CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đáp án chính thức kì thi lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeWed Mar 09, 2011 9:43 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đáp án chính thức kì thi lịch sử  36 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  6 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  40Đáp án chính thức kì thi lịch sử  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu hỏi
Nội dung
Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào
yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi
khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước
chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930:
+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh hướng
phong kiến, biểu hiện là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê...
+ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản, biểu hiện ở
hai xu hướng chủ yếu
: 1- Xu hướng bạo động (đại biểu là Phan Bội Châu) với việc lập Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông du, thành lập Việt Nam Quang phục hội;
2- Xu hướng cải cách (đại biểu là Phan Châu Trinh) với việc thành lập trường học
mới (tiêu biểu là Đông Kinh nghĩa thục), cuộc vận động Duy tân, biến thành bạo
động trong phong trào đấu tranh chống thuế ở Trung Kì.
+ Phong trào yêu nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 có hai
khuynh hướng:
1- Khuynh hướng tư sản, biểu hiện qua những cuộc đấu tranh chống độc quyền hải cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì, thành lập Đảng Lập hiến; thành lập các tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên cao vọng), lập các nhà xuất bản (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư), ra báo chí tiến bộ (Chuông rạn, Người nhà quê, An Nam trẻ...), đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, truy điệu và để tang Phan Châu Trinh; Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởinghĩa Yên Bái; 2- Khuynh hướng vô sản, biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân theo phương hướng từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam:
+ Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản đều
thất bại, chứng tỏ các các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức giúp nhân
dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế độc lập dân tộc không gắn liền với chủ
nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi với sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 2:
Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng
giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945).
- Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng:
+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các
nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin
và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây
Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
1
+ Ở châu Á: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc
quần đảo Curin, đóng quân ở Bắc Triều Tiên. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản,
Nam Triều Tiên. Trừ Trung Quốc, các vùng còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh
hưởng của các nước phương Tây.
- Nhận xét: Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta
chủ yếu là sự phân chia giữa Liên Xô và Mĩ. Sự phân chia đó cùng với những thoả
thuận về sau giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trở thành khuôn khổ của trật tự thế
giới mới - trật tự hai cực Ianta. Các nước vốn là đồng minh trong Chiến tranh thế giới
thứ hai nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
câu 3:
Nêu lí do thành lập và vai trò mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng
Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng
minh (Việt Minh):
- Lí do thành lập:
+ Yêu cầu tập hợp lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động đến tình hình
Việt Nam... Phát xít Nhật vào Đông Dương (9-1940). Nhân dân Việt Nam phải chịu
hai tầng áp bức, “quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đều bị cướp giật, vận
mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc
được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cần huy động lực lượng toàn dân tộc đứng lên tự giải
phóng.
+ Yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương:
Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung, nhưng ở
mỗi nước có những đặc điểm riêng, cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn
khổ từng nước. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng, chỉ đạo xây dựng thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng. Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, quyết định thành
lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập
đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh.
- Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng Việt Nam
+ Đoàn kết mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi, không phân biệt giai
cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai
để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
+ Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa: Việt Minh là nơi tổ chức,
giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng
cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; tạo cơ sở
để xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
+ Động viên toàn dân tham gia cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật; đi từ khởi nghĩa từng
phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; thành lập Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít.
+ Cùng với Liên Việt, tăng cường đoàn kết và huy động sức mạnh toàn dân tộc trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hoà; tiến hành cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
câu 4:
Hãy phân tích thái độ chính trị mỗi thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chính
của nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.


- Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, trên đất nước Việt Nam có nhiều thế
lực ngoại xâm: ngoài quân Pháp và quân Nhật đã có mặt từ trước, quân Anh kéo vào
miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào miền Bắc, hậu thuẫn là đế quốc Mĩ.
2
- Quân đội Nhật là quân đội bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chờ quân
Đồng minh giải giáp để hồi hương. Mặc dù quân Nhật còn có những hành động
chống phá cách mạng Việt Nam, nhưng không còn là kẻ thù trực tiếp của cách mạng
Việt Nam như trong Cách mạng tháng Tám.
- Anh vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát xít
Nhật ở phía Nam Vĩ tuyến 16. Do phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc
đang lên cao trong các thuộc địa của Anh, nên họ không có khả năng ở lại Đông
Dương lâu dài. Họ giúp Pháp trở lại Đông Dương.
- Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc Vĩ tuyến 16. Nhưng họ phải lo đối phó
với lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang ngày càng
phát triển mạnh, nên sớm muộn cũng phải rút quân về nước.
- Mĩ có chiến lược toàn cầu, nhưng đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa
cộng sản ở Tây Âu, đồng thời giúp Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc, nên chưa có
khả năng can thiệp trực tiếp vào Việt Nam.
- Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng
Đồng minh, Chính phủ Đờgôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh trở lại
xâm lược Đông Dương, cử Cao uỷ Pháp ở Đông Dương. Ngày 2-9-1945, quân Pháp
xả súng bắn vào dân chúng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đang dự mit tinh chào mừng “Ngày
Độc lập”. Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tiến công ở Sài Gòn, rồi ngày càng mở
rộng địa bàn chiếm đóng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Thực dân Pháp bộc lộ rõ
dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì thế, kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là thực
dân Pháp xâm lăng, cần phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
Câu 5:
Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm giải quyết
quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954 thể
hiện như thế nào? Trình bày những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị
Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
- Thiện chí của Chính phủ nhằm giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hoà
bình trong những năm 1945-1954:
+ Từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (9-1945), với thiện chí nhân đạo
và hoà bình, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng biện pháp đàm phán và
nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, thể hiện rõ nhất qua việc kí Hiệp
định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946... Trái ngược với thiện chí của
Việt Nam, thực dân Pháp nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự. Vì thế, thiện chí
của Chính phủ và nhân dân Việt Nam không đem lại kết quả mong muốn.
+ Đến đông - xuân 1953-1954, cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược,
Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc
kháng chiến. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “... nếu Chính phủ Pháp đã
rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt
Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hoà
bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn
đó”.
- Những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương:
+ Thắng lợi về quân sự của nhân dân Việt Nam tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao:
Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn
diện. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và chiến dịch
Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của
thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mĩ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc
kháng chiến.
3
+ Về phía thực dân Pháp: Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở thành một
gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn đi đến một giải pháp
thương lượng trên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ viện trợ Mĩ nhằm thực
hiện kế hoạch quân sự Nava với hi vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực
cuối cùng này cũng bị thất bại. Pháp cần tới bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh.
+ Về mặt quốc tế: Nguyện vọng của nhân dân thế giới là hoà bình. Cuộc chiến tranh
Triều Tiên (1950-1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe kết thúc mà
không phân thắng bại. Xu thế hoà hoãn xuất hiện. Các nước lớn đều cho rằng tương
quan lực lượng quốc tế đang ở thế cân bằng. Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4
nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ở Béclin thoả thuận về việc triệu tập một Hội nghị
quốc tế để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở
Đông Dương.
Câu 6:
Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò gì đối với cách mạng cả nước? Vai trò đó
được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào?
- Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách
mạng cả nước.
- Vai trò của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ:
+ Làm cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền
Nam. Khẩu hiệu của miền Bắc là: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc
Mĩ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”...
+ Làm cho miền Bắc đủ sức đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp
phần làm cho ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm
phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+ Làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, thường xuyên
chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn; góp phần củng cố và tăng
cường khối đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù
chung.
Câu 7:
Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau?
Cuộc Chiến tranh lạnh được khởi động như thế nào trong những năm 1947-
1949?
- Sự thay đổi quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ: từ chỗ là đồng minh chống phát xít trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ trở thành đối thủ của nhau sau chiến
tranh.
- Sự khởi động cuộc Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1949:
+ Tháng 3-1947, trong thông điệp tại Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman khẳng định:
sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho
Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, nhằm biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên
Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía nam của các nước này.
+ Tháng 6-1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi
kinh tế sau chiến tranh, đồng thời tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống
Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Tháng 4-1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây
là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu nhằm
chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Đối lập với các hoạt động
của Mĩ và các nước phương Tây, tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành
lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)./.

Chữ ký của Khánh Trang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeThu Mar 10, 2011 10:30 am

tanpopo92
sống thật tốt .. để ngày mai được chết

Thành viên cấp 3

tanpopo92

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích Điểm thành tích : 245
Được cám ơn Được cám ơn : 29

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
bài này bạn có post trên blog bạn k ??

ở đây sau copy được >.<

bạn post trên blog bạn đi
Chữ ký của tanpopo92





Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeFri Mar 11, 2011 4:31 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đáp án chính thức kì thi lịch sử  36 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  6 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  40Đáp án chính thức kì thi lịch sử  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
không có trên blog nêu bạn muốn mình sẽ gửi qua mail cho bạn
Chữ ký của Khánh Trang





Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeThu Mar 17, 2011 7:57 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đáp án chính thức kì thi lịch sử  42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đáp án chính thức kì thi lịch sử  68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
Chị ơi ko có thang điểm luôn ạ?
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeThu Mar 17, 2011 6:43 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đáp án chính thức kì thi lịch sử  36 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  6 Đáp án chính thức kì thi lịch sử  40Đáp án chính thức kì thi lịch sử  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
không chị không có
em xem lại đề chắc có mà ;chowa
Chữ ký của Khánh Trang





Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitimeFri Nov 25, 2011 5:27 pm

dạ_điệp
...

Thành viên mới gia nhập

dạ_điệp

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/10/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Đến từ Đến từ : HP tp tôi yêu ^^
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : ...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
Chị ơi,có thể gửi file đáp án choe em đc không?
Mail của em là o0o_gio381_o0o@yahoo.com
Tks chị nha
Chữ ký của dạ_điệp





Đáp án chính thức kì thi lịch sử  I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án chính thức kì thi lịch sử

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đáp án chính thức kì thi lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Tổng hợp các đề thi Lịch Sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất