CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đề thi văn khối C, D năm 2012

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đề thi văn khối C, D năm 2012 I_icon_minitimeMon Jul 09, 2012 4:21 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đề thi văn khối C, D năm 2012 36 Đề thi văn khối C, D năm 2012 6 Đề thi văn khối C, D năm 2012 40Đề thi văn khối C, D năm 2012 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Đề thi văn khối C, D năm 2012

 
Đề thi khối C

Đề thi văn khối C, D năm 2012 Van+khoi+C


Đề thi khối D

Đề thi văn khối C, D năm 2012 Van+khoi+D
Chữ ký của Khánh Trang





Đề thi văn khối C, D năm 2012 I_icon_minitimeMon Jul 09, 2012 4:27 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đề thi văn khối C, D năm 2012 36 Đề thi văn khối C, D năm 2012 6 Đề thi văn khối C, D năm 2012 40Đề thi văn khối C, D năm 2012 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi văn khối C, D năm 2012

 
Dap an khoi C:

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn chuyên về bút kí với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm vào tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất sắc của ông, viết năm 1981. Văn bản trong sách giáo khoa trích phần thứ nhất của bài bút kí này. Trong văn bản, khi viết về sông Hương ờ thượng nguồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp của dòng sông với hình ảnh hai người phụ nữ.

- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Với so sánh này tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đầy sức sống và đa dạng của dòng sông. Có lúc nó mãnh liệt qua những “ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”; có lúc nó trở nên “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài và chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Dòng sông được nhân hóa thành con người có bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng.

- Dòng sông còn được ví như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Phù sa của sông cung cấp chất màu mỡ cho đất đai. Ví sông Hương là “người mẹ phù sa” nhà văn muốn nói sông Hương là ngọn nguồn cho cảm hứng nghệ thuật, văn hóa của người Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung.

Câu 2:

1. Giới thiệu được luận đề cần giải quyết

2. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích:

+ Giải thích từ ngữ:

- Kẻ cơ hội là người nhanh chóng nắm bắt hoàn cảnh hoặc điều kiện thuận lợi để thực hiện một mục tiêu nào đó.

- Nôn nóng: thái độ vội vàng, muốn nhanh chóng đạt được kết quả

- Người chân chính: người có những suy nghĩ và việc làm nghiêm túc, có đạo đức, có mục tiêu tốt đẹp theo đúng chuẩn mực của xã hội; đạt đến thành công bằng chính năng lực của mình.

- Kiên nhẫn: quyết tâm, bền chí để đạt được mục tiêu đã xác định.

- Thành tích, thành tựu: kết quả tốt đẹp cuối cùng của một quá trình suy nghĩ và làm việc.

+ Giải thích ý nghĩa cả câu:

Ý kiến trên cho thấy kẻ cơ hội và người chân chính đều muốn có những kết quả tốt đẹp cho việc làm của mình nhưng kẻ cơ hội thì vội vàng, còn người chân chính thì kiên nhẫn. Câu nói có phần phê phán thái độ nôn nóng, vội vàng, mặt khác khẳng định sự kiên nhẫn của người chân chính.

b. Bàn luận:

- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích:

+ Có ý kiến cho rằng “Đời người có ba thứ qua đi không lấy lại được là tuổi trẻ, thời gian và cơ hội”. Cơ hội chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, nếu không biết nắm bắt, nó sẽ vuột mất. Vì vậy, kẻ cơ hội rất nôn nóng trong việc vận dụng điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu của mình.

+ Đời người có thể có nhiều cơ hội nhưng các cơ hội ấy không giống nhau, vì vậy một khi cơ hội qua đi sẽ không đạt được kết quả như ý.

+ Kẻ cơ hội hiểu rất rõ sự bất ổn này nên có thể dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt được kết quả (dẫn chứng).

- Người chân chính thì kiên nhẫn để đạt được thành tựu:

+ Người chân chính cũng biết nắm bắt cơ hội nhưng không đạt được mục tiêu bằng bất cứ giá nào như kẻ cơ hội. Nếu thất bại, người chân chính sẽ đứng lên từ chính chỗ thất bại ấy để làm lại từ đầu.

+ Người chân chính thường làm việc với một lý tưởng phù hợp với những chuẩn mực của xã hội nên có sự bền chí, quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu.

+ Người chân chính xem cơ hội là phương tiện chứ không phải là cứu cánh trong việc thực hiện mục tiêu. Do vậy, họ có lòng kiên trì, theo đuổi mục tiêu cho đến cùng, chứ không dựa dẫm, không dùng thủ đoạn (dẫn chứng).

c. Mở rộng:

Ý kiến này giúp ta phân biệt rõ thế nào là kẻ cơ hội và người chân chính. Mặt khác, nó cho thấy cách thực hiện mục tiêu của kẻ cơ hội và người chân chính rất khác nhau. Từ đó, ý kiến này có vai trò định hướng cho học sinh và thanh niên trong việc thực hiện ước mơ, theo đuổi mục tiêu của mình. Ta phải biết nắm bắt cơ hội nhưng cũng phải có lòng kiên nhẫn thì mới đạt được những thành tựu tốt đẹp, có ý nghĩa.

3. Kết luận:

Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.

Câu 3a.

 Yêu cầu kỹ năng:

- Biết cách làm nghị luận văn học. Để cảm nhận tác phẩm về nội dung và nghệ thuật .

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

 Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết, thí sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu các ý chính sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.

+ Tác phẩm “Rừng xà nu”.

 Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam. Truyện đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ Quân Giải Phóng Trung Trung Bộ, sau đưa vào tập truyện “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”

 Nhân vật Tnú là nhân vật chính, mang đậm tính sử thi.

- Khai thác đặc điểm nhân vật

 Về nội dung, ý nghĩa

+ Là đứa trẻ mồ côi được làng Xôman nuôi dưỡng, nhận vai trò làm chú bé liên lạc mang ánh sáng của Đảng về với buôn làng.

+ Trưởng thành, anh trở thành cán bộ Đảng, đấu tranh theo Đảng, làm kẻ thù khiếp sợ.

+ Kẻ thù dùng thủ đoạn thâm độc đánh vào gia đình anh.

 Trước cảnh vợ con bị tra tấn (phân tích một đoạn văn miêu tả tình huống bi kịch của người chiến sĩ xoay quanh các vấn đề : gia đình – đất nước).

 Cách giải quyết : anh xông ra cứu vợ con bằng tay không, giặc bắt và đốt hai bàn tay của anh (phân tích hình ảnh bàn tay Tnú và tâm trạng của anh lúc đó).

 Cụ Mết cùng thanh niên vào rừng lấy vũ khí, trở lại tiến hành nổi dậy và chiến thắng (phân tích lời nói cụ Mết và hành động của cụ).

 Về nghệ thuật:

+ Nhân vật đậm chất sử thi.

+ Nghệ thuật tạo tình huống bi kịch giữa riêng – chung .

+ Chi tiết “đắt” (như đôi mắt, bàn tay Tnú …)

Câu 3b.

 Giới thiệu hai nhà thơ – hai đoạn thơ:

- Là hai nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (30 – 45), Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình – tác giả qua thơ bằng những nét không nhầm lẫn.

- Đưa hai đoạn thơ vào…

 Khai thác hai đoạn thơ :

- Tìm hiểu những nét chung của hai đoạn thơ

+ Nếu Hàn Mặc Tử tả cảnh thôn Vĩ qua một địa danh cụ thể để gửi tình yêu quê hương.

+ Còn Nguyễn Bính tạo ra một không gian của thôn xóm, làng quê ngụ tâm tình chân chất, giản dị.

- Khai thác cụ thể hai đoạn

+ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử qua bốn dòng thơ đầu “Trích dẫn …..”

 Một dòng đầu : Sự trách móc bằng câu hỏi chỉ để hỏi (phân tích các chi tiết: địa danh “thôn Vĩ”, hành trình “về chơi”)

 Ba dòng sau :

• Hình ảnh thôn Vĩ và con người xuất hiện rất tự nhiên (phân tích hình ảnh hàng cau đặt trong nắng và nắng mới lên mang nhiều tầng ý nghĩa thể hiện cách cảm nhận của cái tôi - nhà thơ - hình ảnh “hàng cau”, “vườn ai”, “mặt chữ điền”).

 Cảm nhận : cái tôi không lầm lẫn của Hàn Mặc Tử viết trong và bằng đau thương của một người mắc bệnh khắc nghiệt nhưng vẫn tạo ra những vần thơ trong sáng, giản dị.

+ Bài “Tương tư” của Nguyễn Bính qua bốn dòng cuối (Trích dẫn :…)

 Hai dòng đầu :

 Tạo hình ảnh làng quê Việt Nam với những nét đơn giản, mộc mạc (phân tích : hai nhân vật “em – anh“ của tình yêu đôi lứa - Hình ảnh “một giàn giầu – một hàng cau” của làng quê tạo thành một tình cảm độc đáo của tình yêu quê hương bằng sự đan cài riêng – chung).

 Hai dòng sau:

 Thể hiện tâm tình của nhân vật trữ tình – tác giả (phân tích hình ảnh : “thôn Đoài – thôn Đông” cùng “cau nhớ giầu không” phản ánh trạng thái xúc cảm phức tạp : nhung nhớ, trông mong, trách móc … hơn hết là khao khát hạnh phúc lứa đôi.

 Cảm nhận : Tâm tình của Nguyễn Bính về tình yêu đôi lứa gắn liền với hồn quê man mác, nhẹ nhàng . Và hình ảnh thơ giản dị dễ hiểu xuất phát từ cái tôi – Nguyễn Bính gắn bó sâu nặng với những nét đẹp văn hóa Việt Nam.

+ Nhận xét chung về hai bài thơ của hai tác giả:

 Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình - tác giả đối với quê hương nhưng được khai thác bằng nét khác nhau đúng với yêu cầu “khoa học là ta, văn học là tôi”.

 Đều vận dụng bút pháp “tả cảnh, ngụ tình” bằng cách khai thác không lầm lẫn.
Phan Kỳ Thuận
THPT Vĩnh Viễn - TPHCM
Chữ ký của Khánh Trang





Đề thi văn khối C, D năm 2012 I_icon_minitimeMon Jul 09, 2012 8:29 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đề thi văn khối C, D năm 2012 36 Đề thi văn khối C, D năm 2012 6 Đề thi văn khối C, D năm 2012 40Đề thi văn khối C, D năm 2012 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi văn khối C, D năm 2012

 
Đáp án khối D:


BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Thí sinh cần làm rõ hai ý :
* Hoàn cảnh Mị nhìn thấy :
- Hằng đêm Mị thức thật khuya và trở dậy thật sớm để hơ lửa, kể cả sau những lần bị A Sử đánh.
- A Phủ để hổ ăn mất bò nên bị thống lí Pá Tra trói vào cột. Mị nhìn thấy nhưng cô vẫn thản nhiên.
- Đến đêm thứ ba thì Mị nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ và Mị đã xúc động.
* Ý nghĩa của sự việc nói trên đối với tâm trạng của Mị :
- Hình ảnh một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ là một hình ảnh thương tâm có nhiều ý nghĩa – giọt nước mắt lặng lẽ của một người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cứng cỏi đang trở nên tiều tụy trong một xã hội mà đàn ông là người có vai trò tuyệt đối quan trọng. Chính vì vậy, nó đã làm Mị xúc động.
- Sự việc nói trên đã khơi mở nguồn mạch nhân ái vốn tiềm ẩn trong tâm hồn Mị. Nó đã làm sống lại trong tâm hồn Mị nhiều cảm xúc và suy nghĩ : nó làm Mị nhớ lại thảm cảnh của bản thân; thương thân nên Mị thương cho hoàn cảnh của A Phủ; căm giận sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra; thấy việc A Phủ phải chịu, sẽ phải chết là một điều bất công phi lý.
- Sự việc này đã dẫn Mị đi tới một hành động tự phát nhưng rất táo bạo, hợp lý: cởi trói cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ để giải phóng cuộc đời mình khỏi những bất công đau khổ.
Câu 2: Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của câu hỏi: Viết một bài văn ngắn (khoảng 660 từ) với nội dung trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu trong đề bài. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể :
• Mở bài: Đặt vấn đề: Con người sinh ra được giáo dục để sống có ích, làm những điều tốt đẹp và hướng thượng. Thần tượng chính là một nét đẹp đầy hào quang và cao thượng để con người chiêm ngưỡng, tôn thờ và phấn đấu. Tuy nhiên, có nhiều người đã ngưỡng mộ thần tượng một cách mê muội và quên cả những nét đẹp chân chính, thiên liêng khác. Chính vì vậy, có người đã đưa ra ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”
• Thân bài:
+ Giải thích: Thế nào là thần tượng? Thế nào là văn hóa? Thế nào là ngưỡng mộ thần tượng? Thế nào là nét đẹp văn hóa? Thế nào là mê muội thần tượng. Thế nào là một thảm họa?
+ Lý lẽ:
_ Thần tượng là một hình ảnh đẹp mà con người yêu mến, ngưỡng mộ và tôn thờ. Sự ngưỡng mộ thần tượng đã trở thành thói quen tập quán qua nhiều thế hệ, và hơn nữa, ngưỡng mộ thần tượng chính là một nét đẹp văn hóa của loài người.Có một thần tượng để chúng ta ngưỡng mộ và phấn đấu giúp chúng ta sống tốt hơn, đam mê hơn, yêu đời hơn và nỗ lực hơn. Nhiều người cùng ngưỡng mộ một thần tượng tốt có thể chia sẻ với nhau về sở thích, niềm vui và làm phong phú hơn đời sống tinh thần, làm con người cảm thấy gần gũi nhau hơn và thương yêu nhau hơn.
_ Tuy nhiên, có những hiện tượng tôn thờ thần tượng đến mê muội không phân biệt rõ đúng sai. Ví dụ như, có những người hôn cả đôi giày của thần tượng, và hôn cả chỗ ngồi của thần tượng, cũng như những hành động lố bịch khác xuất phát từ sự mê muội thần tượng. Có người mê muội đến nổi, có những việc làm sai của thần tượng cũng cho là đúng. Từ đó dẫn đến những hành động sai trái, và hậu quả có thể làm mất nhân cách của chính mình. Và có những hành động gây nguy hiểm cho đồng loại. Có những người mê muội trước những thần tượng xa xôi mà quên đi những tình cảm thân thương, thiêng liêng bên cạnh mình, như cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Sự mê muội thần tượng là một thảm họa, là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng; quên những nhiệm vụ cụ thể và đơn giản của một con người bình thường.
_ Dẫn chứng.
+ Mở rộng:
_ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
_ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
+ Liên hệ thực tế:
_ Chúng ta khuyến khích và thông cảm những người ngưỡng mộ thần tượng một cách chính đáng và chừng mực. Coi việc ngưỡng mộ thần tượng một cách chân chính là một nét đẹp văn hóa cần được tôn trọng và duy trì.
_ Đồng thời, chúng ta phải kiên quyết lên án những kẻ mê muội thần tượng. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng sự mê muội thần tượng là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Do đó, chúng ta phải đủ bản lĩnh và kiên trì đấu tranh với những hiện tượng sai trái này.
• Kết bài: Khẳng định rằng, ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa cần thiết cho tất cả mọi người và mê muội thần tượng là một thảm họa cần phải đấu tranh để hạn chế. Ý kiến trên là một lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta hãy tự nhìn lại mình, hiểu hơn chính mình và những thần tượng của mình; từ đó, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn
II. PHẦN RIÊNG
Câu 3a.
I. GIỚI THIỆU: tác giả, tác phẩm
- Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người nông dân.
- Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng có những bước ngoặc khác nhau: Một bên là những ám ảnh đen tối; một bên là hình ảnh gợi nhiều hy vọng.
II. NỘI DUNG (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau đây).
1. Nêu khái niệm nhân đạo trong văn học.
2. Cảm nhận hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” qua sự ám ảnh của thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.
a. Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo.
b. Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo
c. Ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” không người qua lại.
- Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội bất công khi chưa có ánh sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị bọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nông dân lương thiện bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
- Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch bị bỏ hoang.
- Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân.
- Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của người nông dân.
3. Cảm nhận hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” thoáng hiện qua tâm trí nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
a. Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt”
b. Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng.
c. Ý nghĩa “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
+ “đám người đói” vẫn đang là hiện thực.
+ “lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách mạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy.
+ Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin tưởng về phía tương lai.
+ Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng.
4. Nhận định chung
a. Điểm tương đồng
- Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ.
- Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân, phong kiến, phát xít.
- Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.
b. Điểm khác biệt:
Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau:
+ Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi sáng.
+ Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương lai vì có hình ảnh cách mạng xuất hiện.
+ Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lân viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.
III. Kết luận
+ Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta.
+ Tố cáo xã hội sâu sắc
+ Tấm lòng của nhà văn
+ Tài năng trong sáng tạo qua những hình ảnh giàu ý nghĩa góp phần nổi bật tư tưởng chủ đề nhân đạo của tác phẩm.
Câu 3b.
I. GIỚI THIỆU
- Huy Cận là nhà thơ xuất sắc trong phong trào “Thơ mới” 1932 – 1941.
- Tràng Giang sáng tác năm 1939 – tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám
- Hai khổ thơ đầu: thiên nhiên cảnh vật và tâm trạng nhân vật trữ tình đều nhuốm buồn.
II. NỘI DUNG
(Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý sau nay).
1. Nêu khái quát về trào lưu “Thơ mới”, để thấy:
+ Thiên nhiên là nơi ấp ủ những cảm xúc trữ tình.
+ Nỗi buồn thế hệ.
2. Nội dung bài thơ “Tràng giang”
a. Hình ảnh tạo vật, thiên nhiên ở 2 khổ thơ đầu
- Bài thơ mở đầu với hình ảnh dòng sông buồn - “tràng giang buồn” và ngoại cảnh nhuốm nỗi chia li cả thuyền và nước đều “sầu trăm ngả”.
- Hình ảnh “củi một cành khô” bé nhỏ, gầy guộc trôi dạt “lạc mấy dòng”.
- Sang khổ hai cảnh vật như được nới rộng đến không gian của “làng xa”; “ chợ chiều” nhưng tất cả đều vắng lặng, quạnh quẽ, bởi làng thì xa vắng; chợ thì đã vãn, chẳng còn đâu tiếng người.
- Không gian được nới rộng thêm từ chiều dài, rộng lại đến cao thành 3 chiều (nắng xuống, trời lên sâu chót vót) tạo cái ấn tượng thăm thẳm của vũ trụ.
b. Tâm trạng nhân vật trữ tình
- Hình ảnh “tràng giang buồn” ẩn dụ cho dòng đời buồn.
- Hình ảnh con người trở nên bé nhỏ, bơ vơ trước không gian bát ngát.
- Tâm trạng nhân vật trữ tình như trải ra và cùng buồn như từng lớp sóng “điệp điệp” miên man không dứt.
- Hình ảnh “củi một cành khô: là hình ảnh đời thực, gửi gắm nỗi ưu tư của tác giả giả về thân phận con người giữa tràng giang bát ngát của cuộc đời trong xã hội cũ.
- Hình ảnh “con thuyền” và “mái nước” song song nghĩa là cứ đi bên nhau và không gặp nhau gợi nỗi niềm chia ly. Đó cũng chính là tâm trạng nhân vật trữ tình mang nỗi niềm ưu tư ngay trên quê hương, đất nước mình mà chẳng tìm thấy đâu bóng dáng quê hương. Bởi vì thi nhân đang sống trong cảnh đất nước nằm trong tay thực dân.
3. Nhận định chung
- Đề tài, cảm hứng mang nỗi sầu vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước không gian bát ngát của tạo vật.
- Chất liệu thi ca với nhiều hình ảnh quen thuộc được gợi từ thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu) ; cũng có những hình ảnh, âm thanh được gợi ra từ đời thường, không ước lệ (cành củi khô, tiếng vản chợ chiều,…)
- Từ hình ảnh thơ ấy đã bộc lộ cái tôi trữ tình nay ưu tư và lạc loài.
III. KẾT LUẬN
- Tràng giang không chỉ là bức tranh phong cảnh mà còn là bức tranh tâm trạng của thi nhân.
- Hai khổ thơ đậm phong vị thi ca cổ điển và hiện đại giàu sự sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm của tác giả trước thời đại.

Lý Tú Anh, Phan Thị Thanh
THPT Vĩnh Viễn – TPHCM
Chữ ký của Khánh Trang





Đề thi văn khối C, D năm 2012 I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi văn khối C, D năm 2012

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đề thi văn khối C, D năm 2012

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Ngữ Văn-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất