lịch sử Thái Lan nói chung được xuất bản bằng tiếng Anh như: : “Ayuthaya – Venice of the East” của Drich Ganier (Bangkok: River Books Co, 2004); ”Descriptons of old Siam” của Michel Smithies (Oxford University Press, New York, 1995); “The honourable company: A history of the English East India company” của John Keay (New York-Toronto: Macmilan publ, Maxwell Macmillan Canada, 1991); “Thailand: A short History”, của David K. Wyatt (Chiang Mai: Silkworm Books, 2003); “A History of Thailand” của Rong Sya Mananda (Bangkok: Chulalongkorn University, 1972),... Đây là những công trình nghiên cứu về nhiều khía cạnh của lịch sử vương quốc Ayuthaya. Trong đó, sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya đã được các tác giả đề cập đến.
Trong các công trình, các bài nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập đến sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayutthaya thế kỷ XVII dưới nhiều góc độ và những hệ quả của nó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến mà chưa trình bày thành một vấn đề riêng có hệ thống. Tuy vậy, những công trình, bài nghiên cứu đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi nghiên cứu về “sự cạnh tranh giữa các nước
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đôi tượng nghiên cứu: Báo cáo đi sâu nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
- Về phạm vi nghiên cứu: Báo cáo đi sâu nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII” nhằm những mục đích:
- Đi sâu vào tìm hiểu sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya trên phương diện thương mại, chính trị, quân sự trong thế kỷ XVII nhằm khôi phục và làm sáng tỏ vấn đề này trong lịch sử.
- Thông qua việc tái hiện những nét cơ bản nhất về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayutaya thế kỷ XVII, đề tài đi vào phân tích những hệ quả của sự cạnh tranh này đối với Ayutthaya và đối với các nước Tây Âu.
- Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu “Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII” đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong thời kỳ “tích lũy nguyên thủy tư bản” của chủ nghĩa tư bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài thuộc phạm trù lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đề tài này là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Những sự kiện lịch sử được nghiên cứu đều đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể và nằm trong mối liên hệ biện chứng với các sự kiện khác. Những sự kiện lịch sử sử dụng trong báo cáo được gắn với thời gian và không gian cụ thể, được nghiên cứu có so sánh, chọn lọc và liên hệ với các sự kiện lịch sử khu vực và thế giới cùng thời điểm.
Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu, tác giả còn sử dụng phương pháp bổ trợ khác như: sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu, đồng thời so sánh, phân tích và xử lý tư liệu. Dựa trên những tư liệu đúng, đáng tin cậy để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa thành quả của những người đi trước và thông qua việc trình bày một cách tương đối có hệ thống về vấn đề nghiên cứu, đề tài mong muốn đóng góp một phần vào việc cung cấp cái nhìn toàn diện về sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ hơn sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong thời kỳ “tích lũy nguyên thủy tư bản”.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề cập được quá trình xâm nhập của các nước Tây Âu vào Đông Nam Á và Ayuthaya trong thế kỷ XVII. Thông qua đó, độc giả có thể nắm bắt được những nét khái quát nhất về hoàn cảnh và số phận của các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ. Từ đó, độc giả có thể thấy được những điểm khác biệt của Ayuthaya với các nước Đông Nam Á khác trong việc đối phó với sự xâm nhập của các nước tư bản Tây Âu. Trên cơ sở đó, báo cáo góp phần giải thích rõ hơn vì sao Ayuthaya tránh được sự thôn tính của các nước Tây Âu.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, báo cáo gồm 2 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử đưa đến sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII.
Chương 2: Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII và những hệ quả của nó.
NỘI DUNG
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐƯA ĐẾN SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NƯỚC TÂY ÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀO VƯƠNG QUỐC AYUTHAYA THẾ KỶ XVII

1.1 Sự phát triển kinh tế Tây Âu và sự mở rộng thị trường buôn bán sang phương Đông của các nước này thế kỷ XVI – XVII
Thế kỷ XVI, XVII lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự bắt đầu một giai đoạn mới ở Tây Âu. Đó là quá trình tích lũy “nguyên thủy tư bản” kéo dài, tàn bạo, có nhiều tác động làm thay đổi cơ bản tính chất xã hội của nhiều khu vực trên thế giới. Đây cũng chính là quá trình chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Trong bối cảnh đó, các nước Tây Âu đã đẩy mạnh quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông.
1.1.1 Sự phát triển kinh tế Tây Âu và nhu cầu mở rộng thị trường buôn bán với phương Đông thế kỷ XVI – XVII
1.1.1.1 Bối cảnh kinh tế Tây Âu sau phát kiến địa lí cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI
Vào cuối thời trung đại, trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu đã xuất hiện những mầm mống của chủ nghĩa tư bản và có nhiều biến đổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ thế kỷ XI, các thành thị ở Tây Âu ra đời và phát triển với số lượng ngày một nhiều. Cùng với sự lớn mạnh của thành thị, tầng lớp thị dân trở nên giàu có; sự hoạt động nhộn nhịp của công thương nghiệp đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu.
Vào thế kỷ XV – XVI, con đường giao lưu buôn bán của thương nhân châu Âu qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm giữ. Do nhu cầu về kinh tế, việc tìm con đường mới đến phương Đông, đặc biệt là sang Ấn Độ - nơi có nhiều vàng bạc, hương liệu quý ngày càng trở nên cấp thiết. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều nước Tây Âu, mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong, đã tiến hành cuộc Phát kiến địa lý. Đáng chú ý nhất là các cuộc phát kiến địa lý của Vaxcôđa Gama (1497), Crixtốp Côlôngbô (1492) và Magienlan (1519 - 1522).
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các phát kiến địa lí chính là sự phát triển của kinh tế Tây Âu thời điểm cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI. Vì vậy, sau phát kiến địa lí, nhu cầu bức xúc của nền kinh tế Tây Âu lúc đó đã được đáp ứng, vàng bạc, hương liệu, thị trường quốc tế mới mẻ, rộng lớn đã mở ra trước mắt họ. Trên cơ sở đó, nền kinh tế Tây Âu có thêm động lực mới, càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, khi kinh tế phát triển, nhu cầu về vàng, bạc, thị trường càng trở nên cấp thiết hơn. Chủ nghĩa tư bản Tây Âu bắt đầu bước vào thời kỷ tích lũy nguyên thủy tư bản.
Các cuộc Phát kiến địa lí được xem như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Một hệ quả đặc biệt quan trọng khác của các Phát kiến địa lý là đem về cho châu Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, vàng bạc, đá quý dồi dào, với khối lượng lớn, tạo thành một cơ sở quan trọng cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
Các cuộc phát kiến địa lí đã mở đường cho thương nghiệp châu Âu phát triển, làm cho thành thị ở khu vực này trở nên phồn thịnh hơn. Không gian buôn bán của thương nhân châu Âu giờ đây không bị bó hẹp trong phạm vi nhỏ hẹp trước đây mà có quan hệ chặt chẽ với các lục địa khác nữa. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều thương nhân và tư sản Tây Âu đã tích lũy cho mình một khối lượng tư bản đáng kể.
Những cuộc phát kiến địa lý thời hậu kỳ trung đại gắn liền với quá trình cướp bóc thuộc địa, cướp biển, đã đem lại cho châu Âu một nguồn vốn lớn gồm rất nhiều vàng bạc, châu báu và hàng hóa. Theo số liệu thống kê của nhà sử học Đetberơ thì trong khoảng thời gian, từ năm 1493 đến những năm đầu thế kỉ XVI, lượng vàng tích lũy ở châu Âu tăng từ 550.000 kg lên 1.192.000 kg, bạc từ 7 triệu lên 21 triệu kg [10; 19]. Rất nhiều vàng, bạc cướp bóc ở châu Mỹ được chở về châu Âu làm cho giá cả hàng hóa tăng lên gấp 4-5 lần. Giá cả tăng vọt là động lực thúc đẩy nền sản xuất ở các nước Tây Âu, đặc biệt là Hà Lan và Anh, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Thế kỷ XVI – XVII, ở Tây Âu, nhiều công trường thủ công tư bản chủ nghĩa được xây dựng thay cho phường hội trước kia. Hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện tiến hành theo dây chuyền. Những công trường này thường được dựng lên ở các thành thị ven biển, và không chịu tác động của các quy chế phường hội. Năng suất lao động tăng lên rất nhiều, số lượng sản phẩm làm ra nhiều, với tốc độ nhanh, giá thành hạ. Do đó, các chủ xưởng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành.
Ở Nêđeclan, từ đầu thế kỷ XVI nền kinh tế công nghiệp và mậu dịch hàng hải đã phát triển sẩm uất và thịnh vượng vào bậc nhất châu Âu. Vốn cần cù và tháo vát, ba triệu dân sống ở dải đất ven biển Đại Tây Dương này đã xây dựng được 60 thành phố và hải cảng. Nổi bật nhất là Amsterdam và Antwerpen – những trung tâm thương mại và hàng hải quốc tế. Một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất của Nêđeclan là ngành đóng tàu biển, có khả năng đóng được những con tàu vượt đại dương, với trọng tải lớn. Ngành dệt len dạ và nhuộm cũng rất nổi tiếng. Trong hầu hết các ngành sản xuất đều xuất hiện công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, có công trường thủ công đã thuê tới 200 – 300 công nhân [10; 23].
Ở Anh, thế kỷ XVI - XVII, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày một khởi sắc. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, ngành công nghiệp dệt len, dạ phát triển mạnh nhất; bởi lẽ đây là ngành truyền thống. Từ thế kỷ XVI, ngành dệt len dạ đã mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Đến thế kỷ XVII, cả nước Anh đều dệt len, dạ. Len, dạ của Anh sản xuất ngày một tăng, không những cung cấp cho nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu sang Hà Lan, Đức, Italia. Một số ngành công nghiệp mới như đóng tàu, làm thủy tinh, giấy, luyện sắt, khai thác khoáng sản cũng phát triển khá mạnh, nhất là ngành khai thác than đá. Đến giữa thế kỷ XVII, Anh đã chiếm tới 4/5 sản lượng than đá sản xuất của châu Âu. Tuy ngành công nghiệp sắt còn dùng kỹ thuật thủ công, song trong công trường thủ công luyện sắt đã có sự phân công lao động. Đầu thế kỷ XVII, Anh có 800 lò luyện sắt, với trung tâm lớn nhất là khu rừng Đin [10; 37-38].
Thế kỷ XVI – XVII, khu vực bờ biển Đại Tây Dương cực kì sẩm uất, nó đã trở thành trung tâm thương mại của châu Âu thay thế cho Địa Trung Hải trước đây. Nhu cầu vốn và thị trường rộng lớn để đáp ứng cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế được đặt ra. Hơn nữa, do có nhiều vàng bạc cướp bóc được ở châu Mĩ nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa xa xỉ của quý tộc châu Âu ngày càng gia tăng. Thời điểm này, các loại gia vị của phương Đông, vốn là thứ xa xỉ lâu năm ở đây, nay trở nên cực kỳ đắt đỏ do khan hiếm. Đặc biệt là hồ tiêu – một loại hương liệu rất được ưa thích ở Tây Âu, trong thời điểm này có giá trị ngang với vàng. Vì thế, mục tiêu hướng ra thị trường bên ngoài được thương nhân Tây Âu đặt lên hàng đầu.
Trong nông nghiệp, sự xâm nhập của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ vào nông thôn đã làm thay đổi hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân: địa tô hiện vật, rồi địa tô tiền dần thay thế cho địa tô lao dịch.
Trước sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thức sản xuất nhỏ của nông dân đã bị loại bỏ nhanh chóng, vì không đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa của thị trường. Trong khi sản xuất của những đồn điền hay trang trại với quy mô lớn xuất hiện, ngày càng gắn bó chặt chẽ với thị trường.
Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Tây Âu thế kỷ XVI – XVII diễn ra điển hình ở Anh. Nước Anh, trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào nông nghiệp. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ ở nước Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu về lông cừu ngày một lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất mà họ đang canh tác để lập các đồng cỏ. Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa, không tài sản, phiêu bạt khắp nơi. Thảm cảnh của nông dân đã được Tômát Morơ miêu tả lại khá trung thực khi dùng hình ảnh “cừu ăn thịt người”.
Từ đầu thế kỷ XVII, một yếu tố khiến bọn quý tộc địa chủ đẩy mạnh việc xua đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất là do quá trình tăng nhanh dân số thành thị đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Nhiều chủ đất nhận thấy rằng, nếu tập trung đất đai thành mảnh lớn và canh tác theo phương pháp mới (sử dụng phân bón, giống mới, sử dụng nhân công tự do, trồng các loại cây mà thị trường có nhu cầu cao,…) thì sẽ thu lợi nhuận lớn hơn so với số địa tô thu được từ nông dân lĩnh canh. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động “rào ruộng cướp đất”, nhiều quý tộc còn đem đất đai của mình cho nhà tư bản thuê, hình thành kiểu kinh doanh tay ba (Quý tộc mới – Tư sản nông nghiệp – Công nhân nông nghiệp).
Bên cạnh đó, thương nghiệp Tây Âu thế kỷ XVI – XVII, có những bước phát triển mạnh mẽ. Sau những cuộc Phát kiến địa lý, trung tâm thương mại thế giới đã được dịch chuyển từ Địa Trung Hải sang ven bờ Đại Tây Dương. Các thành phố ven bờ Địa Trung Hải vốn trước kia là trung tâm thương mại sôi động như Mareille, Genoa, Venice,… đã giảm sút, nhường chỗ cho các thành phố ven bờ Đại Tây Dương phát triển mạnh như Lisbon, Amsterdam, Rotterdam, London, Liverpool.
Từ sau Phát kiến địa lí, ven bờ Đại Tây Dương trở thành nơi xuất phát của những trục đường hàng hải mới. Bên cạnh các trục đường thương mại ở châu Âu có từ các thế kỷ trước, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua lại hai chiều giữa châu Âu – Tân lục địa, châu Âu – phương Đông đã làm hình thành hai trục đường hàng hải mới sau phát kiến:
Trục thứ nhất, là từ bờ biển Tây Âu qua Đại Tây Dương tới vùng biển phía Đông Tân lục địa. Đậy là trục thương mại rất đặc biệt, bởi mặt hàng kinh doanh chủ yếu của trục thương mại này là người da đen. Nhờ việc buôn bán người da đen mà trục thương mại hàng hải này phồn vinh, tấp nập trong suốt ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII.
Trục thứ hai xuất hiện và ngày càng sầm uất đó là trục Tây Âu – Ấn Độ Dương – phương Đông. Thời kỳ đầu, thương nhân Bồ Đào Nha làm chủ trục thương mại này. Nhưng từ nửa sau thế kỷ XVI, thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp đã cạnh tranh gay gắt với Bồ Đào Nha. Cuối cùng ưu thế thuộc về Hà Lan và sau đó là người Anh. Đây là trục đường thương mại quan trọng nhất trong việc giao lưu Đông – Tây.
Sự xuất hiện của các trục đường thương mại lớn đã có tác động tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại của các thương nhân châu Âu đến những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới. Vàng, bạc và các sản phẩm quý từ châu Mĩ và các nước phương Đông được đem về các nước châu Âu, nhiều nhất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, làm cho các nước ven biển này trở nên giàu có.
Những con đường hàng hải trên lại được mở rộng trong bối cảnh châu Âu chứng kiến những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật đóng tàu khiến cho việc đi lại của thương nhân châu Âu đến những khu vực khác trên thế giới trở nên thuận tiện hơn. Ngay ở cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đã đóng được những chiến tàu lớn, chuyên dụng, có thể trở được những hàng hóa cồng kềnh, chở khách hoặc làm phương tiện chiến đấu. Những tàu buôn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xuất phát từ các cảng bên bờ Đại Tây Dương di vòng qua Ấn Độ Dương sang Ấn Độ hoặc vượt Đại Tây Dương theo hướng tây sang châu Mỹ, rồi lại qua Thái Bình Dương sang châu Á tạo thành một hệ thống thương mại thế giới nối liền cả bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ. Trên cơ sở đó, các hoạt động thương mại cũng trở nên náo nhiệt hơn, phạm vi lẫn quy mô được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống của châu Âu như len dạ, vải lụa, đồ mĩ phẩm, rượu vang,… đến thời điểm này đã tìm được những thị trường rộng lớn còn đầy tiền năng để tiêu thụ như châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Ngược lại, các sản phẩm, hàng hóa từ châu Á, châu Phi và châu Mĩ như hồ tiêu, ca cao, cà phê, hương liệu, gỗ quý,… cũng đã bắt đầu phổ biến ở thị trường châu Âu. Hoạt động thương mại giữa châu Âu với các khu vực khác trên thế giới đến thời điểm này không còn manh mún, lẻ tẻ như trước đây nữa mà nó đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế châu Âu.
Sự giao lưu thương mại giữa châu Âu với châu Mĩ, Phi, Á đã tạo ra những con đường buôn bán nối liền ba khu vực, tạo thành tam giác mậu dịch nhộn nhịp ở khu vực Đại Tây Dương. Là những nước đi tiên phong tổ chức các cuộc phát kiến địa lí, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được lợi trước tiên từ những thành quả phát kiến của họ. Chính quyền hai nước này đã trực tiếp nắm lấy ngành ngoại thương, buôn bán với thương nhân các nước để thu về những món lợi khổng lồ.
Hoạt động buôn bán, cướp bóc đã mang về cho các nước Tây Âu một lượng vàng bạc rất lớn. Các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan đã sử dụng số của cải đó để phát triển kinh tế trong nước, tập trung sản xuất hàng hóa hàng loạt nhằm thu hút vàng bạc về nước mình. Chính phủ các nước này còn giúp đỡ giai cấp tư sản trong nước giành thị trường buôn bán, kinh doanh, chiếm thuộc địa nhằm kiếm nguyên liệu rẻ tiền và tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ phát đạt từ thương mại, giá cả hàng hóa tăng lên nhanh chóng, tạo ra cuộc cách mạng giá cả, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản vì thế mà được rút ngắn thời gian, thúc đẩy nhanh sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
Nhìn chung, thế kỷ XVI – XVII chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp, hình thành những đồn điền, trang trại quy mô lớn sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Trong công nghiệp, đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các công trường thủ công, sản xuất theo dây chuyền với sự chuyên môn hóa cao, đã tạo ra một khối lượng của cải, vật chất lớn. Trong thương nghiệp, là sự phát triển rực rỡ của “chủ nghĩa trọng thương” gắn với sự bùng nổ của cách mạng thương nghiệp (từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII). Chính sự bùng nổ của cách mạng thương nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa phương Đông và phương Tây tăng lên nhanh chóng.
Sự phát triển mạnh mẽ và vô cùng nhanh chóng của kinh tế Tây Âu theo phương thức tư bản chủ nghĩa trên cả công thương nghiệp và nông nghiệp đã đặt ra nhu cầu mở rộng thị trường buôn bán với phương Đông thế kỷ XVI – XVII. Đồng thời, những biến chuyển đó cũng đặt những cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự phát triển quan hệ thương mại Đông - Tây nói chung và quan hệ thương mại giữa các nước Tây Âu với vương quốc Ayuthaya nói riêng.
1.1.1.2 Nhu cầu mở rộng thị trường phương Đông của các nước Tây Âu
Từ thế kỷ XVI, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các nước Tây Âu có nhu cầu mở rộng thị trường trao đổi, buôn bán với các khu vực khác. Thời kỳ này, việc buôn bán với phương Đông thông qua vùng Cận Đông tuy mới chỉ bắt đầu nhưng thương nhân Tây Âu đã nhận thức được nơi đây sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công việc làm ăn của họ. Thời điểm này, nhu cầu sang phương Đông là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế Tây Âu.
Vào thế kỷ XVI – XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu khi chế độ phong kiến dần dần sụp đổ và một thị trường thế giới đã ra đời sau các phát kiến địa lí. Trên cơ sở những điều kiện mới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, làm cho thị trường chật hẹp ở châu Âu không thể đáp ứng nổi. Mở rộng thị trường là đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế Tây Âu lúc này.
Từ lâu hương liệu, gia vị, tơ lụa cùng các mặt hàng quý giá khác của phương Đông đã trở thành những thứ xa xỉ được giới quý tộc châu Âu rất ưu chuộng. Sau phát kiến địa lí, việc tìm thấy những lối đi mới không chỉ giúp giúp người châu Âu tiến hành buôn bán trực tiếp với phương Đông mà còn tạo điều kiện cho các nước Tây Âu có nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển, giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ yếu lúc đó là sản phẩm len dạ. Hơn thế nữa, vào thế kỷ XVI – XVII, nền kinh tế hàng hóa tiền tệ của các nước Tây Âu phát triển mạnh. Các công trường thủ công tư bản công nghiệp ra đời hàng loạt. Quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kéo theo yêu cầu về vốn, thị trường gia tăng. Từ thế kỷ XVI, cơn sốt vàng ngày càng bức xúc ở các nước Tây Âu. Vốn của Tây Âu đã không đủ đề phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất, lưu thông và trao đổi. Thị trường châu Âu trở nên trật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế ngày càng tăng lên. Thị dân, thương nhân Tây Âu cần vàng, bạc, thị trường để mở rộng buôn bán. Còn các giai tầng của xã hội phong kiến, nhất là vua chúa, vương công quý tộc ở Tây Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp,… thì cần vàng, bạc, hồ tiêu và các thứ gia vị phương Đông khác để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi xa xỉ. Trong con sốt vàng ấy, đối với người Tây Âu, phương Đông, nhất là Ấn Độ hiện lên trong trí tưởng tượng của họ là một xứ sở không chỉ giàu về hương liệu, gia vị, tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng. Phương Đông được tô vẽ thành một thế giới thần tiên giàu có trong “Nghìn lẻ một đêm” và cuốn sách “Những chuyện kì lạ” (Du kí của Marco Polo), hay việc chính người châu Âu đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Bizantine trong thời kì Thập tự chinh, cũng như sự giàu có của người Arab, Trung Hoa, Ấn Độ, khiến phương Đông trở thành thiên đường mà người Tây Âu muốn đến. Vàng và gia vị ở phương Đông trở thành ước vọng của người Tây Âu. Bởi lẽ, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn chơi xa xỉ của các vương hầu quý tộc, mà còn đáp ứng được khát vọng vươn lên làm giàu của tư bản thương nghiệp Tây Âu, đồng thời giải quyết được những mâu thuẫn và yêu cầu cho việc phát triển của quan hệ sản xuất hàng hóa tiền tệ trong giai đoạn này.
Thế kỷ XVI – XVII sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lượng hàng hóa và tiền tệ trong giao thông ngày một nhiều. Trước đây, người châu Âu thường dùng bạc để trao đổi, mua bán. Từ thế kỷ XV, vàng đã dần thay thế cho bạc trong vai trò là vật ngang giá. Đến thế kỷ XVI – XVII, vàng đã trở thành vật ngang giá chính dùng để trao đổi, mua bán. Từ đó, vàng đã trở thành vật quen thuộc để chi trả trong việc buôn bán giữa các nước. Vì thế, khi nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ phát triển thì nhu cầu vàng càng lớn. Giai cấp tư sản đang lên muốn có thật nhiều vàng để đầu tư vào các công trường thủ công của họ, còn giai cấp quý tộc “khát vàng” để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của họ.
Đi tìm kiếm vàng bạc bên ngoài châu Âu bắt đầu thôi thúc các nước này tìm đến những vùng đất xa xôi. Những gì biết về phương Đông giàu có qua sự ghi chép của Marco Polo đã hiện lên trước mắt họ. Họ được biết ở Trung Quốc và Ấn Độ “khắp mặt đất đều là vàng còn các loại hương liệu thì ngoài đồng nội đâu đâu cũng có” [25; 33]. Điều đó đã tạo ra một sức hấp dẫn to lớn đối với những phần tử thuộc tầng lớp trên của xã hội Tây Âu. Họ quyết tâm đầu tư, ủng hộ một số người có tinh thần mạo hiểm muốn mượt biển sang phương Đông để kiếm được nhiều vàng và gia vị. Các tầng lớp khác nhau ở Tây Âu, từ vua chúa, giáo sĩ, kị sĩ, thương nhân đến các nhà hàng hải đều ôm ấp “giấc mộng vàng” ở phương Đông.
Xuất phát từ những nhu cầu đó, các tổ chức, các công ty thương mại lớn được thành lập, được chính quyền bảo trợ về quân sự và ngoại giao đã đẩy mạnh hoạt động thương mại với các nước phương Đông từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII.
1.1.2 Sự ra ra đời các công ty Đông Ấn ở các nước Tây Âu và quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông của các công ty này đầu thế kỷ XVII
Với xu thế chung của sức sản xuất mới, đang trên đà phát triển kinh tế công thương, các nước Tây Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác trên lục địa châu Âu đã đẩy mạnh quan hệ buôn bán với phương Đông. Các nước này bị lôi cuốn mạnh mẽ vào cuộc cạnh tranh quyết liệt để tìm kiếm thị trường và xa hơn nữa là giành giật thuộc địa.
Là những quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tận dụng khai thác không ngừng những thành quả của phát kiến. Hội đồng Ấn Độ và Guine của Bồ Đào Nha đã thực hiện việc xâm chiếm thương mại ở Ấn Độ và khu vực phía đông. Bằng mọi biện pháp, người Bồ Đào Nha đã loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác là Arab, Ai Cập và Italia ra khỏi thị trường phương Đông, nhằm độc chiếm thương mại. Từ đầu thế kỷ XVI, lộ trình của con đường hàng hải quốc tế ở phương Đông buổi đầu do người Bồ Đào Nha xây dựng đã thành hình thông qua các thương điếm, cơ sở mà họ xây dựng: Sofala (bờ biển Đông Phi) năm 1505; Cochin và Goa (Ấn Độ) năm 1503, 1510; Malaca năm 1511; Macau (Trung Quốc) năm 1557; Nagasaki (Nhật Bản) năm 1571. Cho đến cuối thế kỷ XVI, nhiều vị trí quan trọng trên trục đường giao thông hàng hải giữa Tây Âu và phương Đông từ châu Phi đến châu Á đều nằm dưới sự kiểm soát của Bồ Đào Nha.
Trong khi đó, người Tây Ban Nha tập chung chiếm châu Mỹ. Tuy nhiên, Tây Ban Nha cũng tranh phần ở châu Á khi nhảy vào xâm chiếm Philippines, biến quốc gia này thành một thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây sớm nhất ở Đông Nam Á. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thường sử dụng lực lượng quân đội Hoàng gia để xâm chiếm các thuộc địa. Họ khai thác thuộc địa bằng cách cướp bóc trực tiếp vàng bạc ở những nơi đó và cướp bất kỳ thương thuyền nào mà họ gặp trên đường đi hoặc khi đi qua khu vực họ kiểm soát.
Từ đầu thế kỷ XVI, nối gót Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Thủy Điển, Đan Mạch,… cũng bắt đầu đẩy mạnh quan hệ thương mại với phương Đông, tích cực tìm kiếm thị trường. Ở châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á là những điểm đến hấp dẫn của các quốc gia Tây Âu. Các nước Tây Âu đều thực hiện việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ở phương Đông thông qua hoạt động của các công ty thương mại của mình. Từ năm 1595, thương nhân Hà Lan đã xuất hiện ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Năm 1598, người Hà Lan tiếp tục tổ chức chuyến đi thứ hai đến Java, quần đảo Muluccas,… Cũng trong khoảng thời gian này, người Anh, người Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển cũng lần lượt xuất hiện ở phương Đông. Họ đến đây cũng thông qua thương mại như Hà Lan.
Trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông, giữa các nước Tây Âu đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt nhằm độc chiếm những thị trường quan trọng. Do vậy, “không khí” hòa bình hữu hảo trong quan hệ quốc tế, nhất là giữa các nước lớn không thể tồn tại lâu bền. Sự chiến thắng trên thương trường, nhất là ở ngoài châu Âu, đối với bất kỳ một quốc gia nào đều phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố: sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự. Cụ thể hơn là sự dồi dào, giàu có về vốn, phương tiện tàu thuyền, về đội ngũ những thương gia giàu kinh nghiệm và khát vọng làm giàu. Đương nhiên, tiềm năng, sức mạnh này phải được tổ chức, hợp sức lại để thế lực được nhân lên. Từ thập niên cuối của thế kỷ XVI, cuộc cạnh tranh thương mại trên thị trường thế giới giữa các quốc gia Tây Âu ngày cảng trở nên gay gắt, quyết liệt, vượt ra ngoài khuôn khổ một cá nhân hoặc một nhóm các công thương gia. Vấn đề thị trường ngày càng trở nên cấp bách và trở thành trung tâm trong chính sách đối ngoại của các quốc gia Tây Âu. Trong khi đó, ở thời kỳ này, cơ sở của đường lối đối ngoại lại phụ thuộc trước hết vào sức mạnh quân sự, vào sự chiến thắng trong những cuộc chiến tranh, xung đột. Do vậy, từ cuối thế kỷ XVI, nhiều công ty thương mại đã xuất hiện ở nhiều quốc gia Tây Âu. Đề dễ bề làm ăn, nhiều thương gia Tây Âu, trước hết là Hà Lan và Anh, đã hợp sức và vốn, thành lập các công ty thương mại. Các “Công ty Viễn Đông”, “Công ty Bantíc”, “Công ty Địa Trung Hải”,… lần lượt xuất hiện ở cuối thế kỷ XVI. Các công ty nhỏ này rất tích cực trong việc tìm kiếm thị trường mới ở khắp nơi, từ châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Vì lợi nhuận trong việc buôn bán với phương Đông rất lớn và hấp dẫn nên thương nhân Tây Âu cạnh tranh quyết liệt. Để tránh những tổn thất không đáng có, để có thêm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh với các địch thủ, trong những năm đầu thế kỷ XVII, ở một số nước Tây Âu diễn ra sự sát nhập, hợp nhất các công ty nhỏ để thành lập nên các Công ty Đông Ấn như Công ty Đông Ấn Anh (1600), Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602), Công ty Đông Ấn Pháp, Đan Mạch,… Ngay sau khi được thành lập, các công ty Đông Ấn của các quốc gia Tây Âu đẩy mạnh quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông. Trong số các công ty đó, Công ty Đông Ấn Anh (E.I.C) và Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C) là hai thế lực nổi bật nhất.
Công ty Đông Ấn Anh (E.I.C) được thành lập vào ngày 31-12-1600, được Nữ Hoàng Elizabeth I công nhận và ban đặc quyền bằng một Hiến chương Hoàng gia.
Công ty Đông Ấn Anh, được ghi nhận trong bản Hiến chương của Elizabeth I tên là “The Governor and Company of Merchants of London Trading into the East India” (Chính phủ và công ty của thương gia London buôn bán ở Đông Ấn). Về sau nó thường được gọi là “English East India Company” và nhiều tên gọi khác như: “British East India Company”, “East India Company” hay “John Company”. Đây là một tổ chức thống nhất chặt chẽ, rộng lớn của các Hiệp hội, Thương đoàn Anh. E.I.C là một tổ chức phi Chính phủ được Hoàng gia Anh ban đặc quyền. Đó là độc quyền buôn bán trong khu vực giữa Mũi Hảo Vọng và Eo Magellan trong thời gian 15 năm. Đồng thời, Công ty là đại diện toàn quyền của Hoàng gia Anh tại những nơi mà họ đến. Điều đó có nghĩa là Công ty có quyền độc lập về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế như chính quyền Anh khi quan hệ với các nước khác. Như thế, là một tổ chức thương mại phi chính phủ nhưng thực chất, E.I.C là một thể chế chính trị - kinh tế đặc biệt, hàm chứa nhiều ý đồ chiến lược của người Anh về một khu vực rộng lớn và đầy tiềm năng ở phía đông châu Âu.
Ngay sau khi thành lập, Công ty Đông Ấn Anh đã bắt tay ngay vào việc tổ chức các chuyến đi về phương Đông. Hướng đi đầu tiên mà họ nhắm đến là Ấn Độ và Đông Nam Á. Tháng 6 – 1602, công ty Đông Ấn Anh đã tới Acheh (Indonesia), rồi đi đến Bantam. Tại Bantam họ đã thiết lập được một thương điếm đầu tiên của Anh ở phương Đông. Tháng 12 – 1604, người Anh đã tới Bantam và sau đó là Amboina và Tidore để thiết lập quan hệ thương mại. Năm 1608, sau 8 năm “lận đận”, Công ty Đông Ấn Anh đã tiến một bước dài trên con đường chinh phục nền thương mại phương Đông, đó là sự kiện được dừng chân ở Surat (một thương cảng rất quan trọng ở vùng bờ biển phía Tây Ấn Độ, gần Bombay). Từ đây Công ty Đông Ấn Anh tích cực mở rộng phạm vi buôn bán của mình. Năm 1609, E.I.C đã thâm nhập vào việc buôn bán hàng dệt ở Tây Ấn Độ. Một kết quả khác là việc năm 1611 Công ty Đông Ấn Anh phái tàu Globe để tiến hành buôn bán ở vịnh Bengal và vịnh Xiêm. Chuyến đi của tàu Globe đã mở ra một chương mới trong lịch sử Công ty Đông Ấn Anh, bởi vì nó không chỉ đưa đến việc thiết lập một cơ quan thương mại của Anh tại Masulipatam trên bờ biển Coromandel mà còn mở ra quan hệ thương mại trực tiếp với vương quốc Ayuthaya và gián tiếp với Miến Điện. Trong những năm tiếp theo, Công ty Đông Ấn Anh đã không ngừng mở rộng thế lực của mình. Năm 1612, Công ty Đông Ấn Anh thiết lập được thương điếm của mình ở Ahmedaba (phía bắc Surat). Đặc biệt, năm 1613, Công ty Đông Ấn Anh được hoàng đế Mughal ban đặc quyền thương mại ở Ấn Độ. Sau sự kiện này, các thương điếm của Công ty Đông Ấn Anh mọc lên ở nhiều thành phố trọng yếu của Ấn Độ. Dọc hai bờ biển Đông Nam và Tây Nam của Ấn Độ là những lãnh thổ thương mại của Công ty Đông Ấn Anh. Từ các trung tâm ở Ấn Độ, Công ty Đông Ấn Anh tỏa đi khắp các vùng quan trọng khác của phương Đông theo ba hướng: hướng tây (bán đảo Aráp, Tây Á, bờ biển châu Phi), hướng đông (khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương), hướng nam (các đảo và quần đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương). Trên cơ sở đó, Công ty Đông Ấn Anh đẩy mạnh các hoạt động thương mại với các quốc gia phương Đông.
Bên cạnh công ty Đông Ấn Anh, ở Tây Âu thời kỳ này nổi lên một thế lực thương mại hùng mạnh khác. Đó là Công ty Đông Ấn Hà Lan. Ngày 20-3-1602, thống chế Maurice Orange cùng các quan chức cao cấp trong chính phủ cộng hòa đã ra quyết định chính thức thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oostindische Compagnie – V.O.C). Công ty được trao cho nhiệm vụ độc quyền buôn bán trong các khu vực từ Mũi Hảo vọng đến eo biển Magenllan cho thời kỳ ban đầu là 21 năm, cùng với quyền ký các hiệp ước, xây dựng các pháo đài, duy trì lực lượng quân sự và thiết lập các cơ quan tư pháp. Tại mỗi thành phố, đều có các công ty hợp nhất như Amsterdam, Middelburg, Delft, Rotterdam, Hoorn, Enkhuizen và có một Phòng thương mại của Công ty V.O.C. Mỗi cơ quan của V.O.C sẽ trang bị các tàu một cách độc lập, nhưng lợi nhuận và thua lỗ sẽ do tất cả cùng gánh vác. Cuối cùng, công ty này sẽ tiếp quản tất cả các cơ quan thương mại do các công ty tiền nhiệm thiết lập ở phương Đông, ở Ternate thuộc khu vực Molucca, Banda, Bantam và Gresik ở bờ biển Bắc của Java, Patini và Johore ở bán đảo Mã Lai và Acheh ở mũi tây bắc của Sumatra [6; 453]. Đây là sự hợp nhất đã hài hòa được các lợi ích của các công ty nhỏ, của các địa phương và sự chỉ đạo của trung ương đã tập chung nỗ lực của quốc gia một cách cao độ để V.O.C tham gia vào cuộc “chiến tranh thương mại” ở phương Đông.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã có những ưu thế về tài chính so với những đối thủ khác. Với số vốn ban đầu khi mới thành lập là 6,5 triệu guilder. Ngay cả Công ty Đông Ấn của Anh – một công ty giàu có, thành lập vào năm 1600 và được Nữ hoàng Elizabeth I hết sức nâng đỡ nhưng số vốn của công ty này cũng chỉ bằng 1/10 số vốn của của Công ty Đông Ấn Hà Lan [16 ;73].
Ngay sau khi thành lập, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đẩy mạnh quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông. Chuyến đi đầu tiên sang phương Đông của Công ty Đông Ấn Hà Lan do Wybrand van Warwijck chỉ huy. Trong vòng ba năm, 38 chiếc tàu được trang bị và phái sang phương Đông. Trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã sớm đặt chân tới Ayuthaya. Năm 1601, người Hà Lan đến Patani – một nước chư hầu của Ayuthaya, bắt đầu thiết lập thương điếm và xây dựng cơ sở cho việc phát triển thương mại của mình ở đây. Năm 1604, người Hà Lan tới Ayuthaya. Họ được chính quyền Ayuthaya cho phép buôn bán ở Ayuthaya như tất cả những người nước ngoài khác [1; 185].
Cũng trong năm 1604, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã kiểm soát được hoạt động buôn bán ở Bantam, gạt bỏ ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha ở đây. Tiếp đó, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã tới Ambonia, buộc người Bồ Đào Nha phải đầu hàng và ngăn cản việc buôn bán của Công ty Đông Ấn Anh ở khu vực này. Tháng 6 – 1605, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã chiếm được Tidore và đẩy mạnh các hoạt động thương mại ở khu vực này. Cũng trong năm 1605, người Hà Lan xây pháo đài đầu tiên ở phương Đông sau khi đã củng cố chỗ đứng của mình trên đảo Ambon. Sau đó, V.O.V đã xây dựng được các cơ quan thương mại ở Java, Celebes (tại Macassar), trên lục địa Ấn Độ (tại Surat, Masulipatam và Petapoli) và thiết lập được quan hệ thương mại với Srilanka.
Năm 1609, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã chiếm đảo Banda-Neira và thiết lập pháo đài Nassau. Cũng trong năm đó, người Hà Lan đã tiến một bước dài và hết sức cần thiết trong việc củng cố quyền lực của mình ở phương Đông bằng việc chỉ định Pieter Both làm toàn quyền ở Ấn Độ, có quyền kiểm soát tất cả “các pháo đài, địa danh, cơ quan thương mại, nhân sự và kinh doanh của Công ty thống nhất” [6; 455].
Trong vòng một thập niên sau khi ra đời, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thiết lập sự độc quyền buôn bán của mình ở hầu hết các khu vực quan trọng ở phương Đông, mà chủ yếu là khu vực Đông Nam Á. Đầu thế kỷ XVII, nghĩa là chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, một trong những giám đốc của công ty đã kiêu hãnh tuyên bố rằng: “VOC chúng tôi đang có 400 tàu thuyền buôn bán ở châu Á, có 200 thuyền cùng 400 thủy thủ đang buôn bán ở bờ biển Ghinê, có hàng trăm thuyền và 5000 thủy thủ buôn bán ở Tây Ấn” [16; 74].
Nhìn chung, trong những năm cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, hầu hết các đế chế trọng thương ở châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,… đều đẩy mạnh các hoạt động thương mại với phương Đông. Trong quá trình đó, các nước Tây Âu đã đến Ayuthaya và xúc tiến các hoạt động thương mại tại vương quốc này. Ở Ayuthaya nói riêng và các quốc gia, khu vực khác ở phương Đông nói chung, giữa các nước Tây Âu diễn ra sự cạnh tranh gay gắt nhằm độc chiếm thị trường tại khu vực này.
1.2 Sức hấp dẫn của Ayuthaya đối với các nước Tây Âu thế kỷ XVII
Vương quốc Ayuthaya (1350 - 1767) nằm ở trung tâm Đông Nam Á lục địa, là một trong những quốc gia lớn trong khu vực. Với vị trí địa lí tự nhiên và vị thế ngày càng được nâng cao trong khu vực, Ayuthaya có một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á trên các phương diện kinh tế, chính trị và quân sự. Vì thế, Ayuthaya có vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ thương mại hướng Đông của các nước Tây Âu.
1.2.1 Ayuthaya – vương quốc giàu tài nguyên thiên nhiên
Vương quốc Ayuthaya nằm ở khu vực Đông Nam Á lục địa, là một nước ở vùng nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam, với sự phân chia khí hậu thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, kéo dài đến tháng 10. Nhìn chung, độ ẩm không khí luôn duy trì ở mức cao và trung bình, lại ít bị các thiên tai đe dọa như bão hoặc những thay đổi đột ngột và thường xuyên của thời tiết. Do đó, khí hậu ở Ayuthaya rất thuận lợi cho sự sinh sống của con người và sự sinh trưởng của giới sinh vật, đặc biệt là cho sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước. Với một hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có ba con sông lớn nhất là sông Chao Phraya (Mê Nam), sông Mê Kông và Sông Mun. Trong đó, sông Chao Phraya là con sông quan trọng nhất với chiều dài 370 km, tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú ở miền Trung và là vựa lúa giàu có chẳng những qua nhiều thế kỷ đã nuôi sống cư dân Thái mà còn thừa lúa gạo để xuất khẩu sang các nước khác. Vì thế, ngày từ thế kỷ XVII, các nước Tây Âu đã muốn xâm nhập vào Ayuthaya để khai thác nguồn lợi kinh tế từ vựa lúa này.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển, thiên nhiên còn ưu đãi cho Ayuthaya những cánh rừng nhiệt đới với những sản vật đặc trưng rất được ưa chuộng tại Đông Nam Á, Trung Quốc và nhiều nước khác đó là: tô mộc, trầm hương, gỗ tếch, hồ tiêu, bạch đậu khấu, bông và các động vật quý: voi, tê giác, báo, hươu,…
Ngoài ra, Ayuthaya còn có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, các khoáng sản có giá trị kinh tế cao như: như thiếc, vônfram, dầu, đá quý, ăngtimon,... Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và là những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Ayuthaya đến các bạn hàng phương Đông truyền thống của họ. Các loại tài nguyên thiên nhiên trên là những mặt hàng rất hấp dẫn đối với thương nhân phương Tây. Để khai thác những nguồn tài nguyên này thì không phải đầu tư lớn nhưng lại thu được lợi nhuận rất cao. Do đó, trong quan hệ thương mại với các nước phương Đông, các nước Tây Âu luôn xem Ayuthaya là một vùng đất đầy tiềm năng và sớm có mưu đồ chinh phục vương quốc này.
1.2.2 Ayuthaya – trung tâm thương mại hàng đầu của Đông Nam Á
Vương quốc Ayuthaya nằm ở trung tâm bán đảo Trung Ấn, phía bắc giáp Sukhôthay, có biên giới chung với Lào ở phía Đông và Đông Bắc, Mianma ở phía Tây, Campuchia ở phía Đông Nam và bán đảo Malacca ở phía Nam. Vịnh Thái Lan và biển Ađaman bao bọc dải đất cực Nam. Với vị trí địa lí thuận lợi, Ayuthaya có điều kiện để phát triển kinh tế ngoại thương, đặc biệt là mở rộng buôn bán bằng đường biển với bên ngoài.
Nằm án ngữ trên con đường giao thông quốc tế qua Trung Quốc và Ấn Độ, với bờ biển dài tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Ayuthaya là nơi quá cảnh của hầu hết các hoạt động thương mại giữa hai trung tâm Ấn Độ và Trung Quốc. Vị trí địa lí quan trọng của Ayuthaya làm cho việc buôn bán của họ với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực rất phát đạt. Trong nửa đầu thế kỷ XVII, có những năm Ayuthaya xuất sang Nhật Bản hàng trăm tấn da trâu và da hươu. Nền thương mại của Ayuthaya rất nhộn nhịp trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Đại Việt, Inđônêsia và Philippin. Ở phía Tây, tàu thuyền Ayuthaya giương buồm tới tận cản
Chữ ký của doducdung.hnue





Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII I_icon_minitimeSun Jul 29, 2012 11:03 am

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

 
........... Ở phía Tây, tàu thuyền Ayuthaya giương buồm tới tận cảng Mokcơ trên Hồng Hải [21; 77].
Ayuthaya đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa giữa các nước. Phần lớn thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Đại Việt… khi đến Ayuthaya đều không muốn đưa hàng hóa đi xa nữa mà bán ngay tại chỗ để tìm mua ở đây những hàng hóa mà họ cần. Điều này đã mang lại cho ngành ngoại thương của Ayuthaya những nguồn thu nhập lớn. Những thương cảng như Ayuthaya, Patani, Nakhon Si Thammarat, Mécgui, Djankơ, Ligo, Xingora,… hoạt động rất tấp nập và phát triển phồn thịnh.
Ayuthaya đã thực sự trở thành một “kho hàng” của Đông Nam Á. Đặc biệt, từ khi eo biển Malacca bị người Bồ Đào Nha chiếm (năm 1511), Ayuthaya càng có vai trò quan trọng hơn trong việc trung chuyển hoặc quá cảnh hàng hóa giữa hai khu vực đông – tây. Để tránh sự cướp bóc qua vịnh Malacca, các thương nhân Ấn Độ sang viễn Đông và ngược lại, đã chọn con đường hành trình qua lãnh thổ Ayuthaya. Hoặc là họ kéo dài qua eo Kra, hoặc là họ đi theo con đường Tenasserim – Ayuthaya. Việc vận chuyển tuy không thuận lợi bằng con đường qua eo Malacca nhưng được bù đắp lại rất nhiều ở sự an toàn và thời gian so với việc đi vòng qua bán đảo Malacca – Xumatơra.
Với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Ayuthaya có điều kiện thuận lợi để phát triển thương nghiệp, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Vương quốc Ayuthaya từ chỗ là nơi quá cảnh của hầu hết các hoạt động thương mại giữa hai trung tâm Ấn Độ và Trung Quốc, đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa Đông – Tây, đã trở thành một trung tâm thương mại hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, vương quốc Ayuthaya có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nước Tây Âu. Trong quan hệ thương mại hướng Đông, các nước Tây Âu sớm có mưu đồ kiểm soát vùng đất này, con đường này.
1.2.3 Ayuthaya có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn với các nước trong khu vực
Từ đầu thế kỷ XVI, Ayuthaya đã có một vị thế hùng mạnh trong khu vực. Những cuộc chinh phạt của các quốc vương Ayuthaya trong suốt các thế kỷ XIV, XV, XVI đã đưa vương quốc này trở thành một trong những quốc gia phong kiến mạnh nhất khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là ngoại thương và sự ổn định, vững mạnh của nhà nước Ayuthaya thì tiềm lực của vương quốc này càng được củng cố.
Đầu thế kỷ XVII, vương quốc Ayuthaya có một lãnh thổ rộng lớn với hệ thống các nước chư hầu hùng hậu, gồm có Campuchia, các tiểu quốc phía bắc và các tiểu quốc trên bán đảo Malacca, thậm chí cả những đối thủ sừng sỏ như Mianma cũng phải chịu thần phục. Vì thế, các nước Tây Âu đã coi Ayuthaya là chìa khóa để mở cửa vào các nước Đông Nam Á lục địa, nắm được Ayuthaya thì việc vào các nước trên bán đảo Trung - Ấn này trở nên hết sức đễ dàng. Bởi vì theo họ Ayuthaya vừa có vị trí địa lí quan trọng (là trung tâm thương mại hàng hải) vừa có sự ảnh hưởng rộng lớn với các nước trong khu vực, do đó Ayuthaya sẽ là nơi “đồn trú” để từ đây các nước Tây Âu đến các nước khác trong khu vực.
Mặt khác, trong khi nhiều nước Đông Nam Á đã suy yếu thì Ayuthaya vẫn còn mạnh, nếu chinh phục được nền thương mại Ayuthaya thì việc xâm nhập vào các nước còn lại trở nên không mấy khó khăn. Vì vậy, ngay từ đầu thế kỷ XVII, trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông các nước Tây Âu đã sớm có mặt ở vương quốc Ayuthaya. Cuộc cạnh tranh giữa các nước này ở Ayuthaya đã diễn ra hết sức gay gắt ngay từ khi họ mới đặt chân đến.
Bên cạnh đó, nằm ở trung tâm Đông Nam Á lục địa, Ayuthaya còn có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự. Lãnh thổ Ayuthaya có hai phần liền kề với hai khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Toàn bộ phần phía bắc, phía đông và đông nam gần Đông Nam Á lục địa (Đông Dương và Mianma), phía nam giáp vùng chính của Đông Nam Á hải đảo (các đảo và quần đảo của Indonesia và Malaysia). Từ lãnh thổ Ayuthaya có thể triển khai lực lượng quân đội đến bất cứ vùng nào của Đông Nam Á một cách cơ động và nhanh chóng. Vì thế, nắm được Ayuthaya thì việc khống chế toàn bộ khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo rất dễ dàng. Hơn nữa, nếu có dược vịnh Ayuthaya (nay là vịnh Thái Lan) thì coi như đã khống chế được con đường biển từ đông sang tây và ngược lại.
Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên ngay từ khi mới đặt chân đến khu vực Đông Nam Á, các thương nhân, các Công ty Đông Ấn của phương Tây đã coi Ayuthaya là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải chiếm lĩnh. Do đó, cuộc cạnh tranh quyết liệt ở Ayuthaya đã diễn ra giữa các Công ty Đông Ấn của các nước phương Tây. Mà ngày từ đầu thế kỷ XVII, người Hà Lan đã đụng độ gay gắt với người Bồ Đào Nha, sau đó là người Anh, người Pháp.
Như vậy, với vị trí địa kinh tế - chính trị quan trọng, Ayuthaya có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nước Tây Âu trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản. Vương quốc Ayuthaya đã trở thành một thị trường quan trọng trong quan hệ thương mại hướng Đông của các nước Tây Âu thế kỷ XVII.





Chương 2: SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NƯỚC TÂY ÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀO VƯƠNG QUỐC AYUTHAYA THẾ KỶ XVII VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ

2.1 Khái quát về quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya của các nước Tây Âu thế kỷ XVII
Sự kiện Bồ Đào Nha chiếm Malacca năm 1511 mở đầu cho quá trình xâm nhập của người phương Tây vào khu vực Đông Nam Á. Sau Malacca, Ayuthaya nhanh chóng trở thành điểm đến tiếp theo của người phương Tây mà đi đầu là người Bồ Đào Nha.
Người Bồ Đào Nhà đã có mặt ở Ayuthaya ngay từ đầu thế kỷ XVI, sau khi họ đã làm chủ Malacca. Năm 1518, Ayuthaya đã kí với Bồ Đào Nha một hiệp ước cho phép người Bồ Đào Nha lập thương điếm, đi lại tự do, cư trú và truyền giáo ở Ayuthaya. Năm 1598, người Tây Ban Nha cũng kí với Ayuthaya một hiệp ước tương tự. Như thế, ngay từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có mặt ở Ayuthaya. Trong thế kỷ XVII, hai quốc gia này tiếp tục mở rộng thế lực và đẩy mạnh hoạt động thương mại ở vương quốc Ayuthaya.
Sang đầu thế kỷ XVII, bên cạnh Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Ayuthaya tiếp tục đón nhận thêm những người khách khác đến từ Tây Âu là Hà Lan, Anh.
Người Hà Lan bắt đầu đặt quan hệ với Ayuthaya khi họ đến Patani – một nước chư hầu của Ayuthaya vào năm 1601. Người Hà Lan ở Patani được chính quyền sở tại đón tiếp với thái độ cởi mở. Năm 1604, phái đoàn của Công ty Đông Ấn Hà Lan đến kinh đô của Ayuthaya và ngay sau đó họ đã ký một bản thương ước với chính quyền Ayuthaya. Họ được chính quyền Ayuthaya cho phép buôn bán ở Ayuthaya như tất cả những người nước ngoài khác [1; 185].
Trong những năm tiếp theo, một loạt các thương điếm của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã được thiết lập ở các trung tâm kinh tế quan trọng như Jankceylan, Ligor, Sigora,… Trong một thời gian ngắn thế lực kinh tế của V.O.C ở Ayuthaya đã len lỏi vào con đường ngoại thương trọng điểm truyền thống của Ayuthaya. Sự lớn mạnh nhanh chóng thế lực của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đụng trạm đến quyền lợi của Bồ Đào Nha ở đây.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XVII, cuộc cạnh tranh thương mại khốc liệt giữa các thế lực phương Tây khác ở Ayuthaya đã diễn ra. Chính sách trung lập của Ayuthaya không làm thỏa mãn cho tất cả các thế lực phương Tây. Vì vậy, các nước này đã sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi chính sách của Ayuthaya theo hướng có lợi cho mình.
Năm 1628, Tây Ban Nha bắt đầu những hoạt động quân sự chống lại Ayuthaya. Năm 1630, Đồ Đào Nha cũng tham gia vào cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha chống lại Ayuthaya. Cuộc xung đột kéo dài trong khoảng 5 năm (1630 - 1635), cuối cùng Ayuthaya đã giành thắng lợi.
Năm 1641, Hà Lan đã đánh bại thành trì chủ yếu của người Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á là Malacca. Sau sự kiện này, thế lực của người Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á suy yếu nhanh chóng. Đồng thời, vai trò của thương nhân Bồ Đào Nha ở thị trường Ayuthaya cũng không còn. Tây Ban Nha, sau khi cắt đứt liên minh với Bồ Đào Nha (1640), đã không quan tầm gì đến thị trường thương mại Ayuthaya.
Trong thập kỷ 40 - 50 của thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thực sự thống trị nền ngoại thương Ayuthaya. Thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là việc dùng sức ép quân sự, Công ty Đông Ấn Hà Lan liên tục mở rộng thế lực của mình ở thị trường Ayuthaya. Năm 1664, Hà Lan đã buộc Ayuthaya phải kí một hiệp định hòa bình gồm 18 điều, mà phần lớn nội dung là sự nhượng bộ đơn phương của Ayuthaya [21; 93].
Mặc dù hiệp định hòa bình được ký kết, nhưng quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với vương quốc Ayuthaya trong những năm 60 – 80 của thế kỷ XVII vẫn tiếp tục căng thẳng. Hà Lan tiếp tục sử dụng vũ lực trong quan hệ với Ayuthaya. Đầu những năm 80, một cuộc chiến tranh giữa Ayuthaya và Hà Lan sẽ xảy ra nếu như không có sự xâm nhập của người Pháp và sự trở lại của người Anh.
Người Anh đến Ayuthaya (năm 1612) và được chính quyền Ayuthaya đón tiếp với thái độ cởi mở. Triều đình Ayuthaya cho phép họ tự do đi lại, buôn bán. Năm 1623, do không cạnh tranh nổi với đối thủ Hà Lan, người Anh buộc phải rời khỏi Ayuthaya.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XVII, Anh quan tâm trở lại thị trường Ayuthaya và được chính quyền Ayuthaya chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, hoạt động của E.I.C trong giai đoạn này vẫn không hiệu quả, với giá trị thương mại nhỏ.
Đầu những năm 80 của thế kỷ XVII, quan hệ giữa người Anh với triều đình Ayuthaya rạn nứt. Công ty Đông Ấn Anh đã có những hành động khiêu khích. Từ năm 1686 đến 1688 người Anh đã tiến hành chiến tranh chống lại Ayuthaya. Mục tiêu của E.I.C là chiếm đảo Merguy ở bờ biển phía tây nam của Ayuthaya. Nhưng sự nổi dậy của nhân dân đảo Merguy và sự hỗ trợ của quân đội triều đình đã đánh bại lực lượng Anh.
Người Pháp đến Ayuthaya muộn hơn nhưng sự xuất hiện của họ là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho nền độc lập của Ayuthaya ở thế kỷ XVII. Năm 1662, giám mục Lambert de la Motte thuộc Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp đã tới Mergui. Theo sau đoàn truyền giáo là đội thương thuyền của Công ty Đông Ấn Pháp, với âm mưu chiếm lĩnh thị trường Ayuthaya. Mặc dù đã được triều đình Ayuthaya nhượng bộ rất nhiều quyền lợi, nhưng người Pháp ngày càng lấn tới. Năm 1686, người Pháp đưa yêu sách nặng nề, đòi triều đình Ayuthaya trao quyền cho họ ở Merguy và Bangkok nhưng không được chấp nhận. Thương lượng không thành, người Pháp bắt đầu sử dụng vũ lực, buộc chính quyền Ayuthaya phải nhượng bộ. Ngày 16–10–1687, bản thỏa ước Pháp – Ayuthaya được ký kết, Pháp được toàn quyền chiếm Merguy và Bangkok. Sự lấn tới của người Pháp làm cho một bộ phận quý tộc và nhân dân Ayuthaya bất bình. Năm 1688, Pra Petracha lên ngôi (1688 - 1703) vừa lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. Trước sức mạnh của phong trào khởi nghĩa, tháng 8 - 1688, Pháp buộc phải ký hiệp ước rút quân khỏi Merguy và Bangkok [29; 32].
Như vậy, người Anh và người Pháp cùng sử dụng vũ lực nhằm độc chiếm thị trường Ayuthaya nhưng đều thất bại. Người Hà Lan cũng trong tình trạng tương tự. Sau những cuộc tấn công của người Hà Lan, người Anh và người Pháp, ở Ayuthaya phong trào bài ngoại đã diễn ra mãnh mẽ. Chính sách “đóng cửa” của Ayuthaya đã khiến cho quan hệ giữa các nước Tây Âu với vương quốc Ayuthaya ngừng trệ.
Như thế, trong thế kỷ XVII, hầu hết các cường quốc Tây Âu lúc đó là Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… đều có mặt ở Ayuthaya. Trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya, giữa các nước Tây Âu đã diễn ra
2.2 Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII
Từ đầu thế kỷ XVI, những người phương Tây ở hầu hết các đế chế trọng thương ở châu Âu lúc bấy giờ đều lần lượt đến Ayuthaya. Đi đầu là người Bồ Đào Nha, sau khi chiếm Malacca làm bàn đạp, họ đã xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya. Theo chân người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha đến Ayuthaya khoảng nửa sau thế kỷ XVI, người Hà Lan (đầu thế kỷ XVII), người Anh ( đầu thế kỷ XVII), người Pháp (giữa thế kỷ XVII). Những người châu Âu đến Ayuthaya ở những thời điểm khác nhau nhưng đều có chung một mục đích đó là thương mại, truyền giáo và hơn nữa là thiết lập ảnh hưởng của mình tại vương quốc này.
Với mục đích như nhau và khi cùng có mặt ở Ayuthaya, các nước Tây Âu đã tìm mọi cách thu hút được nhiều quyền lợi nhất về cho mình. Do đó, họ thường xuyên đụng độ quyền lợi nhau ở Ayuthaya, giữa các nước này thường trực sự cạnh tranh, thậm chí sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau khi có điều kiện. Quan hệ cạnh tranh, xung đột giữa các nước Tây Âu ở vương quốc Ayuthaya là một tất yếu khách quan.
2.2.1 Sự cạnh tranh giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Hà Lan
Người Bồ Đào Nha đến Ayuthaya đầu tiên, ngay sau khi đến đây, người Bồ Đào Nha đã nhận được sự ưu đãi đặc biệt từ nhà vua Ayuthaya. Họ được cấp đất xây dựng nhà ở, nhà thờ để tự do buôn bán, đi lại. Người Bồ Đào Nha thiết lập được quan hệ thân thiện ở Ayuthaya trong thế kỷ XVI. Mặc dù có sự xuất hiện của người Tây Ban Nha ở đây vào nửa sau thế kỷ XVI, nhưng quyền lợi của người Bồ Đào Nha cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Họ đến đây với mục đích thương mại, truyền đạo và được chính quyền Ayuthaya đón tiếp với thái độ nhiệt tình, cởi mở. Các thương điếm của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha được thiết lập ở nhiều trung tâm kinh tế của Ayuthaya. Cho đến khi có sự xuất hiện của người Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII.
Người Hà Lan bắt đầu đặt quan hệ với Ayuthaya khi họ đến Patani – một nước chư hầu của Ayuthaya vào năm 1601 và đã được chính quyền sở tại đón tiếp với thái độ cởi mở. Họ bắt đầu thiết lập thương điếm và xây dựng cơ sở cho việc phát triển thương mại của mình ở đây. Năm 1604, trên cơ sở những thuận lợi bước đầu ở Patani, người Hà Lan tới Ayuthaya. Phái đoàn của Công ty Đông Ấn Hà Lan đến kinh đô của Ayuthaya và ngay sau đó họ đã ký một bản thương ước với chính quyền Ayuthaya. Họ được chính quyền Ayuthaya cho phép buôn bán ở Ayuthaya như tất cả những người nước ngoài khác [1; 185]. Tại cả Patani và Ayuthaya, người Hà Lan phải đương đầu với sự chống đối của người Bồ Đào Nha và cả người Nhật. Nhưng ở cả hai nơi, họ đều được các nhà cầm quyền hoan nghênh.
Sau khi đã ký thương ước với Công ty Đông Ấn Hà Lan và cho họ những quyền thương mại nhất định ở Ayuthaya, triều đình Ayuthaya đã chủ động cử các phái đoàn ngoại giao đến Goa (Ấn Độ) thuộc Hà Lan và Netherlands vào các năm 1606 và 1608 để chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Công ty Đông Ấn Hà Lan [29; 1]. Những hành động này của triều đình Ayuthaya làm cho quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Hà Lan và Ayuthaya diễn ra hết sức thuận lợi, cởi mở.
Với ưu thế vượt trội về thương mại và hàng hải trên thế giới lúc bấy giờ, người Hà Lan nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Ayuthaya, dần dần thay thế vị trí thương mại của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở đây. Sau khi đặt đại sứ quán ở Ayuthaya (năm 1604), Hà Lan đã thiết lập được hàng loạt các thương điếm ở các trung tâm khác như Queda Jankceylan, Ligor, Singora, Patalung,…
Thế lực của Hà Lan lớn mạnh nhanh chóng, làm cho quyền lợi của người Bồ Đào Nha bị sa sút nghiêm trọng. Ngoài việc thiết lập quan hệ mật thiết với Ayuthaya và xây dựng thương điếm ở nhiều nới, người Hà Lan còn được hưởng nhiều đặc quyền khác. Lo ngại trước sự lớn mạnh của Hà Lan, vua Bồ Đào Nha đã gửi thông điệp cho vua Ayuthaya là Ekathotsarot (1605 - 1620) yêu cầu đuổi người Hà Lan ra khỏi đất nước này. Tuy nhiên, với chủ trương thân thiện, bình đẳng với tất cả các nước phương Tây, vua Ekathotsarot đã không đuổi người Hà Lan đi mà càng làm tăng thêm quyền lợi cho họ. Vua Ayuthaya đã cho người Hà Lan quyền sử dụng đảo Merguy ở cửa sông Tennascerim [23; 72]. Từ đó, người Hà Lan ngày càng áp đảo người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở Ayuthaya và dần dần nắm được con đường ngoại thương trọng điểm truyền thống của Ayuthaya.
Ngược lại, thế lực của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ngày càng suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với sức mạnh của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Vì vậy, quyền lợi của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Ayuthaya nói riêng và Đông Nam Á nói chung bị thu hẹp dần.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XVII, cuộc cạnh tranh thương mại khốc liệt giữa Hà Lan với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở Ayuthaya tiếp tục diễn ra. Mặc dù nước nào cũng muốn lôi léo Ayuthaya làm liên minh trong cuộc xung đột với nước khác nhưng chính quyền Ayuthaya vẫn thực hiện chính sách trung lập và đối sử bình đẳng với tất cả các nước. Tuy nhiên, sự trung lập của Ayuthaya không làm thỏa mãn cho tất cả các thế lực phương Tây. Vì vậy, chúng lại sử dụng vũ lực để thay đổi chính sách của Ayuthaya theo hướng có lợi cho mình, để gạt bỏ sự cạnh tranh của các địch thủ.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiên phong sử dụng vũ lực trong cuộc cạnh tranh giành ưu thế thương mại tại Ayuthaya. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không đối đầu quân sự trực tiếp với Hà Lan, mà dùng vũ lực, chống lại chính quyền Ayuthaya, thông qua đó, ép buộc Ayuthaya thay đổi chính sách, tạo lợi thế cho hoạt động thương mại của mình.
Sau một loại công hàm ngoại giao đòi đuổi người Hà Lan, mùa xuân năm 1628 “người Tây Ban Nha chiếm các tàu buôn của Ayuthaya và đã đốt toàn bộ số tàu này cùng các thủy thủ trên tàu” [1; 189]. Năm 1630, Bồ Đào Nha đã tham gia vào cuộc chiến tranh cùng với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, những hành động của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm loại bỏ địch thủ vô hình chung đã đưa đến sự thắt chặt trong quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với chính quyền Ayuthaya. Để đối phó với sự tấn công của liên minh Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha, Ayuthaya đã nhờ sự giúp đỡ của Hà Lan. Đây là cơ hội rất tốt để Hà Lan giành lấy thiện chí của chính quyền Ayuthaya, đồng thời, loại bỏ đối thủ cạnh tranh là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại Ayuthaya. Hà Lan đã giúp Ayuthaya tàu chiến để chống lại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong các cuộc xung đột vào các năm 1628, 1630, 1634, 1635.
Cuộc xung đột kéo dài trong khoảng 5 năm (1630 - 1635), cuối cùng Ayuthaya đã giành thắng lợi. Vua Ayuthaya là Prasattong (1630 - 1655) đã không thực hiện chính sách thù địch với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mà lại tỏ thiện chí hòa bình bằng việc trao trả các tù binh (1636) và kí hòa ước năm 1639 cho phép Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiếp tục được hoạt động thương mại ở Ayuthaya.
Việc chủ động ký hòa ước và tiếp tục cho người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở lại Ayuthaya cho thấy chính sách ngoại giao khéo léo của vua Prasattong. Trong khi thế lực của Anh đã bị Hà Lan đánh bại vào năm 1623 thì ở Ayuthaya chỉ có Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là có khả năng cạnh tranh với Hà Lan. Nếu hai nước này bị loại khỏi Ayuthaya thì Hà Lan sẽ hoàn toàn độc chiếm Ayuthaya, khi đó, triều đình Ayuthaya sẽ khó khăn chống lại. Nhận thức được điều này, vua Prasattong đã chủ động tiếp tục quan hệ với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để dùng thế lực của hai nước này kiềm chế tham vọng của Hà Lan ở Ayuthaya. Như thế, sự cạnh tranh giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Hà Lan ở Ayuthaya là một điều tất yếu. Sự cạnh tranh này không chỉ xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia, mà còn do chính sách đối ngoại khéo léo của chính quyền Ayuthaya đem lại – đó là chính sách “ngoại giao kiềm chế”, dùng nước này để làm đối trọng, kiềm chế tham vọng của nước kia.
Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng buôn bán ở Đông Nam Á nói chung và ở Ayuthaya nói riêng, với tiềm lực tài chính lớn, Công ty Đông Ấn Hà Lan luôn cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Để làm được điều đó, họ tập trung vào việc thiết lập độc quyền, dùng mọi biện pháp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Trong những năm 30 của thế kỷ XVII, tại Ayuthaya, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã cố gắng để có được độc quyền xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng là da động vật và thiếc. Để đáp lại sự giúp đỡ của Hà Lan cho Ayuthaya trong cuộc chiến tranh chống lại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, năm 1634, Vua Prasatthong cấp độc quyền cho Hà Lan mua và xuất khẩu da động vật ở Ayuthaya.
Hơn nữa, trong cuộc chiến tranh giành thị trường Ayuthaya, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã giành được lợi thế khi năm 1641, họ đã đánh bại thành trì chủ yếu của người Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á là Malacca. Sau sự kiện này, thế lực của người Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á suy yếu nhanh chóng. Đồng thời, vai trò của thương nhân Bồ Đào Nha ở thị trường Ayuthaya cũng không còn. Tây Ban Nha, sau khi cắt đứt liên minh với Bồ Đào Nha (1640), đã không quan tầm gì đến thị trường thương mại Ayuthaya.
Như vậy, cuộc cạnh tranh giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Hà Lan để độc chiếm thị trường Ayuthaya đã diễn ra trong suốt bốn thập niên đầu của thế kỷ XVII. Nhìn chung, đây là thời kỳ xâm nhập hòa bình của các đế chế trọng thương Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan vào Ayuthaya, tham vọng của những nước này ở Ayuthaya chỉ dừng lại ở việc thiết lập, mở rộng mạng lưới thương mại và sau đó là độc chiếm thị trường ở Ayuthaya. Trong cuộc cạnh tranh này, không có một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp nào nổ ra giữa các thế lực. Mặc dù, cũng có những xung đột quân sự ở Ayuthaya trong những năm 30 của thế kỷ XVII, nhưng đó là cuộc xung đột gián tiếp, khi Hà Lan viện trợ tàu chiến và vũ khí cho chính quyền Ayuthaya chống lại sự tấn công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Điều này cho thấy tính chất canh tranh giữa các thế lực Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan chưa khốc liệt. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, đã có nước thắng, nước bại. Cuộc cạnh tranh kéo dài hơn bốn thập niên, cuối cùng, Hà Lan đã giành thắng lợi, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã buộc phải rút lui khỏi thị trường Ayuthaya. Sự thắng lợi của Hà Lan và sự thất bại của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha do nhiều yếu tố đem lại.
Yếu tố chủ yếu đưa đến sự thất bại của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sự thắng lợi của Hà Lan là sức mạnh, tiềm lực kinh tế và quân sự của mỗi nước. Trong quá trình mở rộng buôn bán với phương Đông thế kỷ XVII, Hà Lan là quốc gia có tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hàng hải có phần trội hơn so với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sức mạnh của người Hà Lan được thể hiện rõ qua việc tổ chức và hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan – V.O.C. Sự ra đời của V.O.C vào năm 1602 là sự hài hòa các lợi ích của các công ty nhỏ, của các địa phương và sự chỉ đạo của trung ương đã tập chung nỗ lực của quốc gia một cách cao độ để Công ty tham gia vào cuộc “chiến tranh thương mại” ở phương Đông. Trong khi đó, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tuy đến Ayuthaya sớm hơn, nhưng tiềm lực của hai nước này có phần yếu thế hơn so với Hà Lan. Quá trình xâm nhập và mở rộng hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Ayuthaya nói riêng và Đông Nam Á nói chung do chính quyền phong kiến hai nước trực tiếp tổ chức và thực hiện. Đồng thời, do các thương nhân, nhóm thương nhân tự đứng ra tổ chức. Vì thế, hai nước này không huy động được tối đa tiềm lực của quốc gia và các hoạt động thương mại không được thống nhất giữa nhà nước và tư nhân. Cũng bởi sự không thống nhất, chồng chéo giữa nhà nước và tư nhân mà hiệu quả hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Ayuthaya không cao. Do đó, trong cuộc cạnh tranh với Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã yếu thế và việc bị đánh bật khỏi thị trường Ayuthaya là điều khó tránh khỏi.
Thêm vào đó, cách thức tổ chức và hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Ayuthaya cũng phù hợp và hiệu quả hơn so với thương nhân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Xuất phát điểm, cả ba thế lực này xâm nhập vào Ayuthaya với mục đích chính là thương mại và bằng con đường hòa bình. Cả ba nước đều được chính quyền Ayuthaya đón tiếp với thái độ cởi mở và chủ trương thân thiện, bình đẳng với tất cả các nước. Nhưng sự “trung lập” của triều đình Ayuthaya không làm thỏa mãn cho tất cả các nước Tây Âu. Vì thế, một số nước đã sử dụng vũ lực để thay đổi chính sách của chính quyền Ayuthaya theo hướng có lợi cho mình. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước Tây Âu đầu tiên dùng biện pháp quân sự để chống lại Ayuthaya. Điều này, đã khiến cho chính quyền bản địa mất đi thiện chí đối với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Trong khi đó, qua việc giúp đỡ về tàu chiến, vũ khí cho Ayuthaya trong cuộc chiến chống lại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan lại nhận được sự tin tưởng của triều đình Ayuthaya. Thất bại trong cuộc chiến chống lại Ayuthaya, cộng với việc thất thủ ở Malacca năm 1641 bởi người Hà Lan, vai trò của thương nhân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở thị trường Ayuthaya nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII không dừng lại ở đó. Bởi lẽ, ở Ayuthaya thế kỷ XVII, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Hà Lan, mà còn diễn ra rất gay gắt giữa Hà Lan với Anh và Pháp.
2.2.2 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh và Pháp
2.2.2.1 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh trong nửa đầu thế kỷ XVII
Thế kỷ XVII, ở vương quốc Ayuthaya, không chỉ có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan mà còn có người Anh. Sự xâm nhập của người Anh, mà đại diện là Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Ayuthaya thế kỷ XVII khiến cho cuộc cạnh tranh giữa các nước Tây Âu tại vương quốc này thêm gay gắt.
Năm 1612, tàu Globe của Công ty Đông Ấn Anh (E.I.C) đã đến kinh đô Ayuthaya. Đại sứ đầu tiên của Anh là Adam Denton đã yết kiến triều đình Ayuthaya, dâng lên Vua Ekathotsarot thư của Hoàng đế nước Anh James I. Mặc dù có sự chống đối của người Hà Lan, Ekathotsarot đã cho phép Công ty Đông Ấn Anh được phép tự do buôn bán và thiết lập một cơ quan thương mại tại kinh đô Ayuthaya. Trong những năm tiếp theo, E.I.C đã mở rộng các hoạt động thương mại ở Ayuthaya. Sự lớn mạnh về thế lực của E.I.C ở Ayuthaya đã đụng trạm đến quyền lợi của các thế lực khác ở đây, trong đó có Công ty Đông Ấn Hà Lan. Do đó, đã nảy sinh sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai Công ty này. J.S.Furnivall đã viết rằng “từ đầu thế kỷ người Anh, dù sức mạnh yếu hơn nhiều, đã đi theo người Hà Lan vòng quanh quần đảo và bám riết họ như những con mòng” và Bernard Vlekke cũng viết với lời lẽ tương tự: “Các thương gia London đã đi theo những người láng giềng hùng mạnh hơn đến bất cứ nơi nào, hy vọng thu lợi từ hoạt động mở đường của người khác,… và ở bất cứ nơi nào Công ty Đông Ấn Hà Lan thiết lập được một trạm buôn bán thì chắc chắn người Anh cũng theo đến” [6; 455].
Thương nhân Hà Lan, với kinh nghiệm của những người buôn bán trung gian đã nhận thấy một điều mà người Anh không thể hiểu được, thị trường hương liệu ở châu Âu là hạn chế và cạnh tranh sẽ làm tăng giá mua ở phương Đông, gây ra tình trạng thừa hương liệu ở phương Tây; từ đó sẽ làm giảm một cách nghiêm trọng các khả năng buôn bán sinh lợi. Vì thế, trước sự phồn thịnh trong hoạt động thương mại của E.I.C tại Ayuthaya, người Hà Lan đã “tập trung vào việc thiết lập sự độc quyền và chuẩn bị dùng mọi biện pháp tốt hoặc xấu xa, để loại bỏ những kẻ cạnh tranh” [6; 456]. Năm 1617, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã ký một hiệp định với vua Ayuthaya là Songtam (1610 – 1628), theo đó, V.O.C được độc quyền mua da sống ở Ayuthaya. Hiệp định này đã tạo lợi thế cho Công ty Đông Ấn Hà Lan trong cuộc cạnh tranh với Công ty Đông Ấn Anh nhằm độc chiếm thị trường Ayuthaya. Trong khi đó, người Anh, vốn trước đây ủng hộ người Hà Lan trong cuộc chiến chống lại Tây Ban Nha, đã “hết sức căm phẩn về cách cư xử của những người mà họ coi là những đồng minh tự nhiên của mình ở châu Âu” [6; 458].
Đến năm 1618, sự cạnh tranh giữa hai Công ty Đông Ấn của người Hà Lan và Anh ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Ayuthaya nói riêng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Tháng 6 – 1618, Jan Pieterszoon Coen trở thành toàn quyền ở khu vực Ấn Độ thuộc Hà Lan và đề nghị một chương trình lớn mở rộng lãnh thổ thực dân hóa trên cơ sở lấn chiếm lãnh thổ của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tiêu hủy tàu bè của các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Âu. Jan Pieterszoon Coen coi sự cạnh tranh của Anh là mối đe dọa nguy hiểm nhất. Chính quyền Hà Lan đã yêu cầu Jan Pieterszoon Coen “phải trục xuất bằng vũ lực, nếu cần, tất cả những người ngoại quốc, bất kể là đồng minh hay kẻ thù, ra khỏi những nơi mà người Hà Lan đang buôn bán, phải khám xét các con tàu của họ và tịch thu hương liệu trên các con tàu đó” [6; 468].
Tháng 12 – 1618, sự cạnh tranh giữa hai Công ty Đông Ấn của người Hà Lan và Anh đã dẫn đến cuộc chiến tranh trực tiếp, công khai giữa hai quốc gia này ở Ayuthaya. Tại đây, người Hà Lan đã có lợi thế so với Anh do kết quả của Hiệp định mà họ ký với Vua Ekathotsarot năm 1617 về độc quyền mua da sống. Tháng 7 – 1619, người Anh bị người Hà Lan đánh bại. Trong những năm tiếp theo, hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Anh ở Ayuthaya bị sa sút nghiêm trọng.
Sự thất thế của Công ty Đông Ấn Anh trong cuộc cạnh tranh với Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Ayuthaya trong nửa đầu thế kỉ XVII xuất phát từ nhiều yếu tố. Nguyên nhân chính là E.I.C trong giai đoạn này còn yếu, số vốn lưu động nhỏ nên không cạnh tranh được với thương nhân người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, đặc biệt là Hà Lan. Trên thực tế, số vốn lưu động của E.I.C kém 10 lần so với số vốn lưu động của V.O.C [6; 454]. Mặt khác, hoạt động của các đại lý thương mại và nhà máy Anh tại Ayuthaya cũng không hiệu quả. Năm 1621, trụ sở của E.I.C ở Ayuthaya đã nhận được báo cáo về tình hình một số công nhân và nhân viên của Công ty thường xuyên say rượu và đánh bạc hàng đêm. Tại Patani, việc buôn bán cũng trở nên bế tắc [18; 62]. Trước tình hình đó, năm 1623, Công ty Đông Ấn Anh buộc phải đóng cửa các cơ quan thương mại tại Ayuthaya và tạm dừng quan hệ với Ayuthaya trong vòng gần bốn thập niên sau đó (từ năm 1623 đến năm 1661).
Như vậy, trong hai thập niên đầu thế kỉ XVII, khi mới xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya, Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh đã cạnh tranh quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh này, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã bước đầu giành được thắng lợi.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya không dừng lại, mà vẫn tiếp tục diễn ra một cách căng thẳng trong nửa sau thế kỉ XVII.
2.2.2.2 Sự cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh và Pháp trong nửa cuối thế kỷ XVII
Sau khi người Anh, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt bị đánh bật khỏi Ayuthaya, từ thập niên 40 của thế kỉ XVII, Hà Lan đã tạm thời giành được vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Ayuthaya.
Những thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của V.O.C với các thế lực phương Tây khác đã đưa đến những hệ quả quan trọng. Lợi nhuận thu được của Công ty Đông Ấn Hà Lan rất lớn. Vào giữa thế kỷ XVII, từ Ayuthaya, hàng năm xuất sang Nhật trên 300.000 bộ da hươu và da trâu. Phần lớn của việc xuất khẩu này thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan. Lợi nhuận của việc bán da ở Nhật có năm đạt trên 200% và thỉnh thoảng mới thấp dưới 100%. Việc buôn bán các hàng hóa khác của Ayuthaya cũng mang lại cho người Hà Lan những thu nhập không nhỏ hơn lợi nhuận do buôn bán da thú [21; 91].
Từ thập niên 40 của thế kỉ XVII, Với tham vọng thiết lập độc quyền ở thị trường Ayuthaya, V.O.C liên tục có hành động khiêu khích, lấn tới; còn Ayuthaya thì một mặt ngầm chống cự lại sự bành trướng của V.O.C, mặt khác tỏ thái độ nhân nhượng, thỏa hiệp.
Trong những năm đầu dưới thời trị vì của vua Narai (1656 - 1688), vị trí thương mại của Hà Lan càng được củng cố và phát triển mạnh. Những năm đầu khi mới lên ngôi, vua Narai phải tập chung củng cố quyền lực, chống lại sự nổi loạn của các lãnh chúa phong kiến, bỏ mặc cho người Hà Lan hoành hành.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XVII, sau khi đã ổn định tình hình trong nước, Narai bắt đầu xây dựng những đội thương thuyền lớn mạnh nhằm cạnh tranh với đội tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đồng thời, vua Narai đã cho người bí mật liên hệ với Công ty Đông Ấn Anh tại Ấn Độ để nối lại hoạt động thương mại của họ tại Ayuthaya. Trên cơ sở đó, Anh đã mở lại thương điếm ở Ayuthaya (1661), khôi phục lại các thương điếm cũng như địa vị thương mại của mình ở đây sau gần bốn mươi năm vắng bóng. Thời điểm này, công ty Đông Ấn Anh đã lớn mạnh, đủ khả năng để cạnh tranh với công ty Đông Ấn Hà Lan ở Ayuthaya và Đông Nam Á. Hơn nữa, Anh quay lại Ayuthaya đúng thời điểm quan hệ giữa Hà Lan với nước chủ nhà đang căng thẳng. Do đó, người Anh có nhiều lợi thế để cạnh tranh với đối thủ truyền thống là người Hà Lan.
Ở Ayuthaya thập niên 60 của thế kỉ XVII, không chỉ chứng kiến sự trở lại của người Anh, mà còn có sự xuất hiện của người Pháp. Người Pháp đến Ayuthaya muộn hơn so với các nước Tây Âu khác (1662). Có thể xem việc người Pháp đến Ayuthaya là chuyện tình cờ, bởi mục đích của phái đoàn Pháp là đến Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt để truyền đạo (theo Sắc lệnh 1659 của Giáo hoàng và vua Pháp), bằng cách đi theo con đường sông Irrawaddy và con đường cũ từ Bhamo nhưng bấy giờ quân Trung Quốc đang tràn vào Miến Điện, vì vậy phái đoàn dừng lại ở Ayuthaya để tìm đường sang Trung Kì của Đại Việt. Tuy nhiên, bấy giờ ở Trung Kì đang xảy ra việc đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo. Với vị trí địa lí cũng như chính sách cởi mở của vua Ayuthaya, cùng với sự thân thiện của người dân bản địa, Giám mục Lamberte de la Motte cùng Francois Pallu quyết định ở lại Ayuthaya để truyền giáo.
Qua tiếp xúc với các giáo sĩ người Pháp, vua Ayuthaya nhận thấy lúc bấy giờ ở châu Âu, Pháp có vị thế hùng mạnh. Trong bối cảnh quan hệ giữa Ayuthaya – Hà Lan đang cẳng thẳng, vua Narai đã tìm cách liên minh với Pháp, để tạo đối trọng chống lại Hà Lan. Bên cạnh đó, theo sau đoàn truyền giáo là đội thương thuyền của Công ty Đông Ấn Pháp, với âm mưu chiếm lĩnh thị trường Ayuthaya.
Như thế, từ thập kỷ 60 của thế kỷ XVII, ở Ayuthaya có sự hiện diện của ba thiết chế thương mại hùng mạnh nhất châu Âu: Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Pháp. Cả ba công ty này tuy có mâu thuẫn về quyền lợi nhưng cùng chung mục đích là chiếm lĩnh thị trường Ayuthaya. Trong bối cảnh quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với Ayuthaya đang căng thẳng, sự trở lại của Công ty Đông Ấn Anh, sự xuất hiện của người Pháp đã có những tác động lớn tới mối quan hệ này. Sự ưu đãi của triều đình Ayuthaya đối với người Anh và người Pháp đã làm cho người Hà Lan tức giận. Công ty Đông Ấn Hà Lan đã xúc tiến các hoạt động quân sự, tạo sức ép để đòi hỏi thêm các đặc quyền buôn bán từ Ayuthaya. Đồng thời, trên cơ sở đó, tạo ưu thế trong hoạt động thương mại đối với người Anh và người Pháp.
Tháng 10 – 1663, Công ty Đông Ấn Hà Lan bất ngờ chuyển thương điếm của mình khỏi Ayuthaya và không tuyên chiến, bắt đầu đánh đắm các tàu của Ayuthaya khi đến gần cửa sông Mênam. Mặt khác, người Hà Lan cho một đoàn tàu tuần tiễu ở vịnh Bengan để bắt các tàu Ayuthaya sang Ấn Độ - nơi các thương thuyền của E.I.C đang hoạt động khá nhộn nhịp. Vì không thể chống lại hình thức gây sức ép này, vua Narai đã kí một hiệp ước cho phép người Hà Lan được độc quyền buôn bán da sống và hầu như độc quyền buôn bán trên biển giữa Ayuthaya - Trung Quốc và một số ngoại trị pháp quyền.
Sau hiệp ước này, Hà Lan còn đạt được việc buộc Narai miễn thuế quan cho Công ty Đông Ấn của Hà Lan trên toàn lãnh thổ Ayuthaya; trong khi đó, họ lại thu thuế cao các tàu Ayuthaya ghé vào các cảng do Hà Lan kiểm soát.
Thông qua việc dùng sức ép quân sự, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã giành được những đặc quyền thương mại quan trọng tại Ayuthaya. Trên cơ sở những ưu thế đó, Công ty Đông Ấn Hà Lan đẩy mạnh các hoạt động buôn bán, tăng cường cạnh tranh với các địch thủ khác, mà đặc biệt là Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Pháp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động thương mại của E.I.C tại Ayuthaya trong những năm đầu sau khi tái lập quan hệ với Ayuthaya gặp nhiều khó khăn. Trong suốt 10 năm, thương điếm của E.IC tại Ayuthaya bị phá sản hai lần. Từ năm 1669 đến 1674 cơ sơ này hầu như không được hoạt động. Năm 1675, các Giám đốc của E.I.C đã phải tiến hành nhiều biện pháp nhằm vực dậy hoạt động của thương điếm Ayuthaya.
Để phá vỡ thế độc quyền thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan, chính quyền Ayuthaya đã có những chính sách ưu đãi với Công ty Đông Ấn Anh. Tháng 2 – 1675, chính quyền Ayuthaya ban hành chính sách miễn tất cả các thứ thuế cho thương nhân Anh. Tháng 11 năm đó, E.I.C tiếp tục được chính quyền Ayuthaya trao cho một độc quyền hết sức quan trọng là được phép độc quyền mua thiếc ở các lãnh thổ của Ayuthaya thuộc khu vực bán đảo Malay.
Đây là những hậu thuẫn hết sức quan trọng của chính quyền Ayuthaya giúp cho E.I.C củng cố vị trí của mình ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Nhưng để đổi lấy đặc quyền này, vua Narai yêu cầu người Anh phải giúp đỡ Ayuthaya tổ chức phòng thủ chống lại Hà Lan bằng cách gửi chuyên gia đến giúp đỡ họ.
Mặc dù không thực hiện ngay các yêu cầu từ phía triều đình Ayuthaya, nhưng Công ty Đông Ấn Anh đã ít nhiều giúp triều đình Ayuthaya tổ chức phòng thủ chống lại Hà Lan thông qua việc gửi những kĩ sư, pháo thủ, thợ đúc và các loại chuyên gia khác. Từ những ưu đãi của chính quyền Ayuthaya, E.I.C đã nhanh chóng vực dậy các hoạt động thương mại, đẩy mạnh sự cạnh tranh với V.O.C.
Trong những năm 70 của thế kỉ XVII, quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với chính quyền Ayuthaya ngày càng trở nên căng thẳng. V.O.C tiếp tục thực hiện những hoạt động khiêu khích, cướp bóc các thuyền buôn của Ayuthaya. Điều này, khiến cho thiện cảm của triều đình Ayuthaya đối với V.O.C ngày càng mất đi. Thay vào đó, chính quyền Ayuthaya tiếp tục dành những ưu đãi cho người Anh. Trên cơ sở đó, Công ty Đông Ấn Anh có nhiều lợi thế để cạnh tranh với đối thủ truyền thống là người Hà Lan. Trong cuộc cạnh tranh lần này, vai trò của người Hà Lan dần dần bị thu hẹp, người Anh đã len lỏi lên tận bộ máy nhà nước Trung ương của Ayuthaya và chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội Ayuthaya.
Constantin Phaulkon là người Hy Lạp làm việc cho công ty Đông Ấn của Anh. E.I.C đã tìm cách đưa ông ta vào các cơ quan của triều đình Ayuthaya, nhằm lợi dụng vị trí này để xúc tiến quyền lợi của công ty Anh chống lại Hà Lan. Constantin Phaulkon được Bộ trưởng Tài chính Ayuthaya tuyển dụng làm phiên dịch và tỏ ra rất có năng lực. Năm 1679, Phaulkon được tham gia vào cơ quan Praklang (Bộ tài chính) như một phiên dịch viên bình thường, từ đó đã đi lên theo “chiếc thang chức vụ” và đã khéo léo chiếm được sự tin cẩn của Vua Narai, khi trình lên Vua phương án xây dựng một hệ thống đồn lũy theo kiển Châu Âu để chống lại Hà Lan. Đến năm 1683, Phaulkon thực tế đã chiếm địa vị như một vị quan đầu triều, trở thành người kiểm soát chính sách đối ngoại của triều đình Ayuthaya.
Sau khi củng cố vị trí của mình, Phaulkon đã bổ nhiệm người của E.I.C là Samuel White giữ chức chỉ huy trưởng cảng Merguy và chỉ định chính ông chủ của mình là Richar Burnaby làm thống đốc tỉnh Mergui. Dần dần, người Anh đã chiếm ưu thế và thay thế người Ayuthaya trong bộ máy hành chính ở Merguy. Số lượng người Anh ở Merguy lên đến 200 người. Tất cả các lực lượng hải quân và lục quân ở Merguy và toàn bộ đội thương thuyền của nhà Vua đều chịu sự chỉ huy của Samuel White. Tàu của E.I.C qua cảng Merguy đều được hưởng những đặc quyền riêng [29; 12-13]. Như vậy, người Anh đã nắm giữ được thành phố cảng Merguy. Đây là thành phố cảng quan trọng hàng đầu ở phía Tây Nam Ayuthaya, án ngữ con đường thông thương với Ấn Độ, Ả Rập và các nước phương Tây.
Trên cơ sở đó, Phaulkon đã có thái độ không khoan nhượng với Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Ayuhaya. Kết quả là năm 1686, tình hình thương mại của người Hà Lan ở Ayuthaya trở nên khó khăn đến nỗi phải đóng cửa cơ quan thương mại của mình. Kể từ đó, vị trí của người Hà Lan bị thu hẹp dần không chỉ ở Ayuthaya mà còn trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Những thành trì mà người Hà Lan xây dựng được trong suốt thế kỉ XVII ở Ayuthaya và Đông Nam Á dần dần bị người Anh và người Pháp thay thế. Cuộc cạnh tranh giữa người Hà Lan và người Anh ở Ayuthaya đến đây về cơ bản đã chấm dứt, nhưng sự cạnh tranh giữa những người phương Tây vẫn tiếp tục diễn ra vì thế lực của người Pháp đang mạnh dần lên ở khu vực Đông Nam Á và họ cũng có tham vọng chinh phục Ayuthaya.
Người Pháp đến Ayuthaya muộn hơn so với người Hà Lan, người Anh. Sau khi tới Ayuthaya vào năm 1662, các cha cố Pháp đã đánh giá ngay được vị trí chiến lược, tài nguyên của vương quốc Ayuthaya, cũng như tình hình truyền giáo ở đây. Từ đó, họ đã quyết định xây dựng trụ sở của hội truyền giáo đối ngoại của Pháp tại Ayuthaya, để từ đó phát triển ra toàn Viễn Đông. Lợi dụng những căng thẳng trong quan hệ Ayuthaya – Hà Lan, các giáo sĩ Pháp đã tuyên truyền, thuyết phục Narai về sự hùng mạnh, vô tư của nước Pháp. Sau một thời gian để các giáo sĩ làm công việc tiền trạm, năm 1673 Đại sứ Pháp đầu tiên đến Ayuthaya và được vua Narai đón tiếp rất long trọng. Ngay sau đó, năm 1680 và 1684, vua Narai đã cử đại sứ đến Pari với mong muốn thiết lập mối quan hệ thân thiện với nước Pháp. Năm 1685, đại sứ quán Pháp được thiết lập ở Ayuthaya. Trong thời gian này, quan hệ Ayuthaya – Hà Lan đang rất căng thẳng, quan hệ Ayuthaya – Anh cũng không mấy tốt đẹp. Vì thế, sự có mặt của người Pháp vào thời điểm này ngay lập tức được vua Narai đón tiếp nồng nhiệt và tạo mọi điều kiện cho người Pháp hoạt động truyền giáo và thương mại. Tháng 12 – 1685, triều đình Ayuthaya ký bản thỏa ước về đặc quyền của công ty Pháp gồm 13 điều khoản. Theo đó, người Pháp được tự do buôn bán không phải đóng thuế xuất nhập cảng; được quyền buôn bán ở vùng đảo Djankơ; được tự do truyền đạo [21; 100]. Được sự ưu ái của triều đình Ayuthaya, thế lực của người Pháp ngày càng lớn mạnh. Công ty Đông Ấn của người Pháp trở thành một địch thủ đáng gờm của Công ty Đông Ấn của người Anh và người Hà Lan.
Mặc dù đã được triều đình Ayuthaya nhượng bộ rất nhiều quyền lợi, nhưng với tham vọng độc chiếm Ayuthaya, người Pháp ngày càng lấn tới. Năm 1686, người Pháp đưa yêu sách nặng nề, đòi triều đình Ayuthaya trao quyền cho họ ở Merguy và Bangkok nhưng không được chấp nhận. Thương lượng không thành, người Pháp bắt đầu sử dụng vũ lực, buộc chính quyền Ayuthaya phải nhượng bộ. Ngày 16 – 10 – 1687, bản thỏa ước Pháp – Ayuthaya được ký kết, Pháp được toàn quyền chiếm Merguy và Bangkok. Sự lấn tới của người Pháp làm cho một bộ phận quý tộc và nhân dân Ayuthaya bất bình. Năm 1688, Pra Petracha lên ngôi (1688 - 1703) vừa lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. Trước sức mạnh của phong trào khởi nghĩa, tháng 8 – 1688, Pháp buộc phải ký hiệp ước rút quân khỏi Merguy và Bangkok.
Như vậy, trong cuộc cạnh tranh nhằm độc chiếm thị trường Ayuthaya, người Hà Lan, người Anh và người Pháp cùng sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, cả ba thế lực này đều thất bại. Cuộc cạnh tranh giữa Hà Lan với Anh và Pháp trong quá trình thâm nhập vào vương quốc Ayuthaya nửa sau thế kỉ XVII không có những cuộc xung đột, đối đầu trực tiếp. Sự cạnh tranh giữa các thế lực Tây Ây ở Ayuthaya nửa sau thế kỉ XVII có lúc diễn ra công khai, có lúc ngấm ngầm. Nhưng biện pháp cạnh tranh chủ yếu là thông qua việc dùng áp lực quân sự buộc triều đình Ayuthaya nhượng bộ cho các đặc quyền buôn bán, hoặc đánh chiếm những vị trí then chốt, từ đó tạo ưu thế để cạnh tranh, đánh bại các địch thủ khác.
Tuy nhiên, tất cả những toan tính của người Anh, người Pháp và người Hà Lan đều không đạt được kết quả. Sau những cuộc tấn công của người Hà Lan, người Anh và người Pháp, ở Ayuthaya phong trào bài ngoại đã diễn ra mãnh mẽ. Chính sách “đóng cửa” của Ayuthaya đã khiến cho quan hệ giữa các nước Tây Âu với vương quốc Ayuthaya ngừng trệ.
Như thế, đến cuối thế kỉ XVII, cuộc cạnh tranh giữa các thế lực Tây Âu ở Ayuthaya tạm dừng, nhưng những hệ quả mà nó để lại cho cả hai bên thì không hề nhỏ.
2.3 Những hệ quả của sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào Ayuthaya thế kỷ XVII
2.3.1 Những hệ quả đối với vương quốc Ayuthaya
Trong quan hệ với các nước Tây Âu, chính quyền Ayuthaya luôn luôn thực hiện chính sách “thân thiện”, “cởi mở”, tạo điều kiện để các nước này phát triển quan hệ thương mại tại đất nước mình. Tuy nhiên, trong quá trình thâm nhập vào vương quốc Ayuthaya, giữa các nước Tây Âu đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đó đã đưa đến những hệ quả không nhỏ đối với vương quốc Ayuthaya.
Trước hết, là những hệ quả đối với tình hình kinh tế Ayuthaya. Trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya, mục tiêu ban đầu của các nước Tây Âu là phát triển hoạt động thương mại. Vì thế, sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu ở Ayuthaya trong thế kỉ XVII chủ yếu là nhằm mục đích thương mại. Chính sự cạnh tranh giữa các thế lực phương Tây là một yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế Ayuthaya.
Hoạt động thương mại của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp ở Ayuthaya diễn ra khá sôi nổi, đặc biệt là tại những nơi các nước này đặt thương điếm, như kinh đô Ayuthaya, Patani, Ligor,... Từ các đại lý buôn bán này, thương nhân các nước Tây Âu mở rộng hoạt động thương mại ra các vùng lân cận. Hoạt động thu mua lúa gạo, các nông sản của V.O.C đã góp phần làm cho nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của Ayuthaya có bước chuyển dịch theo khuynh hướng hàng hóa tiền tệ. Do nguồn lợi kinh tế và nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu nên diện tích trồng lúa và trồng các cây công nghiệp khác: bông, mía, hồ tiêu,… được mở rộng.
Sự cạnh tranh giữa các thế lực Tây Âu trong hoạt động thương mại ở Ayuthaya tạo nên không khí sôi động trong sự phát triển kinh tế của vương quốc này. Chính sự góp mặt của hầu hết các thiết chế thương mại hùng mạnh nhất Tây Âu như Hà Lan, Anh, Pháp,… ở Ayuthaya trong cùng một giai đoạn nên không một nước nào đủ khả năng để lấn áp, độc chiếm thị trường đầy tiềm năng này. Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế Ayuthaya. Trong cuộc cạnh tranh đó, thế lực nào cũng muốn mua bán được nhiều hàng hóa nhất, thu được lợi nhuận lớn nhất. Sự cạnh tranh đó, tạo nên sự vận động và phát triển liên tục của nền kinh tế Ayuthaya. Trên cơ sở các hoạt động thương mại, nhiều thương cảng sầm uất đã hình thành và phát triển như: Tenasserim, Ayuthaya, Ligor, Patani,….
Đồng thời, sự sầm uất của thành thị cũng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất ở Ayuthaya phát triển và mở rộng dung lượng thị trường nội địa. Nguồn hương liệu và các sản phẩm của Ayuthaya như: hồ tiêu, da thú, gỗ quý, thiếc, đồng, mía đường, gạo, bông, gỗ đóng tàu,… là những mặt hàng nhập khẩu chính của các nước Tây Âu. Cho nên, việc các thế lực Tây Âu cạnh tranh để mua các mặt hàng trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khai thác và sản xuất.
Thứ hai, là những hệ quả đối với tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của vương quốc Ayuthaya. Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya đã có những tác động không nhỏ đến tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của nhà nước Ayuthaya trong thế kỷ XVII.
Như chúng ta đã biết, việc xác lập và phát triển mối quan hệ thương mại với các nước Tây Âu không chỉ có mục đích kinh tế mà còn chứa đựng những mưu đồ chính trị của nhà cầm quyền Ayuthaya. Thế kỷ XVII, với vị trí chiến lược quan trọng, Ayuthaya trở thành nơi tập trung hầu hết các thiết chế thương mại lớn nhất châu Âu. Thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có mặt ở đây. Sang thế kỷ XVII, lần lượt là sự hiện diện người Hà Lan, người Anh và sau cùng là người Pháp. Trong quá trình xâm nhập vào Ayuthaya tất cả các thế lực Tây Âu đều có âm mưu độc chiếm thị trường này và họ cạnh tranh gay gắt với nhau. Chính sự cạnh tranh đó, là cơ sở quan trọng để triều đình Ayuthaya thực hiện chính sách “trung lập”, “lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước để dùng nước này kiềm chế nước kia” nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Để kìm hãm thế lực ngày càng lớn mạnh của người Bồ Đào Nha, đầu thế kỷ XVII, triều đình Ayuthaya đã thiết lập quan hệ với người Hà Lan với mục đích dùng người Hà Lan để kiềm chế người Bồ Đào Nha.
Vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ XVII, khi quan hệ Ayuthaya – Hà Lan đang rất căng thẳng, thì chính quyền Ayuthaya đã hướng tới người Anh với mục đích dùng người Anh để kiềm chế người Hà Lan.
Trong thập niên 80 của thế kỉ XVII, khi quan hệ Ayuthaya – Hà Lan căng thẳng, quan hệ Ayuhaya – Anh cũng không mấy tốt đẹp, chính quyền Ayuthaya lại hướng tới người Pháp.
Triều đình Ayuthaya đã khéo léo trong việc lợi dụng sự mâu thuẫn về lợi ích thương mại, lợi dụng sự cạnh tranh giữa các thế lực Tây Âu để thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Sự điều chỉnh này đã góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương Ayuthaya phát triển, đồng thời tạo thế kiềm chế giữa các thế lực phương Tây ở Ayuthaya.
Chính từ sự cạnh tranh giữa các thế lực Tây Âu là cơ sở để triều đình Ayuthaya thực hiện thành công chính sách “ngoại giao kiềm chế” bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nhìn chung, sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các thiết chế thương mại hùng mạnh trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya là một điều tất yếu. Do có vị trí đặc biệt quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú nên Ayuthaya từ sớm đã trở thành tâm điểm của các cường quốc thương mại Tây Âu ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, ngay từ đầu thế kỉ XVII, ở Ayuthaya luôn có sự ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt của nhiều cường quốc Tây Âu. Nước nào cũng muốn giành được nhiều quyền lợi về phía mình và luôn tìm cách để độc chiếm thị trường Ayuthaya. Cuộc cạnh tranh giữa các nước Tây Âu ở Ayuthaya thế kỉ XVII có lúc lắng xuống khi một quốc gia nào đó phải từ bỏ quyền lợi của mình như người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (giữa thế kỉ XVII), Anh (từ năm 1623 đến năm 1661) nhưng không chấm dứt hẳn vì thế lực cũ ra đi lại có thế lực mới nổi lên. Chính vì đặc điểm này mà Ayuthaya đã không hoàn toàn bị một nước nào không chế, độc chiếm. Đó là một điều kiện khách quan tác động đến chính sách ngoại giao của Ayuthaya, đồng thời là một trong những lý do khiến Ayuthaya bảo vệ được nền độc lập của mình.
2.3.2 Những hệ quả đối với các nước Tây Âu
Thế kỉ XVII, hầu hết các cường quốc thương mại ở Tây Âu đều có mặt ở Ayuthaya. Bồ Đào Nha là nước tiên phong xâm nhập vào Ayuthaya từ đầu thế kỉ XVI. Theo chân Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha đến Ayuthaya vào nửa sau thế kỉ XVI, người Hà Lan, người Anh (đầu thế kỉ XVII), người Pháp (giữa thế kỉ XVII). Các thế lực Tây Âu đến Ayutthaya vào những thời điểm khác nhau nhưng đều có chung mục đích đó là thương mại, truyền giáo và hơn nữa là thiết lập sự ảnh hưởng của mình ở đây. Với mục đích như nhau và khi cùng có mặt ở Ayuthaya, các thế lực Tây Âu đã tìm mọi cách thu hút được nhiều lợi nhất cho mình. Do đó, các nước này thường xuyên đụng độ quyền lợi lẫn nhau ở Ayuthaya, giữa họ luôn thường trực sự cạnh tranh, thậm chí sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau khi có điều kiện. Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu ở Ayuthaya đã đưa đến những hệ quả nhất định đối với các nước này.
Trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XVII, diễn
Chữ ký của doducdung.hnue





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII I_icon_minitimeTue Oct 16, 2012 6:04 am

thtoan79

Thành viên mới gia nhập

thtoan79

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/10/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

 
sao anh ko tải hết ạ
Chữ ký của thtoan79





Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Sự cạnh tranh giữa các nước Tây Âu trong quá trình xâm nhập vào vương quốc Ayuthaya thế kỉ XVII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới trung đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất