CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. I_icon_minitimeSat Oct 22, 2011 8:13 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

 
MỞ ĐẦU
Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về bản chất, lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, các hoạt động kinh tế xã hội,… Đô thị cổ Hội An chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số vuông, thật nhỏ so với đô thị Gia Định bề thế, chỉ có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, thật mỏng hơn nhiều so với Thăng Long – Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có các quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cảnh hữu tình như cố đô Phú Xuân – Huế, thế mà làm sao vùng đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không những đối với người dân mọi miền đất nướcViệt Nam mà cả đối với các du khách và các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới.
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
Đô thị cổ Hội An là như vậy, một thành phố đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, ngày nay đi giữa phố phường của các khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện nay và trong tâm hồn của mỗi người dân nơi đây.
Để hiểu rõ hơn về đô thị cổ Hội An, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của đô thị này.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
1. Tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến có tác động đến sự hình thành và hưng khởi của đô thị cổ Hội An
Sau các cuộc Phát kiến địa lí (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI) giao lưu thương mại trên thế giới đã phát triển nhanh chóng. Thương nhân Châu Âu đã mở rộng và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động buôn bán với các nước phương Đông, trong đó khu vực Đông Nam Á và Đại Việt cũng là một điểm đến của các thương nhân Châu Âu.
Cùng thời gian này thương nhân các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đẩy mạnh hoạt động buôn bán với các khu vực trong đó có các nước Đông Nam Á. Năm 1576, nhà Minh bãi bỏ hải cấm, cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài. Nhưng vẫn cấm giao dịch với Nhật một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tình hình đó, đã dẫn đến việc Mạc Phủ cấp hộ chiếu cho các thuyền buôn, gọi là “Châu Ấn thuyền” vào năm 1592 để mở rộng quan hệ mậu dịch với các nước Đông Nam Á và những hàng của Trung Quốc ở thị trường này [2; 28], làm cho tình hình buôn bán các nước phương Đông sôi động hẳn lên.
Trước tác động của nền thương mại thế giới, đã hình thành nhiều trung tâm buôn bán bên bờ biển đông nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa với khối lượng lớn.
Bối cảnh thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước bên ngoài phát triển. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị của Đại Việt, trong đó có đô thị Hội An.
2. Với vị trí thuận lợi đô thị cổ Hội An có điều kiện phát triển
Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giàu lâm thổ sản miền Tây. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Nhà buôn người Pháp Pierre Poivre đến Hội An và ghi lại: “Cảng thì sâu, tàu bè được an toàn. Nó rất thuận lợi đối với các thương nhân… Đường vào cảng này không khó đi, đó là một con sông lớn chảy qua tỉnh Chăm và bắt nguồn từ các vùng núi ở Lào” [2; 50-51].
Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong, cũng như của Đại Việt thông thương với thế giới bên ngoài. “Hội An và các cảng kề cận khác đều nằm ở rìa bắc của mạng lưới hàng hải quốc tế và đóng vai trò trung gian giữa vùng biển Đông Á và Trung Hoa…, chúng đóng vai trò trung gian kép giữa vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và Trung Hoa” [2; 29]. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào,… được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây.
Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước. Thương thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia,… và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên qua lại buôn bán.
Với vị trí thuận lợi, Hội An trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một đô thị - thương cảng có tầm cỡ quốc tế.
3. Chính sách phát triển kinh tế ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Có thể khẳng định rằng, kinh tế công - thương nghiệp Đàng Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII – XVIII phát triển một cách mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển này, nhưng chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu là do chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của chính quyền Đàng Trong. Thế kỉ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn một mặt ra sức củng cố chính quyền Đàng Trong mặt khác cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, đề ra những chính sách mở cửa giao lưu buôn bán. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán giữa Đàng Trong với các quốc gia bên ngoài, thu hút một số lượng lớn các thương nhân ở nhiều nước trên các khu vực khác nhau tập trung buôn bán. Sử cũ đã xác nhận về tác dụng của chính sách cai trị cởi mởi của các chúa Nguyễn trong cuối thế kỷ XVII: “Chợ không hai giá, không có chộm cướp. Thuyền buôn các nước đến, nhiều Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [2; 30]. Đây là một tiền đề, một cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển hưng khởi của các đô thị trong đó có đô thị cổ Hội An.
4. Sự phát triển của kinh tế Đàng Trong trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII
Nhờ mở cửa quan hệ buôn bán với nước ngoài mà kinh tế Đàng Trong trong những thế kỷ XVI – XVIII có bước phát triển mạnh mẽ.
Về nông nghiệp, xứ Quảng nằm trong khu vực nhiệt đới ôn hòa và trên một vùng đất đai màu mỡ, nhờ đó mà nông nghiệp sản xuất được quanh năm, cung cấp được các nông sản nhiều về số lượng và tốt về chất lượng; đồng thời, các sản vật lấy từ rừng và biển cũng dồi dào.
Về thủ công nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển mạnh. Đối với sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền, đúc súng ở các nơi. Trong thời gian này, các Chúa Nguyễn đã cho đóng được nhiều loại thuyền lớn chuyên trở được khối khối lượng hàng hóa lớn. Ngành đóng thuyền phát triển là một trong những cơ sở cho nền thương mại biển phát triển. Mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu đóng thuyền, đúc súng, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho thương cảng Hội An thêm nhộn nhịp.
Bên cạnh sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp dân gian cũng rất phát triển, với những nghề nghiệp đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, sành, sứ, kéo tơ, dệt lụa, trạm trổ, làm đá, làm mộc, đúc chuông,… Trong các mặt hàng thủ công nghiệp, tơ lụa và đồ gốm sứ là những mặt hàng nổi tiếng nhất, có giá trị xuất khẩu cao. Giáo sư khảo cổ học Nhật Bản Hasabe Gakuji đã viết: “Các tàu buôn (Nhật Bản) đến Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương liệu và các tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay còn giữ ở Nhật Bản” và “Vào khoảng thế kỷ XVII, trong gia đình các thương gia giàu có và gia đình các phái Trà đạo đều còn giữ các đồ sứ Việt Nam” [12; 86].
Sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, đã cung cấp những mặt hàng đa đạng cho các trung tâm kinh tế, trong đó có đô thị Hội An, là cơ sở quan trong cho sự phát triển của đô thị này.
Bên cạnh sự phát triển của thủ công nghiệp, thế kỉ XVI – XVIII, thương nghiệp của Đàng Trong cũng phát triển nhộn nhịp và rộng khắp, cả nội thương và ngoại thương.
Trước hết, là sự phát trển của hệ thống chợ, tạo điều kiện cho việc trao đổi buôn bán giữa các vùng miền được dễ dàng và trở nên tấp nập hơn. Mặt khác, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn so với những thế kỉ trước. Bên cạnh các thương nhân Châu Á quen thuộc còn có sự xuất hiện của các thương nhân Nhật Bản và Phương Tây, mặc dù chưa nhiều, chưa đều đặn và liên tục, nhưng đã đánh dấu thời kì Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế.
Trên dọc bờ biển của Đàng Trong trong giai đoạn này có hàng trục bến cảng vệ tinh cho Hội An hoạt động tích cực như Thanh Hà (thuộc Thuận Hóa), Cửa Hàn, Kỳ Hà, Tân Châu, Đề Gi, Hàm Thủy (Nước Mặn),… đã đóng góp nguồn hàng đa dạng cho cảng thị Hội An để xuất khẩu ra nước ngoài hay bán ra cho Đàng Ngoài hoặc để lưu thông trong nội bộ Đàng Trong [12; 58].
Sự đa dạng của các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp và sự phát triển của thương mại là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.
5. Tiền đề lịch sử cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An
Vùng đất Thuận Quảng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn. Đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, từ thế kỷ II đến đến thế kỷ XV, dải đất miền trung Việt Nam là lãnh thổ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Champa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Champa, chiếm kinh đô Vijaya. Vua Lê lấy đất Vijaya nhập vào Chiêm Động, Cổ Lũy, lập một đạo mới gọi là đạo Quảng Nam [8; 133]. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó.
Năm 1985, trong Hội thảo Khoa học về Hội An lần thứ nhất, GS Trần Quốc Vượng cho rằng đã có một Chiêm cảng thời đại Champa là thời đại vàng son thứ nhất của Hội An. Vấn đề này được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1990, đã xác định có một Lâm Ấp phố nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn [2; 44]. Những dấu tích đền tháp Chăm còn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh.
Đô thị cổ Hội An nằm ở Hạ Lưu sông Thu Bồn, nơi đây đã từng là một Lâm Ấp phố với cảng biển Đại Chiêm của vương quốc cổ Champa. Như thế, ta có thể khẳng định tiền thân của Hội An là cảng Đại Chiêm – thương cảng quan trọng của Champa.
Yếu tố lịch sử là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.
Chữ ký của doducdung.hnue





Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. I_icon_minitimeSat Oct 22, 2011 8:14 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

 
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY THOÁI CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
1. Quá trình hình thành đô thị cổ Hội An
Từ thế kỷ XV, Quảng Nam mới là vùng đất sống của cư dân Việt. Làng mạc ban đầu còn ít, cư dân thưa thớt. Đến thế kỷ XVI, cả vùng đất phía bắc sông Thu Bồn có 66 làng, trong đó vùng Hội An đã xuất hiện làng Cẩm Phô và Hoài Phô và làng chài Võng Nhi ra đời từ cuối thế kỷ XV [2; 44-45]. Những làng nông nghiệp, làng ngư dân sống bên sông Thu Bồn là điều kiện thuận lợi cho phố cảng Hội An ra đời và phát triển.
Sau khi thuộc lãnh thổ Đại Việt, Hội An dần phát triển và trở thành một thương cảng nổi tiếng ở Đàng Trong. Những năm 30 của thế kỷ XVI, khu vực Hội An đã có sự phát triển khá nhộn nhịp. Năm 1535, thuyền trưởng tàu Albuquerque của Bồ Đào Nha là Antonic de Faria ghé lại vùng biển Đà Nẵng – Hội An, ông thấy “một thành phố có tường bao quanh gần 10.000 nóc nhà. Đó là nơi neo đậu 40 chiếc thuyền buồm lớn… xung quanh có khoảng 2.000 thuyền buồm với nhiều kích thước khác nhau”. Thương gia người Bồ Đào Nha J. Buttinger cũng thừa nhận “kể từ năm 1540 Hội An đã là hải cảng chính trong xứ để hàng hóa ngoại quốc du nhập vào Cochinchine” (chỉ chung toàn bộ Đại Việt) [2; 46].
Nửa sau thế kỷ XVI, trung tâm mậu dịch đối ngoại ở vùng Thuận Quảng đã chuyển ra Thuận Hóa – nơi Nguyễn Hoàng chọn làm dinh phủ. Nhưng thuyền buôn các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,… vẫn đến buôn bán ở vùng biển Hội An, nhất là sau năm 1592 [2; 47].
Nhiều nhà nghiên cứu gọi thời kỳ này là tiền thân của Hội An, nhưng vị trí của nó thì các tác giả có ý kiến trái ngược nhau. Căn cứ vào sự tích “Thập lão”, năm 1941 Nguyễn Thiệu Lâu cho là địa điểm Thập lão đến đầu tiên chưa phải là Hội An và là Thăng Bình ở khu vực chợ Dược, cách Hội An 15 km về phía tây nam, sau đó chuyển xuống Trà Nhiêu; khi bến tàu Trà Nhiêu bị bồi lấp lại chuyển sang Thanh Hà. Sau này đường thủy Thanh Hà bị bồi lấp nên chuyển đến trung tâm thị xã Hội An hiện nay (lúc đó là đất của các xã Cẩm Phô, Hội An và Cổ Trai) [2; 49].
Như thế, trước khi có một Hội An thịnh đạt vào đầu thế kỷ XVII, ở đây đã có một thời kỳ “tiền Hội An” của Đại Việt thời Lê, Mạc và về sau là chúa Nguyễn thế kỷ XVI. Tiền Hội An là giai đoạn tiếp nối giữa Lâm Ấp phố của Champa với Hội An phố thời chúa Nguyễn ở hạ lưu sông Thu Bồn.
Cuối thế kỷ XVI, khi nền thương mại phương Tây đang ào ạt dồn về phương Đông và lệnh cấm vận của nhà Minh đối với các nước Đông Nam Á được bãi bỏ (1567), khi thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản đã không chọn một nơi nào thuận lợi hơn Hội An để trao đổi hàng hóa, mậu dịch ở Hội An thịnh vượng hẳn lên.
Với chính sách cởi mở của các chúa Nguyễn, không chỉ thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu vực Đông Nam Á mà thương nhân các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… đã thường xuyên tới Hội An buôn bán. Đến cuối thế kỷ XVI, ở Hội An đã hình thành những khu phố của thương gia nước ngoài, mà tiêu biểu là phố của người Nhật, người Hoa, hoạt động buôn bán ngày càng sôi động.
Thời điểm cuối thế kỷ XVI, với sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp, mà nổi bật là hoạt động ngoại thương, Hội An đã trở thành một đô thị thực thụ.
2. Sự phát triển của đô thị cổ Hội An thế kỷ XVII – XVIII
Hội An thường được người Châu Âu gọi là Faifoo, ra đời vào cuối thế kỷ XVI. Nhờ chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn mà đô thị Hội An đã phát triển cực thịnh trong các thế kỷ XVII – XVIII và bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, để lại dấu ấn vàng son rực rỡ một thời của một đô thị cổ xưa nhất của miền Trung Việt Nam.
Vào thời phát đạt nhất, không gian của cảng thị Hội An trải dọc ven hai bờ sông Thu Bồn, kéo dài từ ngã ba sông Câu Lâu – Chợ Cùi ở phía tây cho đến tận quần đảo Cù Lao Chàm ngoài biển ở phía đông, mở rộng từ các cồn cát thuộc xã Cẩm Châu, Cẩm Hà ở phía bắc cho đến nga ba sông Bà Rén – Thu Bồn và Trường Giang – Thu Bồn về phía nam [12; 20-21].
Trong suốt thời kỳ hưng thịnh, Hội An là một thương cảng sầm uất – điểm trung chuyển của con đường tơ lụa và gốm sứ xuyên đại dương trong các thế kỷ XVII – XVIII giữa các nước phương Tây và phương Đông.
2.1. Hoạt động kinh tế ở Hội An
Cư dân Hội An có bộ phận lao động nông nghiệp, thủ công nghiệp và lưu thông hàng hóa, nhưng thương nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đô thị cổ Hội An.
2.1.1. Kinh tế thương nghiệp
* Hội An với thị trường trong nước
Với thị trường nội địa, Hội An là đầu mối thương nghiệp của đất Đàng Trong. Ghi chép cho thấy Hội An không chỉ là trung tâm thương nghiệp, trung tâm giao thông vận tải của một phủ huyện mà là liên phủ và cả vùng Đàng trong hòa nhập vào thị trường quốc tế.
Cảnh tấp nập của đô thị Hội An được nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán ghi lại vào thế kỷ XVII “Hội An là một đầu mã lớn, nơi tụ họp của khách hàng các nước… Hai bên đường, hàng phố ở liên nhau khít sịt, chủ phố hết thảy đều là người Phúc Kiến…” [9; 382].
Thế kỷ XVIII, cảnh tấp nập trên bến cảng Hội An cũng được Lê Quý Đôn ghi lại: “Phàm hóa vật sản xuất ở phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi bộ đều tụ tập ở bến Hội An, vì thế khách phương Bắc đều tụ tập ở đây để buôn bán về nước…”[2; 61].
Việc mua bán hàng hóa của Hội An còn góp phần tạo ra một số thị tứ. Thị tứ Tam Kỳ ở phía nam Thăng Hoa, Nước Mặn ở Quy Nhơn được hình thành trong thời gian này. Theo một số gia phả họ Ngụy, họ Mã…thì tổ tiên của họ từ phương bắc đã từng ở Hội An rồi chuyển cư về Nước Mặn. Ở đây họ làm nhiệm vụ chuyển hàng ra Hội An rồi ra đất Bắc. Sự xuất hiện của các thị tứ đô thị và nửa đô thị như Tam Kì, Nước Mặn tạo nên một quan hệ vừa có tính hỗ trợ vừa bổ sung thường xuyên cho Hội An.
Nhìn chung, hoạt động nội thương ở Hội An rất phát triển, đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của ngoại thương.
* Hội An với ngoại thương Việt Nam
Hoạt động ngoại thương ở Hội An diễn ra tấp nập, với những mặt hàng xuất – nhập khẩu đa dạng.
Các mặt hàng nhập khẩu: Hàng nhập khẩu ở Hội An nhiều nhất là hàng của Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm thủ công tiêu dùng, mỹ nghệ, thuốc trị bệnh, các món ăn,… Lê Quý Đôn đã ghi lại các mặt hàng Trung Quốc bán ở Hội An “Hàng bán nhiều lời không ế đọng. Hàng mang đến thì sa đoạn, gấm vóc, vải, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ bồ giấy, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm y phục, dày tốt, nhung, kính, pha lê, quạt giấy, bút, mực, các thứ đồ đồng, đồ sứ các loại; đồ ăn uống thì có các loại: lá chè, cam, chanh, lê, táo, bánh, miến, bột mì, trám muối, trứng muối, tương, đậu phụng, rau kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, kẻ có, người không cùng nhau đổi trác, không ai là không thỏa được sở thích” [7; 182].
Như thế, chỉ riêng hàng Trung Quốc nhập vào cũng thấy được sự phồn vinh của thị trường Hội An, phán ánh đời sống của nhân dân Đàng Trong đã phong phú, có nhiều thị hiếu thẩm mỹ.
Hàng Nhật ưa chuộng ở Hội An là các loại bạc nén, vải da, các loại ngọc, đồ mỹ nghệ, kim khâu. Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn mua các mặt hàng cần thiết như diêm tiêu, lưu huỳnh, đồng, sắt, thuốc súng,.. là những nguyên liệu để sản xuất vũ khí và đạn dượt và cả những vũ khí làm sẵn như áo giáp, bảo kiếm, trường đao,…[12; 24].
Hoạt động buôn bán với người phương Tây cũng rất sôi động. Một thương nhân phương Tây là Borri có nhận xét về sở thích người Đàng Trong “Họ rất dễ dàng ưa thích các đồ vậy kì lạ của xứ khác, kết quả là họ đánh giá và mua quá đắt nhiều đồ vật mà đối với nơi khác là ít giá trị, thí dụ như: lược, kim may, vòng đeo tay, hoa tai bằng trai và các đồ trang sức phụ nữ” [2; 63].
Hàng xuất khẩu: Một trong những thế mạnh của phố cảng Hội An là nằm ở địa bàn có nhiều mặt hàng phong phú, từ các đặc sản địa phương, hàng nông sản, các sản phẩm thủ công đến các mặt hàng lâm sản, hải sản nổi tiếng của Đàng Trong. Một thương nhân Trung Quốc thường xuyên buôn bán ở nước ta đã nói với Lê Quý Đôn: “Những thuyền từ Sơn Nam về chỉ mau được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về mua có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam về thì các món hàng hóa không có thứ gì là không có”. Hoặc “Hàng hóa nhiều lắm,dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết” [7; 181].
Các mặt hàng xuất khẩu của Đàng Trong tại Hội An gồm có:
Hàng lâm sản: Trầm hương, tinh dầu thực vật, xạ hương, gỗ lim, gỗ mun, gỗ trắc (các loại thiết mộc), sùng tê giác, ngà voi, da hổ, dầu rái,…
Các loại dược liệu: Quế, hồi, hạt sen, mật ong, mật gấu, gặc nai, gân hươu, tô mộc, đậu khấu, sa nhân, thảo quả và những cây thuốc khác,…
Các hải sản: Ngọc trai, hải sâm, đồi mồi, xa cừ, hải mã, mực khô, tôm khô, rong biển, ốc hương, yến sào. Trong các mặt hàng hải sản, yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Các nông sản: Gạo, các loại đường (đường thẻ, đường phèn…), mật mía, bông, tiêu, thuốc lá, cau khô, các loại tơ tằm,…
Các loại khoáng sản: Vàng, các loại đá quý, hổ phách, hoạt thạch,…
Các sản phẩm thủ công nghiệp: Đồ gốm sứ, ấm trà, chóe, độc bình, chậu hoa với men xanh ngọc, lam ngà, ô liu, đồ gỗ chạm trổ, gương đồng [12; 28-29].
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu ở Hội An diễn ra rất sôi động. không chỉ giữa các nước trong khu vực mà cả các nước phương Tây. Cảng thị Hội An trở thành điểm trung chuyển của con đường tơ lụa và gốm sứ xuyên đại dương trong thế kỷ XVII – XVIII, giữa các nước phương Đông và phương Tây.
* Thương nhân trên đất cảng Hội An
Hội An là thương cảng quốc tế lớn ở Đàng Trong nên ngoài thương nhân người Việt, còn có thương nhân các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaisia, Xiêm La, Miến Điện,…và thương nhân các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân mỗi khu vực, mỗi nước đều có vai trò và những yêu cầu nhất định đối với thương trường Hội An, là lực lượng quan trọng tác động làm cho Hội An phát triển thành trung tâm mậu dịch quan trọng ở Đông Nam Á.
Thương nhân người Việt. Thương nhân người Việt bao gồm những tiểu thương, tiểu chủ, tầng lớp mại biện, các chủ cửa hàng, quan lại, hoàng thân của các chúa Nguyễn. Họ là người điều khiển thị trường qua chính sách, nhưng đa số là đội ngũ tiểu thương mua từ gốc, bán tại ngọn. Những người ít vốn mở cửa hàng bán lẻ hoặc nhận hàng của chủ tiệm làm trung gian phân phối lưu thông. Những người có nhiều vốn nhất là dân làng Hội An, họ mua hàng tích trữ, đợi đến “mùa mậu dịch” bán cho thương nhân nước ngoài.
Tuy bị chính sách ức thương của nhà nước khống chế nhưng bản thân nền kinh tế phát triển làm cho thương nhân trong nước ngày càng lớn mạnh. Một số buôn bán giàu có trở thành các chủ ghe bầu đi Nam về Bắc, mở nhiều cửa hiệu buôn bán, hình thành khu “phố An Nam” hoạt động buôn bên cạnh phố Nhật và phố Khách thế kỷ XVII [2; 68].
Thương nhân người Việt là tầng lớp hoạt động rất tích cực ở thương trường Hội An trước khi ra nước ngoài, nhưng dần dần bị phụ thuộc vào nhà nước phong kiến và Hoa thương nên luôn bị khống chế và cạnh tranh.
Thương nhân Nhật Bản. Thương nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Hội An khá sớm. Năm 1635, khi chính quyền Nhật cấm các thương thuyền xuất bến, nhưng các thương gia Nhật Bản vẫn lui tới Hội An buôn bán. Thương nhân người Nhật được chúa Nguyễn ưu tiên mua bán, lập phố xá, nhiều người giữ chức vụ quan trọng ở ngạch ngoại thương. Thương nhân Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa giữa Nhật Bản – Đại Việt, góp phần phát triển thương trường và đô thị Hội An.
Thương nhân Trung Hoa. Thế kỷ XVI, người Hoa lẻ tẻ đến Hội An buôn bán. Nhưng khoảng đầu thế kỷ XVII, khi chúa Nguyễn cho phép lập phố Khách và phố Nhật, người Hoa đã quy tụ về phía tây của thành phố - khu vực làng Thanh Hà và Cẩm Phô. Sau năm 1635, khi người Nhật ở Hội An không được tăng cường và việc buôn bán giữa các cảng Nhật Bản với Hội An bị nghiêm cấm, Hoa thương dần giữ ưu thế ở Hội An. Giữa thế kỷ XVII, họ tiến về mua đất của làng Hội An để lập phố. Cùng với số Hoa thương được tăng cường từ lục địa mới sang, họ bành trướng dân số, đất đai và doanh thương ở Hội An. Họ nắm các đại lý xuất nhập khẩu, làm trung gian để trao đổi, tham gia quan chức của nhà nước và cho đấu thầu các hoạt động doanh thương.
Bên cạnh thương nhân các nước phương Đông, thương nhân nhiều nước phương Tây cũng đến Hội An buôn bán:
Thương nhân Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha đã khám phá ra thương trường Hội An từ nửa đầu thế kỷ XVI. Đầu thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha và Nhật Bản là thương nhân nước ngoài chủ yếu của thị trường Hội An. Bồ Đào Nha không đặt thương điếm ở Hội An, họ chỉ sử dụng tầng lớp “mại biện” và cho đại diện ở lại mua hàng hóa trong những tháng “áp đông” để chuẩn bị cho mùa mậu dịch năm tới. Về sau tình hình buôn bán của Bồ Đào Nha ngày cảng tỏ ra bất lợi trên đất cảng Hội An và sự cạnh tranh của khách hàng Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan.
Thương nhân Hà Lan. Đầu thế kỷ XVII, thương nhân Hà Lan bắt đầu đến Hội An buôn bán. Đến năm 1636, thương điếm Hà Lan đã được thiết lập ở Hội An, do Abraham Dujeker phụ trách [2;72]. Sau khi thiết lập thương điếm ở Hội An, thương nhân Hà Lan bắt đầu mở rộng thị trường ra Đàng Ngoài, bán vũ khí cho chúa Trịnh để hai chúa đánh nhau. Hành động “lái súng” của Hà Lan đã gây phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Đàng Trong, chúa Nguyễn cho tịch thị hàng hóa, đóng cửa thương điếm Hà Lan tại Hội An. Việc buôn bán giữa Hà Lan với chúa Nguyễn đã dẫn đến những xung đột nghiêm trọng không những trên bờ biển Quảng Nam mà quân Hà Lan còn liên kết với quân Trịnh tấn công từ phía Quảng Bình. Mọi cố gắng của Hà Lan và quân Trịnh đều không thành công, thương điếm của Hà Lan ở Hội An vĩnh viễn bị đóng cửa. Việc làm này của chúa Nguyễn đã cảnh cáo giới thương nhân phương Tây khi thực hiện ý đồ dùng võ lực để can thiệp vào nội bộ, độc chiếm thị trường nước ta.
Thương nhân Anh. Năm 1600, Công ty Đông Anh ra đời, đã đẩy mạnh hoạt động buôn bán ở phương Đông. Năm 1613, thương nhân Anh do Peacock dẫn đầu từ Harado (Nhật Bản) đến Hội An, mang theo quốc thư và lễ vật trình lên chúa Nguyễn xin đặt quan hệ giao thương. Mặc dù được chính quyền chúa Nguyễn đón tiếp tử tế nhưng bị giới thương nhân tại chỗ cạnh tranh, hành hung nên người Anh không dám đưa thuyền đến buôn bán ở Hội An. Trong những năm tiếp theo, thương nhân Anh cố gắng tiếp cận Hội An, nhưng do sự cạnh tranh khốc liệt của thương nhân các nước khác, đặc biệt là thương nhân Pháp nên Anh rời bỏ thị trường Hội An, lo củng cố thế lực ở Ấn Độ.
Thương nhân Pháp. Trong số thương nhân phương Tây đến Hội An, Pháp là người đến sau, nhưng chuẩn bị rất chú đáo. Để tranh giành thuộc địa với Anh, thương nhân Pháp đến Hội An mang theo cả kế hoạch xâm lược và điều tra thêm tình hình để bổ xung cho dự án xâm lược đó.
Sau bản báo cáo của Dumont năm 1748, y đề nghị cần phải chiếm Cù Lao Chàm trước cửa khẩu Hội An. Triều đình Pháp cử Pierre Poivre đến Đàng Trong để điều tra thêm tình. Sau một thời gian thâm nhập thực tế Pierre Poivre, đã có một bản phúc trình tỉ mỉ về đất Đàng Trong, nhất là về Hội An. Ông viết: “Đàng Trong không giàu nhưng cũng không khéo buôn bán. Người Trung Quốc chở đến cho họ hàng gì thì họ dùng hàng hóa đó… Ngoài ra có hàng hóa từ Cao Miên, Xiêm La mang đến. Thương cảng lớn nhất là Faifo. Thương cảng này sâu nên tàu thuyền cập bến dễ dàng và an toàn. Faifo là địa điểm thương mại quan trọng nhất Đàng Trong, có gần 6.000 người Trung Hoa là những nhà buôn lớn nhất” [2; 74]. Tuy nhiên, Poivre vẫn gặp những khó khăn trong giao dịch với Đàng Trong do chính sách của nhà nước, tệ tham ô, nạn những nhiễu của quan lính, sự cạnh tranh của thương nhân nước ngoài. Poivre đề nghị lập một căn cứ quân sự ở Đà Nẵng. Những dự án xâm lược của Pháp ngày càng được bổ xung và trở thành thực tế lịch sử vào thế kỷ sau đó, khi chúng cho bắn loạt đại bác đầu tiên vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta (1858).
* Phương thức buôn bán ở Hội An
Phương thức buôn bán nổi bật nhất là việc tổ chức các phiên chợ kéo dài giữa hai kỳ gió mậu dịch trong năm. Hoạt động buôn bán theo “mùa vụ”, tấp nập nhất là vào tháng ba, tháng tư và tháng năm. Hàng hóa, thương khách, thuyền bè nhiều nước đến Hội An làm cho Hội An nhộn nhịp hẳn lên. Khi mưa lũ, bão tố đến, “mùa mậu dịch” đã mãn, khách thương ra về.
Ở Hội An, thương nhân mỗi nước có phương thức và kế hoạch buôn bán khác nhau. Thương nhân Hà Lan lập thương điếm để đặt cơ sở buôn bán lâu dài. Thương nhân Bồ ĐàO Nha lại thuê khách sạn, gian hàng hay mua bán trên khoang thuyền. Người Việt buôn bán nhỏ, buôn ghe bầu. Người Nhật, người Hoa lập phố, xây dựng Hội quán để buôn bán.
Một phương thức rất phổ biến ở Hội An là muốn có hàng năm tới, thương nhân nước ngoài thường giao mẫu hàng và ứng tiền trước, sử dụng hình thức “mãi biện” để thu mua hàng và bao mua, bao tiêu để có hàng tốt, rẻ. Thương nhân đến Hội An thường tổ chức quảng cáo, giới thiệu mặt hàng dưới hình thức quà tặng hay bán rẻ.
Ngoài ra, chính quyền chúa Nguyễn còn có biện pháp độc quyền thu mua. Hoa thương thì đầu cơ, vơ vét, liên kết giảm giá hàng để cạnh tranh với các thương nhân khác.
2.1.2. Hoạt động kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp ở Hội An
Kinh tế thương nghiệp là hoạt động chi phối toàn bộ nền kinh tế ở thương trường Hội An. Song trên địa bàn cư trú Hội An và vùng phụ cận vẫn có cư dân hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
* Kinh tế nông nghiệp
Ở các làng Hoa Phô, Cẩm Phô và Thanh Hà hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn được duy trì. Cư dân ở đây vẫn trồng lúa, mía, cây thuốc lá, cây ăn quả,… Ở các làng Hội An, Minh Hương, Đông An, Diêm Hộ không có đất sản xuất nông nghiệp, chỉ một ít tư thổ để làm nhà, dựng phố còn phần lớn là mọ địa và Thần từ Phật Tự. Nếu chiếu theo quy định “phi nông nghiệp” hay “không chủ yếu sống bằng nông nghiệp” làm tiêu chuẩn xác định đô thị thì Hội An và các làng kế cận, xét về mặt kết cấu kinh tế - dân cư đã đô thị hóa từ sớm và khá sâu sắc.
Ngoài ra, một số cư dân ở một số làng sống bằng ngư nghiệp, vận chuyển, hoặc khai thác, chế biến hải sản như Đế Võng, Diêm Hộ, Võng Nhi,… cũng nhằm phục vụ cho thương trường Hội An.
* Các nghề thủ công nghiệp
Nghề khai thác yến sào: Yến sào là mặt hàng quý hiếm của Hội An, được nhiều thị trường tiêu thụ. Yến ở trong các hang đá của cụm đảo Cù Lao Chàm. Chúa Nguyễn đặt đội Thanh Châu có nhiệm vụ khai thác yến sào ở Cù Lao Chàm.
Nghề đóng ghe bầu: Ghe bầu là phương tiện vận tải chủ lực trên biển của cư dân vùng Thuận Quảng và gắn bó với thương cảng Hội An. Thời kỳ này người ta có thể đóng được những ghe có rộng 6 – 7 m, dài 40 m, có 3 buồm, trọng tải từ 50 đến 100 tấn [2; 78]. Nhiều thương nhân giàu có mua từ hai đến ba ghe bầu để đi buôn. Trên những chiếc ghe này họ có thể thực hiện những chuyến buôn xa ở Trung Quốc, Singapore, Xiêm La,…
Ngoài ra, thợ mộc Kim Bồng còn làm nhà, đóng đồ gỗ, làm các mỹ phẩm bằng gỗ và trạm khắc,… phục vụ cho việc xây dựng đô thị Hội An và bán sản phẩm ra nước ngoài.
Thợ gốm Thanh Hà khéo tay thường làm các đồ đựng, đồ nấu, tạo nhiều sản phẩm tốt bán ở Hội An. Trong các mặt hàng mua ở Hội An của thương nhân Nhật Bản, có cả đồ gốm được xản xuất tại chỗ.
Hội An và vùng phụ cận có sản xuất các loại đường, tơ sợi, đèn sáp, các loại bánh,… cũng nhằm phục vu cho trị trường Hội An.
Nhìn chung, Hội An có kết cấu kinh tế đa ngành, nhưng tính chất thương nghiệp đã chi phối và trở thành mục tiêu của các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp, khai thác và chế biến hải sản, vận chuyển – giao lưu hàng hóa. Điều đó chứng tỏ Hội An đã xác lập được một tiến trình đô thị hóa có tính chất lịch sử căn bản và sâu sắc.
2.2. Vai trò của nhà nước đối với đô thị cổ Hội An
Từ một chợ địa phương ra đời trong thế kỷ XVI, Hội An phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hóa ở trong và ngoài nước. Điều đó không những do bản thân Hội An có ưu thế vị trí, điều kiện tự nhiên mà các nơi khác không thể sánh được mà còn do ý muốn của nhà nước phong kiến Đàng Trong. Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và quy định chặt chẽ đối với người nước ngoài đến. Nhà nước vừa là điều kiện để Hội An phát triển, vừa là sức kìm hãm dẫn đến Hội An suy tàn.
Dưới thời chúa Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng, đặc biệt là chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… đến Hội An để buôn bán. Chính vì thế, Hội An khi trở thành thương trường quốc tế có điều kiện phát triển nhanh chóng. Thông qua dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, cách Hội An 9 km, với chức năng như một cơ quan nhà nước, thay mặt cho dinh phủ ở Thuận Hóa để trực tiếp tổ chức thực hiện mối quan hệ ngoại giao và ngoại thương ở Hội An.
Các chúa Nguyễn quy định cho tất cả các thuyền buôn nước ngoài muốn đến Đàng Trong đều phải vào Hội An làm thủ tục với cơ quan ngoại thương đóng ở đây. Để kiểm tra, đánh thuế thuyền buôn ngoại quốc, Chúa Nguyễn đặt cơ quan gọi là Tàu ti ở Hội An. Chính sự ràng buộc này khiến Hội An thu hút khách buôn trội nhất.
Chúa Nguyễn còn tổ chức tình báo nhân dân để đảm bảo trật tự cho thương trường Hội An. “Nhà Nguyễn đặt các xã Minh Hương, Hội An, Lao Chiêm, làng Câu giữ việc thám báo” [2; 81].
Các tàu vào cảng, phải có lễ báo tín do thuyền trưởng đệ lên chúa Nguyễn và các cơ quan cao cấp trong triều. Lúc tàu ra về, theo thể lệ nhiều hay ít, hóa hạng nộp khi làm lễ tiến, chủ tàu được chúa Nguyễn cấp phát bạc, lụa, gạo, tiền có định chuẩn.
Nhìn chung, các lễ vật dâng cho Chúa, quan lại lắm thứ phiền phức và khá nặng nề. Lại thêm nạn tham quan ô lại ở cơ quan tàu vận làm các thương nhân rất chán nản. Những hạn chế này làm hàng hóa khó thâm nhập rộng rãi trong nhân dân nên không tạo được một bước căn bản cho nền kinh tế phát triển.
Dưới thời Tây Sơn, Hội An được gọi là Minh Hương xã, Hội An phố. Ở Hội An có lưu được một bản tâu của hương chức làng Minh hương năm 1788: “Nguyên ông cha chúng tôi qua quí quốc buôn bán, trước ở tản mạn khắp các phủ, sau mới quy tụ lập Minh Hương xã. Chúng tôi chịu trách nhiệm nghiên cứu ngân lượng cùng giá hàng các tàu buôn, làm thông ngôn cho tàu buôn các nước, vậy mang ơn trên cấp cho văn bằng có phê chuẩn miễn các việc phục sai, tuần đò và thuế chợ” [2; 84].
Điều này chứng tỏ từ năm 1773, lúc Tây Sơn kiểm soát cảng Hội An, dân làng Minh Hương ở Hội An vẫn được Tây Sơn cho tiếp tục làm công việc ngoại thương và một số ưu đãi. Lúc đó, thuyền buôn nước ngoài vẫn lui tới buôn bán với Hội An.
Trong các năm 1792, 1793 John Barow cũng cho thấy thương cảng Hội An “hàng năm vài thuyền buồm từ Trung Quốc đến Faifo, một con tàu treo cờ nước trung lập như nước Anh chảng hạn từ châu Âu đến. Vài chiếc từ Ấn Độ đến. Cũng bấy nhiêu tàu Bồ Đào Nha từ Macao tới chở theo những hàng hóa của họ bị từ chối ở Trung Quốc” [2; 84].
Những tư liệu trên đây chứng tỏ Hội An vẫn sinh hoạt buôn bán bình thường. Tuy nhiên, không thể tấp nập như ở thế kỷ XVII. Cho đến cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, do hoàn cảnh chủ quan và khách quan tác động, hoạt động buôn bán ở Hội An suy giảm, nhường chỗ cho sự phát triển của thương cảng Đà Nẵng.
Nhìn chung, thương cảng Hội An có một vai trò quan trọng, là cửa ngõ buôn bán của Đàng Trong với thế giới bên ngoài trong các thế kỷ XVII – XVIII. Hội An, cũng như nhiều đô thị cổ khác của Đại Việt chịu chi phối, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Những chính sách của chính quyền chúa Nguyễn vừa là điều kiện thuật lợi cho Hội An phát triển, vừa là sự kiểm tỏa, hạn chế đối với sự phát triển của một thương cảng mang tầm cỡ quốc tế.
2.3. Hội An – một trung tâm văn hóa
So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch sử và địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư trú ở Hội An từ cuối thế kỷ XV chung sống hòa bình với bộ phận dân cư người Chăm vẫn định cư rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài là cơ sở để Hội An trở thành một trung tâm văn hóa, với một nền văn hóa nhiều tầng, nhiều lớp và đa dạng, thể hiện ở tất cả các hình thái văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc đô thị, tín ngưỡng, tôn giáo, ẩm thực, lễ hội,...
* Kiến trúc đô thị
Đô thị Hội An là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu dân cư đô thị còn nguyên vẹn.
Các công trình kiến trúc ở đô thị cổ Hội An có thể chia thành ba nhóm:
Trước hết là nhóm các công trình tín ngưỡng, bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, lăng, nhà thờ tộc, văn bia, mộ cổ,… Qua các công trình này người ta thấy rõ kiến trúc ở khu phố cổ Hội An là kết quả của một sự giao thoa, hòa điệu giữa các nền văn hóa của Đông Nam Á và Viễn Đông.
Nhóm các công trình dân sự bao gồm những đường phố hẹp, nhà ở, khu chợ, giếng cổ và cầu. Trong nhóm kiến trúc này, nhà ở là loại hình quan trọng nhất, là đơn vị cơ bản cấu thành đô thị. Nhà cổ ở Hội An chia thành nhà rường và nhà phố.
Nhà rường có kết cấu xây dựng tương tự như ngôi nhà cổ truyền Việt Nam, thoáng mát với ba gian hai chái, mái ngói âm dương, sân gạch và vườn cây.
Nhà phố có kiến trúc hình ống còn gọi là “nhà ruột ngựa” dài gần năm trục mét, là nơi sống và buôn bán của giới thương nhân người Hoa và người Việt. Không gian ngôi nhà chia làm ba phần: Nếp nhà trước là cửa hàng buôn bán, nơi giao dịch, tiếp đó là sân trời tráng nắng, có giếng nước và nhà cầu nối liền với nếp nhà sau là nơi sinh sống và kho hàng; cuối cùng là sân sau với nhà bếp, nhà vệ sinh. Hai mặt nhà phía trước và phía sau đều thông ra các mặt đường, hoặc mặt trước thì thông ra đường còn mặt sau thì thông ra bến sông.
Nhóm các công trình bảo vệ là những tòa thành cổ, chỉ còn lại một vài đoạn như tòa thành cổ Thanh Chiêm, thủ phủ của dinh trấn Quảng Nam.
Điều đặc biệt trong các công trình kiến trúc ở Hội An là việc sử dụng các loại vì kèo khác nhau gọi là “vì kẻ chuyền” và “vì vỏ cưa” đặc trưng cho phong cách kiến trúc Việt cổ, kết hợp với các loại vì kèo gọi là “vì chồng rường” và “vì kèo chồng” đặc trưng cho kiến trúc Trung Hoa. Trên cùng một cấu kiện kiến trúc các loại vì kèo này không mâu thuẫn nhau mà lại xoắn quyện và hòa hợp với nhau thành một thể thống nhất, tạo nên nét đặc trưng của một phong cách riêng biệt: Phong cách Hội An.
Một điểm khác nữa về kết cấu kiến trúc là hệ mái. Hệ mái truyền thống Việt Nam của các công trình dân sự ở Hội An đều có độ dốc mái khá thống nhất với tỉ lệ 5/10, nghĩa là 50%, trong khi đó Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều do người Nhật thiết kế lại có hệ mái với độ dốc khá nhỏ. Đó là một đặc điểm kiến trúc ít gặp ở các nước Đông Nam Á.
Trong trang trí kiến trúc nội thất và ngoại thất ở tất cả các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An, các đề tài thường lấy từ thiên nhiên và sinh hoạt đời thường với những hoa văn, họa tiết như hoa lá, chim muông, giao long, tứ linh, mặt trời âm dương,… dược chạm khắc trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ, nhất là trên các bộ vì kẻ chuyền, khung cửa, bẩy hiên, tai cột, mắt cửa,… bằng các thủ pháp chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng,… Mỗi một hình thức chạm khắc đều mang những nội dung tư tưởng khác nhau. Hình giao long gợi lên sự hóa rồng và quyền lực, hình chim phượng biểu hiện sự vận hành của vũ trụ, hình giao long đùa với cá chép tiêu biểu cho sự dư thừa,…
Cái đẹp của các công trình điêu khắc đó không chỉ được biểu hiện trong các hình thức thể hiện sắc sảo mà còn cả trong sự hàm chứa các nội dung triết lý nhân sinh sâu sắc.
Nói tóm lại, đô thị cổ Hội An mang trong lòng mình qua nhiều thế kỷ một kết cấu kiến trúc, trang trí kiến trúc, trang trí nội thất và ngoại thất với vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tích lịch sử mà chúng thể hiện một sự giao hòa, hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An. Đó là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạp một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Viễn Đông. Như vậy, có nghĩa là vẻ đẹp độc đáo của các di tích kiến trúc của Hội An đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ thuật truyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước ngoài, đa dạng về chủng loại, phong phú về đồ án điêu luyện về đường nét. Tuy nhiên, trong quá trình du nhập, vay mượn và tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên được sự hài hòa và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái ngoại lai trong cái nội tại.
* Tôn giáo và tín ngưỡng
Về tôn giáo. Bên cạnh sự phát triển về thương mại, Hội An còn là nơi tập trung sự du nhập nhiều tôn giáo lớn, điển hình nhất là Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Có thể nói Phật Giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa nước Việt nói chung, Đàng Trong, Hội An nói riêng.
Nhiều gia đình ở Hội An không theo Phật giáo những vẫn thờ Phật và ăn chay. Những vị Phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni. Trong mỗi nhà, khám thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm.
Ở Hội An đã từng có một thời dòng Thiền Lâm Tế của Phật giáo phát triển rất mạnh. Chùa Phúc Thánh được xem là ngôi Tổ đình của dòng thiền này.
Nhìn chung, dưới thời chúa Nguyễn, Hội An là nơi có đạo Phật thịnh hành và điều đó có sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng như của thương nhân các nước đến buôn bán tại Hội An.
Bên cạnh Phật giáo, Thiên Chúa giáo cũng có mặt khá sớm. Ngay từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vào trấn giữ vùng Thuận Quảng, đạo Thiên Chúa đã được truyền bá vào Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung . Tuy vậy, hoạt động truyền bá của các giáo sĩ dần dần gặp nhiều khó do tôn giáo của họ có nhiều điều khác lạ so với những tôn giáo vốn có ở địa phương như Phật giáo, Nho giáo,… và thậm chí về sau nó còn bị cấm đoán và bị coi bị là tà đạo.
Tuy vậy, quá trình truyền bá tôn giáo này lại có sự đóng góp to lớn cho văn hóa Hội An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Một số giáo sĩ của họ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ còn được dùng cho ngày nay, tiêu biểu là giáo sĩ Alexandre De Rohdes. Trong các giáo sĩ phương Tây có mặt tại Hội An, Alexandre De Rohdes tỏ ra là một nhà ngôn ngữ học xuất sắc. Chính ông là người đầu tiên đã học hỏi, nghiên cứu các cung giọng trong tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Công sức của Alexandre De Rohdes cùng với sự đóng góp của các giáo sĩ khác và của cả cộng tác viên người Việt đã đưa đến sự ra đời chữ quốc ngữ tại Hội An trong khoảng thời gian những năm 30, 40 của thế kỉ XVII.
Chữ quốc ngữ ra đời chính là một thành tựu tốt đẹp của quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây trong đó có đô thị thương cảng Hội An, đã đóng một vai trò quyết định.
Về tín ngưỡng. Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường. Phần đông ý kiến cho rằng Ngũ tự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho một gia đình, gồm thần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền. Khám thờ Ngũ tự gia đường được đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên [10; 38].
Một điểm đặc biêt trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan Công. Tuy hệ thống thần thánh được tôn thờ ở Hội An rất đa dạng và phong phú, nhưng Quan Công lại được xem như vị thánh linh thiêng nhất. Miếu thờ Quan Công được xây dựng ngay trong trung tâm khu phố, trở thành một trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng. Trong các gia đình, từ xa xưa người Hội An đã có quan niệm thờ Quan Công như thờ một vị thần hộ mạng, bảo hộ cho sự bình an của gia đình.
Trong các di tích của người Hoa, đặc biệt là các hội quán, những vị thần thánh được thờ tùy thuộc vào tín ngưỡng riêng của cộng đồng. Tại Hội quán Phúc Kiến, những người Hoa thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, vị thần có nguồn gốc Phúc Kiến, cùng Lục tánh vương gia, sáu vị trung thần của nhà Minh. Những người Hải Nam lập Hội quán Quỳnh Phủ thờ 108 vị Chiêu Ứng. Họ là 108 người dân Hải Nam đi buôn bán trên biển, không may bị nạn, sau được triều Nguyễn sắc phong làm Chiêu Ứng Công và ban thờ cúng. Người Triều Châu có Hội quán Triều Châu thờ vị thần chém sóng cứu nạn thuyền buôn trên biển Phục Ba Tướng quân [10; 41].
Ngoài ra, ở Hội An còn có những hình thức tín ngưỡng khác như thờ bà cô, ông mãnh, vô danh vô vị, thờ đá bùa, đá thạch cảm đương,…
* Một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở Hội An
Lễ hội. Thông thường, mỗi làng ở Hội An đều có một ngôi đình để thờ thành hoàng và các vị tiền hiền. Mỗi năm, thường vào đầu mùa xuân, các làng lại mở lễ hội để kính ngưỡng vị thánh của làng mình và tưởng nhớ công lao các vị tiên hiền. Công việc này thường do những người cao niên phụ trách, cứ đến kỳ hạn họ bầu ra một ban tế lễ. Lễ cúng thường diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất chỉ làm lễ cáo yết, ngày thứ hai mới là ngày tế chính thức [10; 32].
Vào dịp rằm tháng giêng và rằm tháng bảy hàng năm, những người dân vùng Hội An tổ chức lễ hội Long Chu tại các đình làng. Dịp tổ chức lễ hội chính là hai thời điểm chuyển từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại, khoảng thời gian dịch bệnh thường xảy ra. Trong suy nghĩ của dân gian, các dịch bệnh cho những thế lực thiên nhiên xấu xa mang tới, vì vậy tất cả mọi người trong làng, không trừ một ai, đều tham gia vào lễ hội [16].
Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng. Theo quan niệm dân gian, đua ghe là dịp làm vui lòng các thánh thần thượng sơn hạ thủy và những đấng khuất mặt đã phù hộ cho thôn xóm được bình yên. Chiến thắng trong các cuộc đua là niềm tự hào của dân làng và mang ý nghĩa mang lại một vận may trong mùa màng sắp tới [16].
Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian. Những hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian ở Hội An kết tinh từ quá trình lao động của cư dân địa phương. Có thể kể đến những điệu hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi... Hội An còn có truyền thống về diễn tấu cổ nhạc trong các dịp hội hè, truyền thống ca nhạc tài tử với những nghệ nhân khá nổi tiếng [10; 57].
*
* *
Nói về văn hóa Hội An, giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét: Hội An là nơi hội thủy, hội nhân hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng. Thời điểm phát triển chủ yếu của văn hóa Hội An nằm trong giai đoạn phát triển vàng son của đô thị - thương cảng Hội An, cụ thể là từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, thời kì mà các chúa Nguyễn, cát cứ trị vì ở xứ Đàng Trong. Văn hóa có sự phong phú, đa dạng là do kết tinh từ vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa với sự giao lưu hội nhập mạnh mẽ với văn hóa các nước, các nền văn hóa lớn của khu vực và thế giới. Ngày nay truyền thống ấy vẫn được tiếp tục phát triển, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè trong và ngoài nước.
3. Sự suy thoái của đô thị cổ Hội An
Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam nói chung đã suy tàn dần dần. Một thời Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà,… nổi tiếng, nhưng sang thế kỷ XIX, rải rác còn vài thuyền buôn nước ngoài lỡ vận đến thăm, trao đổi một ít hàng hóa thô sơ rồi nhổ neo ra khơi trong vài ngày sau đó. Không còn cảnh hội chợ 6, 7 tháng liền bên một bãi sông, phố xá trù mật như hồi thế kỷ XVII – nửa đầu thế kỷ XVIII. Có đô thị bị suy sút hẳn như Phố Hiến, Thanh Hà. Có đô thị vẫn gắng gượng, sống dai dẳng trong suốt thế kỷ XIX và kéo dài cho đến ngày nay, giờ đây mới có điều kiện phục hồi. Hội An là trường hợp đặc biệt đó.
Đô thị thương cảng Hội An là một cảng thị lớn nhất của Đàng Trong và của cả Đại Việt trong các thế kỷ XVI – XVIII, nối liền nước ta với nhiều nước khác ở phương Đông và phương Tây trên thế giới. Cuối thế kỷ XVIII, hoạt động ngoại thương của Hội An đã có chiều hướng thoái triển. Đến đầu thế kỷ XIX, đô thị Hội An trở nên “nghèo nàn” và “hoang phế”. Tình trạng suy tàn của Hội An được John White, một người Mỹ đến Đàng Trong vào đầu thế kỷ XIX ghi lại: “Chúng tôi đi qua cảng và đô thị Hội An… người Bồ Đào Nha (ở Ma Cao) và người Nhật Bản từng có hoạt động thương mại rất nhộn nhịp ở cảng này. Nhưng bây giờ, Hội An nghèo nàn, hoang phế, rất ít khi hoặc chẳng có tàu bè nào đến thăm, ngoài các thuyền của địa phương hay ở phía Bắc vào…” [12; 144].
Sự suy thoái của đô thị Hội An xuất phát từ những cuộc chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Tây Sơn và sau đó là giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn. Trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất và năm 1775, cảng thị Hội An đã bị quân Trịnh phá hủy nặng nề các cơ sở thương mại, đặc biệt là phố Nhật. Năm năm sau, cảng thị Hội An mới bắt đầu phục hồi trở lại nhưng không bằng được như trước. Cuộc chiến tranh thứ hai kéo dài gần 30 năm (từ năm 1776 đến năm 1801) đã làm cho tình hình chính trị và ngoại thương không ổn định, bởi vậy mà tàu buôn nước ngoài ít cập bến Hội An hơn so với thời chúa Nguyễn trước đó. Vì thế, cảng thị Hội An không thể tiếp tục vươn lên như trước, dần suy thoái trong thời gian cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Tiếp đó, khi triều Nguyễn được thiết lập (năm 1802) đã thực hiện chính sách đóng cửa. Một mặt nhà nước phong kiến Nguyễn bài xích phương Tây, mặt khác lại thực hiện chính sách trọng nông, lấy nông nghiệp làm gốc và kìm hãm thương nghiệp nội địa. Các nghề thủ công, có lượng thợ và hàng hóa sản xuất ra số nhiều có dự trữ, có giao lưu trong thế kỷ trước, giờ chỉ để phục vụ cho việc xây dựng cung đình, lăng tẩm và nhu cầu xa xỉ tầng lớp tên của xã hội đương thời. Chính đường lối chính trị “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn đã không kích thích việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kìm hãm sức sản xuất, làm đình trệ việc giao lưu hàng hóa từ các địa bàn sản xuất đến các cửa khẩu, các thương cảng, dẫn tới sự suy tàn của hoạt động ngoại thương của cảng thị Hội An một thời tực rỡ.
Đường lối “bế quan tỏa cảng” không giao thương với nước ngoài đã dẫn tới sự sút kém của hoạt động kinh tế của cảng thị Hội An nói riêng và của Việt Nam nói chung, gây khó khăn cho đời sống của cư dân sống ở các vùng cảng thị nước ta, trong đó có Hội An và nhân dân cả nước nói chung. Điều này đã gây ra một phần quan trọng trong sự sút kém nền kinh tế và tiềm năng quân sự của đất nước. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, một Việt Nam lạc hậu, yếu kém đứng trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc mất độc lập, chủ quyền là điều khó tránh khỏi.
Đây là một bài học lịch sử hết sức quan trọng cho thời kỳ đổi mới của nước ta hiện nay: Mở cửa quan hệ đa phương với các nước trên thế giới nhằm phát triển kinh tế của đất nước mà vẫn giữ được chủ quyền dân tộc và an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của thương cảng Hội An, do sự biến đổi của cửa khẩu và lạch sông. Hội An và vùng phụ cận là khu đất có mặt bằng chưa ổn định. Hệ sông nước biến đổi dữ dội trong từng năm Bờ sông lúc lở lúc bồi, cồn cát có cự dân lúc bồi, lúc bị cắt xẻ thành từng mảng trôi ra biển trong mùa mưa lụt. Sông Sài Thị Giang (nay gọi là sông Thu Bồn) ngày càng bị bồi lấp bởi phù sa, lòng sông ít nhiều trở nên nông cạn đi, làm cho các tàu buôn nước ngoài có trọng tải lớn không thể trực tiếp đến cảng Hội An qua Cửa Đại được. Thương gia người Tây Ban Nha Le Floch de la Carriere ghi lại: “Các tàu có trọng tải lớn không thể vào sông Hội An nên phải xuống hàng tại Đà Nẵng” [12; 132].
Với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, Hội An đã mất ưu thế - một điều kiện thiết cốt cho sự hình thành cũng như suy tàn của một thương trường quốc tế mà lúc đó, phương tiện đi lại chủ yếu là đường biển để đến cảng Faifo.
Trong khi Hội An mất dần ưu thế tự nhiên thì nhà Nguyễn quy định cho tàu thuyền nước ngoài chỉ được phép vào cửa Đà Nẵng, nguyên trước đó là cửa ngõ của Hội An. Đó là một đòn đánh quỵ nền ngoại thương của Hội An.
Nói tóm lại, tình tạng suy thoái của cảng thị Hội An đã bắt đầu xảy ra từ cuối thế kỷ XVIII, rõ nhất là sau cuộc nội chiến giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn tại Quảng Nam vào năm 1775 mà sau khi chiến thắng, quân Trịnh đã tàn phá cơ sở kinh tế của cảng thị Hội An. Do tình hình của Đàng Trong dưới triều Tây Sơn không ổn định về chính trị nên tàu buôn nước ngoài ngày càng ít cập bến Hội An. Tiếp đó, sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đã thi hành chính sách đóng cửa, không giao thương với các nước phương Tây cùng các vua kế vị nhằm bảo bệ nền độc lập của đất nước đã gây ra gần như hoàn toàn sự suy thoái của tất cả các cảng thị của Việt Nam thời bấy giờ mà cảng thị Hội An chịu ảnh hưởng nặng nền nhất. Thêm vào đó là sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, làm cho đô thị cổ Hội An không thể gượng dậy được, mãi đến ngày nay, đô thị này mới có điều kiện phục hồi.
4. Đặc điểm của đô thị cổ Hội An
Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa.
Đô thị cổ Hội An cũng như nhiều đô thị khác của Đại Việt đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ và phụ thuộc vào chính sách của nhà nước phong kiến. Nói cách khác nhà nước phong kiến vừa là điều kiện để Hội An phát triển, vừa là sức kìm hãm dẫn đến Hội An suy tàn. Với vị trí thuận lợi, Hội An có điều kiện phát triển kinh tế thương nghiệp, nhưng Hội An chỉ thực sự hưng khởi trong các thế kỷ XVII - XVIII khi các chúa Nguyễn có những chính sách đối ngoại cởi mở. Từ cuối tế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, những biến động về tình hình chính trị cùng với chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn đã khiến cho Hội An suy thoái.
Hội An là là đô thị có quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với nông thôn. Hội An là một đô thị thương cảng, trong đó kinh tế thương nghiệp là hoạt động chi phối toàn bộ nền kinh tế. Song trên địa bàn cư trú Hội An và vùng phụ cận vẫn có cư dân hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp. Mối liên hệ giữa đô thị với nông thôn ở Hội An là thường xuyên. Các hoạt động kinh tế ở nông thôn cung cấp những mặt hàng, sản vật địa phương cho đô thị Hội An. Mặt khác, sự phát triển của Hội An cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở những vùng nông thôn phụ cận phát triển.
Sự phát triển của đô thị Hội An không tạo được một sức mạnh đủ để phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến. Hội An phồn thịnh do nền kinh tế hàng hóa phát triển nhưng đó chỉ là nền kinh tế tự nhiên nằm trong khuôn khổ chế độ phong kiến, phục vụ cho tầng lớp thống trị, một thành thị phi công nghiệp. Thương nghiệp Hội An chỉ là sự hưng khởi của sản xuất hàng hóa giản đơn, đó là các đặc sản tự nhiên, các sản phẩm thủ công, ít nông sản chế biến. Nền kinh tế đó không tạo ra được sự phân công lao động xã hội mạnh mẽ để tách thành thị ra khỏi nông thôn, đối lập với nền kinh tế của phương thức phong kiến. Hàng nhập khẩu không phải để trang bị cho thành thị có một nền công nghiệp phát triển sẽ phát sinh ra giai cấp công nhân hiện đại dần dần tiến tới độc lập về kinh tế, chính trị, có đủ sức mạnh chống lại chế độ phong kiến mà lại trang bị cho nhà nước phong kiến, tăng thêm quyền lực cho giai cấp phong kiến để có đủ sức mạnh đàn áp mọi xu thế đối kháng trong xã hội. Ở Hội An ta không thấy sự đối kháng mãnh liệt giữa vua chúa, quan lại với thương nhân mà có hiện tượng thương nhân hóa quan lại, mâu thuẫn chính trong xã hội vẫn là nông dân với địa chủ phong kiến.
Đô thị – cảng thị Hội An cũng như một số cảng thị khác ở Đông Nam Á: cảng thị Óc Eo (thế kỷ III - VI), Srivijaya (thế kỷ VII - XIII), Malacca (thế kỷ XV) là chạm trung chuyển, kết nối của con đường buôn bán quốc tế trên biển, chứ không phải là nơi có nguồn hàng và là một đầu mối trong con đường buôn bán Đông - Tây. Sự hưng thịnh của cảng thị Hội An cũng như những thương cảng trên phụ thuộc vào con đường buốn bán quốc tế trên biển giữa phương Đông với phương Tây. Vì thế, khi con đường thương mại trên biển thay đổi thì các cảng thị này cũng suy tàn và Hội An cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Bên cạnh những điểm chung, sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An cũng có những điểm khác biệt so với các đô thị khác trên lãnh thổ Việt Nam. Hội An ra đời trên cơ sở một nền thương nghiệp phát triển mà Mác đã đồng ý rằng: Thương nghiệp phát triển đồng thời với thành thị và ngược lại sự phát triển của thành thị phải phụ thuộc vào thương nghiệp là một điều đương nhiên. Hội An ra đời cũng như các đô thị phương Tây, trên các cơ sở kinh tế hàng hóa phát triển thành chợ, buôn bán trên các trục đường giao thông thuận lợi, hình thành phố xá, dần dần phát triển thành thành thị.
Hầu hết các đô thị cổ Việt Nam, trong hai chức năng: kinh tế và chính trị – hành chính thì chức năng chính trị hành chính bao giờ cũng quan trọng nhất, nhưng ở Hội An yếu tố kinh tế – thương nghiệp lại có phần trội hơn so với chức năng chính trị hành chính. Trong thời kỳ thịnh vượng nhất (thế kỷ XVII – XVIII), Hội An thực sự trở thành một đầu mối giao thương quan trọng không chỉ của Đàng Trong mà của cả Đại Việt với thế giới bên ngoài.
Hội An, người phương Tây gọi là Faifo, còn nhiều tên gọi khác như Hải phố, Hoa phố, Hoài phố, Hội phố,… dù mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng một điều không thể phủ nhận nó là “phố” – đúng như thực chất giá trị của loại hình đô thị thương nghiệp này, khác với “kinh” hay “dinh” để chỉ Phú Xuân hay Thăng Long.
6. Vai trò của đô thị cổ Hội An
Nói tới vai trò của đô thị cổ Hội An thì điểm đầu tiên chúng ta phải nhắc tới chính là yếu tố kinh tế. Hội An đã thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là một cảng thị - một đầu mối giao thương của Đàng Trong nói riêng và Đại Việt nói chung với thế giới bên ngoài. Hội An với vị trí gần bên con đường hàng hải quốc tế sôi động đương thời, với bến cảng tốt và với sự trù phú của xứ Quảng, đã nhanh chóng hòa nhập vào các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khu vực.
Với môi trường buôn bán thuận lợi Hội An đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngoài tới trao đổi buôn bán, trong đó phần lớn là thương nhân người Hoa, người Nhật. Ngoài ra còn có thương nhân phương Tây cũng tới tham gia buôn bán (người Anh, người Hà Lan…). Những ghi chép trong các sách cổ đã cho chúng ta thấy Hội An không chỉ là trung tâm thương nghiệp, trung tâm giao thông vận tải của một địa phương huyện phủ mà là liên phủ và cả vùng Đàng Trong hòa nhập với thị trường quốc tế. Hội an thực sự đã mang tới một luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Đàng Trong. Các chúa Nguyễn thức thời biết cách khai thác Hội An để tạo ra nguồn lợi to lớn (vú khí và các phương tiện quân sự). Nhưng điều quan trọng hơn là sự phồn thịnh của Hội An đã đẩy mạnh những hoạt động kinh tế ở Đàng Trong. Đàng Trong là vùng đất mới khai thác, phải từ cuối thế kỷ XIV thì người Việt mới vào đây, mà đầu tiên là vùng đất lưu đày của những người phạm tội, người việt khai hoang và làm ruộng là chủ yếu. Chính luồng thương mại từ Hội An đã làm kinh tế vùng này phong phú hơn và đa dạng hơn. Hội An đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển, tạo nên luồng gió mới bên cạnh “nền chính trị u ám” của thế kỷ XVI - XVIII, đem lại cho người dân một cuộc sống dễ chịu hơn.
Bên cạnh vai trò là một thương cảng, cửa ngõ mậu dịch đối ngoại, Hội An còn là một trung tâm giao tiếp văn hóa. Thương cảng quốc tế Hội An đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngoài đến trao đổi buôn bán. Họ đã mang tới đây những luồng văn hóa mới và Hội An đã mở rộng đón nhận những thành tố văn hóa ngoại nhập ấy làm phong phú và giàu có thêm văn hóa truyền thống dân tộc.
Những thương nhân nước ngoài ( người Nhật, người Hoa, người Anh…) đến Hội An buôn bán, đã có những người định cư ở Hội An và kết hôn với người Việt. Họ đã mang lối sống, phong tục tập quán tới Hội An, tạo nên một cộng đồng dân cư mới trong lòng Hội An, dần hòa hợp với cộng đồng cư dân bản địa. Bên cạnh đó, Hội An cũng là điểm hội tụ giao lưu của nhiều tôn giáo: Đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Nho với một hệ thống những chùa chiền, giáo đường.
Quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây ở Hội An đã đưa đến một hệ quả quan trọng. Một số giáo sĩ của họ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ còn được dùng cho ngày nay, tiêu biểu là giáo sĩ Alexandre De Rohdes. Công sức của Alexandre De Rohdes cùng với sự đóng góp của các giáo sĩ khác và của cả cộng tác viên người Việt đã đưa đến sự ra đời chữ quốc ngữ tại Hội An trong khoảng thời gian những năm 30, 40 của thế kỉ XVII.
Chữ quốc ngữ ra đời chính là một thành tựu tốt đẹp của quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây, trong đó đô thị thương cảng Hội An đã đóng một vai trò quyết định. Vượt qua khỏi ý đồ chủ quan vụ lợi hạn hẹp của các giáo sĩ Thiên Chúa giáo, chữ quốc ngữ ra đời là một mốc son trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Chữ ký của doducdung.hnue





Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. I_icon_minitimeSat Oct 22, 2011 8:14 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

 
KẾT LUẬN
Hội An là một đô thị ra đời từ thế kỷ XVI, phát đạt vào thế kỷ XVII – XVIII và suy thoái dần từ thế kỷ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, để rồi sau đó nó chỉ còn là một đô thị “vang bóng một thời”.
Trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, Hội An không phải là đô thị vào loại cổ xưa nhất. Đứng về mặt tuổi thọ, Hội An cũng chưa phải dài lâu nhất. Và về quy mô của một đô thi thì trong thời thịnh vượng của mình Hội An càng phải đứng sau những Thăng Long (Kẻ Chợ), Phú Xuân. Tuy nhiên ở những phương diện khác Hội An lại có vị trí, vai trò ý nghĩa nhất định mà chúng ta không thể phủ nhận. Hội An là một thương cảng đô thị và trong suốt thời kỳ tồn tại của minh nó đã hoàn thành xuất sắc vai trò là một đô thị của quốc gia, có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa đất nước.
Đô thị cổ Hội An đã ra đời trong thời gian và không gian lịch sử của thời kỳ Trung đại Việt Nam, tồn tại qua các thế kỷ và thế hệ, rực rỡ trong phát triển, huy hoàng trong chín muồi, vàng son trong phồn thịnh, chìm đắm trong suy thoái, quằn quại trong chiến tranh để rồi lại hồi sinh mãnh liệt hơn bao giờ hết trong hòa bình, với sự cuốn hút mới, không phải bằng một nền ngoại thương phong phú hàng hóa như xưa mà bằng một nền du lịch đầy sức hấp dẫn nhờ một quần thể kiến trúc cổ kính tuyệt vời của nền văn hóa với phong cách có một không hai. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đô thị Hội An vẫn sống, vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảo tàng sống, vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình qua các thế hệ. Những ngôi nhà cổ sẽ giảm đi giá trị nếu như vắng bóng các chủ nhân đang sống hàng ngày để giữ gìn chúng.
Cuộc sống nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng, sự ngưng đọng trong các đình chùa, các Nhà thờ tộc, các Hội quán, các nhà hình ống, các đường phố nhỏ hẹp,… như gợi nhớ một quá khứ vàng son, như lắng nghe tiếng nói của tiền nhân thầm thì trong các di tích, như ôm ấp bước chân thăng trầm qua các thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn An (cb), Hồ Tấn Cường, Nguyễn Văn Bé, Tống Quốc Hưng, Văn hóa ẩm thực ở phố cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
[2]. Đỗ Bang, Phố cảng vùng Thuận Quảng (Hội An – Thanh Hà – Nước Mặn) thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.
[3].Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, tập 1, bản dịch của Lê Xuân Giáo, Sài Gòn, 1972.
[4]. Nguyễn Quốc Hùng, Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hội An, Luận án Phó tiến sĩ Lịch sử, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 1992.
[5]. Phạm Quang Linh (cb), Trần Hùng, Nguyễn Luận, Đô thị cổ Hội An, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002.
[6]. Huỳnh Yên Trần My, Trương Vũ Quỳnh, Nguyễn Đông Hiếu, Những di sản thế giới ở Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2000.
[7]. Nhiều tác giả, Đô thị cổ Hội An, Hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng ngày 22 và 23 tháng 3 năm 1990, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991
[8]. Lương Ninh, Vương quốc Champa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.
[9]. Trương Hữu Quýnh (cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
[10]. Bùi Quang Thắng (cb), Bùi Hoài Sơn, Nguyễn Thị Thu Hà, Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005.
[11]. Nguyễn Trí Trung, Cư dân Faifo – Hội An trong lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[12]. Nguyễn Phước Tương, Hội An – di sản thế giới, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
[13]. Tạ Thị Hoàng Vân, Di tích kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch sử, Luận Án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2007.
[14]. Nguyễn Thắng Vu (cb), Trần Hùng, Nguyễn Luận, Đô thị cổ Hội An, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2005.
[15]. http://www.quangnamtourism.com.vn/vn/tiemnangdulich.asp
[16]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Phố_cổ_Hội_An
Chữ ký của doducdung.hnue





Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái. I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đô thị cổ Hội An - Quá trình hình thành, phát triển, suy thoái.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ TK XVI - đầu TK XVIII-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất