CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Mặt trận Dân tộc Thống nhất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mặt trận Dân tộc Thống nhất I_icon_minitimeThu Dec 23, 2010 4:21 pm

avatar
Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?

Thành viên cấp 1

minhdh

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Duong hung minh
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 27
Đến từ Đến từ : Binhphuoc city
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 52
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Mặt trận Dân tộc Thống nhất

 
Câu hỏi : Vì sao nói, trong tiến trình lịch sử đảng, không có thời kỳ nào vắng bóng Tổ Chức mặt trận, Mặt trận dân tộc thống nhất (MTDTTN) là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta?

Trả lời:

Cách nay 78 năm, ngay sau khi ĐCS Đông Dương vừa mới ra đời, ngày 18/11/1930, BTV TW Đảng đã thông qua 1 văn kiện lịch sử quan trọng, đó là bản chỉ thị về việc thành lập Hội Phản Đế Đồng Minh, hình thức đầu tiên cảu MTDTTN. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, các hình thức tổ chức mặt trận đã lần lượt ra đời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Đó là Hội Phản Đế Đồng Minh (1930); MT DC Đông Dương (1936-1938); MT DTTN PĐĐông Dương(1939); MT Việt Minh (1941) Hội lien hiệp quốc dân VN (1946); MT Liên Việt (1951) MTTQVN (1955) ; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ vả hoà bình (1968) MTTQ của nước VN thống nhất (1976 - nay).

Năm tháng qua đi, nhưng lịch sử vẻ vang của MTDTTNVN sẽ mãi mãi gắn liền với lịch sử vinh quang của Đảng ta, của dân tộc ta. Trong thời gian tồn tại gần 80 năm, MTDTTN không ngừng lớn mạnh, đó là thắng lợi của CMT8/1945, chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Đại thắng mùa xuân năm 1975, và những thành quả của công cuộc đổi mới đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng KT - XH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTDTTN đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân, một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng nước ta.

1. Hội Phản Đế Đồng Minh (1930 - 1936)
Trong thời kỳ cao trào 1930 - 1931 hội PĐĐM An Nam - 1 hình thức đầu têin của MTDTTN do hội nghị thành lập Đảng đề ra đã đáp ứng được yêu cầu cảu PTCM. nhất là giai đoạn 1930 - 1931 và Xô viết nghệ tĩnh. Đặc biệt là đã xác lập được khối liên minh công - nông vững chắc, hình thành MTDTTN Phản đế, bước đầu mang tính chất rộng rãi làm điều kiện tiền đề cho Đảng phát triển ở những giai đoạn sau.

Đến ĐH lần thứ 1 (T3/1935) của Đảng, đại hội đã thông qua nghị quiyết về công tác phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức phản đế liên minh. Chính sách đề ra trong mặt trận có sự linhh hoạt và mềm dẻo hơn, chứng tỏ Đảng ta có bước tiến mới trong quá trình hoàn chỉnh về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn.

Như vậy, từ hội PĐĐM (1935), MTDTTNVN từng bước hình thành. Cả 2 hình thức là mặt trận tổ chức và mặt trận phong tráo đề chưa được triển khai rộng rãi. Song đây là thời kỳ thể nghiệm rất quan trọng, giúp đảng từng bước hoàn chỉnh và phát triển cả về lý luận và thực tiễn trong chính sách MTDTTN. Tuy có những vấp váp, thậm chí có cả những thiếu sót, sai lầm nhưng về cơ bản chính sách MTDTTN là đúng đắn, sáng tạo, đặt cơ sở cho sự phát triển của công tác mặt trận trong giai đoạn tiếp theo. Những chủ trương, đúng đắn đó góp phần quan trọng tập hợp, tổ chức quần chúng đấu tranh, làm đấy lên cao trào cách mạng trong cả nước. Những chủ trương về MTDTTN tuy chưa đạt nhiều kết quả, nhưng có tác dụng rèn luyện lực lượng cho CMT8 sau này.
Chữ ký của minhdh





Mặt trận Dân tộc Thống nhất I_icon_minitimeFri Dec 24, 2010 7:30 am

avatar
Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?

Thành viên cấp 1

minhdh

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Duong hung minh
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 27
Đến từ Đến từ : Binhphuoc city
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 52
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Mặt trận Dân tộc Thống nhất

 
2. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (1936 - 1939)
Tại hội nghị tháng 7/1936 do Lê Hồng Phong chủ trì đã xác định mục tiêu chủ yếu và trước mắt của CMVN lúc này là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh; đòi tự do dần chủ, cơm áo hoà bình. Chủ trương thành lập MTDTTN NDPĐĐD để cùng nhau tranh đấu đòi những quyền dân chủ đơn sơ. Chính sách mặt trận không phỉa là chống người Pháp mà chỉ là chống Đế quốc Pháp, thực hiện dân chủ cho xứ Đông Dương.
Sau hội nghị tháng 7/1936, Đảng tiếp tục cụ thể hoá, bổ sung và phát triển chính sách cũng như phương phápo lập mặt trận, thể hiện qua các văn kiện như: "văn kiện tháng 10/1936"; "thư của TW Đảng gửi các Đảng, đoàn viên, thanh niên ở Nam kỳ ngày 16/11/1936"; Hội nghị tháng 3/1938"; "chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc"...
Nhìn chung, thời kỳ 1936 - 1939 này thì cuộc vận động MTDCĐD kéo dài khoảng 3.5 năm, với những tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có tính chất và nội dung là MTDC, đồng thời thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo của Đảng, và đồng chí Lê Duẩn đã nhận định trong tác phẩm "Dưới lá cờ vẻ vang" rằng đây là cuộc tổng diễn tập thứ 2 cho CMT8 thành công sau này, giống như CM tháng 2 đối với CMT10 Nga vậy".
Chữ ký của minhdh





Mặt trận Dân tộc Thống nhất I_icon_minitimeFri Dec 24, 2010 9:52 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mặt trận Dân tộc Thống nhất 36 Mặt trận Dân tộc Thống nhất 6 Mặt trận Dân tộc Thống nhất 40Mặt trận Dân tộc Thống nhất 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Mặt trận Dân tộc Thống nhất

 
Đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất là một chính sách lớn của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam .

Sức mạnh đoàn kết đã được phát huy trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đại đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam .

I- NHỮNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT

1. Dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của toàn dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trong tác phẩm "Đường kách mệnh", đồng chí Nguyễn ái Quốc đã nói: Kách mệnh là việc chung của dân chúng, chứ không phải là việc của một hai người. Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", Mác và Ǎngghen chỉ rõ: "... Những người cộng sản phấn đấu cho sự đoàn kết và liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước". Lênin còn cho rằng chỉ một mình giai cấp vô sản tiến hành cuộc đấu tranh một cách đơn độc "thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là một tội ác nữa".

Quan điểm cơ bản trên đã được thể hiện trong thực tiễn đấu tranh giành và giữ chính quyền trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặt trận dân tộc thống nhất là sự thực hiện bằng tổ chức việc tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp chung: giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ ngày thành lập, Đảng ta đã coi Mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, và đã phê phán mọi biểu hiện coi nhẹ công tác mặt trận, hạ thấp vai trò của quần chúng, coi thường nhân tố dân tộc trong cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng.

Để hình thành được mặt trận, tập hợp được hết thảy các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng đã đề ra những chủ trương, chính sách thích hợp nhằm đoàn kết toàn dân, phấn đấu cho một mục tiêu nhất định xem đó là chương trình hành động thống nhất của tất cả các giai cấp, các đảng phái, các lực lượng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất. Thể hiện tính chất quần chúng rộng rãi trong công tác mặt trận, Đảng còn linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức và tên gọi của mặt trận, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ cách mạng như: Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. v.v.. Có mặt trận được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở; có mặt trận chỉ mang tính chất liên hiệp hành động; nhưng tất cả đều nhằm tập hợp, động viên được hết thảy mọi người tích cực tham gia vào sự nghiệp chung giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

2. Đoàn kết dân tộc - nguồn sức mạnh của cách mạng

Dân tộc ta đã phải trải qua bốn nghìn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Quá trình lịch sử ấy đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm vào bức tường đó, chúng cũng phải thất bại".

Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng ta đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông.

Ngay từ khi mới thành lập, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ giai cấp vô sản phải tranh thủ được nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp các lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên lấy tên là Hội phản đế đồng minh. Trong chỉ thị lập Mặt trận, Đảng đã nhấn mạnh: Nếu không tổ chức được lực lượng thật rộng, thật kín thì cách mạng cũng khó thành công.

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, đế quốc Pháp khủng bố ác liệt, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, Đảng chuyển hướng tổ chức quần chúng đấu tranh và quần chúng vẫn hướng về Đảng.

Khi điều kiện và thời cơ thuận lợi xuất hiện, Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương, chính sách đúng nên đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, liên hiệp hành động với các giai cấp, các tầng lớp yêu nước, các đảng phái dân chủ, hình thành Mặt trận dân chủ trong thời kỳ 1936-1939. Vì vậy, Đảng đã phát động được một cao trào đấu tranh cách mạng đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, chống phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đồng chí Hồ Chí Minh về nước, cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám khoá I (tháng 5-1941), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Chí Minh đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, thành lập Mặt trận Việt Minh để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Dưới ngọn cờ đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi và đều khắp, nắm vững thời cơ đưa Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thắng lợi.

Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, thì quân Pháp núp sau quân đội Anh trở lại xâm lược nước ta từ phía Nam, còn quân Tưởng kéo vào phía Bắc. Trước tình thế hiểm nguy ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất. Tháng 5-1946, Mặt trận Liên Việt ra đời, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, làm hậu thuẫn vững chắc cho chính quyền cách mạng. Đảng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thêm bạn, bớt thù, do đó đã đẩy lùi được mọi âm mưu thâm độc của thù trong, giặc ngoài.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhưng ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thay thế thực dân Pháp, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Chúng trở thành kẻ thù chính của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc ta. Trong hoàn cảnh mới, Đảng chủ trương thành lập ở mỗi miền một mặt trận dân tộc thống nhất nhằm mở rộng và tǎng cường khối đoàn kết dân tộc để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tháng 9-1955, ở miền Bắc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Tháng 12-1960, ở miền Nam, sau cao trào "đồng khởi", Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Từ cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân nǎm 1968, các lực lượng tiến bộ ở các đô thị miền Nam đã tập hợp trong liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình Việt Nam.

Nhân dân ta còn đoàn kết với nhân dân các dân tộc Lào và Campuchia anh em, hình thành Mặt trận đoàn kết ba nước, các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến Mỹ, cứu nước đã hình thành trên thực tế ba tầng mặt trận: ở trong nước, trên bán đảo Đông Dương và trên thế giới, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ để lên án và cô lập đế quốc Mỹ xâm lược.

Sau đại thắng mùa Xuân nǎm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vẫn còn âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước ta đang ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta tiếp tục tǎng cường đoàn kết với nhân dân hai nước Lào và Campuchia, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc tiến bộ trên thế giới, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hơn 60 nǎm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại những đế quốc thực dân lớn mạnh và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là Đảng ta luôn chǎm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

II- NHỮNG KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT

1. Xác định đúng kẻ thù, sắp xếp đúng bạn đồng minh

Muốn có chính sách mặt trận đúng đắn, trước hết phải xác định đúng kẻ thù cụ thể, trước mắt. Điều đó đòi hỏi phải có lập trường giai cấp vững vàng, nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén. Trong đấu tranh cách mạng, không thể chỉ nêu ra kẻ thù chung chung, mà phải chỉ rõ kẻ thù cần phải đánh đổ trong từng giai đoạn chiến lược, có khi trong từng thời kỳ của một giai đoạn. Có như vậy mới tập trung được toàn bộ lực lượng cách mạng đánh đổ chúng.

Xác định rõ kẻ thù cụ thể mới lợi dụng được những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù và vận dụng sách lược mềm dẻo để cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất. Trong thực tế, đã có lúc, có nơi không phân biệt được kẻ thù chủ yếu với kẻ thù thứ yếu, kẻ thù nguy hiểm trước mắt với kẻ thù lâu dài, thậm chí đã lẫn lộn bạn - thù, như ở Nghệ Tĩnh trong những nǎm 1930-1931 đã nêu khẩu hiệu "trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ...", do đó đã không tranh thủ được lực lượng và các tầng lớp trung gian để tập trung lực lượng chống đế quốc xâm lược.

Đảng ta đã có nhiều thành công nổi bật trong việc xác định kẻ thù cụ thể và chính sách mặt trận trong các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt là trong thời kỳ 1945-1946, công tác mặt trận lúc này hết sức phức tạp, nhưng phong phú và sáng tạo. Tình hình lúc bấy giờ thay đổi từng ngày, từng tháng. Cùng một lúc cách mạng nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhưng Đảng đã đánh giá đúng các loại kẻ thù, xác định đúng kẻ thù chính, để có sách lược và phương pháp đấu tranh phù hợp, tạm thời hoà hoãn với kẻ thù này, phân hoá, cô lập kẻ thù kia, tránh thế bất lợi phải chống với nhiều kẻ thù cùng một lúc, để tǎng thêm sức mạnh giành thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã sáng suốt chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm nhất không chỉ của dân tộc ta mà của cả loài người tiến bộ là đế quốc Mỹ, nên đã hình thành được ba tầng mặt trận: ở trong nước, ở Đông Dương và trên thế giới, tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Trong công tác mặt trận, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm dân tộc đúng đắn. Vì trong dân tộc có nhiều giai cấp, nên Đảng phải đánh giá đúng thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau để sắp xếp đúng đắn vị trí các lực lượng trong Mặt trận dân tộc thống nhất: vai trò lãnh đạo, lực lượng nòng cốt, bạn đồng minh lâu dài và gần gũi, bạn đồng minh tạm thời, v.v..
Nhân dân ta bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Đó là cơ sở cho sự tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận dân tộc thống nhất để chống đế quốc và tay sai. Để biến khả nǎng ấy thành hiện thực, điều quyết định là phải có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Đó là tất yếu khách quan của cách mạng nước ta và nhiều nước khác trong thời đại ngày nay.

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã đánh giá đầy đủ vị trí của giai cấp nông dân Việt Nam, giai cấp đông đảo nhất, chiếm 95% số dân, là bạn đồng minh cách mạng và trung thành nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Hai giai cấp công nhân và nông dân có liên minh chặt chẽ mới phát huy đầy đủ sức mạnh, thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp. Sự liên minh của hai giai cấp công nhân và nông dân ở nước ta là nền tảng vững chắc của Mặt trận dân tộc thống nhất.

Đảng ta xác định rõ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò nòng cốt của liên minh công - nông, vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và ra sức tập hợp đông đảo lực lượng về phía cách mạng, đồng thời đánh giá cao truyền thống yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân.

Đảng đã lôi cuốn giai cấp tư sản dân tộc, một bộ phận hoặc từng cá nhân xuất thân từ giai cấp phong kiến địa chủ có tinh thần yêu nước tham gia cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng hết sức chú ý phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp, nhất là các tầng lớp trên để tranh thủ mọi khả nǎng có thể tranh thủ nhằm tǎng cường mặt trận dân tộc rộng rãi để chống đế quốc và tay sai.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta tiếp tục lắng nghe, tìm hiểu quan điểm, tư tưởng và thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp để kịp thời đề ra những chủ trương chính sách đúng đắn, những hình thức tổ chức sát hợp để tập hợp lực lượng đông đảo, nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2. Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong nội bộ mặt trận

Để tránh tả và hữu khuynh trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong nội bộ mặt trận.
Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Mặt trận là tổ chức tập hợp lực lượng dân tộc chống đế quốc xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nó bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp được tập hợp, đoàn kết trên cơ sở chương trình hành động chung. Các giai cấp trong mặt trận đều thống nhất về lợi ích chung của dân tộc. Đối với giai cấp công nhân, lợi ích chung của dân tộc và lợi ích riêng của giai cấp là nhất trí. Nhưng đối với các giai cấp khác, thì lợi ích riêng của giai cấp và lợi ích chung của dân tôc có mặt nhất trí và có mặt không nhất trí. Vì vậy, Đảng phải nêu ra được những mục tiêu chung mà tất cả thành viên của mặt trận có thể chấp nhận được. Đó là cương lĩnh chung, chương trình hành động của mặt trận. Trong thời kỳ 1936-1939, Đảng nêu ra mục tiêu đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh; trong thời kỳ 1939-1945 là đấu tranh chống Nhật, Pháp, giành độc lập dân tộc; trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước đã có lúc Đảng nêu ra mục tiêu trước mắt tranh đấu cho miền Nam Việt Nam, hoà bình, trung lập, v.v..

Cương lĩnh chung của mặt trận thể hiện đúng mối quan hệ giữa lợi ích chung toàn dân tộc với lợi ích riêng từng giai cấp. Nếu vượt ra khỏi giới hạn mục tiêu đó là phạm sai lầm tả khuynh. Trái lại, không đấu tranh để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định là phạm sai lầm hữu khuynh.

Mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận.

Đây là mối quan hệ lớn nhất trong công tác mặt trận. Đảng ta đã giải quyết thành công mối quan hệ này thông qua việc giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Trong khi nhấn mạnh đoàn kết dân tộc, không bao giờ Đảng coi nhẹ vai trò nền tảng của mặt trận là khối liên minh công nông, vì liên minh công nông có vững chắc mới có thể mở rộng được mặt trận; ngược lại, làm tốt công tác mặt trận càng làm cho liên minh công nông thêm vững chắc. Chỉ nhấn mạnh liên minh công nông mà không chú ý tranh thủ các giai cấp, tầng lớp khác là hẹp hòi, tả khuynh. Ngược lại, chỉ chú ý vận động các giai cấp, tầng lớp khác mà không chú ý củng cố liên minh công nông là phạm sai lầm hữu khuynh.

Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên bằng việc thường xuyên nắm vững mục tiêu lâu dài và mục tiêu chủ yếu trong từng thời kỳ cách mạng, phân tích được mâu thuẫn chủ yếu để vạch rõ kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất. Khi cần tập trung lực lượng để giải quyết những nhiệm vụ cấp bách nhất của cách mạng, Đảng đã giải quyết đúng mức quyền lợi của công nông và của các giai cấp, các tầng lớp tham gia mặt trận.

Mối quan hệ giữa tranh thủ tầng lớp trên đi đôi với phát động quần chúng cơ bản.

Đây là mối quan hệ phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp khéo léo. Về bản chất giai cấp, tầng lớp trên đối lập với quần chúng cơ bản của cách mạng là công nông. Nhưng Đảng có thể và cần phải tranh thủ tầng lớp trên, nhất là những cá nhân có uy tín trong quần chúng, đó là điều cần thiết và có lợi cho việc phát động quần chúng cơ bản. Nhưng phong trào vững chắc phải là phong trào cách mạng của quần chúng cơ bản. Chỉ khi nào phong trào đó mạnh mới bảo đảm tranh thủ được tầng lớp trên. Đồng chí Nguyễn Vǎn Cừ đã phân tích: muốn lôi cuốn được tầng lớp trên tham gia đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc thì điều "cốt yếu là do lực lượng đấu tranh của quần chúng".
Vận động các dân tộc ít người là một trong những công tác quan trọng bậc nhất của mặt trận, của chính quyền cách mạng. Chính sách đối với các dân tộc ít người là một bộ phận trong chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Đảng đã chỉ rõ, phải tranh thủ tầng lớp trên có ảnh hưởng đối với quần chúng ở vùng dân tộc ít người, "cụ thể là đoàn kết với họ, đồng thời giáo dục, cải tạo họ, phê bình những thiếu sót của họ. Muốn tranh thủ tầng lớp trên, phải đi sâu vào quần chúng, phát động tư tưởng quần chúng nông dân lao động vùng dân tộc ít người". Mấu chốt của vấn đề đoàn kết các dân tộc anh em là phải thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp về kinh tế và vǎn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc.

Để đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo, Đảng đưa ra chính sách tự do tín ngưỡng và giáo dục quần chúng nhân dân lao động phân biệt tín ngưỡng với những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống lại chính sách và pháp luật của Nhà nước. Phải nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của giáo dân, làm cho họ phân biệt rõ địch - ta, ra sức đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đối với tầng lớp trên trong tôn giáo, Đảng chủ trương đoàn kết với họ trên tinh thần yêu nước chân chính và giúp đỡ họ hiểu biết đường lối, chính sách của cách mạng, vận động họ cùng với đồng bào theo các tôn giáo làm những việc có ích cho Tổ quốc, chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc và phá hoại của kẻ thù.
Trong việc xây dựng mặt trận, Đảng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đoàn kết và đấu tranh. Đoàn kết một chiều, thiếu đấu tranh trong thực tế dẫn đến phá vỡ khối đoàn kết, thủ tiêu mặt trận. Do đó, trong mặt trận cần thiết phải có đấu tranh nhằm mục đích thực hiện cương lĩnh chung của mặt trận. Đấu tranh vượt quá cương lĩnh là phạm sai lầm tả khuynh, trái lại, thiếu đấu tranh để thực hiện cương lĩnh là hữu khuynh, dẫn đến mất đoàn kết.

3. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng trong mặt trận

Một vấn đề có tính nguyên tắc là không ngừng tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mặt trận dân tộc thống nhất, phải giữ vững đường lối chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng, chống mọi khuynh hướng hạ thấp vai trò của Đảng, đòi chia quyền lãnh đạo trong mặt trận, xa rời phương hướng, mục tiêu chiến lược của cách mạng.

Mấu chốt để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong mặt trận là hoàn chỉnh đường lối cách mạng và không ngừng củng cố khối liên minh công nông.

Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta phân tích đúng đắn các mối quan hệ giai cấp để đề ra một cương lĩnh chung của mặt trận nhằm tập hợp thật rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp, các cá nhân yêu nước trong mặt trận.

Các giai cấp, các tầng lớp trong nhân dân đi theo Đảng chẳng những vì Đảng có đường lối đúng, mà còn vì Đảng có lực lượng. Vì vậy, phải không ngừng củng cố khối liên minh công nông. Đảng ta rất coi trọng mặt trận, nhưng trước hết phải xây dựng khối liên minh công nông vững mạnh. Liên minh công nông bao giờ cũng là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất.

Đảng cũng là một tổ chức chính trị trong mặt trận, nhưng mặt trận thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vì Đảng có đường lối chính trị đúng, gồm những người giác ngộ chính trị sâu sắc, tự nguyện, hết lòng phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiền phong gương mẫu trong mọi phong trào cách mạng của quần chúng; vì Đảng biết tạo ra sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, biết phối hợp hành động giữa Đảng và các thành viên khác trong mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đảng "phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và nǎng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo".

Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong mặt trận, phải luôn luôn tránh hai khuynh hướng lệch lạc là: cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ tranh thủ các lực lượng có thể tranh thủ; hoặc đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không đấu tranh đúng mức với những tư tưởng và việc làm sai trái của các thành viên trong mặt trận. Chính vì đã làm như thế, nên vai trò lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận dân tộc thống nhất được đề cao, nền tảng liên minh công nông được củng cố vững chắc, đồng thời tính chất rộng rãi của mặt trận được phát huy đầy đủ.

Về phần mình, Đảng không ngừng phấn đấu nâng cao nǎng lực lãnh đạo bằng sự hoàn thiện đường lối chiến lược, đổi mới chủ trương, sách lược cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ và cải tiến phong cách, phương thức làm việc trong mặt trận, chống tác phong quan liêu, mệnh lệnh, thiếu kiên trì giáo dục, thuyết phục. Kinh nghiệm lịch sử trước đây và hiện nay ở nước ta cũng như ở các nước cho thấy: phản kích vào những người cộng sản để hòng chia rẽ bộ phận trung kiên nhất của cách mạng với quần chúng là một thủ đoạn có tính chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Bài học thành công của Đảng ta về xây dựng khối đoàn kết thống nhất dân tộc thông qua hình thức tổ chức các mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ trước đến nay. Sự cố kết giữa Đảng ta với Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây, cũng như với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một sức mạnh không gì có thể phá vỡ nổi. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta không ngừng tự đổi mới, nhằm nâng cao nǎng lực lãnh đạo cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng mở rộng, tập hợp mọi thành phần, lực lượng của đất nước, tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vǎn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

III- XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "... chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người".

Nhất quán với chủ trương đoàn kết dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn coi trọng vai trò to lớn của Mặt trận dân tộc thống nhất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô tận bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới.

Giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc đã là sự nghiệp của toàn dân, ngày nay xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc lại càng phải là sự nghiệp của toàn dân. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội mà đất nước và con người Việt Nam thật sự được giải phóng và làm chủ đất nước trên cơ sở nền kinh tế phát triển cao và nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Mục tiêu, nhiệm vụ trên đây phù hợp với nguyện vọng và lợi ích cơ bản, lâu dài của tuyệt đại bộ phận nhân dân ta. Là người Việt Nam, ai cũng mong muốn tham gia xây dựng đất nước vǎn minh, giàu mạnh, sánh vai cùng các nước trong thế giới hiện đại. Đó là cơ sở khách quan của chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Cách mạng nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đầu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nên việc tǎng cường khối đoàn kết thống nhất dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, bức thiết.

Mặt trận dân tộc thống nhất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội của nước ta. Nó bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong những chỗ dựa vững chắc của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ: Nêu cao truyền thống đoàn kết của toàn dân ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các dân tộc, các nhân tố hǎng hái tham gia các phong trào cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền, tǎng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tǎng cường sự nhất trí về mặt chính trị và tinh thần của xã hội ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hệ thống chính trị - xã hội của nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức xã hội rộng lớn nhất, vừa có tính liên hiệp rộng rãi, vừa có tính quần chúng sâu sắc. Vì vậy, Mặt trận là đại diện chung cho quyền làm chủ của nhân dân, là sự nối liền các tầng lớp nhân dân rộng rãi với Đảng, là chỗ dựa của Nhà nước như Điều 9 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể chế hoá.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của mặt trận là: "Thực hiện tốt liên minh công nông, đoàn kết chặt chẽ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ... cùng những người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài muốn góp phần xây dựng đất nước, nhằm mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ gìn hoà bình ở Đông Nam á và thế giới".

Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mặt trận, tǎng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, các cấp, các ngành đều phải quán triệt và làm tốt công tác mặt trận, phê phán tư tưởng coi nhẹ mặt công tác này. Các cấp uỷ Đảng phải tǎng cường lãnh đạo và tạo điều kiện để mặt trận ngày càng làm tốt ba chức nǎng cơ bản sau:

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, nhất trí với đường lối, chính sách của Đảng, hǎng hái tham gia các phong trào cách mạng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ và những mục tiêu cụ thể của chặng đường đầu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đề ra.

- Phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, giữa mặt trận với chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Phản ánh nguyện vọng, ý kiến của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước; đề xuất và góp phần vào việc xây dựng luật pháp và chính sách có liên quan đến các tầng lớp nhân dân; cùng các đoàn thể, các thành viên tổ chức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Mặt trận dân tộc thống nhất đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Đó là một trong những nhân tố thành công của cách mạng Việt Nam, là vũ khí chính trị sắc bén để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Chữ ký của Khánh Trang





Mặt trận Dân tộc Thống nhất I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Mặt trận Dân tộc Thống nhất

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Mặt trận Dân tộc Thống nhất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất