CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ I_icon_minitimeFri Aug 26, 2011 9:06 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

 
Loạt bài của báo Kinh tế đô thị.Tác giả Vũ Minh

Bài 1: Sức hút kém

Những năm gần đây, học sinh phổ thông ít chọn học và thi khối C, D.
Điều đó đồng nghĩa với việc số người lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) ngày càng giảm.
Thực trạng đó cảnh báo nguy cơ lĩnh vực này sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai. Tuy nhiên, điều đáng phải suy ngẫm hơn là từ thực trạng trên đã cho thấy dấu hiệu của sự "khủng hoảng" những giá trị nhân văn, cũng có nghĩa là sự phát triển xã hội đang… "có vấn đề"! Người giỏi không muốn theo học, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, điểm chuẩn liên tục giảm... Đó là thực trạng đào tạo các ngành thuộc khối KHXH&NV.


Thực trạng buồn được báo trước

Trong những năm qua, thí sinh theo học khối ngành KHXH&NV ngày càng giảm. Năm nay, tình trạng này đã đến mức báo động khi tỉ lệ thí sinh đăng ký thi ĐH khối C chỉ còn 4,44%. Như vậy, thực tế cho thấy, thí sinh đang "quay lưng" với các ngành KHXH. Có lẽ, đây là một hệ quả đã được nhìn thấy trước.

Có một thực tế là ngay từ khi phân ban ở cấp THPT, học sinh đã không mặn mà với ban KHXH mà đổ xô vào ban Cơ bản và ban Khoa học tự nhiên, thậm chí nhiều trường còn không mở được ban C. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số học sinh theo học ban KHXH&NV trên toàn quốc giảm dần, năm học 2006 - 2007 có 6,41% học sinh, đến năm 2008 - 2009 chỉ còn 2% và năm nay tiếp tục giảm. Tại Hà Nội, kỳ tuyển sinh đầu cấp vừa qua, số trường mở ban C cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay vì lượng học sinh theo học quá ít.

Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) luôn đứng đầu trong số các trường cùng khối về khả năng thu hút thí sinh và điểm tuyển đầu vào thuộc nhóm cao, nhưng bình quân mỗi năm, số thí sinh thi khối C đều giảm khoảng 10% (tính trong vòng 5 năm trở lại đây). Ở các trường khác, tình trạng còn thê thảm hơn, không ít trường phải chấp nhận xét tuyển chỉ bằng điểm sàn mà vẫn không đủ chỉ tiêu, tệ hơn là phải đóng ngành, ngừng tuyển sinh... Nhiều giáo viên nhận xét, sự sụt giảm này có tính hệ thống, là một xu hướng thực tế chứ không phải hiện tượng bất thường, nhất thời.

Nhiều chuyên gia dự báo, thực trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Bởi thế, nhiều trường đã bổ sung các khối thi A, B cho các ngành đào tạo bên cạnh hai khối C, D truyền thống để thu hút thêm người học. Như năm 2011, ĐH KHXH&NV Hà Nội bổ sung khối A vào 10/18 ngành đào tạo. Nhưng đây chỉ là một giải pháp nhất thời, bởi cái chính là học sinh cũng như phụ huynh ngay từ đầu đã không xác định KHXN&NV là sự lựa chọn.

Lỗi ở cả hệ thống

Câu chuyện 98% điểm thi tuyển sinh vào ĐH môn Lịch sử dưới trung bình đến nay vẫn còn được bàn luận không ngớt. Điều này làm không chỉ những thầy, cô giáo "nặng tình" với môn Lịch sử lo lắng mà cả xã hội cũng phải nhìn lại. Lỗi này không phải chỉ ở học sinh. Giáo sư, NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng: Nguyên nhân nằm ở chương trình và SGK. Ngay từ cấp học nhỏ nhất, đến bậc THPT, học sinh đã phải học rất khổ sở theo kiểu nhồi nhét, ít có sự vui thích. Rồi chuyện học chỉ để thi, nên mới có chuyện học sinh đánh cờ carô trong giờ Lịch sử nếu năm đó môn này không thi tốt nghiệp. Một số em định thi vào khối C, có khi đến khi làm hồ sơ mới quyết định và khi kiến thức phổ thông là số 0, thì thi được điểm 0 là tất nhiên.

Nhiều nhà giáo cho rằng, việc giảng dạy các môn KHXH ở các cấp học hiện nay quá khô cứng, thiên về học thuộc lòng, không hấp dẫn, khiến học sinh quay lưng với môn học. Tại bậc ĐH, giáo trình của những môn học này thường nặng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng. Hơn thế nữa, nhóm ngành KHXH lại chậm đổi mới nhất về phương pháp giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học yếu. Nhiều sinh viên nhận xét: Do phương pháp đào tạo ít đổi mới, nên cử nhân khối ngành XHNV thụ động và nặng về lý thuyết. Bản thân người học cũng không định hướng được mình học ngành đó sau này ra trường sẽ làm gì, ở đâu...

Cái nhìn từ thực tế

Câu hỏi tại sao thí sinh không mặn mà với ngành KHXH liên tục được đặt ra với nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thái độ nói trên của học sinh có nguyên nhân từ tâm lý xã hội chung hiện nay là coi nhẹ các ngành KHXH&NV. Quan niệm phổ biến hiện nay là những nghề xã hội thường có lương bổng thấp hơn, cơ hội thành đạt ít hơn, do đó các ngành này mất dần sức hút.

PGS.TS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh nhận xét: Một sinh viên học ngành kinh tế, ngoại giao nếu chưa tìm được việc theo đúng chuyên ngành thì với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, có thể làm được nhiều công việc khác để kiếm sống. Trong khi đó, một sinh viên tốt nghiệp lịch sử, văn học, nếu không làm đúng chuyên môn sẽ có ít cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Bốn năm đầu tư học ĐH, ai cũng mong muốn ra trường có việc làm, có thu nhập chí ít cũng đủ để sống được. Do đó khi chọn ban học trong trường phổ thông, phụ huynh đã tính đến định hướng khối thi ĐH sau này, rất ít người chọn học ban C.

Điều này có thể thấy, ngay trong các cuộc tư vấn tuyển sinh. Câu hỏi mà học sinh thường đặt ra là nghề này có dễ tìm việc không, thu nhập có cao không, thi có dễ đỗ không, mà hầu như không có ai hỏi rằng, em có phù hợp với nghề ấy không, nghề nào thì phát huy năng lực của em tốt nhất....

Một vấn đề nghiêm trọng hơn, trong số thí sinh chọn ngành KHXH&NV, số thực sự có tư chất tốt, học lực xuất sắc lại rất ít coi các lĩnh vực này là đối tượng đam mê. Các lĩnh vực KHXH&NV có thể không cần số lượng nhiều, nhưng lại cần những người rất giỏi. Không có người giỏi, chúng ta sẽ thiếu chuyên gia, mà sự điều chỉnh và định hướng cho xã hội lệ thuộc rất nhiều vào lượng trí thức này. Hơn nữa, số ngành bị giảm mạnh nhất lại là những ngành khoa học cơ bản, những ngành mà vai trò của chúng có tác động rất lớn tới đời sống tinh thần xã hội, chẳng hạn các ngành triết học, nhân học, lịch sử, văn học.. -( PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội)

Sự sụt giảm này là tất nhiên, là dễ hiểu, nếu không có gì thay đổi, nó sẽ còn tiếp tục. Đó là điều hết sức đáng ngại. Việc tập trung vào phát triển kinh tế, sản xuất là cần thiết nhưng nếu một xã hội mà không chú trọng KHXH&NV, con người sẽ phát triển thế nào? - (PGS.TS Văn Như Cương - Hiệu trưởng THPT DL Lương Thế Vinh)
Chữ ký của Thanhsamkhach






Được sửa bởi Thanhsamkhach ngày Fri Aug 26, 2011 9:17 pm; sửa lần 1.


Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ I_icon_minitimeFri Aug 26, 2011 9:09 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

 
Bài 2: “Khủng hoảng” giá trị nhân văn

Việc học sinh phổ thông ít chọn ngành KHXH&NV, điều dễ nhìn thấy là nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực thuộc khối ngành nghề này. Nhưng nếu nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, sự suy giảm này còn là dấu hiệu của sự "khủng hoảng" hệ giá trị nhân văn, đồng thời cũng cho thấy sự mất cân bằng trong phát triển xã hội.

Thí sinh cũng như xã hội coi nhẹ ngành KHXH đến mức các chuyên gia đầu ngành cho rằng đang ở mức báo động đỏ. Việc này dẫn đến nguy cơ trong tương lai, khi các ngành kinh tế, tài chính và một số ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ không sử dụng hết số lao động đã đào tạo thì các ngành KHXH sẽ khủng hoảng thiếu nhân lực, không có nguồn thay thế chất lượng. Trong khi đó, những ngành này vốn cực kỳ quan trọng với bất kỳ xã hội nào trong lĩnh vực đời sống tinh thần.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho rằng: "Có nhiều người cho rằng, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua diễn ra quá mạnh mẽ, nó cần nguồn nhân lực lớn, tạo thành cơn lốc xoáy cuốn nguồn nhân lực vào đó, làm lu mờ các lĩnh vực XH&NV. Theo tôi điều này cũng có một phần đúng, nhưng... kinh tế phát triển, đời sống con người nâng cao thì các lĩnh vực xã hội, nhân văn, nghệ thuật đương nhiên phải có thêm sức mạnh để phát triển chứ không thể vì thế mà lụi tàn. Sự phát triển nền kinh tế mà tạo ra sự khủng hoảng về XH&NV là sự phát triển không bình thường".

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học:
Đừng chờ đến đáy mới giải quyết


Sự thất thế của khối C chưa phải là đã đến đáy nhưng cái đáy đó ai cũng đã nhìn thấy. Đừng chờ đến đáy mới giải quyết vấn đề. Bởi điều này về sâu xa báo hiệu sự suy giảm rất khủng khiếp về giá trị nhân văn. Để đào tạo nên một con người cần cung cấp tri thức khoa học và tri thức về xã hội, đây là hai yếu tố căn cốt. Hiện nay có xu hướng lao vào tri thức thực dụng với sự lên ngôi của các ngành học như kinh tế, tài chính, ngân hàng, ngoại ngữ..., những nghề nghiệp nhanh chóng sinh lãi. Điều này, nhất thời tạo ra sự sung mãn của xã hội nhưng con người ngày càng trở nên cằn cỗi.


Xã hội muốn tiến lên phải để con người ta sống một cách đầy đủ và hạnh phúc. Theo GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Chúng ta rất cần làm kinh tế, cần nhiều khu công nghiệp..., nhưng không phải người ta sống chỉ bằng cái đó, mà cả xã hội tiến lên phải nhờ vào các nhà KHXH. Hay nói cách khác muốn xã hội phát triển thì phải phát triển KHXH một cách toàn diện. Và muốn vậy phải có người tiếp tục nghiên cứu KHXH, có sinh viên vào học và phải phát triển các trung tâm nghiên cứu về KHXH&NV.

Thực tế cũng cho thấy, trong nền kinh tế tri thức như hiện nay, các sản phẩm bán ra trên thị trường, hàm lượng trí tuệ xã hội nhân văn ngày càng lớn. Từ thẩm mỹ, mẫu mã, tâm lý tiêu dùng, các lĩnh vực truyền thông khác đều hết sức quan trọng. Đó là chưa kể tới khoa học quản lý điều hành sản xuất, quan hệ doanh nghiệp, phát triển nhân lực, quan hệ khách hàng... đều thuộc lĩnh vực của KHXH&NV.

... và những hệ lụy

Đương nhiên ai cũng hiểu, quay lưng với ngành KHXH, xét về lâu dài và ở tầm bao quát, là sự quay lưng với các giá trị làm người (tâm hồn, nhân cách). Thật đáng buồn một bộ phận thanh, thiếu niên có biểu hiện quay lưng và coi thường quá khứ, sống thờ ơ vô cảm, hời hợt và thực dụng, chỉ coi trọng những giá trị vật chất trước mắt, chạy theo đồng tiền... Giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học nhận định: Thị hiếu của xã hội coi nhẹ tri thức KHXH, điều này rất nguy hiểm, nó lí giải phần nào sự cằn cỗi về đời sống của con người ngày hôm nay. Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Từ gia đình đến nhà trường, rộng ra là xã hội đều đang bị nhiễm độc bởi sự ngự trị của xu hướng làm tiền, kiếm tiền. Tri thức khoa học và tri thức tâm hồn đó là đôi cánh nâng đỡ con người. Trong khi mải mê chạy theo những nhu cầu thời thượng, chúng ta đã bỏ quên, đã coi nhẹ.

Thực tế đã chứng minh, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng cũng đáng quan ngại từ cách ăn mặc, nói năng, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Thế hệ trẻ bây giờ dễ dàng hấp thu tất cả những gì được coi là thời thượng, dù xấu, dù tốt. Những điều đó, đôi khi dẫn tới cách hành xử thiếu nhân ái, thiếu lễ độ, kém nhân văn... Bởi đúng như nhiều người nhận định, KHXH cung cấp cho con người những kiến thức xã hội cơ bản nhất và bồi đắp tâm hồn con người một cách thiết thực, sâu xa nhất. Khi lĩnh vực này bị khủng hoảng thì cũng là khi xã hội đứng trước một cuộc khủng hoảng thực sự về những giá trị nhân văn.


GS.NGND Nguyễn Lân Dũng:
Khoa học cơ bản cần một cái nền vững chãi

KHXH nói riêng và các ngành Khoa học cơ bản khác nói chung đang thật đáng lo ngại. Bởi các môn Khoa học cơ bản như cái nền móng, không vững chắc thì làm sao có được tòa lâu đài khoa học nước nhà bền vững và phát triển. Số sinh viên tuyển vào các ngành khoa học cơ bản không cần đông nhưng phải là những học sinh giỏi. Muốn vậy phải có chính sách cụ thể (được miễn học phí, được học các thầy giỏi và có việc làm và tiền lương thỏa đáng sau khi tốt nghiệp...)

Chữ ký của Thanhsamkhach





Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ I_icon_minitimeFri Aug 26, 2011 9:15 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

 
Bài 3: Chấn hưng thế nào?
Đó là suy nghĩ, trăn trở của nhiều chuyên gia, nhà quản lý không chỉ trong ngành giáo dục.
Bởi chủ trương khơi dậy sự hấp dẫn học sinh theo học ngành KHXH&NV không phải bây giờ mới được đặt ra. Dù vậy, chặng đường để đến đích lại đang khó khăn.


Theo khẳng định của nhiều giáo viên THPT tại Hà Nội, bản thân các môn KHXH&NV không thiếu sức hút, chỉ là không có người chuyển tải sức hút đó đến học trò. Thực tế, đúng là không phải những học sinh lựa chọn ban khoa học tự nhiên đều "ghét" học Văn. Các em vẫn rất thích thú nếu được khơi dậy sự lãng mạn trong tâm hồn bằng phương pháp giảng dạy cuốn hút. Nhưng chính việc dạy các môn KHXH&NV ở bậc phổ thông như văn học, lịch sử... quá nặng về chạy chương trình, sách giáo khoa thì chi li, xơ cứng, cổ vũ cho học thuộc và côngnghệ học hơn là cảm nhận, thưởng thức, khích lệ trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo. Bởi thế nhiều học sinh ngày càng cảm thấy không yêu thích nên không tiếp tục theo đuổi những môn KHXH&NV khi lên các bậc học cao hơn. Do đó, điều cần thay đổi trước hết chính từ cách dạy của người thầy.

Chương trình học, các nhà giáo dục cũng cho rằng: Cần phải bỏ bớt tính lý thuyết, triết lý, tư tưởng trong các môn học, mà thay vào đó là tính ứng dụng, tính nghề nghiệp. Có những cuốn giáo trình 40 năm trước không khác gì so với ngày nay. Ngay như môn Lịch sử, nước ta có bề dày lịch sử với bao kỳ tích anh hùng, đúng ra phải rất hấp dẫn, nhưng tại sao học sinh lại không có khái niệm gì về lịch sử dân tộc? Câu trả lời nằm ngay trong chương trình: quá nặng về chi tiết cụ thể, khó nhớ, khó học. Học lịch sử không phải để nhớ mà là rèn luyện lòng yêu nước. Ngay cả ở những môn khác như văn, địa lý cũng vậy. Đào tạo con người là đào tạo những bộ óc chứ không phải đào tạo những tủ sách. Như GS, NGND Nguyễn Lân Dũng bày tỏ, hoạt động của các Viện nghiên cứu về KHXH&NV nhiều khi mang tính minh họa nhiều hơn là hoạt động thực tế. Và ông đặt ra câu hỏi, tại sao không đưa các Viện này về nằm trong các trường ĐH, để xây dựng các đề án phát triển các ngành KHXHNV, đưa ra được những phương pháp giảng dạy mới, cải tiến giáo trình, qui chế nghiên cứu, thực hành, việc làm sau khi tốt nghiệp...

Cũng phải kể đến một thực tế là các trường ĐH đào tạo lĩnh vực KHXH&NV luôn bị xếp ở tầng dưới hệ quả là rất ít sinh viên giỏi lựa chọn các ngành này, ngay cả những trường lớn. Một khi đầu vào thấp thì chất lượng đầu ra không thể cao. Ngay như trường ĐH Sư phạm, nơi được coi là cỗ máy cái, thì đầu vào cũng rất thấp, đặc biệt là các khoa xã hội. Vậy đầu vào thấp nên đầu ra giáo viên dạy văn cũng rất thấp, cả về tri thức lẫn khả năng sư phạm. Cái vòng luẩn quẩn ấy xem chừng khó tháo gỡ nếu không có một sự đổi mới tổng thể.

Một giải pháp tổng thể có hệ thống

Để cứu vãn ngành KHXH&NV, Bộ GD&ĐT đã có một số biện pháp như hạn chế cho các trường mở tràn lan các ngành KHXH, thậm chí có thể sắp tới sẽ thi ĐH bắt buộc có môn xã hội, nhưng đó mới chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, cần có một chính sách đồng bộ để vực dậy khối KHXH.

Một số ý kiến đã bày tỏ sự chú ý tới chính sách ưu tiên, khuyến khích, ưu đãi, chăm lo cho các lĩnh vực này, tới người học, người nghiên cứu, tới đãi ngộ trong lao động, nghề nghiệp… Hướng giải pháp như vậy cần thiết, nhưng chủ yếu cho các ngành cơ bản. Những ngành này không những không thu học phí mà còn cần cấp học bổng, cần đầu tư mạnh. Tuy nhiên, dẫu được miễn học phí, được ưu tiên, nhưng nghề nghiệp sau này không đem lại thu nhập tốt và cơ hội phát triển, thì vẫn không ai theo học.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Để có được sự thay đổi mang tính gốc rễ, cần có một giải pháp tổng thể, có hệ thống, có điều tiết vĩ mô trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Một yếu tố có tính kỹ thuật nữa, là nên bỏ phân ban ở bậc học phổ thông, vì học sinh chưa hiểu nghề mà đăng ký học theo ban, sau khi học rồi mới tìm hiểu thì việc chọn nghề đã bị hạn định từ lúc chưa hiểu về nó. Việc phân ban sẽ tạo ra sự học lệch lạc, phát triển không cân đối. Đối với các trường ĐH, việc tư vấn tuyển sinh, thông tin hướng nghiệp cũng cần làm thường xuyên, làm sớm, không nên để dồn vào một vài kỳ cuộc có tính phong trào trước các đợt đăng ký tuyển sinh…

Các nhà khoa học khác cũng nhấn mạnh: Muốn chấn hưng được thì không chỉ báo động suông mà phải có chính sách và cần từ 5 đến 10 năm may ra mới có sự thay đổi. Còn về lâu dài phải dựa vào cả một nền tảng giáo dục có sự chung tay gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi đứa trẻ phải được sự giáo dục từ chính bố mẹ, coi tri thức khoa học nhân văn như của cải tinh thần, không cứ là có muốn theo đuổi các ngành XHNV hay không.

Điều đáng lo lắng nhất không phải ở chỗ thí sinh thi ít, xã hội có chuộng ngành này hay không, cũng không thể có biện pháp gì để sang năm học sinh đổ xô vào các ngành xã hội. Nhưng như triết học có câu "Trong mọi tình huống đều có giải pháp". Theo tôi, không có ông bộ trưởng, hiệu trưởng nào có thể "chữa" được tình hình này, mà giải pháp nằm ở đường hướng phát triển ngành KHXH&NV của Nhà nước. Tất cả những vấn đề đường lối chính sách, con người, giáo trình, tài liệu... một chuỗi vấn đề đó liên quan đến nhau, nếu cắt khúc ra chỗ nào cũng có lỗi cả, nhưng nó là một chuỗi mà đường lối chính sách là quan trọng. Cần làm cẩn thận, làm đến đầu đến đũa. Củng cố, khôi phục rồi mới phát triển ngành khoa học xã hội. -( GS. NGND Phạm Minh Hạc - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam)
Chữ ký của Thanhsamkhach





Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ I_icon_minitimeFri Aug 26, 2011 9:19 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

 
Bài 4: Người trong cuộc nói gì

Ông Nguyễn Xuân Cát (Nguyên giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền): Cần giải pháp cho từng ngành cụ thể

Tôi từng là giảng viên môn Lịch sử và đến nay vẫn đi chấm thi tuyển sinh môn Lịch sử. Chưa năm nào tôi thấy buồn khi nhìn kết quả thi Lịch sử của thí sinh như năm nay, gần như đều làm bài theo kiểu "chép bừa". Nhưng tôi nghĩ không thể trách các em, bởi chương trình Lịch sử chỉ thiên về cung cấp sự kiện, con số mà không chỉ cho học sinh thấy tác dụng của lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, cũng như mang lại điều gì cho các em trong tương lai. Bởi thế, các em sẵn sàng dành thời gian cho tin học, ngoại ngữ, hay những môn được cho là hữu ích khác.

Ngay xu thế chọn ngành cũng phản ánh điều đó, nếu nói rằng toàn bộ ngành KHXH&NV kém sức hút cũng không đúng. Nhiều ngành như luật, báo chí, truyền thông, quốc tế... của trường ĐH KHXH&NV, hay quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng... ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền vẫn thu hút nhiều thí sinh thi và điểm tuyển đều trên dưới 22 điểm. Số ngành bị giảm chính là những ngành nặng về nghiên cứu như triết học, ngôn ngữ, lịch sử, văn học... hay lịch sử Đảng, đây là những ngành không cần nhiều nhân lực, nên khó kiếm việc làm. Mà vào học ĐH cũng là học nghề, hay nói cách khác học nghề ở trình độ cao. Tức là ra trường họ phải hành nghề và kiếm sống. Như vậy có nghĩa thị trường lao động tự điều chỉnh nhu cầu đào tạo. Nên sự sụt giảm của khối KHXH cần nhìn nhận đối với từng ngành cụ thể và giải pháp cũng cần khác nhau cho từng ngành, hay nhóm các ngành.

Ông Nguyễn Hùng Vĩ - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian (Giảng viên ĐH KHXH&NV HN): Hệ giá trị đang bị đảo ngược

Nhiều người nói rằng ngành KHXH&NV bây giờ "đuối" do giáo trình quá hàn lâm, cách dạy không mấy đổi mới, do khó kiếm việc làm…, tất cả những điều đó đều đúng, nhưng đấy chỉ là một phần. Theo tôi, điều quan trọng nhất là dường như hệ giá trị trong xã hội đang bị đảo ngược. Đất nước ta vừa thoát ra khỏi nghèo khó, nên cả xã hội tập trung cho phát triển kinh tế và hệ quả là người ta quá coi trọng những giá trị vật chất mà "coi thường" hay lãng quên đi những giá trị tri thức, văn hóa, tinh thần, mà nền tảng là ngành KHXH&NV. Điều ấy rất đáng lo ngại. Bởi đến một lúc nào đó, khi nhu cầu vật chất đã bão hòa, những giá trị tinh thần sẽ lại trở nên quan trọng và không thể thiếu. Nhưng lúc ấy, mỗi người, nói rộng ra là cộng đồng, hay nói rộng ra nữa là toàn xã hội vốn không được chuẩn bị, sẽ rơi vào hẫng hụt.

Thực tế đã chứng minh rằng, có những người rất giàu nhưng không hạnh phúc, họ luôn thấy bất ổn trong tâm hồn, thấy rối vì không biết điều hòa những vấn đề thuộc về cuộc sống, gia đình, con người, nhân cách thế nào cho phù hợp. Nhưng ngược lại có những người còn thiếu thốn vật chất nhưng lại giàu tri thức văn hóa, tri thức tinh thần và họ vẫn ngẩng cao đầu và sống hạnh phúc.

Bởi vậy, để ngành KHXH&NV thực sự được coi trọng, ngoài những thay đổi mang tính kỹ thuật về chương trình, cách dạy, sự thay đổi lớn hơn về đường hướng, nguồn nhân lực, cái quan trọng là phải làm cho mọi người hiểu rằng giá trị văn hóa, tri thức tinh thần mới là điều cần hướng tới trước tiên.

Chị Nguyễn Thanh Thủy (Nguyên sinh viên khoa Văn, Trường Đại học KHXH&NV): Nếu khoa học xã hội thực tiễn hơn

Cách đây 10 năm, tôi tốt nghiệp khoa Văn học, ĐH KHXH&NV Hà Nội. Tôi cũng cầm tấm bằng với băn khoăn không biết xin vào đâu, làm nghề gì. Để rồi cuối cùng làm một việc không có liên quan gì là Kế toán và phải bổ sung thêm một văn bằng 2 của ĐH Kinh tế quốc dân. Nhưng phải nói rằng tôi chưa bao giờ ân hận vì đã yêu thích cũng như chọn ngành này.

Tôi nghĩ khi có con, tôi cũng truyền cho con tôi tình yêu văn học, lịch sử, nhưng để hướng cho con theo học ngành KHXH&NV lại là điều tôi không bao giờ nghĩ tới. Bởi yêu thích là một chuyện, để sống với nó lại là chuyện khác. Tôi đồng ý với các chuyên gia rằng, chỉ cần có giải pháp để học sinh yêu thích các môn KHXH. Nhưng thực sự rất khó thực hiện hiện nay khi mọi thứ quay rất nhanh và thế hệ trẻ sống rất thực tế, chỉ quan tâm đến những gì thiết thực cho cuộc sống của bản thân mình. Thiết nghĩ, để người học không quay lưng, ngoài việc bỏ đi cách dạy hàn lâm, nặng về sách vở, khơi gợi cho học sinh tình yêu với môn học. Cái quan trọng hơn là có đường hướng để cho thế hệ trẻ biết những kiến thức đó ứng dụng làm gì, vào việc gì và cái đích họ có thể đi tới.

Chị Nguyễn Vi An (Nguyên giáo viên môn Lịch sử, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): Không phải ai cũng học giỏiđược khối C, nhưng...

Tôi chọn học khối C theo sở trường của mình cùng với sự hướng dẫn của một cô giáo mà tôi thần tượng, cô giáo Lịch sử. Cấp 3, tôi học chuyên Sử với niềm hăng hái và say mê, không mảy may nghĩ đến ra trường làm gì. Rồi tôi học ĐH Sư phạm Hà Nội, khoa Lịch sử (lúc đó điểm tuyển đứng đầu trong số những ngành khối C). Tôi ước mơ ra trường làm một cô giáo giảng dạy môn Lịch sử.

Nhưng thực tế sau thời gian dài chật vật với cả đống hồ sơ, tôi xin vào dạy hợp đồng một trường công lập ở ngoại thành Hà Nội với tiền công 11.000 đồng/ tiết. Thời điểm ấy là năm 2010, để sống, tôi phải đi làm gia sư cho các em nhỏ cấp 1, cấp 2, vì cấp 3 chẳng ai học thêm môn Lịch sử cả. Dù rất yêu nghề, nhưng tôi vẫn phải bứt ra vì chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Dù vậy, điều quan trọng là lối tư duy Lịch sử đã ngấm vào máu của tôi, khả năng tư duy khối C là nền tảng để tôi thích ứng với nhiều công việc khác nhau. Không phải ai cũng học giỏi được khối C, nhất là môn Lịch sử. Nhưng những người giỏi, chẳng ai dại gì chọn khối C, nhất là môn Lịch sử.

Báo động đỏ về ngành học KHXH là cấp bách. Điều mà cả hệ thống phải chung tay chứ không đổ lỗi cho một khâu nào, định kiến của xã hội, chương trình học, người dạy, nhu cầu phát triển của đất nước... và quan trọng nhất là bản thân mỗi người học trước hoàn cảnh thực tế có lựa chọn đúng đắn.

Chị Phạm Minh Huệ (Thủ khoa ĐH Văn hóa Hà Nội): Nên thay đổi chương trình học

Tôi hơi buồn khi nhiều bạn không mặn mà với khối C, nhiều bạn chọn khối C chỉ như một sự "cứu cánh"(sic) cho con đường vào ĐH. Riêng tôi đến với khối C, rồi chọn khoa Thư viện - Thông tin (ĐH Văn hóa) bởi từ nhỏ tôi rất yêu môn Địa lý. Vào ĐH tôi cũng học say mê với tâm niệm sẽ góp sức quảng bá văn hóa đọc đến mọi người. Nhưng nói thật, dù tốt nghiệp thủ khoa, ra trường tôi cũng lo về việc làm. Bởi thực tế việc làm dành cho ngành xã hội không nhiều. Nhưng tôi tin, khi Nhà nước đã có chủ trương đào tạo, nghĩa là sẽ có nơi cần đến. Và tin rằng ngành xã hội nói chung và văn hóa nói riêng là quan trọng.

Dù vậy, để những sinh viên tốt nghiệp các ngành KHXH&NV chúng tôi có thể thích ứng được với cuộc sống, các trường cũng nên thay đổi chương trình học, nên đưa vào những ứng dụng mới, cập nhật thông tin thời sự hơn. Bởi học trong trường dạy một đằng, thực tế tại các cơ sở làm việc lại một nẻo, dễ nảy sinh tâm lý chán nản.


KTĐT

Kể cũng đáng báo động khi một thủ khoa ĐHVH lại dùng sai từ 'cứu cánh'

Chữ ký của Thanhsamkhach





Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Khoa học xã hôi và nhân văn: Báo động đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Câu chuyện giáo dục-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất